Thành kính phân ưu nghĩa là gì

“Phân ưu” hay 分憂 là từ Việt gốc Hán [分 nghĩa là chia; 憂 nghĩa là lo, buồn], có thể dịch là “chia buồn”. Dù vậy vẫn có sự khác nhau trong cách giải nghĩa từ vựng của những nhà biên soạn từ điển:

– Từ điển tiếng Việt (từ điển Vietlex) giải thích: phân ưu (分憂) nghĩa là trang trọng, được dùng để chia buồn với gia đình có tang.

Ví dụ: “Quan phủ và quan Bố xin cáo thoái về, sau khi đã có vài lời phân ưu theo thói quen” (Vũ Trọng Phụng).

– Từ điển từ và ngữ Việt Nam (của GS Nguyễn Lân): phân ưu nghĩa là chia buồn với gia đình mới có tang.

Tuy nhiên, “phân ưu” thật ra vốn không được dùng (và thực tế không chỉ được dùng) với nghĩa cụ thể là “chia buồn với gia đình có tang”:

– “Hán điển” (từ điển zidic.net) giải thích “phân ưu” 分憂 nghĩa là: “chia sẻ nỗi lo buồn với người khác, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, hoạn nạn”.

Vô tâm là gì? 6 biểu hiện nhận biết người vô tâm trong tình yêu

Cách dùng thành kính phân ưu

Thành kính phân ưu nghĩa là gì
Thành kính phân ưu là gì cho ví dụ

Vì từ “phân ưu” hay là “chia buồn” không chỉ dùng cho chuyện tang ma nên người ta vẫn nói xin chia buồn với gia đình ông (bà, anh, chị…) ngay cả trước một tai nạn, hay có sự tổn thất về tài sản nào đó. Bởi vậy trong Việt Nam tự điển (tác giả Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ hiệu đính) mới giải nghĩa “chia buồn” với ý nghĩa khái quát là: “Chịu một phần buồn với người có việc buồn”.

Xét về phương diện ngôn ngữ và đời sống, cách nói “Thành kính phân ưu” hay “Thành kính chia buồn”, theo chúng mình là không đúng. Ở đây dường như có sự nhầm lẫn giữa “thành kính” (nghĩa là thành tâm và kính cẩn) với từ “chân thành” (thành thật, xuất phát tự đáy lòng).

Người xưa đã có câu “tử giả vi thần” 死者為神 (dịch là người chết thành thần). Chữ “thần” ở đây không phải là thần thánh, thần phật mà chínhlà quỷ thần (tức hồn ma, linh hồn của người chết). Người chết đã hóa thành “ma” thì dù già trẻ thế nào đều được những “người trần mắt thịt” dùng chữ “kính”…

Tình bạn là gì? Sự khác nhau giữa tình bạn và tình yêu

Có nên lạm dụng “thành kính phân ưu”?

Thành kính phân ưu nghĩa là gì
Thành kính phân ưu là gì đối tượng nào

Thờ ơ là gì? Khái niệm, ý nghĩa, tác hại của sự thờ ơ

Hiện nay rất nhiều người còn nhầm lẫn (thậm chí là đánh đồng) giữa “phân ưu” (nghĩ là “chia buồn”) với “viếng” hoặc “kính viếng”. Cho nên, nhiều nơi hai chữ “kính viếng” ở dải băng gắn trên vòng hoa viếng đám ma trước đây, đã bị thay bằng “thành kính phân ưu” hoặc là “thành kính chia buồn”. Nhưng “phân ưu”, hay “chia buồn” chính là sự chia sẻ đau thương, mất mát, an ủi, động viên dành cho người còn sống; còn vòng hoa là dùng để viếng người chết.

Đành rằng việc “phân ưu” hay “chia buồn” và “viếng”, “điếu tang” thường sẽ diễn ra cùng lúc. Khi đến “viếng” người chết hay có mặt trong đám tang của họ đã là một cách chia buồn với người thân còn sống. Ngược lại, nói lời “phân ưu”, “chia buồn” với người sống, cũng là để thể hiện lòng thương cảm đối với người chết. Tuy nhiên, khi nói và viết, tùy từng tình huống chúng ta cũng phải phân biệt rạch ròi “chia buồn” )tức là an ủi, chia sẻ nỗi đau với người sống) và “điếu”, “viếng” (bái lạy, dâng hương, thể hiện lòng thành kính và xót thương người đã chết). Ví dụ như Nhà nước Việt Nam gửi “Điện chia buồn” cho Nhà nước và nhân dân Cuba, còn gửi vòng hoa để viếng ông Fidel Castro, chứ không có chuyện ngược lại.

