Thèm ăn là dấu hiệu bệnh gì

Thèm ăn là dấu hiệu bệnh gì

SKĐS - Thèm ăn có thể chỉ đơn giản là do bạn đang thực hiện một chế độ ăn uống hạn chế hoặc đơn điệu hoặc thèm những gì bạn khó được tiếp xúc. Một số cảm giác thèm ăn là những dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh.

Thèm nước: Có thể là bệnh tiểu đường.

Quá khát có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường, cảm giác này không chỉ xảy ra khi bạn kết thúc buổi tập luyện. Cảm giác khát xuất hiện thường xuyên và cũng thường đi kèm với tiểu tiện nhiều. Nếu bạn bị tiểu đường, tình trạng thừa đường xuất hiện trong máu, thận của bạn phải hoạt động vất vả hơn để lọc và hấp thu đường. Đôi khi chúng không thể kiểm soát được, vì vậy lượng đường thừa được chuyển vào trong nước tiểu. Điều này có thể gây tiểu tiện thường xuyên và khiến bạn khát nước hơn.

Thèm ăn là dấu hiệu bệnh gì

Thèm muối: Có thể là bệnh Addison.

Chúng ta không thèm muối vì chúng ta cần nó, trên thực tế, phần lớn người Mỹ đang hấp thu lượng muối nhiều hơn cần thiết trong chế độ ăn. Ngoại lệ duy nhất là những vận động viên cần dai sức, những người có thể bị mất nhiều muối vì đổ mồ hôi nhiều. Đối với chúng ta, cảm giác thèm muối dữ dội có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh Addison - trong đó tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone. Và những hormone này là quan trọng vì chúng bao gồm cortisol (giúp cơ thể phản ứng với stress) và aldosteron (giúp cân bằng huyết áp). Nếu không điều trị, bệnh Addison có thể gây giảm huyết áp xuống mức nguy hiểm. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn quá thèm các thực phẩm nhiều muối, đặc biệt là khi bạn có bất cứ triệu chứng nào của bệnh Addison.

Thèm đá: Có thể là thiếu sắt.

Cảm giác thèm những thứ không có giá trị dinh dưỡng như đá, giấy, đất sét hoặc bụi bẩn có thể là hiện tượng pica (thèm ăn tạp). Và mặc dù những cảm giác thèm này chưa được các nhà khoa học làm sáng tỏ, một số nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa những cảm giác thèm này với tình trạng thiếu sắt. Một bài báo gần đây được đăng trên Medical Hypotheses chỉ ra rằng nhai đá làm tăng lưu thông máu tới não, chống lại sự trì trệ do thiếu sắt gây ra.


Nội dung

  • 1. Luôn cảm thấy đói do thực phẩm và cách ăn
  • 2. Do thiếu ngủ
  • 3. Do căng thẳng
  • 4. Mang thai
  • 5. Do tập luyện
  • 6. Do bệnh đái tháo đường
  • 7. Hạ đường huyết
  • 8. Do tác dụng phụ của thuốc

1. Luôn cảm thấy đói do thực phẩm và cách ăn

Không phải tất cả các loại thực phẩm đều khiến chúng ta no giống nhau. Những loại có thể kiềm chế cơn đói tốt nhất là những thực phẩm giàu protein như thịt, cá, hoặc các sản phẩm từ sữa hoặc thực phẩm giàu chất xơ. Các nguồn chất xơ tốt là trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.

Chất béo lành mạnh như chất béo có trong các loại hạt, cá và dầu hướng dương có thể làm giảm mức cholesterol của bạn. Chúng là chìa khóa của một chế độ ăn uống cân bằng và có thể giúp bạn cảm thấy no sau khi ăn.

Chúng ta cũng có thể cảm thấy no hơn sau bữa ăn nếu tập trung để nhai và thưởng thức đồ ăn của mình thay vì ăn nhanh.

Tuy nhiên, bánh ngọt, bánh mì trắng, thực phẩm tiện lợi đóng gói và thức ăn nhanh thiếu những chất dinh dưỡng này nhưng lại chứa nhiều chất béo và carbs không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn nhiều những thức ăn này, chúng ta có thể thấy mình rất nhanh đói trở lại ngay sau bữa ăn. Và vì thế, chúng ta có thể ăn nhiều hơn mức cần thiết.

Ngoài ra, để giảm cân, nhiều người uống soda không đường để cắt giảm lượng calo. Nhưng đường giả trong những đồ uống này cho não của bạn biết rằng nó có thể sử dụng calo để làm nhiên liệu. Khi cơ thể bạn không nhận được gì, nó sẽ bật "công tắc đói" và yêu cầu bạn nạp calo từ thức ăn để thay thế.

