Tại sao uống nước nhiều đi tiểu nhiều

Mỗi ngày em uống gần 2 lít nước,cứ cách mỗi tiếng hoặc hơn tiếng em lại đi vệ sinh 1 lần, đêm thì 1 lần, có khi không đi. Em không thấy mình có dấu hiệu đau nhức gì cả. Bác sĩ cho em hỏi đi vệ sinh nhiều như thế có phải em bị thận yếu đúng không?

Trả lời:

Chào em,

Uống nước nhiều thì tiểu nhiều. Uống nhiều mà tiểu ít mới suy thận. Em đừng uống nhiều nước buổi tối, đi tiểu đêm sẽ mất giất ngủ không tốt em ạ.Việc đi tiểu của em là hoàn toàn bình thường nên không có gì lo lắng cả. Để kiểm soát sức khỏe tốt cũng như chức năng của thận thì em nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng đến 1 năm 1 lần là tốt nhất.

Chúc em luôn khỏe mạnh.

Chuyên viên thận tiết niệu.

Đi tiểu liên tục có nghĩa là có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nó có thể phá vỡ một thói quen bình thường, làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ và đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hoặc liên quan đến bệnh thận.

Đi tiểu là cách cơ thể loại bỏ chất thải. Nước tiểu chứa nước, axit uric, ure, và độc tố và chất thải được lọc từ bên trong cơ thể. Thận đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Nước tiểu đọng lại trong bàng quang tiết niệu cho đến khi nó đạt đến điểm đầy và muốn đi tiểu. Lúc này, nước tiểu bị tống ra khỏi cơ thể.

Đi tiểu liên tục không giống như tiểu không tự chủ, điều này đề cập đến việc kiểm soát bàng quang ít. Đi tiểu liên tục chỉ có nghĩa là cần phải vào phòng tắm để đi tiểu thường xuyên hơn. Nó có thể xảy ra cùng với tiểu không tự chủ, nhưng nó không giống nhau.

Hầu hết mọi người đi tiểu từ 6 đến 7 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Đi tiểu liên tục có thể được định nghĩa là cần đi tiểu hơn 7 lần trong khoảng thời gian 24 giờ trong khi uống khoảng 2 lít chất lỏng.

Tuy nhiên, tình trạng này ở mỗi cá nhân là khác nhau, và hầu hết mọi người chỉ gặp bác sĩ khi đi tiểu trở nên thường xuyên đến mức họ cảm thấy không thoải mái. Trẻ em có bàng quang nhỏ hơn, vì vậy việc đi tiểu thường xuyên hơn là điều bình thường.

Trẻ em đi tiểu thường xuyên hơn 7 lần trong một ngày

Nguyên nhân đi tiểu liên tục dựa trên lối sống bao gồm uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nếu chúng có chứa caffeine hoặc rượu. Vào ban đêm, điều này có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ với sự thôi thúc đi tiểu. Đi tiểu thường xuyên cũng có thể phát triển như một thói quen.

Tuy nhiên, đi tiểu liên tục cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận hoặc niệu quản, các vấn đề về bàng quang tiết niệu hoặc một bệnh lý khác, chẳng hạn như: đái tháo đường, đái tháo nhạt, mang thai hoặc các vấn đề về tuyến tiền liệt.

Các nguyên nhân hoặc yếu tố liên quan khác bao gồm:

Bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng là yếu tố dẫn tới đi tiểu nhiều lần

  • Thai kỳ: Trong những tuần đầu của thai kỳ, tử cung đang phát triển sẽ gây áp lực lên bàng quang, gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên.
  • Bệnh tiểu đường: Đi tiểu thường xuyên với lượng nước tiểu lớn bất thường thường là triệu chứng sớm của cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 khi cơ thể cố gắng loại bỏ glucose thông qua nước tiểu.
  • Vấn đề tuyến tiền liệt

Để chẩn đoán nguyên nhân đi tiểu liên tục, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và lấy tiền sử bệnh, đặt các câu hỏi như sau:

  • Bạn có uống bất kỳ loại thuốc nào không?
  • Bạn có gặp những triệu chứng khác nữa không?
  • Tình trạng đi tiểu liên tục diễn ra cả ngày hay chỉ vào ban đêm?
  • Bạn có uống nước nhiều hơn bình thường không?
  • Màu sắc nước tiểu có gì bất thường?
  • Bạn có uống rượu hoặc đồ uống chứa caffein?

Tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe và tiền sử bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm, bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu. Việc kiểm tra bằng kính hiển vi của nước tiểu cũng bao gồm một số xét nghiệm để phát hiện và đo lường các hợp chất khác nhau trong nước tiểu.
  • Áp lực đồ bàng quang: Xét nghiệm đo áp lực bên trong bàng quang để xem bàng quang hoạt động như thế nào; xét nghiệm này được thực hiện để xác định xem liệu có một vấn đề về cơ hoặc thần kinh nào gây ra vấn đề với việc bàng quang giữ hoặc giải phóng nước tiểu.
  • Nội soi bàng quang: Một xét nghiệm cho phép bác sĩ của bạn nhìn vào bên trong bàng quang và niệu đạo bằng cách sử dụng một dụng cụ mỏng, nhẹ được gọi là ống nội soi.
  • Xét nghiệm thần kinh: Các xét nghiệm chẩn đoán giúp bác sĩ xác nhận hoặc loại trừ sự hiện diện của rối loạn thần kinh.
  • Siêu âm: Một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng sóng âm thanh để hình dung cấu trúc cơ thể bên trong.

Xét nghiệm hình ảnh có thể sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân đi tiểu liên tục

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng đi tiểu liên tục.

  • Nếu bệnh tiểu đường là nguyên nhân, việc điều trị sẽ liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Đối với nhiễm trùng tiết niệu do vi khuẩn, quá trình điều trị điển hình là điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm đau.
  • Nếu nguyên nhân là bàng quang hoạt động quá mức, một loại thuốc được gọi là thuốc kháng cholinergic có thể được sử dụng. Những điều này ngăn chặn sự co thắt cơ bắp không tự nguyện bất thường xảy ra trong thành bàng quang.

Nếu cần thiết, điều trị bằng thuốc sẽ được bác sĩ kê toa và theo dõi.

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và duy trì một lối sống lành mạnh có thể giúp điều tiết lượng nước tiểu. Điều này có nghĩa là bạn nên hạn chế uống rượu và caffeine và loại bỏ các loại thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang hoặc hoạt động như một chất lợi tiểu, chẳng hạn như sôcôla, thực phẩm cay và chất ngọt nhân tạo.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể giúp giảm táo bón. Điều này có thể gián tiếp cải thiện lưu lượng nước tiểu qua niệu đạo, vì trực tràng bị táo bón có thể gây áp lực lên bàng quang, niệu đạo hoặc cả hai. Bạn nên uống đủ để ngăn ngừa táo bón và cô đặc nước tiểu. Tránh uống ngay trước khi đi ngủ, có thể dẫn đến đi tiểu vào ban đêm.

Đi tiểu liên tục có thể là dấu hiệu do uống nhiều nước, chế độ dinh dưỡng nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo sớm nhiều bệnh lý. Vì thế trong trường hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lối sống mà tình trạng đi tiểu liên tục không cải thiện bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Video đề xuất: Phương pháp điều trị và phòng ngừa rối loạn đường tiết niệu

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

  • Gói khám sức khỏe tổng quát Vip
  • Gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 - 8 lần/ 24h, vì vậy nếu một người đi tiểu hơn 8 lần trong ngày được coi là đi tiểu nhiều lần. Hiện tượng đi tiểu nhiều cả ngày và đêm được xác định là do bệnh lý hoặc do chế độ sinh hoạt hằng ngày.