Có thể thấy tiếng Việt đã có từ “chia buồn” rất thông dụng, chính xác và dễ hiểu thì có nhất thiết cần phải dùng đến “phân ưu”, “thành kính phân ưu” để thay thế. Chúng ta đang dùng “viếng”, “kính viếng” chính xác, sao lại thay bằng “phân ưu”, “thành kính phân ưu” nghe vừa xa lạ, xã giao, lại khó hiểu thậm chí sai hoàn toàn về nghĩa? Nhiều người cho rằng dùng từ Hán Việt sẽ sang hơn bình thường chăng?

Trên đây là giải nghĩa thành kính phân ưu là gì cùng cách sử dụng chính xác nhất của từ này. Hi vọng bài viết đã cung cấp một kiến thức hữu ích với các bạn. Đừng quên tiếp tục theo dõi những nội dung mới nhất của chúng mình nhé.

Câu thành ngữ này thường được sử dụng để làm gì, trong trường hợp nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa cùng những vấn đề xung quanh câu thành ngữ này nhé.

Thành kính phân ưu nghĩa là gì

Thành kính phân ưu là gì

Nội Dung Bài Viết

  • Thành kính phân ưu là gì?
    • Tang quyến là gì
  • Tổng hợp lời chia buồn đám tang ngắn gọn
  • Lưu ý khi đi viếng người ít tuổi hơn

Thành kính phân ưu là gì?

Thành kính phân ưu là câu thành ngữ thường được sử dụng nhằm chia buồn với gia đình đang có tang sự, có người đã khuất. Câu thành ngữ này cũng được in lên các tấm băng trên vòng hoa để thể hiện sự trang trọng, tôn kính trong tang lễ của người đã khuất. 

Câu thành ngữ “thành kính phân ưu” có nguồn gốc đến từ Trung Quốc. Thành trong câu thành ngữ này được hiểu theo nghĩa là thành tâm. Chữ “kính” được hiểu theo nghĩa là kính trọng, kính viếng. Phân ưu được hiểu là chia buồn, chia sẻ nỗi buồn cùng gia đình. Khi nói ra câu này chúng ta có thể hiểu thông điệp mà họ muốn truyền đạt chính là: “Chúng tôi mang theo tấm lòng thành tâm và vô cùng kính trọng đến đám tang này. Chúng tôi ở đây luôn đồng cảm với nỗi buồn của gia đình và hi vọng rằng sự xuất hiện của chúng tôi có thể chia sẻ bớt nỗi buồn của các bạn!”.

Từ “Phân ưu” trong câu thành ngữ này là một từ Hán Việt còn có thể hiểu là chia buồn. Ngoài ra, từ này cũng có khá nhiều ý nghĩa khác nhau từ đó mà các nhà biên soạn từ điển cũng có những cách giải nghĩa khác nhau. 

Theo từ điển tiếng Việt đã giải thích thì phân ưu được hiểu với cách cơ bản nhất chính là chia buồn cùng gia đình người có tang sự. Chúng ta cũng có thể lấy ví dụ từ một câu văn của Vũ Trọng Phụng: “Quan phủ xin cáo thoái ra về, sau khi có vài lời phân ưu theo thói quen.”

Tuy nhiên, từ phân ưu trên thực tế lại không được sử dụng theo ý nghĩa như trên. Ở một số từ điển khác thì phân ưu lại có ý nghĩa là:

  • Chia sẻ nỗi buồn lo với người khác, giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Trong từ điển “Hán Việt” thì phân ưu được lấy ví dụ là  “Vị quốc phân ưu” tức là chia sẻ hoạn nạn cùng quốc gia (分憂: 分擔別人的憂慮,幫助別人解決困難; 為國分憂).
  • Chia sẻ nỗi lo lắng, giúp người khác giải quyết khó khăn. Với ý nghĩa này chúng ta có thể lấy ví dụ như trong từ điển Hán Việt do Phạm Văn Các làm chủ biên là: 分憂解愁 tức phân ưu giải sầu hay giải sầu, chia sẻ nỗi lo âu. 
  • Trong từ điển Việt Nam từ phân ưu được hiểu là hành động chia sẻ bớt sự buồn rầu với người khác. Từ phân ưu cũng có thể là lời xã giao, tỏ lời phân ưu với những người xung quanh.
  • Trong từ điển Việt Nam của Đào Văn Tập làm chủ biên thì phân ưu cũng được hiểu là chia buồn, gửi lời chia buồn cùng tang quyến trong đám tang.
  • Đối với từ điển tiếng Việt mà Văn Tân là chủ biên thì ý nghĩa của từ này cũng có nghĩa là chia buồn cùng tang gia.