Thèm ăn là dấu hiệu bệnh gì

Ăn thức ăn nhanh khiến bạn nhanh đói trở lại.

2. Thiếu ngủ

Không nghỉ ngơi đầy đủ có thể ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát cơn đói trong cơ thể. Những người bị thiếu ngủ có cảm giác thèm ăn lớn hơn và khó cảm thấy no hơn. Bạn cũng có nhiều khả năng thèm thức ăn giàu chất béo, nhiều calo khi cảm thấy mệt mỏi.

Các tác động khác của thiếu ngủ bao gồm: Khó giữ tỉnh táo, thay đổi tâm trạng, vận động vụng về, tăng cân…

3. Do căng thẳng

Khi chúng ta lo lắng hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gọi là cortisol có thể làm tăng cảm giác đói. Nhiều người bị căng thẳng cũng thèm thức ăn có nhiều đường, chất béo hoặc cả hai…

Căng thẳng cũng gây ra những cơn giận dữ, mệt mỏi, đau đầu, bụng khó chịu, rối loạn giấc ngủ…

Thèm ăn là dấu hiệu bệnh gì

Căng thẳng có thể làm tăng cảm giác đói.

4. Mang thai

Nhiều phụ nữ khi mang thai thường có cảm giác đói, thèm ăn. Đây là cách để cơ thể đảm bảo em bé nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

Ngoài thèm ăn, các dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể đang mang thai là: chậm kinh, nhu cầu đi tiểu thường xuyên, bụng khó chịu, đau vú hoặc vú to lên…

5. Tập luyện

Cơ thể chúng ta đốt cháy calo để làm nhiên liệu khi tập luyện. Điều này dẫn đến thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ở một số người, điều đó có thể làm gia tăng cảm giác đói.

Thèm ăn là dấu hiệu bệnh gì

Tập luyện thúc đẩy trao đổi chất, làm gia tăng cảm giác đói.

6. Bệnh đái tháo đường

Cơ thể chúng ta biến đường trong thức ăn thành nhiên liệu gọi là glucose. Nhưng khi bị đái tháo đường, glucose sẽ không thể tiếp cận các tế bào của bạn. Thay vào đó, cơ thể sẽ đào thải nó ra ngoài và yêu cầu bạn ăn nhiều hơn.

Đặc biệt, những người bị đái tháo đường type 1 có thể ăn một lượng lớn thức ăn mà vẫn giảm cân.

Ngoài cảm giác đói và thèm ăn tăng vọt, cần lưu ý các triệu chứng kèm theo của của bệnh đái tháo đường như: cảm giác khát, nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, giảm cân không rõ lý do, nhìn mờ, ngứa ran hoặc đau ở bàn tay, bàn chân, vết thương lâu lành, mệt mỏi…

7. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng glucose trong cơ thể giảm xuống mức rất thấp. Đó là mối quan tâm chung của những người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra triệu chứng này như: viêm gan, rối loạn thận, khối u nội tiết thần kinh trong tuyến tụy và các vấn đề với tuyến thượng thận hoặc tuyến yên...

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, những người bị hạ đường huyết có thể choáng váng như say rượu. Họ có thể nói lảm nhảm và gặp khó khăn khi đi lại. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Lo lắng, cảm giác như loạn nhịp tim, da nhợt nhạt, đổ mồ hôi, ngứa ran quanh miệng…

8. Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể khiến bạn muốn ăn nhiều hơn bình thường như: thuốc kháng histamine điều trị dị ứng, thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc điều trị đái tháo đường và thuốc chống loạn thần.

Nếu bạn tăng cân kể từ khi bắt đầu dùng thuốc, thì có thể do thuốc khiến bạn cảm thấy đói. Nên thông báo với bác sĩ điều trị để có thể điều chỉnh loại thuốc phù hợp hơn.

Thèm ăn là dấu hiệu bệnh gì

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu luôn cảm thấy đói kèm theo dấu hiệu bệnh lý.

Ngoài những nguyên nhân do thực phẩm, cách ăn uống, sinh hoạt và tập luyện, nếu bạn luôn cảm thấy đói kèm theo triệu chứng của một số bệnh lý như đái tháo đường hay do tác dụng của thuốc, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm video đang được quan tâm

63 tỉnh, thành trên cả nước công bố điều kiện và quy định về quê ăn Tết Nguyên Đán 2022