Tấm gương nghèo vượt khó trong học tập

TẤM GƯƠNG HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ, HỌC GIỎI.

        Sinh ra trong một gia đình nghèo khó đông anh chị em, em Nguyễn Trà My, học sinh lớp 5D, Trường Tiểu học Tô Thị Hiển Huyện Đông Anh Hà Nội. Gia đình em có hoàn cảnh khó khăn, mẹ bị chứng bệnh run tay và nói ngọng nên mất khả năng lao động. Cả nhà dựa vào người đàn ông trụ cột trong gia đình đó là anh..... bố của  Trà My tuổi còn rất trẻ nhưng bị tai biến nằm một chỗ và không đi lại được. Thật đau xót khi gánh nặng gia đình đặt lên vai người mẹ già bà nội của My. Tôi vẫn còn nhớ như in khuôn  mặt  bà nhăn nheo đen sạm và những giọt nước mắt tuôn rơi khi kể với tôi và hoàn cảnh gia đình. Nước mắt bà rơi vì thương đứa con trai ở tuổi trai trẻ phải nằm một chỗ, thương cô con dâu dù bệnh tật nhưng vẫn cố giúp mẹ, chăm chồng chăm con. Thương đàn cháu nhỏ vất vả từng ngày. Tôi còn nhớ như in câu nói của bà: “Cô giáo à! Nhiều lúc tôi không có nổi 100.000 đồng để đóng học cho cháu, nhưng tôi vẫn sẽ cố gắng để các cháu được học hành tử tế bằng người.” Tôi ngồi lặng người đi khi nghe bà chia sẻ. Ý Thức được hoàn cảnh gia đình từ nhỏ Nguyễn Trà My rất ngoan ngoãn và luôn cố gắng trong  học tập, nhiều năm liền em đạt hoc sinh giỏi.  Bằng khen của xã Nguyên Khê và huyện Đông  Anh .Là một trong những tấm gương vượt khó tiêu biểu để nhiều bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.

      Tâm sự về những cố gắng. Trên lớp em chăm chú nghe giảng, hăng hái xung phong phát biểu xây dựng bài, My học toán rất nhất và viết văn rất nhiều cảm xúc. Ngoài giờ học trên lớp, em về nhà tranh thủ tự học thêm và chuẩn bị bài mới trước.Thời gian còn lại em phụ giúp cha mẹ công việc nhà, dạy em trai học và cùng bà làm  vườn trồng rau để bán. Mỗi khi được nghỉ học Trà My không đi chơi với bạn bè mà ở nhà trông em và giúp bố mẹ. Với em chỉ cố gắng ngoan ngoãn và học thật tốt thì mới không phụ lòng  bà, cha mẹ và thầy cô. Cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà My từ bỏ niềm đam mê và khao khát được học và trở thành một cô giáo để dạy chữ cho các em học sinh nghèo của mình. Bao nhiêu năm ngồi trên ghế nhà trường My luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường. Đó cũng là thành quả, chứng minh nghị lực vượt khó trong học tập của em trong suốt nhưng năm qua....Toán học, văn học là môn học tương đối khó, nhưng đối với My đây lại là môn học cực kì hấp dẫn. Niềm đam mê yêu thích môn học luôn được sự động viên to lớn của gia đình , sự bồi dưỡng của thầy cô và bạn bè, tạo cho em những kĩ năng làm bài.

Hiện nay My đang nuôi dưỡng ước mở trở thành một cô giáo.

       Không chỉ ham học hỏi My rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn nhỏ trong lớp, những bài nào các bạn không hiểu My đều giải thích rất cặn kẽ cho các bạn hiểu và nắm rõ em cũng được các bạn trong lớp rất yêu quý.

     Nguyễn Trà My một cô bé ngoan ngoan, chăm chỉ tuy gia cảnh khó khăn nhưng em không từ bỏ con đường đến trường. Trên lớp em là một học sinh gương mẫu về nhà em là một người con hiếu thảo. Em là một trong những tấm gương sáng về nghị lực vượt khó học tập tốt.

