Tại sao phải nhậu

Rượu là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt

Rượu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày nhất là các dịp lễ, tết, cưới xin, hội hè… Rượu còn là cầu nối tâm linh giữa dương gian với chốn vĩnh hằng… Uống rượu đã trở thành một truyền thống, một nét văn hoá riêng của mỗi vùng miền.  

Rượu là biểu tượng của sự tri kỷ, tri âm: “Rượu ngon mà thiếu bạn hiền/ không mua không phải không tiền không mua”. Chung rượu cũng làm nên lớp diễn để đời của hai người bạn tri giao là hàn sĩ Nhuận Điền và quan trạng Trần Minh trong tuồng hát “Bên cầu dệt lụa”. Trong giao tiếp hằng ngày, uống rượu có quy ước hẳn hòi: "Trà tam rượu tứ", “Vô tửu bất thành lễ”. Rượu còn dùng làm thước đo bản lĩnh đàn ông: “Nam vô tửu như kỳ vô phong”…

Bây giờ, rượu không còn là đặc quyền của đàn ông nữa, ngày càng có nhiều phụ nữ gia nhập hàng ngũ “đệ tử Lưu Linh”. Dân gian có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nhưng đối với “đệ tử Lưu Linh” thì chén rượu mới là đầu câu chuyện.

Tại sao phải nhậu

Khi "uống rượu" biến thành "nhậu"

Uống rượu từng được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt từ xa xưa nhưng càng về sau nét đẹp văn hóa này đã bị biến tướng thành những cuộc nhậu, có khi dẫn đến bê tha chè chén, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu suất lao động, tới sức khỏe và đời sống tinh thần của con người, thậm chí còn bị xếp vào tệ nạn xã hội.

Nếu như trong văn hóa uống rượu người ta chú trọng nhiều đến lễ tiết, thì trong tiệc nhậu họ không câu nệ nghi thức, chỉ cốt sao có một cuộc vui trọn vẹn, người ta sát phạt thúc ép nhau cho bằng “chết” mới “đã nư”, bất chấp tửu lượng mỗi người mỗi khác.

Nếu như trong văn hóa uống rượu người ta nói những lời chúc tụng, cung kính hoa mỹ, thì trong cuộc nhậu là không khí náo nhiệt với những câu chuyện rôm rả đủ mọi thể loại đề tài trên trời, dưới biển, cùng với khẩu lệnh “Dzôôô! Dzôôô!” như một cách truyền cảm hứng. Nếu như rượu lễ thường chỉ uống suông thì cuộc nhậu nhất định phải có mồi màng cầm cự đưa cay.

Khi nào thì người ta nhậu? Có đến hàng tỷ lý do để nhậu, không thể liệt kê ra hết. Ngoài là một phương thức thư giãn được ưa chuộng thì người ta thường hay đưa ra một lý do hết sức chính đáng là để giao tiếp. Đặc biệt với giới doanh nhân, mời rượu nhau trong những buổi gặp gỡ khách hàng, đối tác, bàn luận công việc làm tiền đề cho các ký kết hợp đồng đã trở nên phổ biến. Với những người làm công việc có liên quan đến sáng tạo, nhiều người cũng mượn rượu để lấy cảm hứng sáng tác.

Với dân văn phòng càng có nhiều lý do để nhậu: Công ty tổng kết cuối năm, liên hoan tất niên, tân niên, nhậu chốt hợp đồng, nhậu thu hồi nợ… Nhậu nhóm: nhóm đồng nghiệp cũ, nhóm bạn học đường các cấp. Nhậu theo định kỳ, theo thói quen…  

“Lúc đi hết mình lúc về hết hồn”

Lạm dụng rượu, bia gây tổn hại sức khỏe thậm chí đến tính mạng con người (Thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu bia, 6% vụ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia), điều này ai cũng biết và không thể phủ nhận. Ngoài ra nó còn để lại nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội. Cũng theo báo cáo này, tại Việt Nam, 60% vụ bạo lực gia đình có liên quan đến nhậu nhẹt say xỉn không kiểm soát được hành vi.

Anh Hải là nhân viên sale của một công ty kinh doanh địa ốc than thở, tháng nào anh cũng phải tiêu tốn gần cả triệu tiền chi cho ăn nhậu mặc dù anh không mấy thích thú với chuyện này. Anh thử cương quyết từ chối vài lần liền bị tẩy chay, thậm chí bị gán “tội” không hòa đồng, keo kiệt…

Đằng sau tai nạn giao thông, nạn bạo hành, nền tảng gia đình lung lay, đằng sau “nỗi khổ” của những người như anh Hải, đáng báo động hơn, là tình trạng một bộ phận các thanh thiếu niên trẻ đang có xu hướng say sưa, đắm mình trong men bia rượu để “giải sầu”.

