Tại sao trịnh văn quyết thoái vốn

Theo thông tin ban đầu, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo nhân viên FLC và Công ty chứng khoán BOS sử dụng nhiều tài khoản khác nhau để mua bán, đẩy giá cổ phiếu FLC và sau đó ông đã bán ra gần 75 triệu cổ phiếu FLC mà không báo cáo.

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC bị bắt ngày 29.3 vì tội thao túng chứng khoán

Hình thức này cũng đã được nhiều ông chủ doanh nghiệp sử dụng trước đó. Chẳng hạn đầu năm nay, ngày 24.1, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tạm giam đối với Nguyễn Văn Nam - nguyên Giám đốc Công ty CP ASA (ASA) - về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Kết quả điều tra xác định Nguyễn Văn Nam đã có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu để tăng khống 7 triệu cổ phiếu ASA, tương đương 70 tỉ đồng, sau đó niêm yết bổ sung 7 triệu cổ phiếu ASA tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để bán và thu tiền bất chính.

Vụ án thao túng giá chứng khoán đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam ngay sau khi tội danh này được bổ sung vào Bộ luật Hình sự có hiệu lực từ đầu năm 2010 là lãnh đạo của Công ty CP Dược Viễn Đông (DVD). Cuối năm 2010, ông Lê Văn Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Dược Viễn Đông - đã bị bắt giam về hành vi thao túng giá chứng khoán. Sau đó, TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử cùng 3 đồng phạm. Khi đó, tòa nhận định quá trình truy tố, xét xử, ông Dũng tỏ ra thành khẩn, ăn năn nên xem xét giảm nhẹ hình phạt và tuyên 4 năm tù, ông Mạnh nhận 2 năm tù, ông Truyền chịu 12 tháng tù treo, ông Việt lĩnh 12 tháng 26 ngày tù được trả tự do ngay tại tòa vì bằng thời hạn tạm giam. Sau đó, cựu Chủ tịch Dược Viễn Đông còn tiếp tục tiếp tục bị truy tố với tội danh “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” để vay vốn tại 2 ngân hàng lên hơn 144 tỉ đồng…

Còn vào tháng 5.2020, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm xét xử Phạm Thị Hinh – cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (KSA) - về tội thao túng thị trường chứng khoán. Bà Hinh cũng là cựu chủ tịch Công ty chứng khoán VSM. Trong năm 2015, KSA đưa ra chủ trương tăng vốn điều lệ từ 373 tỉ đồng lên 1.044 tỉ đồng, thông qua việc phát hành thêm hơn 67 triệu cổ phần cho các cổ đông. Tuy nhiên, đợt phát hành này không có ai mua, chỉ mình bà Phạm Thị Hinh đăng ký mua. Do đó, bị cáo đã nhờ người đứng tên mua cổ phần. Tiền mua cổ phần vay ngân hàng, sau khi nộp vào công ty thì lại rút ra để trả nợ ngân hàng. Sau đó, bà Hinh chỉ đạo nhân viên lập 69 tài khoản khác nhau để liên tục thực hiện mua, bán cổ phiếu KSA, tạo cung cầu giả trên thị trường nhằm thu hút nhà đầu tư. Cơ quan tố tụng cáo buộc từ cuối năm 2015 đến tháng 7.2016, hành vi của bà Hinh và các đồng phạm đã gây thiệt hại cho 1.496 nhà đầu tư với số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Bên cạnh đó, các Công chứng khoán như Mirae Asset, Phú Hưng, Dầu khí cũng bị thiệt hại 761 triệu đồng tiền cho vay margin. Tòa án đã tuyên phạt bà Phạm Thị Hinh đóng vai trò chủ mưu hành vi phạm tội và bị tuyên phạt 18 tháng tù cũng như phải bồi thường số tiền đã gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Khám xét biệt thự của tỉ phú Trịnh Văn Quyết và trụ sở FLC

Mức phạt tù lên đến chung thân do có lừa đảo

Xa hơn nữa, vào cuối năm 2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt giam Nguyễn Vân Giang, nguyên Giám đốc chi nhánh Hà Nội công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á về hành vi thao túng, làm giá cổ phiếu của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và phát triển đô thị, có mã giao dịch là CDO. Nguyễn Vân Giang đã sử dụng 70 tài khoản chứng khoán tạo giao dịch mua bán chéo giữa các tài khoản, nhằm đẩy giá cổ phiếu CDO. Hậu quả của hành vi khi đó đã khiến 572 nhà đầu tư đã mất hơn 11 tỉ đồng khi cổ phiếu CDO bị giảm sàn liên tục. Sau đó, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Vân Giang 17 năm tù vì Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 3 năm tù vì Tội thao túng giá chứng khoán.