Những người thường xuyên đi tiểu sẽ thắc mắc về vấn đề đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là bình thường? Theo Hội Niệu học quốc tế, trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 - 8 lần/ 24h, vì vậy nếu một người đi tiểu hơn 8 lần trong ngày được coi là đi tiểu nhiều lần.

Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều giống nhau, không có một con số nào được coi là tuyệt đối. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi vệ sinh của một người như loại đồ uống bạn sử dụng. Caffeine và rượu là chất kích thích bàng quang, vì thế chúng khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn. Độ nhạy cảm của bàng quang cũng có vai trò nhất định. Một vài người chỉ cần uống ít nước cũng đã có nhu cầu, có người lại không.

Sỏi thận và các dị vật đường tiết niệu có thể là nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần trong ngày

Vậy đi tiểu nhiều lần là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Theo đó, tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày nếu không sớm được khắc phục có thể gây ra rất nhiều phiền toái, làm cản trở trong công việc và cuộc sống, khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti, mặc cảm, cơ thể mệt mỏi và suy nhược, ảnh hưởng chức năng sinh lý và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiết niệu, huyết áp, tim mạch...

Hiện tượng đi tiểu nhiều cả ngày và đêm được xác định là do 2 nhóm nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày do bệnh lý:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang qua niệu đạo.
  • Suy thận mạn tính: Giai đoạn đầu của suy thận mạn có hiện tượng giảm chức năng cô đặc nước tiểu gây nên triệu chứng tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu nhiều bọt, phù, tiểu ít, da xanh xao, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Sỏi thận và các dị vật đường tiết niệu: Sự xuất hiện của sỏi hoặc một số dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng tiểu nhiều lần. Biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng, trong đó có triệu chứng tiểu đêm đi kèm là tiểu khó, nước tiểu ít, tiểu buốt, đau lưng và có thể có máu trong nước tiểu... những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không chữa trị sớm và kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị suy thận.
  • Bệnh đái tháo đường: Theo đó, dấu hiệu sớm của đái tháo đường týp 1 và type 2 là đi tiểu nhiều; tiểu nhiều cũng xảy ra khi bệnh đái tháo đường đã biến chứng trên thần kinh kiểm soát bàng quang.
  • Đột quỵ và bệnh thần kinh: tổn thương thần kinh chi phối bàng quang có thể dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang gây tiểu nhiều và tiểu đột ngột.
  • Ung thư bàng quang: khối u phát triển sẽ gây chèn ép hoặc gây chảy máu bàng quang dẫn đến đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Bệnh nhân bị huyết áp cao, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang kẽ, ... cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu nhiều.

Nguyên nhân không do bệnh lý:

  • Bàng quang tăng hoạt (OAB): được biết đến là thủ phạm chính gây tiểu nhiều lần ở mọi lứa tuổi và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân là do các cơ bàng quang hoạt động quá mức, gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên, nhiều lần trong ngày, mà không có cảm giác đau rát. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sinh con nhiều lần bị yếu cơ sàn chậu, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh do thay đổi nội tiết tố.
  • Phụ nữ mang thai: Các nội tiết tố do nhau thai tiết ra và do tử cung to lên để phù hợp với trọng lượng thai nhi gây chèn ép lên bàng quang nên thai phụ đi tiểu nhiều.
  • Độ tuổi: Chức năng thận sẽ bị suy giảm theo độ tuổi.
  • Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt: Uống nhiều nước, ăn canh vào buổi tối, sử dụng các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cafe... gây nên chứng đi tiểu nhiều vào ban đêm.
  • Dùng thuốc lợi tiểu: Các thuốc lợi tiểu dùng để chữa bệnh cao huyết áp, bệnh phù thũng do suy tim, suy thận và xơ gan là nguyên nhân gây ra đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Yếu tố tâm lý: Tình trạng căng thẳng, stress, mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.