Thành kính phân ưu nghĩa là gì

Tang quyến là gì

Tang quyến là gì

Tại phía trên chúng ta cũng đã giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ “thành kính phân ưu” có nghĩa là chi buồn cùng tang quyến. Vậy tang quyến là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của cụm từ này trong phần tiếp theo đây.

Trong bộ từ điển tiếng Việt, tang quyến có nghĩa là người nhà, người thân của người đã khuất trong một tang gia. Chúng ta cũng có thể tham khảo một số mẫu câu có sử dụng từ tang quyến hoặc một số ngữ cảnh sử dụng từ này như:

  • Chúng tôi đã đến tham dự tang lễ của một người bạn để kính viếng người đã khuất và chia sẻ nỗi buồn đối với tang quyến. 
  • Tang lễ được tổ chức không chỉ để an ủi vong linh người đã mất mà chủ yếu được cử hành để chia sẻ nỗi buồn đối với tang quyến – những người còn đang sống. 
  • Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng ông “Không từ ngữ nào có thể diễn tả sự mất mát của mạng người do tai nạn trật đường sắt Indore-Patna Express” và nói thêm rằng ông “chia buồn với các gia đình tang quyến” trong một tweet.

Thành kính phân ưu nghĩa là gì

Tổng hợp lời chia buồn đám tang ngắn gọn

Tổng hợp lời chia buồn đám tang ngắn gọn

Dưới đây chúng tôi xin tổng hợp lời chia buồn đám tang ngắn gọn dành cho các bạn.

  1. Tôi xin chân thành chia buồn cùng gia đình bạn, mong gia đình cùng toàn bộ tang quyến có thể kiên cường vượt qua nỗi đau này.
  2. Xin được thắp nén nhang gửi đến người đã khuất nhằm tỏ lòng thành cùng gửi lời kính viếng đến …., mong rằng … sống khôn, thác thiêng có thể phù hộ độ trì cho mọi người luôn bình an, hạnh phúc. 
  3. Chúng tôi xin gửi đến gia quyến những lời chia buồn sâu sắc nhất. Chúc người đã khuất thanh thản ra đi sớm về miền cực lạc.
  4. Thành kính chia buồn cùng gia đình. Cầu chúc cho người khuất nhanh chóng về đến thế giới bên kia để người đi thanh thản, người sống bình an.
  5. Cầu cho hương hồn người khuất sớm đi về miền cực lạc. Gửi đến bạn lãng hoa này như một lời nhắc nhở chúng tôi sẽ không bao giờ quên bạn, xin hãy an nghỉ đi về thế giới mới.
  6. Đời người không ai có thể tránh khỏi sinh lão bệnh tử. Mong người đã khuất có thể sớm siêu thoát đi về cõi lành để người sống có thể sống tốt.
  7. Mong gia đình giữ gìn sức khoẻ, sống bình an để người đã khuất ra đi an lòng.  
  8. Nghe được tin như sét đánh ngang tai, đến tận bây giờ em cũng chưa tin đó là sự thật. Chị ơi em thương chị quá, chị hãy mạnh mẽ lên chị nhé. Cho phép em gửi lời chia buồn sâu sắc đến chị và gia đình mình.
  9. Người xưa có câu “chính lúc chết đi là lúc vui sống muôn đời”. Sinh, lão, bệnh, tử rồi ai cũng phải trải qua, tôi mong rằng gia đình mình cũng đừng quá đau thương, hãy để cho… ra đi được thanh thản nhé. Xin được thành kính phân ưu cùng với gia đình.
  10. Thay mặt đoàn thể anh em, tôi xin phép được chia buồn với gia đình. Ai rồi cũng sẽ phải ra đi, mong gia đinh hãy cố gắng vượt qua khoảng thời gian khó khăn này.

Thành kính phân ưu nghĩa là gì

Lưu ý khi đi viếng người ít tuổi hơn

Lưu ý khi đi viếng người ít tuổi hơn

Đám tang là một nơi trang nghiêm. Đám tang được tổ chức nhằm thể hiện sự tiếc thương đối với người đã khuất cùng gửi lời chia buồn đến với gia quyến của họ. Không chỉ có bầu không khí ảm đạm mà đám tang còn là nơi mang âm khí rất nặng. Để tránh thất thố trước người thân của người đã khuất hay làm hại tới phúc khí, sức khoẻ của bản thân chúng ta cần chú ý tới một số lưu ý sau để tỏ lòng thành kính.

