Thẻ bảo hiểm y tế sử dụng như thế nào năm 2024

  1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, Nhóm do ngân sách nhà nước đóng tham gia BHYT lần đầu thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT.
  1. Người tham gia BHYT liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
  1. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng (hộ gia đình cận nghèo, học sinh, sinh viên), Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình lần đầu tham gia BHYT hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT.

Như vậy:

+ Nếu bạn thuộc đối tượng nêu tại mục c) nêu trên: quỹ BHYT không thanh toán chi phí KCB khi bạn đi KCB trong thời gian 30 ngày kể từ ngày bạn đóng BHYT..

Câu trả lời:

VssID - Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và AppStore cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple để thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế giấy như hiện nay.

Trước đó, căn cứ trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Y tế tại Công văn số 6279/BYT-CNTT ngày 16/11/2020 về việc thí điểm sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên điện thoại thông minh để hỗ trợ công tác KCB BHYT, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH 10 tỉnh, thành phố vùng bị lũ lụt (gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định). Người dân các tỉnh này được sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID khi đi khám chữa bệnh BHYT thay cho thẻ BHYT giấy.

Ngày 31-5-2021, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ban hành Công văn số 1493/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an Nhân dân về việc sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID-BHXH số để khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc từ ngày 1-6-2021.

Trường hợp của bạn tháng 5/2021 có khám bệnh tại Bệnh viện 103 thuộc thành phố Hà Nội không thuộc 10 tỉnh, thành phố vùng bị lũ lụt gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định nêu tại Công văn số 6279/BYT-CNTT ngày 16/11/2020 của Bộ Y tế nên không được chấp nhận.

Về hưởng chế độ BHYT, đề nghị bạn cung cấp hồ sơ liên hệ với cơ quan BHXH tại địa phương để được trả lời hoặc liên hệ đến Tổng đài chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam số 1900 9068 để được hỗ trợ.

Khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.

  • Trường hợp cấp cứu: Được tiếp nhận tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tùy thân chứng minh nhân thân hợp lệ trước khi ra viện.
  • Trường hợp chuyển tuyến điều trị: Được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định trong trường hợp cơ sở Khám chữa bệnh BHYT vượt quá khả năng điều trị hoặc các dịch vụ kỹ thuật đơn vị không triển khai thực hiện. Người bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ và giấy chuyển viện của cơ sở Khám chữa bệnh chuyển tuyến.
  • Trường hợp thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh: Đối tượng là” sĩ quan hạ sĩ quan, người làm công tác cơ yếu..; Người có công với cách mạng; Thân nhân người có công với cách mạng (cha đẻ, mẹ đẻ, con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ); Trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc diện bảo trợ bảo trợ hàng tháng;” thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển 2 chiều trong trường hợp chuyển tuyến kỹ thuật.
  • Trường hợp khám lại: theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở Khám chữa bệnh. Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng cho 01 lần thực hiện khám chữa bệnh.

Thẻ bảo hiểm y tế sử dụng như thế nào năm 2024

Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

  1. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế.
  2. Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định của Luật BHYT.
  3. Được khám bệnh, chữa bệnh.
  4. Được tổ chức Bảo hiểm Y tế chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ Bảo hiểm Y tế.
  5. Yêu cầu tổ chức Bảo hiểm Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.
  6. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.

Nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm y tế

  1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn (nếu không phải trường hợp được cấp thẻ).
  2. Sử dụng thẻ Bảo hiểm Y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ Bảo hiểm Y tế.
  3. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức Bảo hiểm y tế, Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
  4. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
  5. Giữ gìn thẻ khỏi bị mất, rách, hỏng. Khi làm rách, hỏng hoặc mất thẻ thì phải làm đơn để đổi hoặc cấp lại.
  6. Kiểm tra tên, tuổi ghi trên thẻ BHYT khi nhận thẻ. Nếu thông tin không đúng thì báo ngay với đại lý để chỉnh sửa.

THỦ TỤC KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG THẺ BẢO HIỂM Y TẾ

  1. Đối với người đi khám bệnh, chữa bệnh:

– Người có thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình ngay thẻ BHYT có ảnh, trường hợp thẻ BHYT không có ảnh thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng với một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp; Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp phải xuất trình thêm một số giấy tờ khác (quy định trong thành phần hồ sơ).

– Trong trường hợp cấp cứu: trước khi ra viện người bệnh phải xuất trình thẻ BHYT cùng với một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT ngay tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

* Thành phần hồ sơ

Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo đúng nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ

– Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng (bản chính);

– Xuất trình một trong các loại giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp như: Giấy Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Thẻ Đảng viên, Thẻ Công an nhân dân, Thẻ quân nhân,Thẻ đoàn viên công đoàn, Thẻ học sinh, Thẻ sinh viên, Thẻ cựu chiến binh, Giấy phép lái xe hoặc một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ khác.

– Đối với trẻ em dưới 6 tuổi khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT; trường hợp chưa được cấp thẻ BHYT thì xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha (mẹ) hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để thanh toán với cơ quan BHXH.

– Người tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp.

– Xuất trình thêm Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm theo mẫu số 05/BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1399/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam để được miễn phần cùng chi trả trong năm khi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến (nếu có).

– Trường hợp được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế: Giấy chuyển tuyến theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT-BTC;

– Trường hợp đến khám lại theo yêu cầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT tuyến trên không qua nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu: Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên hẹn người bệnh đến khám lại ghi trên Giấy ra viện hoặc Sổ khám bệnh) (bản chính). Mỗi giấy hẹn khám lại được sử dụng 01 lần theo thời gian ghi trên giấy hẹn.

– Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh khi đi công tác; làm việc lưu động; đi học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú (không phải trong tình trạng cấp cứu): được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT và phải xuất trình một trong các giấy tờ sau đây: giấy công tác, quyết định cử đi học, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú (bản chính hoặc bản sao)

  1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ người bệnh xuất trình, trường hợp đủ điều kiện thì giải quyết cho người bệnh hưởng chế độ BHYT ngay tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Khi nào được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế?

Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 thì người tham gia BHYT sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đã đóng BHYT đủ 05 năm liên tục và có “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”.

Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng bao lâu?

Như vậy, hiện nay không còn quy định về thời hạn sử dụng của thẻ BHYT mà chỉ quy định về thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng và thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Bảo hiểm y tế ở Việt Nam bao nhiêu tiền?

1. Mức giá bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2023.

Thẻ bảo hiểm y tế hết hạn 5 năm phải làm sao?

Như vậy, để thẻ BHYT được tính 5 năm liên tục trước khi thẻ BHYT thất nghiệp hết hạn, nếu chưa tiếp tục đi làm đóng BHYT bắt buộc thì bạn liên hệ với các đại lý thu, ubnd xã phường hoặc cơ quan bHXH địa phương nơi cư trú làm thủ tục tham gia BHYT hộ gia đình sao cho thời gian gián đoạn không quá 3 tháng.