Tại sao vua hùng lại thiên vị sơn tinh

Hướng dẫn

Đề bài: Trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, vua Hùng đã quyết định gả Mị Nương cho Sơn Tinh. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy lí giải nguyên nhân vì sao vua Hùng chọn Sơn Tinh, qua đó phản ánh gì về quan niệm của nhân dân ta về việc trị thủy.

I. Dàn ý chi tiết cho đề lí giải nguyên nhân vua Hùng chọn Sơn Tinh

Giới thiệu về câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh: Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước muốn của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước, xây dựng đất nước của các vua Hùng. Việc vua Hùng chọn Sơn Tinh là rể, đã phản ánh quan niệm của nhân dân ta về việc trị thủy cần sức mạnh và ý chí kiên định trong việc phòng chống thiên tai.

2.Thân bài

– Tóm tắt về quá trình kén rể của vua Hùng

+ Câu chuyện kể về quá trình kén rể của vua Hùng cho con gái là Mỵ Nương. Với hai vị thần đến cầu hôn đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh, mỗi người có một tài năng khác nhau kẻ chín người mười.

+Sơn Tinh-chúa vùng non cao: “vẫy tay về phía tây thì phía tây nổi đồi núi; rời từng dãy núi dựng thành lũy”.

+Thủy Tinh- chúa vùng biển cả: có tài hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, ngập nhà cửa,…

+Sính lễ thách cưới: “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng”

– Nguyên nhân vua Hùng chọn Sơn Tinh

+Chính việc thách cưới đã thể hiện sự ưu ái của vua Hùng đối với Sơn Tinh. Sơn Tinh được nói về tài năng của mình trước Thủy Tinh;

+điều kiện sính lễ mà vu thách cưới lại toàn là những báu vật trên cạn. Sơn Tinh có nhiều điều thuận lợi kiện tìm sản vật hơn Thủy Tinh.

Xem thêm:  Ý nghĩa truyện sọ dừa, bài học rút ra từ truyện Sọ Dừa

+Sơn Tinh đã kiếm được đầy đủ sản vật và đến trước nên lấy được vợ về

– Nguyên nhân hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh

+ do đến sau không lấy được vợ Thủy Tinh không cam chịu, tức giận đem quân đuổi đánh Sơn Tinh cướp Mỵ Nương.

+Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, ngập nhà cửa,…

+Cuộc chiến của hai vị thần diễn ra rất lâu, không chịu khuất phục Sơn Tinh với tài trí của mình đã chiến thắng trước những pha tấn công của Thủy Tinh.

– Quan niệm trị thủy của nhân dân ta

+ Hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn bao nhiêu lần dâng nước đánh Sơn Tinh là bấy nhiêu lần Thủy Tinh phải chịu thua quay về.

+Với trí tượng tượng phong phú, nhân dân ta đã sáng tạo lên câu chuyện hư cấu, kì ảo nhưng lại phán ảnh quan niệm của nhân dân ta về việc trị thủy.

+Việc không để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được: như thế con người chúng ta đã chịu bị khuất phục trước những khó khăn, trước những thiên tai bão lũ, nhụt ý chí người đọc người nghe.

=>Sự việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh” là hình ảnh ẩn dụ đây chính là những thiên tai, bão lũ mà mỗi năm nhân dân ta phải phòng chống và khắc phục

Ý nghĩa của truyện:

Sơn Tinh, Thủy Tinh chính là câu chuyện do nhân dân sáng tạo xây dựng dựa trên những chi tiết lịch sử có thật nhằm ca ngợi những công lao, ý chí kiên cường đấu tranh, phòng chống thiên tai triền miên của nhân dân ta. Ca ngợi công lao dựng nước, giữ nước, xây dựng đất của các vua Hùng.

Quan niệm của nhân dân ta về việc trị thủy qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: đó chính là ý chí kiên cường, không hề sợ hãi trước những thiên tai ập đến

II. Bài tham khảo

Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước muốn của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước, xây dựng đất nước của các vua Hùng. Việc vua Hùng chọn Sơn Tinh là rể, đã phán ánh quan niệm của nhân dân ta về việc trị thủy cần sức mạnh và ý chí kiên định trong việc phòng chống thiên tai.

