Tháng 5 2022 Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos đã tuyên chọn 4 người de thực hiện điều gì

Nga sẽ rời khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau năm 2024 để tập trung xây dựng một trạm vũ trụ quốc gia, giám đốc Roscosmos cho biết tại cuộc gặp với tổng thống Nga hôm 26/7.

Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos nhấn mạnh rằng họ sẽ không tham gia vào các hoạt động của ISS sau năm 2024. “Chúng tôi chắc chắn sẽ hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với đối tác, nhưng quyết định rút khỏi dự án này sau năm 2024 đã được ra”, ông Yury Borisov nói, theo TASS.

Đến năm 2024, Moscow sẽ bắt đầu phát triển Trạm Dịch vụ Quỹ đạo Nga (ROSS). Theo ông Borisov, kế hoạch này sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực vũ trụ trong nước.

Quyết định được đưa ra vào năm 2021 và vào tháng 5/2022, Roscosmos đã ký hợp đồng với tập đoàn tên lửa vũ trụ Energia của Nga về việc chế tạo module cơ bản đầu tiên cho trạm.

Trước đó, vào cuối tháng 4, Giám đốc điều hành trước đó của Roscosmos Dmitry Rogozin cho biết Moscow sẽ rút khỏi ISS do các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên nước này liên quan tới xung đột tại Ukraine.

Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: Văn phòng báo chí Roscosmos /TASS.

Roscosmos cũng đã nhiều lần đặt vấn đề về việc kéo dài dự án đến năm 2030 nhưng phía Mỹ nhất quyết không đồng ý. Ông Rogozin đặc biệt chỉ ra rằng nếu không được bảo trì, công việc tại trạm vũ trụ sẽ trở nên nguy hiểm cho phi hành đoàn, trong khi việc sửa chữa sẽ đòi hỏi "số tiền khổng lồ".

Hiện tại, Moscow sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình và cử các phi hành đoàn lên ISS.

Số phận của trạm vũ trụ này sau năm 2024 vẫn chưa rõ ràng. Trước đó, ông Rogozin đã cảnh báo rằng việc rút khỏi hợp tác có thể dẫn đến ISS rời khỏi quỹ đạo một cách mất kiểm soát, vì việc hiệu chỉnh quỹ đạo do các động cơ của tàu vũ trụ của Nga thực hiện.

Đây là thông tin được ông Yuri Borisov, tân giám đốc Cơ quan vũ trụ liên bang Nga Roscosmos, đưa ra ngày 26/7 trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang vì xung đột ở Ukraine.

Theo Bloomberg, thông báo của ông Borisov, dù không nằm ngoài dự đoán, đặt ra câu hỏi về tương lai của trạm vũ trụ 24 tuổi.

Giới chuyên gia cho rằng ISS sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là “một cơn ác mộng”, khi hoạt động mà không có người Nga. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và các đối tác được kỳ vọng sẽ tiếp tục vận hành trạm vũ trụ này tới năm 2030.

“Quyết định rời trạm ISS sau năm 2024 đã được đưa ra”, ông Borisov cho biết trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. “Tôi cho rằng đã đến đến lúc chúng ta bắt đầu xây dựng một trạm vũ trụ của Nga”.

ISS từ lâu là một biểu tượng của hợp tác quốc tế sau chiến tranh lạnh nhân danh khoa học và cũng là một trong những lĩnh vực hợp tác cuối cùng giữa Mỹ và Nga.

Phản ứng trước thông tin này, các quan chức NASA cho biết chưa nghe được trực tiếp từ những người đồng cấp Nga. Giám đốc NASA Bill Nelson đã phát đi thông cáo nói rằng NASA “cam kết đảm bảo hoạt động an toàn” của ISS tới năm 2030 và tiếp tục xây dựng “các khả năng trong tương lai để đảm bảo sự hiện diện của chúng ta ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price gọi thông báo của ông Borisov là “điều đáng tiếc” trong bối cảnh các cơ quan hàng không vũ trụ Nga – Mỹ đã có đạt được những hợp tác chuyên nghiệp và giá trị trong nhiều năm qua. Còn người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Washington đang “xem xét các lựa chọn” để ứng phó với việc Nga rút khỏi ISS.

Tuyên bố của ông Borisov tái khẳng định những tuyên bố trước đây của các quan chức vũ trụ của Nga về ý định rời ISS của Moscow sau năm 2024 khi các thỏa thuận quốc tế hiện tại về hoạt động của trạm này chấm dứt.

Các quan chức Nga từ lâu mong muốn có một trạm vũ trụ của riêng nước này. Họ phàn nàn rằng tình trạng hao mòn của ISS ảnh hưởng tới sự an toàn và khiến trạm này khó kéo dài tuổi thọ.

