Tại sao pháp chọn việt nam trong chính sách xâm lược của mình? *

Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Dương và Đông Nam Á,… giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản và dầu mỏ, hơn hết chế độ phong kiến của Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn nhân công rẻ mạt. Thực sự là thị trường béo bở của đế quốc.

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sử 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Giá trị địa – chiến lược của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á hiện nay

a) Giá trị địa – chính trị

Khái niệm địa – chính trị (geopolitical) được chính thức đề cập lần đầu tiên vào năm 1899 bởi Rudolf Kjellen, một nhà khoa học chính trị người Thụy Điển. Dù có nhiều cách tiếp cận và lý giải khác nhau nhưng có thể hiểu địa – chính trị của một quốc gia là mối liên hệ giữa yếu tố địa lý và quan hệ chính trị của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế, theo cách mà Napoleon nói: “Chính trị của một quốc gia nằm trong địa lý của nó”.

Về vị trí địa lý, Việt Nam là quốc gia tiếp giáp và án ngữ cửa ngõ phía Nam của Trung Quốc, trong lịch sử luôn là đối tượng Trung Quốc muốn tìm cách gây ảnh hưởng và chi phối. Trong lịch sử cận đại, với vị trí là cửa ngõ đi vào châu Á từ Thái Bình Dương, Việt Nam lại trở thành mục tiêu của các cường quốc trong và ngoài khu vực.

Chỉ trong vòng chưa đến 50 năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước lớn ở cả ba châu lục Âu, Mỹ, Á đã xâm lược Việt Nam với tham vọng kiểm soát, chiếm giữ vị trí “đắc địa” này để giúp kiểm soát Đông Nam Á nói riêng, châu Á nói chung.

Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ, Đông Nam Á đã trở thành địa bàn tranh chấp chiến lược hàng đầu của các nước lớn. Là quốc gia có diện tích, dân số lớn ở Đông Nam Á, với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, Việt Nam là tâm điểm chú ý trong chính sách của các nước lớn.

Trong khi Trung Quốc chú ý đến Việt Nam trong các quốc gia láng giềng phía Nam do sự tương đồng về thể chế chính trị và truyền thống văn hóa, muốn thông qua Việt Nam để gây ảnh hưởng với các quốc gia khác trong nội khối ASEAN thì cả Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đều muốn lôi kéo Việt Nam, phát huy ưu thế địa – chính trị của Việt Nam trong hạn chế tham vọng của Trung Quốc tại khu vực.

Bối cảnh tình hình mới với cuộc cạnh tranh quyền lực và ảnh hưởng gay gắt giữa các cường quốc đã làm cho vị trí địa – chính trị của Việt Nam ngày càng quan trọng hơn.

Bên cạnh đó, là quốc gia có truyền thống “đối phó” thành công với các nước lớn trong suốt chiều dài lịch sử, nhất là với cả Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam có uy tín và ảnh hưởng đối với các nước Đông Nam Á nói riêng, các quốc gia vừa và nhỏ tại châu Á – Thái Bình Dương nói chung.

Cùng với đường lối ngoại giao rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam ngày càng giành được sự tin cậy và tín nhiệm của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với 16 quốc gia, quan hệ đối tác toàn diện với 13 quốc gia, là thành viên đầy đủ, tích cực của trên 70 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới.

b) Giá trị địa – kinh tế

Địa – kinh tế (geoeconomic) là khái niệm đề cập mối quan hệ giữa đặc điểm địa lý với tiến trình phát triển kinh tế của một khu vực hay quốc gia. Trong khi cục diện chính trị khu vực đang có xu hướng phân tán theo các mô hình tập hợp lực lượng và chính sách cạnh tranh ảnh hưởng, quyền lực giữa các nước lớn, cục diện kinh tế lại có xu hướng hội tụ với nhu cầu kết nối, giao thương ngày càng tăng giữa các nước.

Với vị trí nằm giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, gần các trung tâm phát triển lớn và năng động trong khu vực và trên thế giới, nơi có nhiều nền kinh tế đóng vai trò là động lực tăng trưởng của khu vực và thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, lại có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ giao thương, hợp tác và phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, là quốc gia biển với đường lãnh hải dài, mỗi phần lãnh thổ Việt Nam đều có thể đóng vai trò là cửa ngõ kết nối nội địa châu Á với Thái Bình Dương. Miền Bắc kết nối ra vùng biển Tây Nam Trung Quốc, miền Trung kết nối với Lào, Đông Bắc Thái Lan và Mianma; miền Nam kết nối với Campuchia cả trên bộ và trên biển.

Dọc bờ biển của mình, Việt Nam có nhiều khu vực xây dựng cảng biển, trong đó có nhiều cảng nước sâu, cho phép Việt Nam đóng một vai trò then chốt về kinh tế và cung ứng dịch vụ logistics cho các quốc gia trong và ngoài khu vực. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam bởi mỗi ngày có khoảng từ 150 – 200 tàu các loại qua lại Biển Đông; hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Hằng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua vùng biển này.

Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông.

Việt Nam nằm trên tuyến đường bộ Xuyên Á dài 140.479km do Ủy ban Kinh tế – Xã hội châu Á – Thái Bình Dương thuộc Liên hợp quốc khởi xướng nhằm nối liền tuyến đường cao tốc châu Á, phát triển giao thương đường bộ giữa các nước khu vực châu Á và châu Âu.