Câu chuyện kể về quá trình kén rể của vua Hùng cho con gái là Mỵ Nương. Với hai vị thần đến cầu hôn đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh, mỗi người có một tài năng khác nhau kẻ chín người mười. Sơn Tinh-chúa vùng non cao: “vẫy tay về phía tây thì phía tây nổi đồi núi; rời từng dãy núi dựng thành lũy”. Thủy Tinh- chúa vùng biển cả: có tài hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, ngập nhà cửa,… Chính vì kẻ chín người mười, lại không muốn mất lòng ai nên vua Hùng bèn cùng với các lạc hầu bàn bạc thách cưới, ai mang đủ sính lễ đến trước sẽ cưới được nàng Mỵ Nương: “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng”

Chính việc thách cưới đã thể hiện sự ưu ái của vua Hùng đối với Sơn Tinh. Sơn Tinh được nói về tài năng của mình trước Thủy Tinh; điều kiện sính lễ mà vu thách cưới lại toàn là những báu vật trên cạn. Sơn Tinh có nhiều điều thuận lợi kiện tìm sản vật hơn Thủy Tinh.

Sơn Tinh đã kiếm được đầy đủ sản vật và đến trước nên lấy được vợ về, do đến sau không lấy được vợ Thủy Tinh không cam chịu, tức giận đem quân đuổi đánh Sơn Tinh cướp Mỵ Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, ngập nhà cửa,… Cuộn chiến của hai vị thần diễn ra rất lâu, không chịu khuất phục Sơn Tinh với tài trí của mình đã chiến thắng trước những pha tấn công của Thủy Tinh. Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần (đầu tiên diễn ra mấy tháng trời-sau này là hàng năm) có ý nghĩa vô cùng to lớn đó là: con người chế ngự được những thiên tai từ thiên nhiên.

Hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh khiến cho nhân dân gặp rất nhiều thiên tai, thiệt hại lớn về người và tài sản nhưng cũng không khuất phục được Sơn Tinh, bao nhiêu lần dâng nước đánh Sơn Tinh là bấy nhiêu lần Thủy Tinh phải chịu thua quay về.

Với trí tượng tượng phong phú, nhân dân ta đã sáng tạo lên câu chuyện hư cấu, kì ảo nhưng lại phán ảnh quan niệm của nhân dân ta về việc trị thủy. Viện không để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được: như thế con người chsung ta đã chịu bị khuất phục trước những khó khăn, trước những thiên tai bão lũ, nhụt ý chí người đọc người nghe.

Sự việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh” là hình ảnh ẩn dụ đây chính là những thiên tai, bão lũ mà mỗi năm nhân dân ta phải phòng chống và khắc phục. nhưng nhân dân ta chưa bao giờ bị khuất phục trước những thiên tai bão lũ đó, mà nhân dân ta với ý chí kiên cường, nhân dân ta chống và khắc phục những thiên tai đó.

Sơn Tinh, Thủy Tinh chính là câu chuyện do nhân dân sáng tạo xây dựng dựa trên những chi tiết lịch sử có thật nhằm ca ngợi những công lao, ý chí kiên cường đấu tranh, phòng chống thiên tai triền miên của nhân dân ta. Ca ngợi công lao dựng nước, giữ nước, xây dựng đất của các vua Hùng.

Quan niệm của nhân dân ta về việc trị thủy qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: đó chính là ý chí kiên cường, không hề sợ hãi trước những thiên tai ập đến

Theo Vanmauonline.com

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó, hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

a. Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt không?

b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt.

c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

(1)  Vua Hùng kén rể.

(2)  Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3)  Vua Hùng ra điều kiện kén rể.

(4)  Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5)  Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6)  Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7)  Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

a)   Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho bết mối quan hệ của chúng.

b)   Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố đó trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em có thể xóa bỏ yếu tô" thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những việc nào?

c)  Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ sự việc "Hằng nám Thủy Tinh lại dâng nước..” được không? Vì sao?

Tập chép : Sơn Tinh, Thủy Tinh (từ đầu đến … cầu hôn công chúa.)

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa.

? Tìm và viết các tên riê ng trong bài chính tả.

Video liên quan

Chủ đề