Thanh long đặc sản ở đâu

Đến Bình Thuận, bạn sẽ bất ngờ với hơn 20 loại món ăn khác nhau như gỏi thanh long, thanh long kho tộ, thanh long um sườn non, chè thanh long… Đi đến đâu trên vùng đất Hàm Thuận Nam – tỉnh Bình Thuận, bạn cũng có thể bắt gặp những cánh đồng thanh long phủ xanh bạt ngàn. Thanh long ở đây không chỉ nhiều mà còn nổi tiếng nhất nước bởi vị ngọt thanh.

Tại vùng đất này, những cây thanh long nam lên trong nắng đẹp lạ lùng. Nếu du khách có dịp đến thăm trại thanh long rộng 100ha của Công ty Hoàng Hậu có thể thấy hết sự tuyệt vời của cây ăn quả này. Đó là những trang trại nằm giữa lòng thung lũng của núi Tà Cú bên một hồ nước nhỏ xinh đẹp. Những cây Thanh Long thắng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. Trái thanh long trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy xuất sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh.

Đến Bình Thuận, bạn sẽ bất ngờ với hơn 20 loại món ăn khác nhau như gỏi thanh long, thanh long kho tộ, thanh long um sườn non, chè thanh long…

Nhưng ngon nhất phải kể đến món thanh long xào lăn. Vị béo của nước cốt dừa hòa quyện với vị ngọt của trái thanh long vừa chín tới, tạo ra mùi vị rất độc đáo. Nếu đã một lần thưởng thức, bạn khó có thể nhầm lẫn với các món khác.

Để chế biến món ăn từ thanh long được ngon, thì khâu lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng, tùy theo món ăn và sở thích của du khách mà đầu bếp lựa chọn trái vừa chín tới hoặc còn xanh để món ăn khi nấu chín sẽ không quá chua hoặc quá nhão.

Cùng Danh Mục:

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY THANH LONG

Thời gian, diện tích thanh long không ngừng tăng nhanh tại những vùng chuyên canh loại cây đặc sản này. Nguyên nhân do giá của loại trái cây này tăng cao, thị trường tiêu thụ được mở rộng…Tuy nhiên, áp lực dịch hại cũng theo đà phát triển như các bệnh nám cành, nấm trắng, tuyến trùng gây hại… Người nông dân cần có 1 quy trình canh tác hợp lý và giải pháp bảo vệ cây trồng của mình hiệu quả hơn.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THANH LONG TẠI VIỆT NAM  

  • Cây thanh long có tên khoa học: Hylocereus sp.
    • Họ: Cactaceae
    • Bộ: Hylocereus
  • Thanh long có nguồn gốc ở các vùng sa mạc Mexico và Colombia. Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á trồng và xuất khẩu thanh long.
  • Theo số liệu của Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, năm 2014, diện tích thanh long cả nước đạt hơn 28.700 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 23.820 ha. sản lượng ước 520.000 tấn/năm. Bình Thuận là tỉnh sản xuất thanh long lớn nhất với diện tích trên 21.000 ha, tổng sản lượng khoảng 400.000 tấn, chiếm hơn 71% diện tích thanh long toàn quốc.

Ngoài Bình Thuận, thanh long còn được trồng ở các tỉnh Long An, Tiền Giang...

Thanh long Bình Thuận là cây trồng đặc sản của tỉnh Bình Thuận, giữa trưa nắng gắt, những quả thanh long chín đỏ, tai xanh đâm thẳng lên nên trời như minh chứng sức sống mãnh liệt của con người nơi đây. Với diện tích lớn và chất lượng vượt trội, đây được xem là cây trồng thoát nghèo và vươn lên làm giàu của người dân Bình Thuận.

Thanh long Bình Thuận là cây trồng đặc sản của tỉnh Bình Thuận, giữa trưa nắng gắt, những quả thanh long chín đỏ, tai xanh đâm thẳng lên nên trời như minh chứng sức sống mãnh liệt của con người nơi đây. Với diện tích lớn và chất lượng vượt trội, đây được xem là cây trồng thoát nghèo và vươn lên làm giàu của người dân Bình Thuận. Hôm nay, Phan Thiết chill sẽ có bài tìm hiểu kĩ hơn về cây thanh long, các bạn cùng theo dõi

Có câu chuyện kể rằng, Hoàng Tử Cảnh [là thái tử, con cả của vua Gia Long] giữ thành Diên Khánh năm 1793, rất được lòng dân. Năm Giáp Dần 1794, quân Tây Sơn vây đánh thành Diên Khánh. Lương thực thiếu thốn, người dân tiếp tế cho quân lính thức ăn trong đó nhiều loại trái cây có một trái ăn rất ngon ngọt. Hoàng Tử Cảnh thấy lạ, lại được tin Vua Cha đích thân cứu viện nên rất đỗi vui mừng. Hoàng Tử cho là điềm tốt đặt tên trái này là Thanh Long . Trái Thanh Long trồng tại đất Diên Khánh, trái mập, căng tròn, đầy đặn, vị ngọt và thanh, da ửng đỏ tía, ẩn màu xanh đậm rất đẹp.

Cũng có người kể rằng, đầu thế kỷ XX, người đứng đầu chính quyền Phan Thiết thời Pháp thuộc sau khi chu du vùng Nam Mỹ đã mang cây thanh long về trồng làm cây cảnh ngắm chơi vì nó là thân cây thuộc họ xương rồng, có bông và trái rất đẹp. Khi cây thanh long ra trái, viên tỉnh trưởng không cho ai ăn vì sợ độc, sai bảo vệ hái đem bỏ; những người dọn vườn đem đi đổ và thấy gà ăn nhưng không chết. Một hôm có người ăn thử thì thấy cũng ngọt và thơm, chẳng độc tí nào. Mấy người làm vườn chiết cây mang về trồng, cũng để làm cảnh chơi thôi, không ngờ trái thanh long càng ngày càng hợp thổ nhưỡng Bình Thuận nắng gió, càng cho trái rất đẹp và vị ngọt càng tăng.