Một người được cho là đi tiểu nhiều lần trong ngày nếu số lượng nước tiểu trên 2,5 lít trong 24 giờ; hoặc đi tiểu nhiều lần trong 1 ngày (tiểu thường xuyên). Triệu chứng kèm theo đi tiểu nhiều lần trong ngày gồm:

  • Tiểu ngắt quãng, tiểu không hết nước tiểu trong bàng quang mỗi lần đi tiểu, dòng nước tiểu ngưng đột ngột.
  • Tiểu gấp: Bạn có cảm giác khó chịu như ép trên bàng quang làm bạn muốn đi tiểu ngay.
  • Đi tiểu không tự chủ: Bệnh nhân có thể bị mất kiểm soát dòng nước tiểu, nước tiểu bị rò rỉ liên tục hoặc từng lúc.
  • Rối loạn đi tiểu: Có cảm giác đau hoặc nóng bừng trong hoặc sau khi bạn đi tiểu.
  • Đi tiểu ra máu: Có thể có một ít máu (tiểu máu vi thể) hoặc nhiều máu, máu cục.
  • Tiểu đêm đi kèm tiểu không tự chủ như đái dầm.
  • Tiểu chảy nhỏ giọt: Sau khi bạn đi tiểu xong, nước tiểu tiếp tục nhỏ giọt hoặc chảy ra ngoài. Cảm giác sẽ căng nặng khi bắt đầu tiểu.

Nên tránh các loại đồ uống có cồn (rượu, bia) vì nó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn

Để cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Bạn cần hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối để giảm việc đi tiểu về đêm, thay vào đó nên chia lượng nước uống nhiều ở ban ngày.

Tránh các loại đồ uống có cồn (rượu, bia) vì nó làm lợi tiểu, như vậy sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn;

Hạn chế hoặc giảm việc uống nước chè và cà phê vì nó có tác dụng như một chất lợi tiểu. Mặt khác, tránh dùng các loại này sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát;

Hạn chế các thực phẩm có tính axit như nước vắt cam, chanh, bưởi, cà chua, khế, sấu, dưa muối chua vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang làm cho bạn phải đi tiểu nhiều lần trong ngày;

Tránh dùng các loại nước uống có gas vì những đồ uống có gas cũng rất dễ kích thích bàng quang gây đi tiểu nhiều;

Các loại thực phẩm, gia vị nóng và ngọt bạn cũng không nên dùng nhiều vì chúng gây lợi tiểu. Mỗi khi phải dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó, bạn cần nói cho bác sĩ biết để bác sĩ tránh cho bạn dùng các thuốc gây lợi tiểu. Điều quan trọng nhất là bạn cần khám để phát hiện và điều trị sớm các bệnh là nguyên nhân gây đi tiểu nhiều nói trên;

Cuối cùng, nếu đi tiểu nhiều lần là do bệnh lý, bạn cần đi khám và dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa điều trị. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Như sử dụng các loại thuốc kháng cholinergic giúp giảm co thắt cơ trong bàng quang, nhờ đó giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần, hoặc mất kiểm soát bàng quang .

Bác sĩ Võ Thiện Ngôn đã có trên 7 năm kinh nghiệm làm bác sĩ điều trị, phẫu thuật Ngoại Niệu tại các Bệnh viện: Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.

Bác sĩ Ngôn với khả năng điều trị chuyên sâu về lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý về hệ Tiết niệu và Nam khoa, phẫu thuật hệ Tiết niệu, phẫu thuật nội soi tiết niệu, phẫu thuật Laparo đường niệu, nội soi đường tiết niệu. Phẫu thuật điều trị các bệnh lý Nam khoa

Hiện nay, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn là bác sĩ Ngoại Tiết Niệu – Nam học, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Phương pháp điều trị và phòng ngừa rối loạn đường tiết niệu

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề