Tên tiếng Trung của bộ tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió

Đầu thập niên 1930, Margaret Mitchell - một nữ phóng viên ở Atlanta - viết thiên truyện thời Nội chiến Mỹ. Cuốn sách, lấy tên Cuốn theo chiều gió, bán được một triệu bản trong tháng đầu tiên, trở thành hiện tượng thương mại và văn hóa. Sau đó, sách được nhà sản xuất phim David O. Selznick mua lại với giá 50.000 USD. 

Phim chuyển thể ra mắt năm 1939, giành tám trên 13 đề cử Oscar, bao gồm cả "Phim hay nhất" và "Nữ diễn viên phụ xuất sắc" cho Hattie McDaniel - người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành giải thưởng này. Chuyện tình giữa chàng Rhett Butler và nàng Scarlett O’Hara trên bối cảnh đồn điền Atlanta đã chiếm trọn trái tim khán giả. Không những thế, phim là minh chứng cho vinh quang của kỹ thuật quay màu technicolor với những cảnh quay công phu và mê hoặc. Cùng những câu thoại kinh điển đi vào lòng người, Cuốn theo chiều gió trở thành một trong những bộ phim nổi tiếng cũng như ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh.

>>> Xem: ‘Gone with the Wind’ - gần 80 năm, gió vẫn thổi

Tuy nhiên, mới đây, dịch vụ trực tuyến HBO Max thông báo gỡ phim khỏi danh mục của họ, nêu lý do tác phẩm có một số tình tiết, quan điểm thể hiện sự phân biệt chủng tộc. Động thái này diễn ra khi những cuộc biểu tình của người da màu đang lan trên diện rộng sau cái chết của George Floyd. John Ridley - biên kịch đoạt giải Oscar với phim 12 Years a Slave - cũng viết một bài báo trên Los Angeles Times, yêu cầu dừng chiếu phim. "Tác phẩm tôn vinh chế độ nô lệ, phớt lờ sự tàn ác và gieo rắc những định kiến đau lòng về người da màu", Ridley viết.

Những nhận xét của Ridley không phải là cái nhìn mới về Cuốn theo chiều gió. Từ khi ra đời, tác phẩm chuyển thể đã vấp phải những phản đối vì cách thể hiện người da đen trên màn ảnh. Theo nhà báo Leonard J. Leff của tờ Atlantic, phản đối ban đầu chủ yếu đến từ người da đen. Họ không hài lòng với việc bị thể hiện hai chiều: hài lòng hầu hạ người da trắng như quản gia Pork (Oscar Polk) hay xảo quyệt như Prissy (Butterfly McQueen). Bộ phim cũng giữ nguyên từ "nigger" (tạm dịch: mọi) trong tiểu thuyết gốc, dù từ này mang tính xúc phạm với người da đen.

Chiến thắng của Hattie McDaniel cho vai vú em Mammy trong phim cũng gây phân rẽ. Theo Biography, thành tựu của bà bị chính cộng đồng người da đen thời đó tẩy chay, vì bà đẩy mạnh khuôn mẫu những người da đen chỉ biết hạ mình làm tôi tớ trên màn ảnh.

Theo dòng thời gian, cùng bối cảnh chính trị thay đổi của nước Mỹ, chủ đề sắc tộc trong Cuốn theo chiều gió càng được chú ý hơn câu chuyện tình cảm.Trong một cuộc khảo sát tại đại học Georgetown do trang NPR thực hiện nhân dịp kỷ niệm 75 năm phát hành bộ phim, một sinh viên tên Mike Minahan phát biểu: "Mọi thứ về bộ phim chỉ tôn vinh chủ nghĩa nô lệ".

Năm 2017, sau cuộc biểu tình Unite the Right của những người theo chủ nghĩa thượng đẳng da trắng ở Virginia, rạp Orpheum ở Memphis cho biết họ sẽ ngừng chiếu bộ phim sau 34 năm liên tiếp. Chủ tịch của rạp cho biết họ không thể chiếu một tác phẩm có tính chất nhạy cảm với phần lớn dân cư địa phương.

Clark Gable và Vivien Leigh trong cảnh phim "Gone with the Wind" năm 1939. Ảnh: Warner Brothers.