Chi phí có thể cũng là một vấn đề khi công ty hàng không vũ trụ SpaceX của tỷ phú Elon Musk giờ đây đang đưa các phi hành gia của NASA ra vào ISS, khiến cơ quan vũ trụ của Nga mất đi một nguồn thu nhập lớn. Nhiều năm qua, NASA đã phải trả hàng chục triệu USD mỗi chỗ ngồi lên trạm vũ trụ quốc tế trên các tên lửa Soyuz của Nga.

Hãy nhớ rằng trò chơi mà Nga giỏi nhất chính là cờ vua

CỰU PHI HÀNH GIA CANADA CHRIS HADFIELD

Theo giới phân tích, động thái của Nga chắc chắn sẽ làm dấy lên những đồn đoán rằng đây là một phần trong chiến dịch của Moscow nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Người tiền nhiệm của ông Borisov, ông Dmitry Rogozin, tháng trước nói rằng Moscow có thể tham gia vào các cuộc đàm phán về khả năng gia hạn hoạt động của ISS chỉ khi Mỹ gỡ bỏ các trừng phạt đối với ngành công nghiệp vũ trụ của Nga.

Cựu phi hành gia người Canada Chris Hadfield đã đăng tải một dòng tweet trên Twitter để phản ứng với thông báo của phía Nga ngày 26/7: "Hãy nhớ rằng trò chơi mà Nga giỏi nhất chính là cờ vua”.

ISS được đồng vận hành bởi Nga, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Canada. Phần đầu tiên của trạm này được đưa vào quỹ đạo năm 1998 và nơi này liên tục có người sinh sống trong suốt gần 22 năm qua. ISS được sử dụng để tiến hành nghiên cứu khoa học trong điều kiện không trọng lực và thử nghiệm công nghệ cho các chuyến hành trình lên Mặt Trăng và Sao Hỏa trong tương lai.

ISS thường có một đội gồm 7 người sinh sống trong nhiều tháng trong khi trạm này quay ở quỹ đạo trên Trái Đát 420 km. Ở thời điểm hiện tại, nhóm này có 3 người Nga, 3 người Mỹ và 1 người Italy.

Trạm vũ trụ trị giá hơn 100 tỷ USD này có chiều dài bằng một sân bóng đá và gồm hai phần chính. Một phần do Nga điều hành, phần còn lại thuộc quyền kiểm soát của Mỹ và các quốc gia khác. Hiện vẫn chưa rõ sẽ phải làm gì để phần do Nga vận hành tiếp tục hoạt động an toàn sau khi nước này rút khỏi.

Quan chức hàng đầu của Nga chịu trách nhiệm về ngành công nghiệp quốc phòng đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan vũ trụ Roscosmos. Động thái này là một phần trong cuộc cải tổ do Tổng thống Vladimir Putin chỉ thị ngày 15.7, RT đưa tin.

Ông Yury Borisov trước đây chức Phó Thủ tướng Nga giám sát các hợp đồng quốc phòng và nghiên cứu. 

Chưa có thông tin cựu lãnh đạo Roscosmos Dmitry Rogozin sẽ làm gì tiếp theo, nhưng người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông Rogozin sẽ nhận nhiệm vụ mới trong tương lai.

Ông Rogozin từng là nghị sĩ, đặc phái viên của Nga tại NATO và phó thủ tướng Nga. Ông được giao nhiệm vụ lãnh đạo Roscosmos vào tháng 5.2018. 

Roscosmos công bố đoạn video dài 2 phút nêu bật những thành tựu trong nhiệm kỳ 4 năm của ông. Đó là một chuỗi kỷ lục hơn 80 vụ phóng thành công vào vũ trụ, vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat, hệ thống phân phối vũ khí hạt nhân mới của Nga.

Ông Borisov là một sĩ quan quân đội chuyên nghiệp chuyên về hệ thống phòng không và thiết bị điện tử. Từ năm 2012 đến 2018, ông giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng chịu trách nhiệm về hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là việc mua lại các hệ thống vũ khí hiện đại. Sau đó, ông được thăng chức làm phó thủ tướng để thay ông Rogozin. 

Trong cuộc cải tổ mà ông Putin công bố ngày 15.7, Bộ trưởng Công thương Denis Manturov được giao đảm nhận thêm cương vị Phó thủ tướng Nga. Ông Manturov được xem là nhân vật chủ chốt trong nỗ lực của chính phủ Nga nhằm giảm thiểu thiệt hại do các biện pháp trừng phạt thương mại của phương Tây gây ra. Ông được giao nhiệm vụ tìm kiếm hoặc tạo ra các nguồn thay thế với những nguyên liệu và linh kiện quan trọng mà nền kinh tế Nga có nhu cầu. 

