Thế nào là trật tự thế giới mới năm 2024

Tóm tắt mục I. Sự hình thành trật tự thế giới mới. Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, ba nguyên thủ

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục 1

1. Hoàn cảnh triệu tập Hội nghị Ianta

- Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn cuối, những vấn đề bức thiết đặt ra cần phải giải quyết.

- Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, nguyên thủ 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã tổ chức Hội nghị cấp cao tại Ianta (Liên Xô).

Hội nghị Ianta

Mục 2

2. Những quyết định của Hội nghị

Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ:

- Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và phía đông châu Âu: vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh.

- Ở châu Á:

+ Duy trì nguyên trạng Mông cổ;

+ Trả lại cho Liên Xô phía nam đảo Xa-kha-lin;

+ Trao trả cho Trung Quốc những đất đai đã bị Nhật chiếm đóng trước đây (như Đài Loan, Mãn Châu...), thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc gồm Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

+ Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập, nhưng tạm thời quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38.

+ Các vùng còn lại ở châu Á (như Đông Nam Á, Nam Á...) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Mục 3

3. Ý nghĩa

- Toàn bộ những thoả thuận quy định trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.

ND chính

Sự hình thành trật tự thế giới mới: hòa cảnh triệu tập Hội nghị Ianta; nội dung cơ bản của Hội nghị và ý nghĩa của Hội nghị Ianta.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Sự hình thành trật tự thế giới mới

Loigiaihay.com

  • Sự thành lập liên hợp quốc Tóm tắt mục II. Sự thành lập liên hợp quốc. Hội nghị I-an-ta đã quyết định thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc. Chiến tranh lạnh

Tóm tắt mục III. Chiến tranh lạnh. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai không lâu, hai cường quốc Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng

Từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, trật tự thế giới hai cực Xô - Mỹ bắt đầu tan rã và đến tháng 12-1991 kết thúc sự tồn tại của Liên Xô, trật tự đó hoàn toàn chấm dứt. So với các trật tự đã từng tồn tại trước kia, trật tự Xô - Mỹ đã vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa trung tâm châu Âu để vươn tới quy mô trật tự toàn cầu.

Thiết lập trật tự toàn cầu mới

Khác với các trật tự trước kia không phân chia quyền lực giữa các đồng minh, trật tự Xô - Mỹ là sự cạnh tranh quyền lực giữa các đối thủ đối kháng nhau. Mặt khác, trật tự ấy kết thúc một cách khác thường: không do chiến tranh, không có hiệp định ký kết, mà do một cực là Liên Xô tự tan rã. Những đặc điểm vừa nêu của trật tự thế giới Xô - Mỹ tạo thành yếu tố đầu tiên tác động đến quá trình hình thành trật tự thế giới mới. Đã xuất hiện nhiều khoảng trống quyền lực trong cục diện địa - chiến lược toàn cầu và hàng loạt biến động an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... trên quy mô thế giới.

Với tư cách một mô hình tổ chức các hoạt động quốc tế, trật tự thế giới phải là một kết cấu tương đối bền vững về so sánh lực lượng giữa các cường quốc, xác lập những thể chế quyền lực quốc tế và những nguyên tắc giải quyết các công việc quốc tế chủ yếu. Quá trình hình thành trật tự thế giới chịu sự tác động của hàng loạt nhân tố khách quan và chủ quan; bởi vậy, quá trình này nhiều khi diễn ra quanh co, chậm chạp. Trong một số thời điểm lịch sử, các quan hệ quốc tế chưa được cấu trúc và vận động trong khuôn khổ một trật tự cụ thể, mà chỉ được triển khai trong cục diện thế giới nhất định. Mỗi cục diện thế giới là một biểu hiện riêng biệt của tình hình thế giới và của sự biến động trong tương quan lực lượng toàn cầu.

Trong những năm qua, các cường quốc trên thế giới ráo riết chạy đua với thời gian nhằm nắm bắt các xu thế mới, chuẩn bị điều kiện và tìm cách thiết lập trật tự toàn cầu mới có lợi nhất cho lợi ích chiến lược của riêng mình. Tuy được thể hiện dưới nhiều hình thức, nhưng tựu trung có hai khuynh hướng xây dựng trật tự thế giới đối lập nhau. Một bên là Mỹ âm mưu áp đặt trật tự đơn cực bá quyền; bên kia là các cường quốc khác cùng đông đảo chủ thể quan hệ quốc tế chủ trương xây dựng trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm.

Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng trật tự thế giới diễn ra gay gắt, quyết liệt suốt gần hai thập kỷ qua. Siêu cường Mỹ đã công khai tuyên bố “trách nhiệm” đơn phương lãnh đạo thế giới và khẳng định vai trò bá quyền bằng những hành động cực đoan nhất (chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, chiến tranh Cô-xô-vô năm 1999, chiến tranh áp-ga-ni-xtan năm 2001, chiến tranh I-rắc năm 2003, triển khai kế hoạch phòng thủ tên lửa quốc gia...). Về phần mình, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, ấn Độ... cũng không che giấu tham vọng và không ngần ngại triển khai hành động nhằm chia sẻ quyền lực toàn cầu.

Điều kiện hình thành trật tự thế giới mới

Khoa học và thực tiễn quan hệ quốc tế đã khẳng định một cách đúng đắn rằng, trật tự thế giới chỉ được xác lập khi hội đủ 3 điều kiện: các giá trị tư tưởng nền móng, sự phân ngôi giữa các cường quốc và những quy tắc được thừa nhận.

Về điều kiện thứ nhất, xét trên phương diện tư tưởng, thế giới ngày nay là một phức thể đa sắc chứa đựng đầy dị màu, trong đó chưa có gam màu nào đủ sức chi phối bức tranh chung. Hệ tư tưởng tư sản và hệ tư tưởng cộng sản; trào lưu dân chủ xã hội và trào lưu dân chủ tự do; chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế; các tôn giáo nhập thế và các phe phái tôn giáo cực đoan..., tất cả đều chưa phân thắng bại trong cuộc cạnh tranh sống còn về không gian, lực lượng và quyền lực quốc tế. Với tư cách là chủ thể tạm thời có ưu thế nhất định, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã đưa ra một vũ khí tư tưởng mới, đó là chủ nghĩa tự do mới (neoliberalism) nhằm thích nghi với thời đại cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa. Về bản chất, đây là hệ tư tưởng và chiến lược của tư bản độc quyền quốc tế nhằm giành bá quyền thế giới về kinh tế và chính trị. Chủ nghĩa tự do mới chủ trương giảm thiểu mọi sự can thiệp, chức năng điều tiết của nhà nước quốc gia đối với các quá trình kinh tế nội địa nhằm bảo đảm cho tư bản độc quyền tự do chi phối đời sống kinh tế và từ đó áp đặt nền dân chủ phương Tây, dân chủ Mỹ vào đời sống các quốc gia dân tộc đó. Mặc dù được tồn tại trong bối cảnh khủng hoảng đầy khó khăn của tư tưởng cộng sản, chủ nghĩa tự do mới vẫn bị phê phán trên phạm vi toàn cầu bởi nó không thích hợp với xã hội quốc tế nói chung và bản thân xã hội tư bản chủ nghĩa nói riêng. Nhìn từ góc độ này, siêu cường Mỹ không đủ điều kiện thiết lập trật tự thế giới đơn cực phục vụ các lợi ích chiến lược của mình; trật tự thế giới đương đại cũng không thể là trật tự của riêng các thế lực tư bản độc quyền quốc tế, mà phải là một cơ cấu quyền lực có sự tham gia của các nhóm chủ thể quan hệ quốc tế đa dạng.

Về điều kiện thứ hai - sự phân ngôi giữa các cường quốc. Thế giới ngày nay khác xa thế giới của các thời đại trước ở chỗ: quyền lực quốc tế bị chia sẻ cho hàng loạt, chứ không phải chỉ cho một số chủ thể, trong đó nhiều chủ thể không phải là các quốc gia. Mặc dù vẫn là một loại chủ thể, thậm chí chủ thể chủ yếu, nhưng các quốc gia không còn độc quyền về quyền lực quốc tế trước sự lớn mạnh của các loại chủ thể khác gồm: các tổ chức quốc tế; các tập đoàn kinh tế, công nghệ, truyền thông đa quốc gia; các tổ chức phi chính phủ toàn cầu; các mạng lưới xuyên quốc gia.