  1. Không cười đùa, nói lớn khi tham gia tang lễ

Trong khung cảnh trang nghiêm của tang lễ thì việc cười đùa nói lớn là hành động vô cùng thiết ý thức. Hành động này không chỉ khiến người nhà, thân nhân của người đã khuất cảm thấy khó chịu mà còn khiến mọi người đánh giá bạn là một người vô duyên, vô văn hoá.

Ngoài ra, việc chụp ảnh tự sướng tại đám tang rồi đăng lên mạng cũng là việc tuyệt đối cấm. Hành động này của bạn sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến pháp luật nhưng nó sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người đã khuất cũng như gia đình của họ. 

Hãy giữ gìn trật tự, không cười to chú ý ăn nói nhỏ nhẹ khi tham gia tang lễ. Ngoài ra, việc khóc lóc hay gào thét quá lớn trong đám tang cũng sẽ gây phản cảm đối với những người khác. 

  1. Không nên bật nhạc lớn hay để chuông điện thoại to khi tham gia tang lễ

Trong tang lễ, để giữ gìn một bầu không khí trang nghiêm mọi người thường tránh bật tivi hay để chuông điện thoại lớn cũng như mở nhạc to, nhạc vui nhộn. Hành động này có thể khiến cho không khí trang nghiêm của tang lễ bị phá vỡ, gây phiền hà, phản cảm với người khác. Ngoài ra, để tránh các trường hợp không may các bạn cũng không nên cho trẻ nhỏ sử dụng điện thoại tránh gây ồn với người bên cạnh.

  1. Mặc đồ tối màu

Việc mặc đồ tối khi tham gia tang lễ là một trong những vấn đề đơn giản nhất mà ai cũng phải biết. Tất cả khách mời đến tham gia tang lễ đều phải mặc trang phục tối màu (tốt nhất là màu đen), và trang phục dùng để tham gia đám tang cũng cần phải kín đáo, không được mặc hở hang. Người tham gia tang lễ cũng tuyệt đối không được mặc các trang phục màu mè, diêm dúa tránh gây phản cảm với gia đình của người đã khuất hay những người tham gia tang lễ khác.

  1. Tránh để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm

Theo quan niệm từ người xưa thì dù có thương xót người quá cố đến đâu khi khâm liệm cũng chỉ nên đứng từ xa, tránh để nước mắt rơi vào quan tài hay thi hài người đã khuất. Việc này nhằm để người đã khuất có thể an lòng đi sang thế giới bên kia, không còn vấn vương trần thế hay thương tiếc người thân.

Trên đây là tổng hợp thông tin giải thích thành kính phân ưu là gì cùng các nội dung liên quan đến việc chia buồn trong đám tang. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về phong tục, cách chia buồn cùng người khác trong một đám tang nhé.

Cậu Thành kính phân ưu có nghĩa gì?

Thành kính phân ưucâu thành ngữ chia buồn đám tang dành cho người đã khuất. Câu thành ngữ thường đi kèm trên các vòng hoa đám tang, thể hiện sự kính trọng dành cho tang lễ. “Thànhnghĩa từ thành tâm, kínhkính trọng, phân ưu tức chia buồn.

Khi nào dùng từ thành kính phân ưu?

thành kính phân ưu là 1 thuật ngũ dùng cho di đám tang Trên mạng xã hội, mỗi khi gửi lời chia buồn tới bạn bè có người thân mới mất, nhiều người thường viết: “Thành kính phân ưu!”; hay “Thành kính chia buồn!”. Ngoài đời, những dòng chữ này còn được viết lên các dải băng gắn trên vòng hoa viếng người đã khuất.

Phân ưu có nghĩa là gì?

- Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): “phân ưu: Chia buồn (cũ) <> Phân ưu cùng gia đình có tang”. Vì “phân ưu”, hay “chia buồn” không chỉ dùng cho chuyện tang ma nên người ta vẫn nói xin chia buồn với ông (bà, anh, chị...) trước một tai nạn, hay tổn thất về tài sản nào đó.

Ghi phong bì viếng đám ma như thế nào?

Cách ghi phong bì đám ma dành cho con cháu, người thân đi phúng viếng: Người gửi: Con – Cháu – Anh – Chị – Cô – Chú (Vai vế trong gia đình, họ hàng…) Người nhận: Kính viếng hương hồn… (ông/bà/chú/bác, người đã mất)