Hành vi thao túng giá cổ phiếu gây thiệt hại nặng cho nhà đầu tư và thị trường chứng khoán

Đặc biệt, giữa tháng 5.2019, ông Trần Hữu Tiệp - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung (MTM) - đã bị tuyên phạt mức án tù chung thân do thực hiện hành vi lừa đảo, thao túng cổ phiếu MTM, gây thiệt hại hơn 53 tỉ đồng cho nhiều nhà đầu tư. Đây là bản án cao nhất trên thị trường chứng khoán từ trước đến nay. Công ty MTM không có tài sản, không có hoạt động kinh doanh nhưng làm giả hồ sơ để đưa giao dịch trên UPCoM, làm giả hồ sơ đại hội cổ đông... Các bị cáo sử dụng 59 tài khoản mua bán cổ phiếu MTM nhằm tạo cung cầu giả tạo. Hội đồng xét xử đã nhận định đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và ảnh hưởng đến lĩnh vực chứng khoán.

Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt để điều tra về tội "Thao túng chứng khoán" theo quy định tại điều 211 Bộ luật hình sự. Theo quy định, mức phạt cao nhất đối với cá nhân phạm tội có tổ chức, thu lợi bất chính từ 1,5 tỉ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 2 tỉ đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 2 tỉ đồng đến 4 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Tin liên quan

Bà Hương Trần Kiều Dung trong vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán BOS được xác định là đồng phạm với ông Trịnh Văn Quyết - nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - đã có hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Bộ Công an đề nghị 8 ngân hàng sao kê tài khoản anh em tỉ phú Trịnh Văn Quyết

Bà Hương Trần Kiều Dung (44 tuổi) từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại Tập đoàn FLC. Bà Dung từng 2 lần ngồi ghế Tổng giám đốc Tập đoàn FLC trong giai đoạn từ tháng 5.2015 đến tháng 3.2017 và từ tháng 7.2018 đến tháng 4.2020 và từ tháng 6.2014 đến nay là Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC. Ngoài chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán BOS, bà Hương Trần Kiều Dung còn đảm nhận nhiều vị trí quản lý quan trọng tại các đơn vị thành viên như Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Công ty CP Xây dựng FLC Faros, Công ty CP FLC Travel, Công ty cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nông sản FAM, Công ty TNHH FLC Đồ Sơn Golf & Resort…

Bà Hương Trần Kiều Dung là nhân vật thứ hai tại FLC sau ông Trịnh Văn Quyết

Theo Báo cáo quản trị của Tập đoàn FLC, bà Hương Trần Kiều Dung đang sở hữu 27.775 cổ phiếu FLC, tương đương gần 270 triệu đồng. Tại Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS) dù là Chủ tịch HĐQT nhưng "phó tướng" của ông Trịnh Văn Quyết cũng chỉ đang có hơn 1,13 triệu cổ phiếu, thua xa con số hơn 23,7 triệu cổ phiếu do bản thân ông Quyết sở hữu. Số cổ phiếu ROS của bà Hương Trần Kiều Dung đang tương đương 6,4 tỉ đồng. Tương tự, cũng là Chủ tịch của Công ty CP chứng khoán BOS (mã ART) nhưng hiện tại bà Hương Trần Kiều Dung chỉ sở hữu 500.000 cổ phiếu, tương đương 4 tỉ đồng. Như vậy dù giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các công ty thuộc hệ sinh thái FLC nhưng với những doanh nghiệp đang niêm yết thì tài sản của bà Dung khá khiêm tốn với gần 10,7 tỉ đồng.

Trước đó vào ngày 6.4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Hương Trần Kiều Dung 70 triệu đồng do đã có hành vi vi phạm là thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đại chúng đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị tại quá 5 công ty khác.

Riêng đối với Công ty chứng khoán BOS (ART), trong ngày 8.4 cùng với việc công bố thông tin bất thường về các lãnh đạo công ty bị bắt, công ty này cũng thông báo hủy ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông tham dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên dự kiến diễn ra vào ngày 28.3 sắp đến và sẽ thông báo lại trước ngày 30.6. Kết thúc năm 2021, công ty chứng khoán đạt doanh thu 93,5 tỉ đồng, giảm gần 40% so với năm 2020 và lợi nhuận sau thuế 33,9 tỉ đồng, tăng vọt gần 22 lần so với con số khiêm tốn chỉ gần 1,57 tỉ đồng của năm 2020.

Tin liên quan

Không loại trừ ảnh hưởng "domino"

Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp

Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp nhận định, việc khởi tố, bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết là thông điệp thể hiện rõ quyết tâm làm trong sạch và minh bạch TTCK. Tất cả những hành vi thao túng, vi phạm luật pháp mang tính hệ thống, đều sẽ bị xử lý theo chiều hướng tăng nặng.

Ngoài trấn an tâm lý cho nhà đầu cá nhân, việc này cũng mang lại niềm tin cho giới đầu tư nước ngoài. Trước đó, bài học 2 quỹ ETF ngoại mua ROS với giá trên 200.000 đồng/cổ phiếu, rồi phải bán toàn bộ khoản đầu tư này với giá 2.000 đồng/ cổ phiếu, là việc không mang lại sự tin tưởng của giới đầu tư.

Ông Điệp cho rằng, mặc dù về dài hạn đây là tin tốt cho cả thị trường, nhưng trong ngắn hạn vẫn có thể sẽ có ảnh hưởng tiêu cực cho một số nhóm cổ phiếu. Những cổ phiếu có liên quan trực tiếp đến ông Trịnh Văn Quyết sẽ giảm sâu và kéo dài. Nhóm bất động sản có thể sẽ tiêu cực trong một vài phiên. Nhóm ngân hàng ở các cái tên có cấp tín dụng cho cổ phiếu liên quan với ông Quyết có thể cũng chịu áp lực bán. Ngoài ra cũng không loại trừ có những ảnh hưởng mang tính "domino" khi một vài chủ thể thị trường phải bán tài sản là các cổ phiếu tốt, để cân lại khoản mục cho vay nhóm FLC.

Quan sát cổ phiếu ngân hàng

Ông Huỳnh Minh Tuấn, sáng lập Công ty quản lý tài sản FIDT

Ông Huỳnh Minh Tuấn, sáng lập Công ty quản lý tài sản FIDT cho rằng, sẽ có 2 nhóm ảnh hưởng trực tiếp bởi sự kiện ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam.

Thứ nhất với hệ sinh thái của FLC như các mã được nêu trên AMD, KFL, ART, ROS, GAB, diễn biến bán tháo là khó tránh khỏi, bên cạnh đó BVA cũng sẽ rơi mạnh trên thị trường OTC là điều tất yếu.

Nhóm tiếp theo chịu ảnh hưởng là ngân hàng, hệ sinh thái này đang có dư nợ gồm STB, OCB, BID , NVB.

“Ở nhóm ngân hàng, quy mô nợ xấu này nếu có cũng khá nhỏ với quy mô tổng tài sản của từng nhà băng như STB , OCB hay NVB. Vì vậy, mức độ phản ứng tầm 1-2 phiên là cùng và đi kèm với đó là những thông tin được công bố về cơ cấu nợ sẽ làm thẩm thấu những lo ngại này vào thị giá các nhà băng này”, ông Tuấn phân tích.

Ở góc độ thứ 2, ông Tuấn cho rằng, với toàn bộ thị trường và các nhóm ngành còn lại thì sự kiện này thật sự không liên quan gì vì nhóm FLC này từ lâu đã tách bạch và "định vị" mình ở nhóm đầu cơ rất rõ rồi, có chăng chỉ là một lượng tiền đầu cơ tương đối sẽ bị nhốt trong này cũng như liên đới tới một vài "kho hàng" tự phát theo kiểu bán bổ sung tài sản.

Tâm lý đánh bạc, đầu cơ, đội lái sẽ giảm bớt

"Sự kiện này tạo ra bước ngoặt về môi trường đầu tư sạch, an toàn và bảo vệ tốt cho toàn bộ tầng lớp nhà đầu tư tham gia hiện tại , từ đó thúc đẩy sự lớn mạnh tiếp nối của thị trường trong những năm tiếp theo", ông Huỳnh Minh Tuấn.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, mức độ ảnh hưởng lần này sẽ nhẹ hơn rất nhiều và gần như không có nhiều hoạt động bán giải chấp liên đới ở các " kho hàng ", khi chúng đã bị xử lý ở tháng 1 vừa qua.

Trên đây là những ảnh hưởng gọi là tiêu cực ngắn hạn còn về trung và dài hạn, ông Tuấn cho rằng, chỉ có thể nói một từ "rất tốt". Dữ liệu đã chứng minh với những lần lao lý của các yếu nhân có quy mô còn to hơn ông Quyết rất nhiều và thường thị trường phục hồi rất tốt về sau.

Bên cạnh đó, sự việc việc thể hiện quyết tâm làm trong sạch, lành mạnh và minh bạch của thị trường sẽ thúc đẩy một luồng vốn quy mô lớn vào TTCK vì đây vẫn là nơi phân bổ tài sản chất lượng và là nơi huy động vốn trung và dài hạn tốt cho nhóm công ty làm ăn đàng hoàng minh bạch.

"Từ sự vụ này tâm lý về đánh bạc, đầu cơ , đội lái sẽ giảm bớt và sự nắn dòng vốn đầu tư sẽ diễn ra rất rõ và có thể nói nhóm cổ phiếu hưởng lợi là nhóm cổ phiếu làm ăn tốt, quy mô lớn, minh bạch trong hoạt động kinh doanh và uy tín từ người lãnh đạo sẽ hút hàng

Đây còn là một pha "ghi điểm" trong mắt các nhà đầu tư ngoại đi kèm với triển vọng sáng sủa cho việc lên hạng của TTCK trong tương lai gần (2024-2025) khi những lực cản trở định tính đã được gỡ bỏ (minh bạch, hệ thống giao dịch lỗi thời ..)", ông Tuấn nhấn mạnh.

Video liên quan

Chủ đề