Thấy được tác hại khôn lường của sự lạm dụng rượu bia, bắt đầu ngày 1/1/2020, Luật phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực, quy định cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia. Theo đó, Nghị định số 117 cũng đưa ra các hình thức xử phạt những hành vi vi phạm liên quan đến  phòng chống tác hại rượu, bia. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành luật và các nhà xã hội học thì việc thực thi, xử phạt là không dễ dàng, cần có lộ trình từng bước cho thật hợp lý.

Tại sao phải nhậu

“Sống chung với lũ”

Thực tế, “văn hóa nhậu” đã ăn sâu vào đời sống dân ta trong một thời gian quá dài. Để bỏ nó đi trong một sớm một chiều không phải “nói được làm được”. Rất nhiều sức ép từ các mối quan hệ mà người trong cuộc phải gánh chịu: quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, khách hàng đối tác, cơ hội thăng tiến... theo thói quen đều được giải quyết trên bàn nhậu.  

Không loại trừ ngay được thì chúng ta “Sống chung với lũ”  vậy. Bằng cách biến “văn hóa nhậu” thành một thứ “kỹ năng mềm” tiến tới nhậu sao cho bảo đảm nhân quyền, văn minh, lành mạnh. 

Nhân quyền thể hiện trong cuộc nhậu là tôn trọng sự lựa chọn, chấp nhận quyền từ chối của bạn nhậu. Chấp nhận sự khác biệt về tửu lượng về tình trạng sức khỏe cá nhân, không cào bằng, không ép uống. 

Nhậu văn minh là không biến bàn nhậu thành “võ đài” biểu diễn, phô bày “sức mạnh”, không vượt quá giới hạn, không nhậu bất chấp đến ăn nói lung tung, tay chân quờ quạng, nôn mửa, đổ gục tại chỗ. Đánh giá bạn nhậu ở sự tham gia nhiệt tình chứ không phải bằng số lượng rượu bia uống vào.

Nhậu lành mạnh là có chừng mực, có quan tâm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Đồng thời giữ cho mình phong độ nhất định trong công việc và trong cuộc sống.

Dù uống ít hay uống nhiều, rượu bia cũng dễ gây ra các tác hại rất lớn đối sức khoẻ của cánh đàn ông minh như dễ mắc các bệnh về gan, béo phì, chưa kể trong lúc uống quá đà say xỉn sẽ có những hành động, hành vi biểu cảm mất kiểm soát không hay cho lắm! ( anh em hiểu mà) dẫn đến việc chạy xe về cũng sẽ rất nguy hiểm. Đó khổ lắm chứ ăn nhậu có sướng gì đâu mà cánh chị em hay nhăn nhó càm ràm này nọ, cái gì cũng có nguyên nhân và lý do hết được các nhà nghiên cứu mất nhiều công sức mới phát hiện ra đàng hoàng . Kính gửi các chị em !😃 Theo Giáo sư Simon, thuộc Đại học Wake Forest (Mỹ) so với phụ nữ thì cánh đàn ông có xu hướng giữ nỗi đau trong lòng khi tình yêu tan vỡ lâu hơn, sâu sắc hơn. Sự đau khổ và dằn vặt tấn công vào tâm lý nam giới một cách mạnh mẽ hơn chúng ta tưởng. Thay vì tâm sự với bạn bè hay giải tỏa tâm trạng bằng cách shopping như chị em phụ nữ, thì đàn ông lại đi uống rượu bia để giải tỏa cảm xúc. Lúc này, rượu bia có tác dụng với nam giới như 1 liều "thuốc giảm đau" giúp họ vơi bớt đi những nỗi buồn đang giày vò trái tim yếu đuối của mình.

Tại sao phải nhậu

Hoặc trong trường hợp nếu gia đình xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, “cơm chẳng lành, canh chẳng ngon” cũng là lúc cánh đàn ông anh em tụi tui thường tìm đến cuộc vui bên bàn nhậu với bạn bè, uống rượu bia để giải tỏa cơn nóng giận & bực bội ở nhà. Hay đối với rất nhiều anh em đang còn là sinh viên thi cử bị trượt môn, chia tay bạn gái,… rượu bia cũng là một liều thuốc mạnh để giải sầu. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống rượu bia giúp cánh đàn ông tăng niềm vui lên 30% so với lúc tỉnh táo. Gì chứ mới vào làm ly 💯 là thấy vui liền. Chưa kể, rượu bia cũng giúp cánh đàn ông tụi tui mỗi khi cảm thấy lo lắng, hay để tăng lòng can đảm, mượn cớ say xỉn để thổ lộ tình cảm với chị em.