Sức mạnh của một chủ thể quan hệ quốc tế ngày nay được xác định như tổng thể các loại nguồn lực (vật chất và tinh thần; quân sự, kinh tế và văn hóa, khoa học, công nghệ, truyền thông; hữu hình và vô hình...) và khả năng huy động chúng vào việc thực hiện mục tiêu chung. Sẽ ngày càng hiếm những chủ thể quyền lực toàn diện, thay vào đó là những chủ thể quyền lực cục bộ: rất hùng mạnh ở lĩnh vực này nhưng yếu thế ở lĩnh vực khác. Tương thích với hệ thống thế giới không đều hiện nay, phải là một mô hình trật tự thế giới đa tầng, đa diện. Giáo sư J.Nye, một trong những học giả hàng đầu thế giới về quan hệ quốc tế, đã hình dung ra mô hình trật tự thế giới đương đại gồm 3 tầng: quân sự, kinh tế và an ninh. ở tầng thứ nhất, thế giới là một cực; ở tầng thứ hai, thế giới là đa cực không cân xứng; ở tầng thứ ba, thế giới là hỗn cực.

Hiện nay, tồn tại 4 cách nhìn nhận khác nhau về sơ đồ trật tự thế giới mới. Cách nhìn nhận thứ nhất cho rằng: Mỹ đang là siêu cường duy nhất có sức mạnh cần thiết để thiết lập cái được gọi là “Hòa bình kiểu Mỹ” (American Pax) theo đúng nghĩa của nó. Quan điểm này được chính quyền Mỹ khẳng định từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX đến nay và được một số chính phủ và học giả trên thế giới đồng tình. Họ xuất phát từ sức mạnh Mỹ trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế và khoa học - công nghệ.

Phải thừa nhận rằng, từ thời cổ đại đến nay không đế chế nào có sức mạnh quân sự với ưu thế áp đảo đối với phần còn lại của thế giới như đế quốc Mỹ hiện nay. Mỹ có hàng trăm nghìn quân thường trú ở 4 châu lục (Âu, á, Phi và Mỹ La-tinh); có hạm đội thường trực ở 3 trong số 4 đại dương (Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương); có ưu thế về vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường; có ngân sách quốc phòng khổng lồ gần 700 tỉ USD, chiếm trên 50% tổng chi tiêu quốc phòng toàn thế giới. Sức mạnh kinh tế Mỹ cũng không có tiền lệ: chiếm hơn 25% GDP toàn cầu; nắm hầu hết các công ty xuyên quốc gia lớn nhất hành tinh; chi phối mọi tổ chức kinh tế tài chính - tiền tệ và thương mại quốc tế; có đồng đô la được sử dụng như công cụ trao đổi, thanh toán, dự trữ chủ yếu trên toàn thế giới. Ngoài ra, Mỹ còn có sức mạnh khoa học - công nghệ vượt trội: nắm giữ đa số các mũi nhọn công nghệ tiên tiến nhất, chiếm phần lớn các phát minh sáng chế khoa học, sở hữu nhiều bí quyết công nghệ cao... Bên cạnh sức mạnh hữu hình hùng mạnh, Mỹ còn có sức mạnh vô hình nổi trội (giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, truyền thông, phim ảnh, âm nhạc,...). Xét về tổng thể các nguồn lực, rõ ràng Mỹ là một hiện tượng trong lịch sử các cường quốc thế giới, mà nhiều học giả xem đấy là một đế chế toàn cầu đầu tiên trong trường sử loài người.

Trên thực tế, từ đầu thập kỷ 90 đến nay, siêu cường Mỹ lợi dụng thời cơ và ưu thế của mình quyết tâm thể hiện vai trò tổ chức và lãnh đạo một trật tự thế giới mới: tăng cường chỉ đạo mở rộng NATO; duy trì vị thế là người bảo đảm an ninh ở châu Âu, Trung Đông, Trung Á, Đông - Bắc Á, Nam Mỹ, xác lập vị trí đầu tàu trong tiến trình liên kết, hợp tác châu Á - Thái Bình Dương; đơn phương thực hiện những biện pháp trừng phạt, trong đó bao gồm cả biện pháp quân sự cực đoan nhất đối với các quốc gia độc lập có chủ quyền. Trong số hàng loạt chủ thể quyền lực quốc tế đa dạng hiện nay, Mỹ là khối quyền lực đơn lẻ lớn nhất và chưa có một khối quyền lực đơn lẻ nào khác có thể cạnh tranh vị trí đầu bảng với Mỹ. Dựa vào thực tế này, một số chính trị gia, học giả và một bộ phận của cộng đồng quốc tế quan niệm thế giới ngày nay là thế giới đơn cực do Mỹ chỉ huy. Giáo sư Xa-mu-en Hăn-tinh-tơn gọi Mỹ là “siêu cường đơn độc” trong kỷ nguyên “hậu chiến tranh lạnh”.