        Nếm trải bao khó nhọc của cuộc đời, niềm mong ước lớn nhất của bố mẹ My là thấy con được từng ngày cắp sách tới trường , thành đạt. Với Trà My, học chính là cách để đền đáp những yêu thương,  kỳ vọng của bà, bố mẹ và một tương lai tươi sáng cho chính mình. Sự nỗ lực cố gắng, hy vọng một ngày không xa những ước mơ của em sẽ trở  thành hiện thực. Chúc Nguyễn Trà My thật thành công!

Nhà giáo ưu tú, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký sinh năm 1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Tên tuổi ông từ lâu đã đi vào văn học và lịch sử Việt Nam, như tấm gương sáng về nghị lực phi thường đương đầu với số phận, không cam lòng với tật nguyền của chính mình, cái tên Nguyễn Ngọc Ký đã vực dậy niềm tin cho nhiều người.

      

        Năm 4 tuổi, ông gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. 7 tuổi, ông quyết tâm đến trường, cắn răng chịu đau luyện tập dùng chân để viết.

        Trong quá trình học tập, ông 2 lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu vì thành tích học tập xuất sắc vào các năm 1962 (lớp 6) và 1963 (ông tham dự kỳ thi sinh giỏi Toán lớp 7 toàn quốc và đứng thứ 5).

        Năm 1970, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó trở về quê đi dạy và trở thành Nhà giáo ưu tú.

        Năm 1994, ông chuyển vào TP HCM, làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh. 

        Gần nửa đời người gắn bó với bục giảng, là tác giả của hơn 30 đầu sách, diễn giả khoảng 1.500 buổi giao lưu, cái tên Nguyễn Ngọc Ký đã truyền nghị lực sống cho hàng triệu người.

         Năm 2007 về hưu, ông vẫn miệt mài viết sách, trong đó có nhiều đầu sách cho lứa tuổi thiếu nhi. Ông còn tư vấn tâm lý qua tổng đài 1080. Với ông, làm tư vấn là hòa mình vào những câu chuyện, chạm đến chiều sâu tâm hồn người để lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ và “tiếp lửa” thêm cho mọi người trong cuộc sống.

        Hơn 2 năm nay, mỗi tuần ông Ký phải chạy thận nhân tạo 3 lần. Giữa những đau đớn của bệnh tật, ông vẫn hoàn thành những trang cuối của cuốn tự truyện đong đầy cảm xúc “Tôi học đại học”.

        Nhìn lại 67 năm qua ta có thể tưởng tượng quá trình gian nan vất vả mà Nguyễn Ngọc Ký đã trải qua. Nhưng với con người huyền thoại ấy, ta thấy nghị lực và niềm tin không bao giờ cạn. Chúng ta đã từng xúc động cùng cuốn tự truyện “Cuộc sống không giới hạn” của “chàng trai không tay” Nick Vujicic hồi tháng vừa qua. Vâng. Thưa các bạn, ngay trên đất nước chúng ta, đã có những điều giản dị và kỳ diệu hơn rất nhiều.


 

   

     Ảnh: Toàn cảnh Trường Tiểu học xã Nậm Cần


     Ngoài thời gian học trên lớp, em về nhà tranh thủ tự học thêm và xem bài mới trước, thời gian còn lại phụ giúp bố mẹ làm những công việc nhà; mỗi khi em được nghỉ, cứ việc gì em làm được em đều giúp bố mẹ. Với em, chỉ cố gắng học thật tốt thì mới không phụ lòng bố mẹ và thầy cô. Cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà Chính từ bỏ niềm đam mê và khao khát được học của mình. Bao nhiêu năm ngồi trên ghế nhà trường là bấy nhiêu năm em đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh ngoan, gương mẫu của trường. Luôn luôn được bạn bè, thầy cô yêu mến. Đó cũng là thành quả, chứng minh nghị lực vượt khó trong học tập của em trong suốt những năm qua. Toán học, Văn học là môn học tương đối khó, nhưng đối với Chính đây lại là môn học thật sự hấp dẫn. Niềm đam mê, yêu thích môn học và luôn nhận được sự động viên của gia đình, thầy cô đã bồi dưỡng cho em những phần kiến thức, tạo cho em những kỹ năng làm bài, để em vươn lên học tập tốt.


    Ảnh: Em Chính phát biểu xây dựng bài tại lớp học


     Không chỉ học giỏi cho bản thân mà Chính rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong lớp, những bài nào các bạn không hiểu em đều giải thích cặn kẽ từng chi tiết cho các bạn hiểu rõ và nắm vững, em cũng được các bạn trong lớp rất quý mến. Cô giáo Hà Thị Oanh - Giáo viên chủ nhiệm lớp 4B cho biết: Em Chính rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, tuy gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng không vì thế mà em bỏ bê việc học hành, trên lớp em học giỏi, là trò ngoan của thầy cô, về nhà cũng là một người con hiếu thảo của gia đình. Em là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó, học tập tốt.


     Ảnh: Giúp đỡ bố mẹ việc nhà của em Lò Thị Chính

     Nếm trải bao khó nhọc, niềm mong ước lớn nhất của bố mẹ là được nhìn thấy con nên người, thành đạt. Với em Lò Thị Chính học tập thật tốt chính là cách để đền đáp những yêu thương, kỳ vọng của bố mẹ và cũng vì tương lai của chính mình. Sự nỗ lực cố gắng vươn lên, hy vọng một ngày không xa những ước mơ hoài bão của em sẽ sớm trở thành hiện thực./.

TĐKT - Dù có hoàn cảnh kém may mắn so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng Đặng Thị Ngọc Ánh và Lưu Thị Vân, những cô bé học trò nghèo của vùng quê Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mạnh mẽ, quyết tâm, cố gắng mỗi ngày cho ngày mai tươi sáng hơn. Bằng nỗ lực không ngừng, các em vẫn tự tin vươn lên, đạt thành tích tốt trong học tập.

Quyết tâm theo đuổi ước mơ con chữ

Khi vừa lên 7 tuổi, cô bé Lưu Thị Vân, học sinh trường Tiểu học Triệu Đề, xã Triệu Đề đã phải đối mặt với căn bệnh ung thư xương quái ác. Ở độ tuổi lên 9, cơ thể yếu ớt ấy đã phải trải qua 4 - 5 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, cuối cùng bị cắt bỏ đi một bên chân vì khối u phát triển quá nhanh. Tuy mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng Vân lại rất lạc quan và luôn phấn đấu trong học tập.

Vân là chị cả trong một gia đình có 3 chị em. Em trai 7 tuổi của Vân bị bệnh bại não từ nhỏ. Gia đình em thuộc diện hộ cận nghèo, thu nhập thấp nên điều kiện kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Bố đi làm phụ hồ để nuôi sống gia đình, 2 - 3 tháng mới về thăm nhà một lần, thu nhập bấp bênh. Con cái bệnh tật, mẹ em phải nghỉ làm ở nhà để chăm sóc con.

Tiền làm ra bao nhiêu cũng không đủ để trang trải cuộc sống và chữa bệnh cho các em. Số tiền vay mượn để chữa bệnh cho Vân và cậu em trai đã lên tới vài trăm triệu đồng, nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình. Tuy vậy, bố mẹ em không bỏ cuộc, vẫn quyết tâm cho em đi học và chữa bệnh cho em.

Tuy mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng Vân lại rất lạc quan và luôn phấn đấu trong học tập

Thầy giáo Nguyễn Hắc Hải, Hiệu trưởng trường Tiểu học Triệu Đề cho biết: Hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng Vân luôn chứng tỏ là một học sinh có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập. Mặc dù không thể tự di chuyển, đi lại, thời gian nằm viện nhiều hơn ở nhà, Vân vẫn khát khao tới lớp. Hàng ngày, em nhờ mẹ đưa tới trường, sau đó cô giáo chủ nhiệm sẽ cõng em lên tận lớp học.

