Thăng hạng từ hạng 4 lên hạng 3 là gì năm 2024

Quy định về phân hạng chức danh nghề nghiệp gồm những gì? Cập nhật bảng xếp hạng chức danh nghề nghiệp mới nhất ở đâu? Hồ sơ thăng hạng gồm những gì? Mời quý học viên theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thông tin về hạng của chức danh nghề nghiệp.

Trong hệ thống nhà nước, viên chức sẽ được xếp hạng chức danh nghề nghiệp. Việc xếp các hạng chức danh nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý cán bộ, công chức. Vì thế, có thể hiểu hạng chức danh nghề nghiệp là cấp bậc thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức theo từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, phân loại hạng chức danh nghề nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các hạng được chia từ cao xuống thấp bao gồm các hạng I, II, III, IV. Tuy nhiên chính phủ đã bổ sung thêm một chức danh nghề nghiệp nữa tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP. Theo đó, chức danh nghề nghiệp sẽ chia thành các hạng I, II, III, IV, V.

Thăng hạng từ hạng 4 lên hạng 3 là gì năm 2024
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là gì?

Xem thêm: Nhu cầu mua chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp

Chức danh nghề nghiệp hạng 1 là gì?

Chức danh nghề nghiệp hạng 1 là hạng cao nhất theo quy định. Chức danh nghề nghiệp hạng I yêu cầu người giữ hạng phải có những tiêu chuẩn nhất định.

Trong đó, tiêu chuẩn CDNN hạng I viên chức bao gồm các nội dung nêu tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 115/2020 như:

  • Tên của chức danh nghề nghiệp
  • Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện với độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp.
  • Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.
  • Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
  • Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Ví dụ: Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I được xét thăng hạng từ hạng II lên. Hệ số lương của viên chức giáo viên mầm non hạng 1: Từ 4.4 đến hệ số lương 6.78. Theo đó để thi thăng hạng hay xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I giáo viên mầm non cần đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Xem thêm: Quyết định bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp gồm những gì?

Chức danh nghề nghiệp hạng 2 là gì?

Chức danh nghề nghiệp hạng 2 là tên gọi thể hiện trình độ, chuyên môn, năng lực của công chức, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Những người giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 2 được xét thăng hạng hoặc thi từ hạng 3 lên.

Điều kiện thăng hạng 3 lên hạng 2 chức danh nghề nghiệp là học viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức, nhiệm vụ, chuyên môn nghiệp vụ đã được quy định cụ thể trong lĩnh vực hoạt động của mình. Có bằng cấp chuyên ngành phù hợp, có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ theo thông tư mới nhất. Có chứng chỉ bồi dưỡng CDNN hạng II thuộc lĩnh vực hoạt động.

Ngoài ra điều kiện kèm theo để thăng hạng lên hạng II là phải tham gia khá đầy đủ khóa bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.

Ví dụ: Điều kiện để thăng hạng 2 giáo viên mầm non từ hạng 3 lên thì bạn phải tham gia đầy đủ khóa học bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non hạng 2 và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phôi do Bộ giáo dục cấp. Đồng thời bạn phải là người đạt được tiêu chuẩn theo luật định về nhiệm vụ, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ.

Thăng hạng từ hạng 4 lên hạng 3 là gì năm 2024
Tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Xem thêm: Có bắt buộc học chức danh nghề nghiệp không?

Chức danh nghề nghiệp hạng 3 là gì?

Chức danh nghề nghiệp hạng 3 là hạng chức danh được thi/ xét thăng hạng từ hạng 4 lên trong cùng một lĩnh vực.

Ví dụ: Trong cùng lĩnh vực giáo dục, giáo viên THPT hạng 3 được xét thăng hạng lên từ hạng 4. Hoặc chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3 THCS được xét từ hạng 4 THCS lên.

Điều kiện thăng hạng 4 lên hạng 3 bao gồm các điều kiện cụ thể:

  • Viên chức được xét thăng hạng không bị truy cứu trách nhiệm, không vi phạm quy định pháp luật.
  • Viên chức đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được đặt ra
  • Viên chức được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ công tác.
  • Viên chức có các chứng chỉ chuyên môn, chứng chỉ tin học tiếng anh
  • Viên chức tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành phù hợp.