Trong bối cảnh hiện nay, khi phim bị gỡ bỏ vì vấn đề chủng tộc, một bộ phận cho rằng cần đối xử công bằng với tác phẩm kinh điển đã góp phần không nhỏ định hình văn hóa Mỹ. Các báo như Time và Vulture cho rằng cần đặt cốt truyện trong bối cảnh ra đời của bộ phim. Theo Alyssa Rosenberg của Washington Post, dù Cuốn theo chiều gió thời nay không còn được coi là một tác phẩm tiêu biểu hay mang tính giáo dục cao, nó vẫn không nên bị xóa hẳn khỏi lịch sử văn hóa. Theo cây bút này, nếu chỉ nhìn nhận phim dưới góc độ sắc tộc, khán giả thời nay sẽ vô tình bỏ qua những chi tiết về các nhân vật như Scarlett O’Hara và Rhett Butler.

Điều khiến Scarlett (Vivien Leigh) trở thành một nhân vật nữ mang tính biểu tượng của Cuốn theo chiều gió không phải vì cô đương nhiên chấp nhận những quan điểm của tầng lớp chủ nô, ngược lại Scarlett nhận ra thói đạo đức giả và tự lừa dối bản thân của tầng lớp này. Không những vậy, Scarlett liên tục thách thức những khuôn phép của một phụ nữ quý phái, dù khiến mọi người khinh ghét. Tính tình ích kỷ nhưng đầy nghị lực và quyết tâm của Scarlett biến cô thành một nhân vật phản-chính diện, quyết nắm số phận trong tay chứ không dựa dẫm vào ai, hiếm thấy trên màn ảnh Mỹ thời điểm đó.

Điều khiến Rhett Butler (Clark Gable) trở thành một anh hùng lãng mạn hấp dẫn là trong phần lớn phim, anh khuyến khích Scarlett nổi loạn chống lại những lý tưởng của giai cấp trong khi mọi người khác khuyến khích cô tuân thủ. Cao trào của bộ phim đến khi Scarlett nhận ra rằng cô chưa bao giờ thực sự yêu Ashley Wilkes (Leslie Howard), một con người mơ mộng nhưng yếu đuối, một sản phẩm của chế độ chủ nô miền Nam.

Theo Hollywood Reporter, khi bị chính những người cùng cộng đồng phản đối vai vú em, diễn viên da màu Hattie McDaniel đáp trả: "Tôi thà đóng người hầu còn hơn làm một người hầu". Quyết tâm theo đuổi nghiệp diễn dù chỉ qua những vai nhỏ, McDaniel cũng góp phần truyền cảm hứng cho nghệ sĩ da đen của thế hệ sau. Khi lên nhận giải Oscar "Nữ phụ xuất sắc" cho phim Precious, nữ diễn viên người Mỹ gốc Phi Mo’Nique cảm ơn Hattie McDaniel, "vì đã chịu đựng tất cả, để giờ tôi không phải chịu đựng nữa".

Khi sự thức tỉnh về màu da đang là chủ đề nóng trên nước Mỹ, việc tác phẩm kinh điển như Cuốn theo chiều gió chịu cái nhìn mang tính chính trị hơn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khác với các di tích lịch sử về quân Liên minh miền Nam trong Nội chiến đang bị dỡ bỏ khắp nước Mỹ, Cuốn theo chiều gió là một tác phẩm hư cấu. Phim đưa ra một câu chuyện giả tưởng từ góc nhìn của người da trắng về nước Mỹ trong và sau Nội chiến. Khi Scarlett O’Hara dứt khỏi ảo tưởng về Ashley ở cuối phim, tác phẩm cũng cho khán giả cơ hội để dứt khỏi cái nhìn của thời quá khứ mà hướng tới tương lai, như câu nói của Scarlett O’Hara: "Dù sao, mai là một ngày khác".

Phương Hà

Hà Linh - 

Margaret Mitchell sinh năm 1900 trong một gia đình trí thức tại Atlanta. Bố bà là chủ tịch Hội sử học Atlanta. Tốt nghiệp Đại học tổng hợp Smith, Mitchell trở thành bác sĩ y khoa. Nhưng sau cái chết của người mẹ, bà quyết định trở về nhà chăm sóc bố và em trai. Năm 1922 bà kết hôn với Berrien Kinnard Upshaw và làm phóng viên cho tờ Atlanta Journal với bút danh Peggy Mitchell. Cuộc hôn nhân tan vỡ không lâu sau đó nhưng bù lại, Mitchell nhanh chóng thành công trong vai trò của một nhà báo. Năm 1925, Mitchell tái hôn với John Robert Marsh - một người hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo. Năm 1926, một tai nạn bất ngờ gây nên vết thương nơi mắt cá chân khiến nhà văn tương lai phải vĩnh viễn bỏ nghề báo. Bà sống lặng lẽ và thu mình trong “Ổ rác” (The Dump) - tên gọi bà tự đặt cho gian phòng nhỏ của mình trong căn hộ của hai vợ chồng ở đại lộ Crescent.