Việt Nam cũng nằm trên trục chính của Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tạo ra tiềm năng lớn cho hoạt động vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp.

Việt Nam là địa chỉ thu hút quan tâm đầu tư và hợp tác của nhiều quốc gia ở trong và ngoài khu vực. BRI của Trung Quốc lấy Đông Nam Á làm địa bàn xuất phát và Việt Nam án ngữ nhiều tuyến đường triển khai, trong khi đó Mỹ cũng đã thông báo nhiều kế hoạch mở rộng kết cấu hạ tầng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó có gói đầu tư trực tiếp trị giá 113 triệu USD và cam kết gia tăng về mức độ hỗ trợ tài chính của Chính phủ dành cho các nước trong khu vực. Như vậy, Việt Nam có cơ hội tận dụng vốn đầu tư, công nghệ và tri thức từ các nước phát triển để biến các tiềm năng sẵn có thành hiệu quả thực tế nhằm nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia.

c) Giá trị địa – an ninh

Địa – an ninh (geosecurity) là khái niệm chưa phổ biến nhưng cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, đề cập mối quan hệ giữa vị trí địa lý và ảnh hưởng của quốc gia đó đối với việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực.

Vị trí địa lý đặc thù của Việt Nam không chỉ có ý nghĩa đối với lợi ích quốc gia mà còn tác động tới môi trường an ninh toàn khu vực. Vì vậy, cùng với giá trị địa – chính trị và địa – kinh tế, địa – an ninh cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên vị thế địa – chiến lược đặc thù của Việt Nam.

Biển Đông đóng vai trò trọng yếu đối với an ninh Đông Nam Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung, đặc biệt là các cấu trúc tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây có thể là các cơ sở lưỡng dụng, phục vụ các hoạt động biển xa, như kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại trên Biển Đông, dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm rađa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền… Các chiến lược gia phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát và khống chế được toàn bộ Biển Đông.

Đường bờ biển dài, có nhiều cảng nước sâu có tiềm năng và năng lực vận tải lớn, điển hình như cảng Cam Ranh, có khả năng làm căn cứ cho tàu ngầm cũng như tàu sân bay để giúp kiểm soát an ninh Biển Đông.

Giới chuyên gia quân sự cho rằng từ Cam Ranh có thể kiểm soát được Biển Đông và cả eo biển Malacca, có thể tiến hành giám sát điện tử đối với khu vực Bắc Ấn Độ Dương, Vịnh Persian, thậm chí cả biển Hoa Đông. Việt Nam có thể sử dụng ưu thế địa – an ninh này để bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình tại Biển Đông, đồng thời cùng các nước khác bảo đảm an ninh hàng hải và lợi ích chung khác trên các vùng biển, chống lại sự áp đặt của nước lớn trong khu vực.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ở vị trí “đắc địa” để phát huy vai trò trong nội khối ASEAN, thiết lập và tăng cường các cơ chế, khuôn khổ hợp tác gắn kết giữa Đông Nam Á “lục địa” với Đông Nam Á “biển đảo”. Ở vị trí địa lý này, Việt Nam có khả năng đóng góp to lớn vào tiến trình vận động của cấu trúc an ninh tại khu vực với sự tham gia của tất cả các nước lớn cùng có lợi, qua đó phát huy lợi ích quốc gia.

Hỏi: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

A. Việt nam có vị trí địa ý thuận lợi.

B. Việt Nam có vị trí quan trộng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.

D. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.

Hướng dẫn

Chọn đáp án: B. Việt Nam có vị trí quan trộng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

Giải thích: Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Dương và Đông Nam Á,… giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản và dầu mỏ, hơn hết chế độ phong kiến của Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn nhân công rẻ mạt. Thực sự là thị trường béo bở của đế quốc.

Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

A. Việt nam có vị trí địa ý thuận lợi

B. Việt Nam là một thị trường rộng lớn

C. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu

D. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở

Đáp án đúng D.

Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình do Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở, khủng hoảng về chính quyền phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là một trong những nguyên nhân hàng đầu của việc Pháp xâm lược Việt Nam.

Giải thích việc chọn đáp án đúng là D do:

– Nguyên nhân sâu xa:

+ Khủng hoảng về chính quyền phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là một trong những nguyên nhân hàng đầu của việc tại sao Pháp xâm lược Việt Nam.

+ Về mặt chính trị: Chính quyền thực hiện chính sách đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Sống dưới chế độ xã hội phong kiến, đã có khá nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ nhưng đều bị dập tắt sau những cuộc đàn áp đẫm máu, khốc liệt.

+ Chính quyền thực hiện chính sách đối ngoại mù quáng, thần phục nhà Thanh, ban hành luật Gia Long, đóng cửa đất nước, không giao thương với bạn bè các quốc gia khác.

+ Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Dương và Đông Nam Á,… giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản và dầu mỏ, hơn hết chế độ phong kiến của Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn nhân công rẻ mạt. Thực sự là thị trường béo bở của đế quốc.

+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

+ Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

+ Việt Nam là thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa của nước Pháp. Điều này sẽ làm cho nền kinh tế của Pháp phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu thôn tín được Việt Nam, Pháp sẽ đưa hàng hóa sang Việt Nam tiêu thụ.

+ Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.

– Nguyên nhân trực tiếp:

+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

Video liên quan

Chủ đề