Tại sao phải nhậu

Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa là đàn ông tụi tui ai cũng luôn muốn khẳng định chính mình, thể hiện bản thân là phái mạnh, là người quan trọng nhất trong mọi tình huống. Mà để cho ai hãnh diện, cho cánh chị em hãnh diện về người đàn ông của mình chứ ai nữa! Theo các nhà khoa học thì đàn ông thường mượn rượu bia trong các buổi tiệc tùng, hợp mặt... để củng cố lòng tự tin và để khẳng định vị thế xã hội. Theo đó, họ chứng minh sự thành công cũng như đô bia rượu của mình khi tỏ vẻ “chịu chơi” trong các cuộc ăn nhậu, bởi câu nói “nam vô tửu như kỳ vô phong”. Nhiều cánh đàn ông còn dùng rượu bia để chứng minh rằng, biết uống rượu và mời rượu là một nghệ thuật và khả năng làm chủ của bản thân mình cao. Ngoài những nguyên nhân & lý do trên thì chắc ae thích là uống thôi vì bia ngon mồi ngọt chứ chẳng cần phải có lý do lý trấu nào cả. Phải ko ae! Cám ơn chị em đã xem bài viết !

Tham khảo Men's health

Uống rượu bia nhiều dễ mắc các bệnh về gan, béo phì, lúc say xỉn, chạy xe sẽ rất nguy hiểm hay cãi nhau gây lộn... Vậy nhưng tại sao đàn ông lại vẫn thích nhậu, sẵn sàng chi bộn tiền cho rượu bia?

Theo Giáo sư Simon, thuộc Đại học Wake Forest (Mỹ), so với phụ nữ thì đàn ông có xu hướng giữ nỗi đau trong lòng khi tình yêu tan vỡ lâu hơn, sâu sắc hơn. Sự đau khổ tấn công tâm lý nam giới một cách mạnh mẽ hơn chúng ta tưởng. Thay vì tâm sự với bạn bè hay giải tỏa tâm trạng bằng cách shopping như phụ nữ, thì đàn ông lại đi uống rượu bia để giải tỏa cảm xúc. Lúc này, rượu bia có tác dụng với nam giới như 1 liều "thuốc giảm đau" giúp họ vơi bớt đi những nỗi buồn đang giày vò trái tim.

Hoặc nếu gia đình xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, “cơm chẳng lành, canh chẳng ngon” cũng là lúc đàn ông thường tìm đến cuộc vui bên bàn nhậu với bạn bè, uống rượu bia để giải tỏa cơn nóng giận ở nhà. Hay rất nhiều chàng sinh viên bị trượt môn, chia tay bạn gái,… cùng tìm đến rượu bia để giải sầu. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống rượu bia giúp đàn ông tăng niềm vui lên 30% so với lúc tỉnh táo.

Vì thế, càng đau buồn chán nản đàn ông càng bê tha trong rượu bia. Ngoài ra, mỗi khi cảm thấy lo lắng, đàn ông cũng tìm đến rượu bia để tăng lòng can đảm, đây cũng là lí do mà các anh chàng thường mượn cớ say xỉn để thổ lộ tình cảm với đối phương. 

Tại sao phải nhậu

Một nguyên nhân nữa là đàn ông luôn muốn khẳng định chính mình, thể hiện bản thân là phái mạnh, là người quan trọng nhất trong mọi tình huống. Theo các nhà khoa học thì đàn ông thường mượn rượu bia trong các buổi tiệc tùng, hợp mặt... để củng cố lòng tự tin và để khẳng định vị thế xã hội. Theo đó, họ chứng minh sự thành công của mình khi tỏ vẻ “chịu chơi” trong các cuộc ăn nhậu, bởi câu nói “nam vô tửu như kỳ vô phong”. Nhiều người đàn ông còn dùng rượu bia để chứng minh rằng, biết uống rượu và mời rượu là một nghệ thuật và khả năng làm chủ của bản thân mình cao. 

Tại sao phải nhậu

Thông tin trên tạp chí Time, trong một nghiên cứu của Đại học Pittsburgh (Mỹ) trên tạp chí Khoa học Tâm lý Lâm sàng năm 2014 đã xem xét tác động của rượu đối với “sự lan truyền cảm xúc”. Theo đó, các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm trên 720 người thành 3 nhóm, nửa nam, nửa nữ từ độ tuổi 21-28 tuổi. Mỗi nhóm nhận được một đồ uống có cồn sau thí nghiệm thì nhận thấy, những loại thức uống có cồn mang lại hiệu ứng “lan truyền cảm xúc” như một loại virus với con người.

Các nhà nghiên cứu khẳng định, khi đàn ông uống rượu bia thì họ sẽ có tinh thần vui vẻ phấn chấn hơn, và sẵn sàng lan truyền cảm xúc tốt, dễ dàng chia sẻ với nhau hơn thông qua những câu chuyện hài hước trên bàn nhậu. Điều này cũng tạo ra niềm vui cho đám đông và gắn kết đội nhóm với nhau, do đó, đàn ông thường tìm tới rượu bia trong các cuộc nhậu để mở rộng mối quan hệ xã hội và thắt chặt tình cảm.

Dung (Nguoiduatin.vn)