Thai bị sinh hoá là gì năm 2024

Thai sinh hóa: sau chuyển phôi đủ thời gian, xét nghiệm có tăng beta hCG nhưng trên siêu âm không có túi thai. Hiện tượng này khá phổ biến. Các nguyên nhân hay gặp:

  • Bất thường di truyền phôi: Theo thống kê đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Thường sẽ không làm tổ. Nếu có làm tổ thì chỉ phát triển đến những giai đoạn nhất định gây ra thai sinh hóa, lưu thai, sảy thai…
  • Niêm mạc tử cung bất thường, mỏng quá hoặc tăng sản
  • Ứ buồng tử cung, ứ dịch vòi tử cung
  • Bố, mẹ có các gen gây lưu thai, hoặc mẹ có yếu tố đông máu…nhóm này ít gặp

Như vậy, nếu bạn thất bại làm tổ hoặc thai sinh hóa lần đầu thì cũng đừng quá lo lắng. Trước khi chuyển phôi chu kỳ tiếp theo, bạn hãy đến gặp bác sỹ để siêu âm, khám phụ khoa lại.

Nếu bạn thất bại nhiều lần (thường từ 2 lần trở lên), bác sỹ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các test thăm dò chuyên sâu: di truyền, miễn dịch…

Hiện tượng thai sinh hóa là gì, có nguy hiểm không? Phải xử lý như thế nào mới an toàn cho người mẹ. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này ngay!

Thai sinh hóa là hiên tượng sảy thai sớm trước khi siêu âm thấy hình ảnh túi thai trong buồng tử cung. Sảy thai là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ khi mang thai, ở nhiều giai đoạn và bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, hiện tượng sảy thai sinh hóa là sảy thai ở giai đoạn sớm nhất của thai kỳ.

Hiện tượng thai sinh hóa sớm

Biểu hiện điển hình nhất gặp ở tình trạng này cũng khá giống với biểu hiện của của có thai như trễ kinh nguyệt, thử thai lên 2 vạch, khi thử máu cho ra kết quả beta hCG dương nhưng khi siêu âm lại không thấy thai. Một số người có thể bị ra máu ngay sau khi sảy thai, một số khác có thể không ra máu và trường hợp khác là sau một thời gian mới ra máu như một chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân gây sảy thai sinh hóa

Hiện nay, chưa có nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, một số giả thiết cho rằng là do một số nguyên nhân sau đây:

  • Do hội chứng Antiphospholipid gây rối loạn đông máu.
  • Mẹ bị mắc một số bệnh có nguy cơ lây truyền từ cơ thể mẹ sang thai nhi dẫn đến sảy thai như HIV, viêm gan V, giang mai, chlamydia, Rubella, Toxoplasma, CMV.
  • Do tình trạng thiếu hóc môn dẫn đến tình trạng sảy thai.
  • Do tử cung không bình thường, niêm mạng tử cung quá mỏng nên thai nhi không thể bám được vào nên sẽ xảy ra tình trạng bị tuột, hoặc bám vào nhân sơ hoặc sẹo mổ cũ nên bị sảy ra ngoài.
  • Do phôi thai cấu tạo không hoàn hảo, do sự phối hợp giữa các gen không được tốt hoặc thiếu một số gen khiến thai nhi không thể phát triển, rất dễ bị thoái hóa sau đó tự hủy.

Cách xử lý

Bạn nên thường xuyên đi kiểm tra theo dõi mức độ beta HCG đảm bảo đi xuống, hóc môn này tự nhiên sẽ giảm khi thai nhi không còn. Tuy việc sảy thai sinh hóa không ảnh hướng lớn đến sức khỏe nhưng chúng lại ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của người mẹ đang mong muốn có con. Đây là hiện tượng không để lại nhiều biến chứng như sót thai, sót dịch hay ảnh hưởng đến sinh sản về sau.

Cách phòng ngừa

  • Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách khi mang thai.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt động mạnh hay làm gì có tác động lên tâm lý.
  • Tránh va chạm vào phần bụng dưới, không nên quan hệ sau khi vừa sảy thai.
  • Muốn có thai cho lần sau nên kiểm tra toàn diện, kỹ càng.
  • Chữa trị dứt điểm các bệnh về phụ khoa.
  • Nếu trễ kinh hay thử thai dương tính nên đi khám.

Sảy thai hóa học là hiện tượng thường xảy ra ở các mẹ bầu lần đầu mang thai. Vì không có nhiều dấu hiệu đặc trưng, nên nhiều người mẹ cảm thấy bối rối, thậm chí không biết mình đã mang thai và bị sảy thai hóa học. Vậy sảy thai hóa học là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Papaya Insurtech các bạn nhé!

Sảy thai hóa học là gì?

Sảy thai hóa học là gì?

Sảy thai hóa học (còn có tên gọi khác là sảy thai sinh hóa) là hiện tượng người mẹ có mang thai nhưng bị sảy thai từ rất sớm. Lúc này, trứng đã thụ tinh thành công nhưng chưa thể thấy được túi thai trên hình ảnh siêu âm. Các dấu hiệu của sảy thai sinh hóa cũng không đặc trưng, tương tự giống như bị trễ kinh bình thường. Do đó, nhiều bà mẹ còn không biết mình mang thai và bị sảy thai.

