Tại sao tay bị xước măng rô

Thực đơn ngừa xước móng tay

Móng tay phản ánh chế độ ăn uống. Nếu thiếu vitamin A và calci, móng tay sẽ dễ gãy. Nếu thiếu protein, acid folic và vitamin C, móng tay sẽ bị xước măng rô

Xước măng rô (xước da quanh chân móng tay) là hiện tượng thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi bị xước măng rô ở rìa móng tay thì đau, rát, khó chịu, nhiều người thường nói rằng đó là do thiếu vitamin C. Thực ra, xước măng rô không chỉ đơn giản là do thiếu vitamin C mà việc lột da ở bàn tay trong nhiều trường hợp được xác định còn do thiếu calci, acid folic...

Ngoài ra, do quá trình làm việc và rửa tay tiếp xúc với nhiều loại hóa chất tẩy rửa như nước rửa chén, xà phòng, nước gội đầu, nhuộm tóc… nên da tay khô cũng sẽ dễ dẫn đến trầy xước. Lúc này, nên dùng chất tẩy rửa có độ kiềm nhẹ hoặc dùng bao tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa trên.

Khi sắp đến ngày “đèn đỏ” hoặc do nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến dãn mao mạch, có khi gây mẩn ngứa, thậm chí da nổi mụn cũng có hiện tượng xước măng rô. Nếu ở vào trường hợp này, bạn không nên can thiệp, chỉ cần hết “đèn đỏ” hoặc buồng trứng ổn định, tay bạn sẽ khỏi xước măng rô.

Ăn nhiều loại trái cây sẽ giúp cơ thể không thiếu vitamin A. Ảnh: HỒNG THÚY

Khi thấy tay bị xước măng rô, bạn nên dùng một cây kìm cắt da hoặc đồ bấm móng tay để cắt sát vào phần da xước. Cần lấy dụng cụ cắt sạch phần da chai sần và khô ở hai bên khóe móng, sau đó dùng giũa mài cho nhẵn nhụi vì nếu không, đôi khi vô tình quệt lên mặt sẽ làm trầy xước da mặt. Móng tay phản ánh chế độ ăn uống. Nếu thiếu vitamin A và calci, móng tay sẽ dễ gãy. Nếu thiếu protein, acid folic và vitamin C, móng tay sẽ bị xước măng rô.

Những vệt trắng ngang móng tay cho thấy hiện tượng thiếu protein. Cơ thể thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến móng tay bị quá khô, chân móng bị tròn và cong đồng thời móng có màu xỉn tối. Thiếu chất kẽm khiến các đốm trắng xuất hiện trên móng. Móng tay dễ gãy cũng có thể do thiếu nước.

Để giúp móng tay khỏe, nên ăn nhiều trái cây và rau tươi để cung cấp đủ lượng vitamin, chất khoáng và enzim cần thiết. Nên ăn nhiều bông cải xanh, cá, hành và uống đủ nước hằng ngày. Nên bổ sung vào bữa ăn với sữa ong chúa, tảo spirulina và tảo bẹ vì những thứ này giàu silic dioxide, kẽm và vitamin B có tác dụng làm móng tay khỏe hơn. Uống nước cà rốt tươi mỗi ngày sẽ cho cơ thể nhiều calci và phosphor.

Không sơn móng quá 1 - 2 lần/tuần

Để tránh cho móng tay bị gãy, giòn nên cẩn thận trong các hoạt động hằng ngày. Tránh để móng tay tiếp xúc nhiều với những chất chứa cồn, kiềm và acid đậm đặc, đặc biệt là mỹ phẩm dưỡng da có mùi thơm vì chúng có thể khiến móng tay dễ gãy hơn. Nên dùng găng tay cao su khi làm việc nhà hoặc khi rửa chén.

Trước khi sơn móng tay, nhớ dùng chất tẩy để tẩy đi lớp sơn cũ trên móng. Hãy để cho lớp véc-ni có thời gian khô hoàn toàn rồi hãy sơn lớp kế tiếp, khi đó, bề mặt móng tay mới bóng và căng đều.

Nên nhớ rằng sơn nhiều lớp màu mỏng tốt hơn là sơn một lớp dày, vì nó sẽ khô nhanh hơn và bám móng lâu hơn. Đừng tẩy và sơn quá 1 - 2 lần/tuần, nếu không muốn móng tay dễ bị khô. Nên chọn chất tẩy móng có đặc tính giữ ẩm để giảm sự hư hại móng.

Để giữ gìn da tay luôn khỏe mạnh, chúng ta nên thường xuyên vệ sinh bằng cách ngâm tay vào nước muối pha loãng mỗi tối. Ngoài ra, nên sử dụng một số loại kem dưỡng da có độ ẩm giúp da tay mềm hơn. Thói quen cắn móng tay của nhiều người cũng sẽ khiến da bị rách, nham nhở, vì thế nên loại bỏ thói quen không tốt này.