Tàu vũ trụ Soyuz nối với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Ảnh: NASA

Cùng ngày 15.7, Mỹ và Nga đã đạt được thỏa thuận đưa các phi hành gia của nhau lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Roscosmos và NASA xác nhận nhất trí về cái gọi là “các chuyến bay tích hợp”. Mục tiêu cuối cùng của thỏa thuận là đảm bảo ít nhất 1 phi hành gia Mỹ và 1 phi hành gia Nga có mặt tại ISS để duy trì các phân đoạn tương ứng trên trạm vũ trụ, Roscosmos giải thích.

“Thỏa thuận đáp ứng lợi ích của Nga và Mỹ đồng thời thúc đẩy phát triển hợp tác trong khuôn khổ chương trình Trạm Vũ trụ Quốc tế” - cơ quan vũ trụ Nga nêu trong thông cáo. 

Người phát ngôn của NASA, Josh Finch, nhấn mạnh, “các phi hành đoàn bay tích hợp đảm bảo có các thành viên được đào tạo thích hợp trên trạm vũ trụ để bảo trì cơ bản và đi bộ ngoài không gian". 

Thỏa thuận bao gồm tất cả các khóa đào tạo cần thiết cũng như “vận chuyển đến và đi từ Trạm Vũ trụ Quốc tế và hỗ trợ sứ mệnh toàn diện”.

Đột phá đạt được sau nhiều tháng căng thẳng và không chắc chắn về các hoạt động không gian chung của Nga và Mỹ trong bối cảnh chiến sự ở Ukraina. 

Sức mệnh đầu tiên theo thỏa thuận mới của Roscosmos và NASA với sự tham gia của phi hành gia NASA Frank Rubio và các phi hành gia người Nga Sergey Prokopyev và Dmitry Petelin, sẽ diễn ra vào cuối tháng 9. Phi hành đoàn sẽ sử dụng tàu vũ trụ Soyuz của Nga để lên ISS.

Sứ mệnh khác, cũng được lên kế hoạch vào mùa thu, sẽ dùng tàu vũ trụ Crew Dragon của Mỹ. Sứ mệnh này có khả năng có sự tham gia của nữ phi hành gia duy nhất trong danh sách phi hành gia đang hoạt động của Nga, Anna Kikina, Roscosmos tiết lộ.

Người đứng đầu cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos tiết lộ họ có thể mời phía Mỹ hợp tác trong một dự án "hấp dẫn nhất", song không cho biết thêm chi tiết.

Phi hành gia Nga kiểm tra kĩ thuật trạm ISS. Ảnh: NASA

"Nếu chúng ta (Roscosmos và cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA) xây dựng quan hệ hợp tác. Tôi không loại trừ những dự án hấp dẫn nhất. Chúng tôi đã có một vài ý tưởng và có thể đề xuất chúng", người đứng đầu Roscosmos, ông Dmitri Rogozin ngày 3/6 phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, theo TASS.

Theo lời quan chức Nga, Mỹ có thể hợp tác cùng Nga nếu NASA "cư xử như một quý ông". Ông Rogozin chỉ trích việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực không gian ở Nga, cho rằng đây là yếu tố cản trở hợp tác.

Loạt phát biểu trên được đưa ra không lâu sau khi Nga tuyên bố sẽ rút khỏi dự án Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) từ năm 2025 và sẽ tự mình xây dựng một trạm không gian mới trên quỹ đạo.

ISS là dự án có sự hợp tác của Nga, Mỹ, châu Âu, Canada, Nhật Bản nhưng vai trò chính thuộc về Nga và Mỹ. Bộ phận đầu tiên của ISS được đưa lên vũ trụ năm 1998. ISS ban đầu dự kiến được "nghỉ hưu" vào năm 2020 nhưng đã được kéo dài đến 2024.

Do căng thẳng ngoại giao, hợp tác Nga-Mỹ liên quan đến ISS gần đây bị ảnh hưởng. Theo TASS, Mỹ đã không có kế hoạch mua ghế lên ISS của Nga trong năm tài khoá 2022.

Cách đây vài tháng, cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos thì đã kí một thỏa thuận với Trung Quốc nhằm xây dựng một tổ hợp trạm nghiên cứu trên quỹ đạo và bề mặt Mặt trăng, ngay sau khi từ bỏ một dự án gần tương tự cùng Mỹ.

Thiện Nhân

Video liên quan

Chủ đề