Cách nhìn nhận thứ hai cho rằng: khoảnh khắc đơn cực của thế giới sau “chiến tranh lạnh” đã kết thúc vào thời điểm Mỹ bị lực lượng khủng bố tấn công ngày 11-9-2001. Tiêu biểu cho cách nhìn nhận này là Sác-lơ Krau-tham-mơ, nhà bình luận được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất ở nước Mỹ đã cụ thể hóa rằng: đúng là đã xuất hiện trật tự thế giới đơn cực sau khi Liên Xô tan rã, nhưng cái trật tự ấy chỉ tồn tại được khoảng 10 năm. Quãng thời gian ngắn ngủi này, đặt trong lịch sử toàn thế giới, tựa hồ một khoảnh khắc mà thôi. Không phải chủ nghĩa khủng bố, mà nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đã chấm dứt trật tự đơn cực. Trong số các yếu tố đó, quan trọng nhất là xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay đang làm cho mọi sự đơn phương, đơn tuyến, đơn thể trở thành điều bất khả thi.

Cách nhìn nhận thứ ba cho rằng: với sự tồn tại của ba trung tâm tư bản chủ nghĩa là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á, đang xuất hiện một trật tự thế giới đa cực do ba trung tâm khống chế. Tương đồng với cách nhìn nhận này, liên tục xuất hiện một nhận định khá phổ biến rằng, trật tự thế giới hiện nay có cơ cấu đa cực, đa trung tâm. Danh sách các cực, các trung tâm quyền lực rất đa dạng, trong đó bao gồm những thành tố: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Bra-xin, APEC, MERCOSUR, ASEAN,v.v.. Chỉ tính riêng 6 cường quốc hàng đầu đã chiếm hơn 1/2 dân số, gần 1/2 diện tích, 75% GDP và 80% chi tiêu quân sự toàn cầu. Quan điểm này có tính chất tiến bộ vì nó phủ nhận chủ nghĩa đơn phương bá quyền của Mỹ; có cơ sở khách quan là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể quốc tế trong thế giới đương đại; có hạt nhân hợp lý là sức mạnh tự thân của các trung tâm kinh tế thế giới và các tổ chức quốc tế.

Cách nhìn nhận thứ tư cho rằng: thế giới ngày nay đang vận động trong “trật tự vô cực” - thuật ngữ do Ri-sác Ha-át (Richard Haass), Chủ tịch Hội đồng Quan hệ quốc tế đưa ra trong thời gian gần đây. Ông quan niệm “thế giới vô cực” là một thế giới lấy chủ nghĩa đa phương (multilateralism) làm chủ thể của cấu trúc quyền lực đa chiều. Những người theo quan niệm của R. Ha-at rất kỳ vọng vào vai trò dẫn đạo của Liên hợp quốc và các thiết chế đa phương toàn cầu khác trong quá trình khai mở trật tự vô cực như sản phẩm đặc trưng của thế giới toàn cầu hóa hiện nay.

Xung quanh việc xác định ngôi thứ của các chủ thể quan hệ quốc tế hàng đầu, đặc biệt là của các cường quốc hiện nay, rất có khả năng xuất hiện một trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm không cân xứng và không đối xứng giữa các thực thể quyền lực chủ chốt, trong đó siêu cường Mỹ ở vị trí trung tâm và các chủ thể khác là những trung tâm quyền lực đa dạng về cấp độ, quy mô và khuynh hướng vận động. Xét riêng tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất, độc chiếm một thứ hạng riêng. Tây Âu tuy có sự trưởng thành lớn về mọi mặt, nhưng về tổng lực vẫn thua Mỹ và vẫn thiếu sự gắn kết, đồng thuận cần thiết. Nhật Bản chỉ là cường quốc kinh tế, tài chính. Nga, Trung Quốc, Ấn Độ... đều là những người khổng lồ về diện tích, dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng còn phải giải quyết nhiều khó khăn gay gắt trong nước nên thường rơi vào thế yếu trong sinh hoạt quốc tế. Trong khi nỗ lực hành động vì một trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm, cần lưu ý rằng trật tự thế giới đơn cực do siêu cường Mỹ khống chế vẫn đang là một nguy cơ đối với toàn bộ xã hội quốc tế. Nguy cơ này có thể trở thành hiện thực, hoặc được khắc phục, điều đó phụ thuộc vào cuộc đấu tranh của cộng đồng thế giới trong những năm tới.