Lương y HOÀI VŨ (Hội Đông y Hà Nội)

Vết xước măng rô là gì? cách chữa xước măng rô tay

Mùa đông chúng ta hay bị 1 tình trạng gọi là xước măng rô (tên tiếng Anh là hangnails hay eponychium). Trên các trang mạng nói tình trạng này do thiếu dinh dưỡng? Vậy thật sự hangnails là gì, nguyên nhân gây bệnh và cách chúng ta dự phòng ra sao? Mọi người hãy cùng BS Da liễu tìm hiểu nhé

  • Là tình trạng mảnh da nhỏ bị rách bên cạnh móng tay (hiếm khi gặp ở móng chân).
  • Trong thuật ngữ tiếng anh “hangnails” có từ “nails” có thể làm nhầm lẫn là tình trạng này ảnh hưởng đến móng, nhưng trên thực tế đây là một bệnh của da.

  • Da bị khô trong những ngày mùa đông hay khi rửa tay nhiều lần.
  • Do chấn thương: cắt, cắn móng tay…
  • Một số nghề nghiệp có nguy cơ cao khi tiếp xúc với hoá chất, chất tẩy rửa như: bác sỹ, y tá, nhân viên thực phẩm, thợ mộc và thợ xây dựng…

Vậy đó, trong số các nguyên nhân trên thì chưa thấy nguyên nhân thiểu dưỡng được đưa ra!!

  • Mảnh da nhỏ bị rách bên cạnh móng tay.
  • Vị trí: thường bị ở gốc và 2 bên móng, nơi có nhiều thần kinh và mạch máu. Khi tổn thương bị bội nhiễm sẽ xuất hiện viêm đỏ, chèn vào các đầu dây thần kinh gây đau.

Không nên cố gắng xé hoặc giật nó da. Nếu giật mạnh có thể làm mất thêm vùng da lành và tổn thương sâu hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, còn làm vùng tổn thương trở nên đỏ và viêm.

Để lấy bỏ xước măng rô một cách an toàn và hiệu quả, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Rửa tay sạch để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Làm mềm xước măng rô bằng nước xà ấm. Bạn cũng có thể bôi dưỡng ẩm nên vùng tổn thương một cách nhẹ nhàng. Để khoảng 10 phút cho mềm.
  • Dùng bấm móng tay hoặc kéo đã được khử trùng để lấy bỏ xước măng rô. Đảm bảo chỉ cắt phần xước măng rô nhô ra ngoài chứ không cắt cắt phần da bên dưới. Cố gắng lấy bỏ càng nhiều da chết càng tốt.
  • Nếu cắt quá sát và chảy máu, rửa sạch bằng nước, bôi kháng sinh và băng vết thương cho đến khi lành hẳn.
  • Nếu cắt tổn thương và không bị chảy máu, thì chỉ cần chăm sóc bằng cách bôi dưỡng ẩm.
  • Trong trường hợp xước măng rô nặng, nhiều và hay tái phát, có thể sử dụng keo cyanoacrylate (keo phẫu thuật) vào ngón tay bị tổn thương sau khi đã lấy phẩn xước. Keo này dính da bị rách vào kẽ móng, do đó ngăn vết rách kéo dài thêm vào hạ bì. Điều này cũng giúp bệnh nhân thực hiện được các hoạt động hàng ngày mà không có cảm giác khó chịu. Sau khi lành, phần keo sẽ tự bong ra.

Chủ yếu là nguy cơ nhiễm trùng do đó cần giữ tay sạch sẽ, không xé hay cắn xước măng rô.

  • Biểu hiện của nhiễm trùng: da đỏ, sưng nề quanh tổn thương, có thể có mủ vùng quanh móng hoặc khu vực xước măng rô, sờ nóng, đau.
  • Điều trị: lấy bỏ phần xước măng rô như trên và bôi kháng sinh tại chỗ, băng lại.

  • Đi găng tay khi trời lạnh.
  • Măng găng bảo hộ khi làm các việc dễ gây tổn thương da như: làm vườn, dọn dẹp nhà, rửa bát…
  • Giữ ẩm cho da tay bằng dưỡng ẩm.
  • Hạn chế cắn móng tay
  • Giảm hoặc ngừng sử dụng các sản phẩm chứa aceton (thường có trong sơn móng tay) vì có thể làm khô da

BS Hoàng Văn Tâm, BS Nguyễn Doãn Tuấn

Hội Bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Việt Nam

  • TAGS
  • cách chữa xước măng rô tay
  • cội nguồn sự sống
  • hangnails
  • xước măng rô

Video liên quan

Chủ đề