Thang bảng lương công chức năm 2023

Anti Virus,11,Âm thanh,4,Bảng lương,32,Bảo hiểm,6,Biểu mẫu,18,Bình luận BLHS,26,Bộ Luật,49,Calendar,9,Cán bộ công chức,44,CCCD,1,CMND,15,Cư trú,19,Dân sự,10,Doanh nghiệp,24,Đất đai - Nhà ở,18,Đầu tư - Đấu thầu,23,Ebook,11,Game,4,Giao thông,54,Giấy tờ xe,32,Hệ thống,9,Hình ảnh,15,Hình sự,18,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,8,Hôn nhân Gia đình,13,Khai sinh,9,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,16,Luật cơ bản,93,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,59,Nghĩa vụ quân sự,10,Phần mềm điện thoại,15,Phần mềm PC,102,Quyết định,1,Tải file,22,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,18,Thủ thuật Zalo,2,Thủ tục hành chính,77,Tố tụng hình sự,12,Trắc nghiệm,15,Trực tuyến,6,Văn bản,2148,Văn phòng,15,Video,4,Xây dựng,11,Xử phạt,3,

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua phương án tăng lương cơ sở từ năm 2023, thời điểm cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 T.Ư khóa XII thì vẫn đang tính toán.

Chiều 17.10, Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai trả lời tại họp báo

gia hân

Trả lời về phương án tăng lương cơ sở mà Chính phủ trình tại kỳ họp 4 lần này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai cho hay, tại Hội nghị T.Ư 6 khóa XIII tuần trước, T.Ư đã cho ý kiến về việc điều chỉnh tăng lương cơ sở.

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở để tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng (hiện 1,49 triệu), tăng khoảng 20,8%.

Bên cạnh đó, tăng chi lương hưu, trợ cấp BHXH đối với đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 12,5%. Đồng thời, hỗ trợ với người nghỉ hưu trước năm 1995; tăng chi ưu đãi cho người có công và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Việc thực hiện điều chỉnh này dự kiến thực hiện từ 1.7.2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1.1.2023.

Ông Mai cho hay, việc tăng lương cơ sở dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có tính toán theo thang bảng lương, phụ cấp nghề, các quy định khác tại Nghị định 38 năm 2019 của Chính phủ.

“Việc thực hiện tăng lương cơ sở là nỗ lực rất lớn của các cơ quan, được đề xuất và tính toán các điều kiện cần thiết để tăng", ông Mai nhấn mạnh.

Về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của T.Ư khóa XII dự kiến triển khai từ 2021, ông Mai cho biết, sau khi tăng lương cơ sở thì các cơ quan chức năng sẽ tính toán, đề xuất thời điểm thực hiện cải cách tiền lương.

\n

Tuy nhiên, đây là vấn đề rất lớn, trong đó có thách thức liên quan đến nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, đặc biệt trong bối cảnh đất nước vừa trải qua hơn 2 năm chống chọi với dịch Covid-19 và mới bắt đầu phục hồi kinh tế.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường

gia hân

Về cải cách tiền lương, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin thêm, Nghị quyết 27 của T.Ư khóa XII đã xác định lộ trình cải cách tiền lương.

"Hiện kinh tế đã có sự phục hồi, tăng trưởng cũng đã có dấu hiệu khả quan. Vì vậy, chúng ta tính tăng lương cơ sở trước. Sau đó sẽ có lộ trình để thực hiện cải cách tiền lương", ông Cường nói, song cho hay, việc cải cách tiền lương còn phụ thuộc vào ngân sách, nguồn lực quốc gia.

"Chúng ta phải cân đối kỹ lưỡng giữa đầu tư cho phát triển và đầu tư cho con người. Điều đó phải cân nhắc kỹ lưỡng lắm", ông Cường nói.

Ông Cường phân tích, trả lương cho cán bộ công chức cũng là đầu tư cho phát triển nhưng nếu như không có những thúc đẩy khác nữa thì rất khó.

"Đầu tư cho phát triển để trên cơ sở đó thu tiền thuế nhiều hơn, có ngân sách tốt hơn thì lúc đó chúng ta có lộ trình cải cách tiền lương", ông Cường phân tích.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trình Quốc hội phương án tăng lương công chức, viên chức từ 1.7.2023. Nhà nước dự kiến sẽ tăng chi 60.000 tỉ đồng từ ngân sách để đảm bảo.

Báo cáo phân bổ ngân sách T.Ư năm 2023 chiều 20.10, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ trình Quốc hội quyết định việc chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của T.Ư trong năm 2023.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo tại Quốc hội. Ảnh: GIA HÂN.

Từ ngày 1.7.2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%); tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo khoảng 12,5%.

Theo ông Phớc, cùng với mức điều chỉnh tăng 7,4% đã thực hiện năm 2022 thì cơ bản tương đương mức tăng lương cơ sở.

Cạnh đó, hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Từ ngày 1.1.2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25 năm 2021 của Bộ Chính trị.

Các bộ, cơ quan T.Ư, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Trong giai đoạn 2023-2025, cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để dành nguồn cải cách tiền lương tại Nghị quyết 34 năm 2021 của Quốc hội.

Đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù, Chính phủ đề nghị tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 năm 2018 của T.Ư Đảng.

Chính phủ cũng đề nghị năm 2023 giữ nguyên mức lương hiện hưởng như năm 2022 đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (tính theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng).

Về ngân sách để tăng lương công chức, viên chức, báo cáo của Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, dự kiến sẽ tăng chi ngân sách nhà nước khoảng 60.000 tỉ đồng, trong tổng số tăng chi khoảng khoảng 338.000-340.000 tỉ đồng của năm 2023.

Về nguồn ngân sách cho tăng lương, Chính phủ cho biết, cùng với việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách T.Ư và ngân sách địa phương, dự kiến bố trí dự toán chi ngân sách T.Ư năm 2023 là 12.500 tỉ đồng để đảm bảo nguồn thực hiện.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường. Ảnh: GIA HÂN.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, Ủy ban nhất trí lùi thời gian cải cách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang như Nghị quyết 27.

Ủy ban này cũng nhất trí với phương án tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng và tăng khoản hỗ trợ một số đối tượng chính sách như Chính phủ trình.

Theo ông Cường, lương cơ sở chưa được điều chỉnh từ năm 2020 tới nay, nếu giữ mức như hiện nay (1,49 triệu đồng/tháng) sẽ ảnh hưởng tới đời sống một bộ phận người lao động trong khu vực nhà nước, một số đối tượng người nghỉ hưu trước năm 1995, người có công, phụ cấp nghề với cán bộ y tế, y tế dự phòng hiên thấp, nên điều chỉnh tăng lương cho các đối tượng này là phù hợp.

Cơ quan thẩm tra cũng nhất trí việc tăng lương với phương án Chính phủ trình, đồng thời giữ nguyên mức lương hiện hành năm 2022 với các cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế thu nhập tài chính đặc thù.

Lê Hiệp

Tiện ích thông tin

QR Code

Tin khác

Chủ đề