Sảy thai hóa học xảy ra tương đối phổ biến, chiếm từ 50 - 70% các ca sảy thai. Nếu người mẹ đã bị chậm kinh nguyệt và dương tính với que thử thai, nhưng sau một thời gian ngắn có xuất hiện máu âm đạo trở lại, kèm theo đau bụng dưới và xét nghiệm thấy nồng độ hormone HCG thấp, thì tỷ lệ cao là đã bị sảy thai hóa học.

Thông thường, sảy thai hóa học không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ. Nhưng để hạn chế tình trạng này tái diễn, các bạn nên nắm rõ các yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa để áp dụng khi cần thiết. Ngoài ra, việc nhận biết các dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu là điều vô cùng cần thiết để giúp mẹ bầu có thể xử lý kịp thời. Bạn có thể xem thêm tại đây: Dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu và cách xử lý.

Nguyên nhân nào dẫn tới sảy thai hóa học?

Hiện nay, chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng sảy thai hóa học. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia cũng “khoanh vùng” được các yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến hiện tượng này, bao gồm:

Sự bất thường ở phôi thai

Điều này thường xuất phát từ sự bất thường của nhiễm sắc thể. Một phôi thai bị rối loạn nhiễm sắc thể sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển. Khi cơ thể người mẹ nhận được “tín hiệu” phôi thai không thể lớn lên bình thường, hệ miễn dịch sẽ chủ động đào thải phôi ra khỏi tử cung.

Phôi thai vốn được hình thành từ hợp tử. Hợp tử là sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. Tuy nhiên, nếu trong quá trình biến đổi và phát triển, những tế bào này bị rối loạn phân chia (nguyên phân và giảm phân) thì phôi thai sẽ bị sai khác về nhiễm sắc thể.

Bất thường nhiễm sắc thể phôi thai có thể dẫn đến sảy thai hóa học

Sự bất thường trong tử cung người mẹ

Thiếu hụt hoặc rối loạn hormone

Các hormone đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu cơ thể người mẹ bị thiếu hụt hoặc rối loạn các chất nội tiết này, phôi thai sẽ khó phát triển bình thường, từ đó nguy cơ bị sảy thai hóa học cũng tăng lên.

Bệnh lý

Nguy cơ bị sảy thai hóa học có thể tăng cao ở các bà mẹ bị mắc những bệnh lý như:

  • Bệnh tuyến giáp
  • Rối loạn đông máu
  • Viêm gan B, viêm gan C
  • Giang mai
  • Nhiễm khuẩn Chlamydia
  • Rubella

Nên làm gì để phòng ngừa sảy thai hóa học

Vì chưa thể xác định được rõ nguyên nhân gây sảy thai hóa học, nên cũng chưa có một phương pháp đặc hiệu nào để phòng ngừa hay điều trị cho tình trạng này. Tuy nhiên, các bà mẹ có thể đề phòng hoặc hạn chế phần nào nguy cơ bị sảy thai hóa học bằng cách tham khảo các lời khuyên sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống và lối sống khoa học để cân bằng lượng hormone trong cơ thể.
  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh, tránh bị lây nhiễm các bệnh tình dục.
  • Người mẹ cần vệ sinh âm đạo đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để tránh kích ứng, viêm nhiễm âm đạo.
  • Các cặp vợ chồng nên tiến hành thăm khám tiền sản để sàng lọc các bệnh lý hay yếu tố có nguy cơ gây sảy thai hóa học.
  • Người mẹ nên có kế hoạch mang thai trong độ tuổi lý tưởng, hạn chế mang thai khi đã ngoài 35 tuổi vì tuổi phụ nữ càng lớn, tỷ lệ gặp các biến cố thai sản càng cao.
  • Người mẹ cần giữ một tinh thần thoải mái, tích cực, các tác động mạnh về mặt tâm lý cũng có thể khiến người phụ nữ bị sảy thai hóa học
  • Nếu nghi ngờ bản thân bị sảy thai hóa học, các bà mẹ có thể đến cơ sở y tế để được chẩn đoán thông qua xét nghiệm nồng độ HCG trong máu. Từ kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn hoặc lời khuyên thích hợp dành cho bạn

Chẩn đoán sảy thai hóa học bằng xét nghiệm nồng độ HCG

Sảy thai nói chung hay sảy thai hóa học nói riêng đều là những biến cố thai sản mà không bà mẹ nào mong muốn. Tuy nhiên, để vượt qua nỗi mất mát này và chuẩn bị tốt cho những thai kỳ sắp tới, người mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, chẳng hạn như "Phụ nữ sảy thai uống gì cho sạch tử cung",... Hy vọng rằng, thông qua bài viết mà Papaya chia sẻ, các bạn đã hiểu rõ sảy thai hóa học là gì cũng như nắm được nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng này.

Chủ đề