Thế nào là sự bay hơi và sự ngưng tụ

- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

II. BÀI TẬP MINH HOẠ:

Câu 1: Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi thường thở ra “khói” . Vì sao vậy?

Giải:

Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói

Câu 2: Làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước?

Giải: Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước trong hơi thở của chúng ta thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những giọt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương sáng trở lại

Câu 3: Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi nào ?

Do tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng nên Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi nhiệt độ cao, được đặt ở nơi thoàn gió và miệng cốc lớn (diện tích mặt thoáng lớn).

Câu 4: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?

Giải: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 5: Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó?

Giải: Do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.

Câu 6: Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng gì?

Giải: Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.

Câu 7: Vào những hôm trời nồm, hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng gì?

Sự bay hơi là gì? Sự ngưng tụ là gì?

Sự bay hơi là gì? Sự ngưng tụ là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự bay hơi và sự ngưng tụ? trong chương trình học Vật lý lớp 6. Mời các em học sinh cùng tìm hiểu chi tiết.

Sự bay hơi là gì?

Sự bay hơi được hiểu là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hay còn gọi là hơi) ở bề mặt chất lỏng. Và bạn cần lưu ý, sự bay hơi chỉ diễn ra trên bề mặt chất lỏng mà không diễn ra phía dưới bề mặt.

Sự ngưng tụ là gì?

Trái ngược với sự bay hơi là sự ngưng tụ. Theo khái niệm, sự ngưng tụ là việc chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Đây là quá trình hoàn toàn ngược so với sự bay hơi. Và các nhà khoa học đã chứng minh được, nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ diễn ra càng nhanh.

Ví dụ sự bay hơi

Nhắc đến sự bay hơi, người ta sẽ nghĩ ngay tới sự bay hơi của nước. Một vài ví dụ về sự bay hơi bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong cuộc như khi bạn phơi quần áo ướt dưới trời nắng, quần áo sẽ khô dần, đó chính là do sự bay hơi của nước giúp quần áo khô hơn. Hay khi ta dùng khăn ướt lau nhà, một lúc sau nhà khô hẳn, đó cũng chính là do sự bay hơi của nước.

Chắc hẳn đến đây, bạn đã có thể tự mình trả lời những câu hỏi như: sự bay hơi là gì cho ví dụ hay sự bay hơi và sự ngưng tụ là gì rồi nhỉ? Bên cạnh đó, sự sôi cũng là một hiện tượng không thể bỏ qua.

Phân biệt sự bay hơi và sự sôi lớp 6

Bên cạnh sự bay hơi, sự sôi cũng giúp nước chuyển từ trạng thái lỏng sang hơi. Vậy sự sôi là gì? Sự bay hơi cũng là sự chuyển đổi của chất lỏng sang dạng hơi (khí). Tuy nhiên, nếu ở sự bay hơi, quá trình diễn ra trên bề mặt chất lỏng, thì với sự bay hơi, quá trình này sẽ diễn ra trong bề mặt chất lỏng.

Khi đạt đến một độ sôi nhất định, chất lỏng sẽ sôi và dần bay hơi. Mỗi chất sẽ có một độ sôi cho riêng mình. Chính bởi sự bay hơi này mà chất lỏng có thể bị giảm đi khi bị đun sôi một thời gian dài. Chẳng hạn như khi ta đun sôi siêu nước trên bếp, lượng nước sẽ giảm đi theo thời gian khi nước vẫn được đun sôi.

Vì thế, dù có hiện tượng giống nhau nhưng sự bay hơi và sự sôi lại khác nhau. Tuy nhiên, dù không có “nhiệt độ bay hơi” xác định nhưng để sự bay hơi có thể diễn ra, ta cũng cần sự tác động của một vài yếu tố, đó là gì

Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Sau khi đã hiểu sự bay hơi là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng vật lý này. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi, bao gồm:

  • Nhiệt độ: khi nhiệt độ càng cao, sự bay hơi sẽ diễn ra nhanh hơn. Hiểu một cách cụ thể hơn, lúc này các phân tử sẽ có động năng cao hơn, vì thế mà quá trình bay hơi sẽ diễn ra nhanh hơn.
  • Độ ẩm: trái ngược với nhiệt độ, nếu độ ẩm càng cao thì sự bay hơi diễn ra càng chậm.

Áp suất: với yếu tố này, nếu áp suất càng cao thì quá trình bay hơi diễn ra càng nhanh và ngược lại.

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như:

  • Diện tích bề mặt chất lỏng: diện tích càng lớn thì sự bay hơi càng nhanh
  • Khối lượng riêng của chất: chất lỏng có khối lượng riêng càng lớn thì sẽ bay hơi càng chậm.

Trên đây VnDoc tổng hợp giúp các bạn hiểu được Sự bay hơi là gì? Sự ngưng tụ là gì?, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Sự bay hơi và sự ngưng tụ có gì khác nhau?

- Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Sự ngưng tụ là quá tình chuyển từ thể khí sang thể lỏng. Đây là hai quá trình ngược nhau.

Thế nào là sự hóa hơi và sự ngưng tụ cho ví dụ?

Nó là quá trình ngược lại của sự bay hơi mà người ta gọi là vòng tuần hoàn hơi. Ví dụ: Khi trời nắng, nhiệt độ tăng làm cho nước bay hơi, hơi nước bay lơ lửng trên bầu trong khí khi gặp nhiệt độ lạnh của các đám may sẽ ngưng tụ thành các giọt nước. Khi giọt nước trở nên nặng nó sẽ rơi xuống và tạo ra hiện tượng mưa.

Thế nào là sự bay hơi cho ví dụ minh hóa?

Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (thể khí). Ví dụ: - Nước trong cốc cạn dần theo thời gian do sự bay hơi của nước. - Sự bay hơi cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi ta đun sôi nước, hơi nước bốc ra từ miệng ấm, vòi ấm.

Thế nào là hiện tượng hơi nước ngưng tụ?

Ngưng tụ là quá trình thay đổi trạng thái vật chất từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng, và là quá trình ngược của bay hơi. Từ này chủ yếu mô tả chu kỳ trạng thái của nước.