Về điều kiện thứ ba, thực tế chứng minh rằng: các trật tự thế giới trong lịch sử như trật tự Viên, trật tự Véc-xây - Oa-sinh-tơn... đều vận động trên cơ sở các quy tắc chung đã được thể chế hóa. Trật tự hai cực Xô - Mỹ trước kia có nền tảng pháp lý vững chắc, đó là các văn bản, hiệp định được ký kết trong khuôn khổ các Hội nghị Pốt-xđam và Y-an-ta năm 1945. Ngoài ra, hai cực Xô, Mỹ nói riêng và xã hội quốc tế nói chung trong suốt hơn 4 thập kỷ từ 1945 đến đầu những năm 1990 có Hiến chương Liên hợp quốc cũng như hệ thống luật pháp quốc tế như những quy tắc ứng xử chung. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng những cơ sở pháp lý nêu trên có vai trò không thể thiếu để trật tự thế giới ra đời, tồn tại và vận động.

Có thể nói, thế giới hiện nay đang ở trong tình trạng khủng hoảng thể chế pháp lý, thậm chí khủng hoảng về giá trị. Các thể chế pháp lý cơ bản trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, hợp tác... đều đang trong quá trình điều chỉnh chứa đựng nhiều mâu thuẫn nan giải rất khó vượt qua. Sự bế tắc của Vòng đàm phán Đô-ha và chương trình cải tổ Liên hợp quốc là những ví dụ điển hình. Các giá trị cơ bản trong đời sống quốc tế và luật pháp quốc tế ngày càng bị vi phạm nghiêm trọng bởi chính sách cường quyền của Mỹ và một số đồng minh phương Tây. Mỹ tự cho mình quyền và trọng trách đánh giá hằng năm tình hình nhân quyền của tất cả các nước trên thế giới; hoặc trắng trợn tuyên bố không cần nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi quyết định khai hỏa tiến công I-rắc. NATO xác định “nhân quyền cao hơn chủ quyền quốc gia”; ngang nhiên bắt giữ, dẫn độ Tổng thống một nước có chủ quyền về Tòa án hình sự quốc tế La Hay, v.v.. Những cuộc xâm lăng tàn bạo đã từng được gọi với những cái tên mỹ miều như "chiến dịch giải phóng", "chiến dịch tự do". Chính trong cái thế giới vô định về thể chế và giá trị chung như thế đã từng xuất hiện hàng loạt hành động phản ứng cực đoan, trong đó chủ nghĩa khủng bố là cực đoan nhất. Trong bối cảnh hiện thời, xét trên cả ba điều kiện, đúng là trật tự thế giới mới chưa thể được khai sinh. Vì vậy, chưa thể nói đến sự hình thành và tồn tại của một trật thế giới mới. Cuộc đấu tranh để khẳng định những giá trị pháp lý đã được xây dựng và xác định những khuôn khổ pháp lý mới theo nhu cầu của thế giới hiện đại sẽ còn gay gắt, lâu dài.

Thế giới từ cuối thế kỷ XX đến nay chịu sự tác động của ba quá trình chuyển động lớn. Một là, quá trình từ thế giới đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội đối lập nhau sang thế giới của vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa các chủ thể quyền lực quốc tế. Hai là, quá trình quá độ từ trình độ văn minh công nghiệp lên trình độ văn minh hậu công nghiệp. Ba là, quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đang nhào nặn cái thế giới đầy khác biệt thành một thế giới đồng điệu - “thế giới phẳng”! Các quá trình này đang và tiếp tục làm cho thế giới đương đại rung chuyển tận tầng sâu, tái cấu trúc một cách thật sự khó lường. Trước mắt nhân loại, vẫn là một thế giới trong sự thay đổi. Trật tự thế giới mới, cả trong nhận thức và mô hình hiện thực, dĩ nhiên cũng đang trong quá trình vận động mà đến nay chưa được định hình và định tính trọn vẹn. Thế giới cũng không vì thế mà hỗn loạn, mất trật tự. Cộng đồng quốc tế và xã hội quốc tế đang tự điều chỉnh bằng hàng loạt giá trị, cơ chế, thiết chế tạm thời trong một cục diện thế giới mang tính tình thế. Hơn nữa, các chủ thể quốc tế hàng đầu chưa thật sự ráo riết tạo lập trật tự mới vì họ đang được hưởng lợi từ cái thế giới quá độ hiện nay. Vai trò, vị trí của từng quốc gia, dân tộc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả nắm bắt, tận dụng thời cơ lịch sử, tham gia khôn khéo và tích cực vào quá trình xác lập trật tự thế giới mới trong những năm tới./.

Chủ đề