Margaret Mitchell là một phụ nữ năng động, rắn rỏi những cũng rất dễ xúc động. Trong những ngày nghỉ dưỡng thương trong “Ổ rác” của mình, bà đã nhờ chồng mượn sách từ thư viện Atlanta để đọc cho đỡ buồn. Augusta Dearborn - một người bạn của hai vợ chồng - kể lại: “Một hôm, John ôm theo một chồng sách về phòng vợ và nói: ‘Anh đã mang về cho em toàn bộ số sách mà em có thể đọc từ thư viện rồi đấy. Em hãy viết cái gì đó cho riêng mình đi”.

Ngày hôm sau, Marsh sắm sửa cho Margaret một cái máy chữ hiệu Remington cùng với lời chào mời điệu nghệ: “Thưa quý bà, xin chào mừng quý bà đến với một sự nghiệp mới”. Khi Margaret hỏi chồng nên viết về cái gì, Marsh đã đáp lại bằng một câu trả lời giống y như lối nói của các ông tổng biên tập: “Viết những gì mà em biết”.

Tên tiếng Trung của bộ tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió

Margaret Mitchell bên bàn viết. Ảnh: georgiaencyclopedia

Nhớ lại những câu chuyện được người thân và những người từng tham gia cuộc nội chiến những năm 1860 kể lại, Margaret Mitchell đã bí mật bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết lớn nhất của đời mình. Rất ít người biết chuyện Margaret đang viết sách và John Marsh là người duy nhất được đọc những trang bản thảo vừa mới hoàn thành của bà.

Quảng cáo

Bởi căn hộ của hai vợ chồng John và Margaret là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc đón tiếp bạn bè nên Margaret phải vất vả lắm mới giấu được những trang bản thảo của mình. Bà nhét bản thảo dưới gầm giường, dưới sôfa, thậm chí là gập nhỏ những trang viết lại để kê vào các chân ghế cập kênh.

Harvey Smith - một người bạn của gia đình - kể lại: “Khi đến nhà Marsh, tôi thường xuyên thấy Margaret cặm cụi với một đống giấy tờ nơi bàn viết nhỏ. Chúng tôi đùa với nhau rằng: “Cô ấy đang viết cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất thế giới đấy”. Và Chúa ơi, sự thật đúng là như vậy”.

Cuốn tiểu thuyết được viết xong nhưng Margaret vẫn không chịu tiết lộ với bạn bè về sự tồn tại của nó. Cuốn theo chiều gió có thể sẽ không bao giờ đến được với độc giả nếu không có Lois Cole. Cole là một người bạn thân của Margaret, bà làm việc tại NXB danh tiếng Macmillan ở New York. Một lần, Cole đọc được những trang bản thảo vất vưởng trong "Ổ rác" của Mitchell. Bà liền tiết lộ với Harold Latham - giám đốc NXB - về cuốn sách của cô bạn người Atlanta thông minh, hóm hỉnh của mình và khẳng định đó có thể là một báu vật của nền văn học Mỹ. “Nếu khi viết cô ấy cũng tỏ ra hấp dẫn và cuốn hút như khi nói chuyện thì đó sẽ là một sản phẩm tuyệt vời”, Cole rỉ tai Latham.

Tên tiếng Trung của bộ tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió

Một cảnh trong phim "Cuốn theo chiều gió". Ảnh: liderdigital

Trong chuyến công cán đến Atlanta để ký hợp đồng xuất bản với các tác giả mới, Latham đã nhớ đến Margaret Mitchell và tìm gặp bà. Nhưng Mitchell một mực khẳng định, bà không viết cuốn tiểu thuyết nào hết.

Quảng cáo

Ngày cuối cùng ở Atlanta, khi gặp gỡ Margaret cùng các bạn của bà, Latham lại một lần nữa đề cập đến cuốn sách. Cũng như lần trước, Latham tiếp tục nhận được những cái lắc đầu phủ nhận. Nhưng sau khi ông giám đốc lên xe về khách sạn, Margaret đã bị bạn bè tiến hành "thẩm vấn".