Chức danh nghề nghiệp hạng 4

Chức danh nghề nghiệp hạng IV có thể được coi là hạng thấp nhất trong các hạng chức danh nghề nghiệp. Hạng 4 chức danh nghề nghiệp, công chức cần đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

  • Viên chức phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về phẩm chất đạo đức lĩnh vực của mình.
  • Tuân thủ theo các quy định pháp luật Việt Nam, các quy định ngành nghề mình đảm nhận.
  • Có đầy đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện, hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao.
  • Viên chức đã tốt nghiệp bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp.
  • Sở hữu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ theo quy định. Trừ các trường hợp được miễn thi phần này.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng CDNN IV. Để sở hữu bằng cấp này, học viên cần tham gia khóa bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 4 tại các đơn vị uy tín.

2 Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Theo quy định của pháp luật, viên chức sẽ không ngừng được thăng hạng. Vì thế, việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ được căn cứ dựa trên vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt..

Tiêu chuẩn, điều kiện thay đổi và xét chuyển CDNN viên chức được quy định tại Điều 30. Nghị định 15/2020/NĐ-CP

  • Việc xét chuyển CDNN được thực hiện khi viên chức thay đổi vị trí việc làm và đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới.
  • Viên chức khi được xét chuyển chức danh nghề nghiệp cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức được chuyển.
  • Ngoài ra khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp sẽ không kết hợp nâng bậc lương.
    Thăng hạng từ hạng 4 lên hạng 3 là gì năm 2024
    Kế hoạch xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Hướng dẫn thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Để được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức cần thực hiện theo các bước sau đây.

  • Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đã phê duyệt để ra thông báo cho các đơn vị.
  • Bước 2: Tiến hành lập danh sách, hồ sơ viên chức đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn kèm theo danh mục vị trí làm việc và cơ cấu CDNN.
  • Bước 3: Dựa vào thời hạn xét thăng hạng, ban ngành có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ, danh sách gửi lên Sở nội vụ.
  • Bước 4: Quyết định thành lập hội đồng thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp; quyết định danh sách, phổ biến quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thông báo lý do với các trường hợp viên chức không đủ điều kiện dự thi.
  • Bước 5: Cơ quan tổ chức thông báo kết quả thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho ứng viên. Ngay sau khi có kết quả, điểm thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức dự thi, Hội đồng có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân Thành phố.

Trong vòng 10 ngày tính từ ngày có thông báo kết quả, người dự thi được quyền quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo. Trong vòng 10 ngày từ ngày nhận được đơn phúc khảo, Hội đồng sẽ có trách nhiệm chấm phúc khảo và thông báo cho học viên.

  • Bước 6: Chủ tịch UBND Thành phố ra quyết định công nhận kết quả thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp.

Với 6 bước rõ ràng, chi tiết các anh/chị học viên dễ dàng nắm được quy trình các bước tiến hành thi và xét thăng hạng hạng chức danh nghề nghiệp.

Hồ sơ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Hồ sơ thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:

  • 01 Đơn đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
  • 04 ảnh 3×4 chụp mới nhất ghi rõ thông tin chi tiết mặt sau ảnh. Ảnh không chụp quá 6 tháng. Tốt nhất các bạn nên chụp ngay thời điểm mình nộp hồ sơ 1 đến 2 tuần.
  • 01 Bản sơ yếu lý lịch của viên chức có xác nhận của cơ quan sử dụng hoặc quản lý viên chức (theo mẫu). Mẫu này các bạn có thể xin trực tiếp tại các cơ quan đơn vị đóng dấu.
  • 01 Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức không giữ chức vụ quản lý hoặc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý.
  • 01 Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi

Thăng hạng gv có cần chứng chỉ ngoại ngữ không?

Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều học viên thắc mắc. Theo quy định cập nhật từ các thông tư mới, chính phủ đã chính bỏ yêu cầu sở hữu chứng chỉ tiếng anh, tin học cho giáo viên trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, sư phạm. Thay vào đó thì đề cập đến những yêu cầu này trong các tiêu chuẩn về trình độ, nhiệm vụ.

Với những thông tin đã phân tích ở trên, quý anh/chị học viên hiểu rõ hơn về chức danh nghề nghiệp hạng 1, 2, 3, 3 là gì và các tiêu chuẩn thủ tục thi và xét thăng hạng, nâng hạng. Mọi thắc mắc quý học viên có thể gửi về chúng tôi hoặc theo dõi các bài viết tiếp theo để hiểu rõ hơn về chức danh nghề nghiệp.