Tiếng lành đồn xa, người dân Bình Thuận cứ thế mang trồng ở nhiều nơi với số lượng ngày càng nhiều để lấy trái ăn giải khát chứ cũng chưa nghĩ đến việc bán buôn. Mãi đến sau năm 1975, cây thanh long bắt đầu được trồng nhiều và trái thanh long được bán ở chợ như một loại trái cây chính thức. Thời đất nước mở cửa, du khách nước ngoài khi đến Bình Thuận ăn thử loại trái cây lạ này rất thích thú và thanh long bắt đầu lên ngôi…

Xem thêm:Loạt ảnh chất lượng về Mũi Né năm 1971

Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng [Cactaceae], nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Do cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường.
Quả của nó 3 dạng chính là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng.

-Về thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
-Về thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.
-Về thanh long vỏ vàng đã bắt đầu được nhân giống và trồng một số nơi, mang lại kinh tế cao
-Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột.Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm [ khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam] hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là “hoa trăng” hay “ nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.

Xem thêm:[A-Z] Phân biệt cua Hoàng đế và cua Huỳnh đế

Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ [+] hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống. Những trụ cây thanh long thẳng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên thẳng tắp, khi treo đèn kích thích ra trái vào ban đêm nhìn rất đẹp.

Xem thêm: Hiệp hội thanh long Bình Thuận

Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Phần ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang hoặc làm trái cây dầm với sữa, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.
Thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường khó tính trên thế giới như: Mỹ, Úc, Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản…. và số lượng lớn xuất khẩu sang Trung Quốc

Video liên quan

Thanh long là loại cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở một số tỉnh miền nam Việt Nam. Đây là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, ăn rất ngon và đặc biệt là sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam. Thanh long được trồng ở nước ta từ hơn 100 năm nay với nguồn gốc từ Pháp. Ban đầu Thanh long được trồng cho vua ăn sau đó là cho những người giàu có.

        Trong những năm gần đây do giá trị kinh tế cao của loại quả này nên diện tích vườn Thanh long không ngừng tăng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Những đặc điểm của thanh long Việt Nam như ngọt, đẹp, dễ ăn, bảo quản lâu, chế biến được nhiều sản phẩm, có trái quanh năm và luôn hấp dẫn trẻ em, có lợi cho sức khỏe đã dễ dàng chiếm lĩnh thị trường.


   Ở nước ta hiện nay trồng chủ yếu hai loại thanh long là: Ruột trắng vỏ đỏ và ruột đỏ vỏ đỏ. Ở Tiền Giang, thanh long được trồng tập trung ở xã Quơn Long, Đăng Hưng Phước, Mỹ Tịnh An, Thanh Bình, Trung Hoà và Tận Bình Thạnh,… thuộc huyện Chợ Gạo. Hiện nay tỉnh có khoảng 2.000 ha thanh long trong đó chợ gạo có 1.700 ha. Tính riêng huyện chợ gạo hàng năm sản lượng thanh long đạt từ 40.000 đến 50.000 tấn.

Thanh long là một trong những loại trái cây có thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp của người phụ nữ. Mỗi 100g thanh long chỉ cung cấp 40kcalo vì trong thanh long thành phần nước chiếm đến 87,6%. Hàm lượng nước cao này giúp giữ ẩm cho làn da, giúp da mịn màng hơn, giảm bớt hiện tượng da khô nứt, sừng hóa và lão hóa, giữ cho làn da có vẻ đẹp trẻ trung tươi mát.

            Thành phần chất xơ chứa trong trái thanh long cũng rất cao so với các loại trái cây khác, bao gồm cả 2 loại chất xơ không hòa tan (cellulose) và chất xơ hòa tan (pectin) giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm các chất nguy hiểm đối với cơ thể như: các chất béo, cholesterol, các độc chất... làm giảm nguy cơ bị mụn, nhọt trên da.
            Thành phần của thanh long hoàn toàn không chứa chất béo, cùng với mức năng lượng thấp và giàu chất xơ giúp giữ gìn cơ thể tránh khỏi hiện tượng béo phì, kẻ thù nguy hiểm nhất cho sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ.
            Mặc dù năng lượng thấp do nước và chất xơ chiếm tỉ lệ cao trong thành phần, trái thanh long lại chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất. Các loại vi chất dinh dưỡng này có vai trò trong việc chuyển hóa các chất trong cơ thể, cân bằng hoạt động của cơ thể, làm giảm sự sản sinh và tác hại của một số chất oxy hóa, những tác nhân gây nên sự già nua của tế bào, sớm và dễ thấy nhất là tế bào da.
            Đây là một loại trái cây thông dụng, có mặt ở khắp nơi, cả bốn mùa với giá cả rất mềm và phù hợp với mọi gia đình. Trái thanh long có thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như: sinh tố, làm cocktail, làm rau câu trái cây… ngoài việc dùng tươi như những loại trái cây khác. Trong tiết hè nóng bức, khát nước, ăn một trái thanh long mát lạnh không những làm cho chúng ta có cảm giác mát mẻ, sảng khoái vì được giải khát, mà chúng ta còn đang làm đẹp cho làn da của mình một cách đơn giản, thú vị, kinh tế và nhất là mang tính nền tảng hơn hẳn so với việc sử dụng các loại mỹ phẩm đắt tiền.

Video liên quan

Chủ đề