Cô giáo Bùi Thị Xuân Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A4, trường Tiểu học Triệu Đề kể lại: “Cứ được ra viện hôm trước là hôm sau bạn Vân lại xin mẹ đưa tới lớp để học. Trên lớp, bạn chăm chỉ học và nghe cô giảng bài. Tới giờ ra chơi, Vân ở lại lớp xem các bài tập, những bài nào khó, không hiểu thì nhờ các bạn hoặc cô giáo chỉ bảo thêm. Chính vì vậy, kết quả học tập của bạn rất tốt, tất cả các môn thi đều đạt điểm 9 và điểm 10, chữ bạn viết rất đẹp. Năm học 2018 - 2019, Vân đạt học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện và là một trong những học sinh đứng đầu của khối lớp 3.”

“Ở Vân có ý chí, nghị lực rất đáng khâm phục. Khi cơn đau đến bất chợt trong giờ học, bạn chỉ nhăn nhó. Có những buổi đang học, thấy Vân đau quá, tôi phải gọi gia đình tới đón. Nhìn trang vở bạn đang viết dở dang mà xót xa…” - cô Hương xúc động.

Với Vân, mỗi ngày tới trường là một ngày vui, là ngày khiến em quên hết những khối u đang di căn, những đau đớn trên cơ thể bé nhỏ, để tự tin hòa nhập cùng chúng bạn. Được cắp sách đến trường, được tiếp nhận những bài học ý nghĩa là cách để em chiến thắng bệnh tật.

Cô học trò mồ côi học giỏi

Với Đặng Thị Ngọc Ánh, trường THCS Đồng Ích, xã Đồng Ích, học tập không chỉ là con đường để em từng bước chạm tới ước mơ mà thông qua đó, em có thể đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ.

Bố mất sớm vì tai nạn khi em mới 17 tháng tuổi, một mình mẹ Ánh tần tảo nuôi em và anh trai ăn học. Năm nay, Ánh lên lớp 7, còn anh trai học lớp 9. Cuộc sống của ba mẹ con dựa vào 2 sào ruộng, ít gà nuôi ngoài chuồng và số tiền ít ỏi 600 nghìn đồng trợ cấp khó khăn. Mẹ của Ánh đau ốm thường xuyên, chị được chẩn đoán suy tim.

Cuộc sống gia đình vắng bóng người chồng, người cha không hề dễ dàng đối với  mẹ con em. Mặc dù đã học lớp 7 nhưng Ánh vẫn rất bé nhỏ, em chỉ nặng có 23 kg.

Khó khăn là vậy nhưng trong căn nhà nhỏ của ba mẹ con lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười và niềm lạc quan. Không phụ tấm lòng của mẹ, Ánh và anh trai luôn nỗ lực học tập, rèn luyện. Cả hai đều là học sinh gương mẫu, có học lực khá, giỏi.

Đặc biệt, Ngọc Ánh được thầy cô đánh giá rất cao về năng lực học tập. Năm học vừa qua, em đạt giải ba học sinh giỏi cấp huyện môn Toán.

Sau giờ học, Ánh thường nhờ cô giáo chỉ bảo thêm về bài tập trên lớp

Cô Đặng Thị Hạnh, Giáo viên chủ nhiệm lớp 7A1, trường THCS Đồng Ích nhận xét: “Ánh luôn có tinh thần học tập tốt, là một trong những học sinh trong đội tuyển toán của trường. Trong lớp, Ánh luôn hòa đồng với các bạn, rất năng động, có ý thức trách nhiệm cao, được thầy cô, bạn bè tin tưởng, yêu quý.”

Do điều kiện gia đình khó khăn, không có tiền đi học thêm, Ánh tự học ở nhà. Trước mỗi buổi học, em đều chuẩn bị bài chu đáo, tự tìm tòi, nghiên cứu các cách giải tốt nhất.

Không chỉ học giỏi, Ánh còn luôn giúp mẹ việc nhà như cho gà, lợn ăn, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Những buổi chiều được nghỉ học, em còn phụ giúp mẹ chăn bò. Công việc ở nhà khá bận rộn nhưng Ánh vẫn tranh thủ thời gian mọi lúc mọi nơi để ôn bài và làm bài tập về nhà.

Thương mẹ bao nhiêu, em càng cố gắng học tập bấy nhiêu. Em nói em ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho mẹ. Đôi mắt Ánh ngời sáng lên mỗi khi em nhắc tới ước mơ giản dị ấy.

Phương Thanh

Video liên quan

Chủ đề