“Cậu đã viết một cuốn tiểu thuyết hả Peggy? Tại sao cậu chưa bao giờ kể cho chúng tôi nghe về chuyện này nhỉ? Tại sao cậu không đưa nó cho ông Latham xem?”, một người trong số họ hỏi dồn dập.

Điềm đạm và dường như thờ ơ, Margaret giải thích: "Đó là một cuốn sách vớ vẩn. Nó khiến tôi cảm thấy xấu hổ”.

Ngay lập tức, một người khác công kích: “Ôi dào, tôi dám cá rằng cậu không có dáng của một nhà văn đâu. Cậu không định phấn đấu cả đời để trở thành một tiểu thuyết gia đấy chứ?”.

Bị chọc tức, Margaret xồng xộc chạy về nhà, lượm đống bản thảo lộn xộn trong "Ổ rác", nhét vào một chiếc vali rồi phi thẳng đến khách sạn Georgian Terrace. Bà gọi Latham ra hành lang và nói: “Ông cầm lấy đi, trước khi tôi đổi ý”.

Bản thảo mà Latham được đọc là một bức tranh toàn cảnh về Nội chiến và Thời kỳ tái thiết diễn ra tại nước Mỹ cuối thế kỷ 19. Nhân vật chính là một người phụ nữ trẻ tên là Pansy O’Hara. Cuốn sách chưa có chương đầu. Margaret đã viết chương cuối trước. Latham góp ý, ông không thích tên của nhân vật chính. Và Pansy O’Hara đã được Margaret đổi thành Scarlett. Ban đầu, cuốn tiểu thuyết có tựa đề là Tomorrow is another day (Mai là một ngày mới). Câu này về sau được chuyển thành câu kết tác phẩm. Tựa đề Cuốn theo chiều gió sau đó được Margaret lấy từ một câu thơ của Ernest Dowson.

Đó là điểm khởi đầu cho cuốn tiểu thuyết thành công vào loại bậc nhất trong lịch sử văn học Mỹ. Tác phẩm ra mắt ngày 30/6/1936 và trở thành một hiện tượng của ngành xuất bản nước này trong thập kỷ 30.

Nhà văn đoạt giải Pulitzer George Goodwin nhớ lại: “Lúc đó, tất cả các quý cô đều bận rộn đọc Cuốn theo chiều gió. Bạn không thể tưởng tượng được sức hút khủng khiếp mà cơn gió này đã cuốn lấy người Atlanta vào mùa hè năm 1936 đâu. Người ta thức thâu đêm để đọc. Cuối cùng, khi có trong tay được một cuốn, tôi mới hiểu tại sao. Chúa ơi, không thể nào rời mắt khỏi trang sách”.

Vào những năm 1930, John Steinbeck đang là "cây cao bóng cả" của nền văn học Mỹ với Chùm nho nổi giận - cuốn tiểu thuyết phản ánh số phận bấp bênh của người dân Mỹ trong trận cuồng phong của cuộc khủng hoảng kinh tế những năm đầu thế kỷ 20. Tác phẩm được chuyển thế thành phim và đến nay đã bán ra được 14 triệu bản. Người ra đã tưởng rằng không ai có thể thành công hơn Steinbeck.

Nhưng với giá bìa 3 USD (tương đương với khoảng 43,5 USD ngày nay) - một con số không hề khiêm tốn trong thời buổi khủng hoảng kinh tế những năm 1930, Cuốn theo chiều gió vẫn tiêu thụ được 178.000 bản trong ba tuần đầu tiên. Tháng 4/1938, sau 21 tháng ngự trị trên các bảng xếp hạng best-seller, doanh số bán ra của tác phẩm đạt đến 2 triệu bản. Đến nay, 30 triệu bản đã được tiêu thụ trên thế giới. Một thống kê cho thấy, hiện nay, mỗi năm có khoảng 250.000 bản Cuốn theo chiều gió tiếp tục được bán ra tại Mỹ và khoảng 100.000 bản tại các quốc gia khác trên thế giới. Cuốn tiểu thuyết cũng mang về cho Mitchell giải Pulitzer năm 1937. 

Cũng như Harper Lee - tác giả của một cuốn sách duy nhất, Sau Cuốn theo chiều gió, Mitchell không có thêm cuốn tiểu thuyết nào đáng kể. Năm 1949, khi mới 48 tuổi, bà bị một lái xe taxi say xỉn cán chết tại Atlanta.

(Nguồn: Washington post, gwtw)