Tại sao phải lập thời gian biểu

Thiết lập một kế hoạch công việc cụ thể, rõ ràng sẽ giúp trẻ tăng động dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ được giao, sớm cải thiện hành vi và rèn luyện thêm được nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Vậy cha mẹ nên sắp xếp các nhiệm vụ của trẻ như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Những lợi ích khi thiết lập thời gian biểu cho trẻ tăng động

Việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của trẻ trên nhiều khía cạnh, không chỉ giúp cải thiện hành vi, nâng cao sự tập trung mà còn giúp trẻ học cách quản lý thời gian, tổ chức, sắp xếp công việc tốt hơn. Ngoài ra, điều này còn giúp trẻ:

- Tăng cường sức khỏe vì tạo lập được thói quen ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ.

- Nâng cao hiệu suất công việc, tránh trì hoãn, bỏ dở giữa chừng.

- Cảm thấy an toàn, bớt căng thẳng, lo lắng bởi mọi công việc đã có lịch trình sẵn, ít có sự thay đổi.

- Có nhiều thời gian bên gia đình, giúp gắn kết tình cảm với cha mẹ và anh/chị/em.

Bởi vậy, giúp trẻ thực hiện mọi nhiệm vụ theo một kế hoạch, lịch trình rõ ràng, cụ thể là việc làm cần thiết và nên được duy trì lâu dài như những thói quen hàng ngày.

Thiết lập thời gian biểu giúp trẻ khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần

Nguyên tắc khi thiết lập kế hoạch công việc hàng ngày cho trẻ tăng động

Trước khi lên kế hoạch công việc cho trẻ tăng động giảm chú ý, phụ huynh cần nắm chắc các nguyên tắc sau:

Tạo thói quen thức giấc và đi học đúng giờ

Trẻ tăng động giảm chú ý rất khó có thể thức giấc đúng giờ mỗi buổi sáng bởi chúng thường bị mất ngủ, khó ngủ và hay tỉnh giấc giữa đêm. Để giúp trẻ luôn sẵn sàng thức dậy và đi học đúng giờ, phụ huynh cần cho trẻ đi ngủ sớm, chuẩn bị quần áo ngay cạnh giường, sách vở đặt sẵn trên bàn học của trẻ, đồng thời dùng đồng hồ báo thức để gọi trẻ dậy. Ngoài ra, để trẻ có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của buổi sáng, phụ huynh nên tránh những việc có thể khiến trẻ bị phân tâm như bật ti vi, sử dụng điện thoại, máy tính,…

Nhất quán trong thời gian làm bài tập ở nhà

Chắc hẳn nhiều phụ huynh đã rất mệt mỏi mỗi khi cùng trẻ tăng động học bài, bởi việc ngồi yên, tập trung với trẻ là một điều vô cùng khó khăn. Vì vậy, để giúp trẻ chủ động hơn khi làm bài tập ở nhà, phụ huynh nên:

- Đưa ra một thời gian học cố định hàng ngày cho trẻ.

- Ngồi học cùng con hoặc làm một việc nào đó (ít gây tiếng động) ở gần khu vực con học.

- Cho phép trẻ được giải lao khoảng 10 – 15 phút giữa các giờ học, điều này giúp trẻ thoải mái và dễ dàng tập trung chú ý hơn.

Học cùng con là một cách giúp trẻ tập trung và hứng thú hơn

Con bạn không may mắc chứng tăng động giảm chú ý và bạn đang gặp khó khăn trong việc nuôi dạy, tạo lập những thói quen tốt cho trẻ, hãy gọi điện thoại/liên lạc qua zalo số 0971.024.304 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.


Giúp trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc

Nghiên cứu cho thấy, những trẻ có thói quen ngủ sớm sẽ ít bị thức giấc giữa đêm. Bởi vậy, để giúp trẻ thư giãn và ngủ đúng giờ, phụ huynh nên:

- Hạn chế cho trẻ ăn quá no hoặc quá nhiều thực phẩm giàu protein vào bữa tối.

- Chuẩn bị chỗ ngủ thật thoải mái, thông thoáng, nhiệt độ vừa phải.

- Cho trẻ lên giường ngủ cùng một lúc mỗi tối, nên trước 10 giờ.

- Đọc sách hoặc kể chuyện cho trẻ nghe trước giờ đi ngủ.

- Không gây tiếng ồn khi trẻ đã bắt đầu vào giấc ngủ.

Mẫu thời gian biểu phụ huynh có thể tham khảo để áp dụng cho con

Tùy vào độ tuổi, nhiệm vụ hàng ngày của mỗi trẻ mà phụ huynh có thể tùy chỉnh thời gian biểu phù hợp. Tham khảo một kế hoạch mẫu dưới đây để hiểu hơn về cách thiết lập kế hoạch công việc cho trẻ:

Thời gian

Nhiệm vụ

6h15 phút

Thức dậy

6h15 – 6h30 phút

Tập thể dục hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng

6h30 – 6h45 phút

Vệ sinh cá nhân: rửa mặt, đánh răng, chải tóc, mặc quần áo, kiểm tra sách vở.

6h45 – 7h

Ăn sáng

7h – 17h

Học trên trường

17h – 17h30 phút

Về nhà, thay đồ, đi chơi hoặc xem tivi

17h30 – 18h

Tắm rửa

18h – 19h

Ăn tối, trò chuyện cùng gia đình

19h – 21h30 phút

Làm bài tập về nhà (Sau khi học được 1 tiếng nên cho trẻ giải lao 15 phút)

21h30 phút

Đi ngủ. (Lúc này bạn có thể đọc sách, kể truyện cho trẻ nghe)

Mẫu thời gian biểu cho trẻ tăng động 

Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược hàng đầu cho trẻ tăng động giảm chú ý 

Bên cạnh việc tạo lập thời gian biểu giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc và rèn luyện những kí năng tốt, cha mẹ có thể tham khảo sử dụng cốm thảo dược Egaruta để tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị. 

Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất thiết yếu cho não bộ như GABA, Taurine, Magie, có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp trẻ tăng động giảm chú ý: 

- Kiểm soát hành vi, bớt nghịch ngợm, hiếu động quá mức 

- Nâng cao sự tập trung, chú ý, cải thiện khả năng tư duy, ghi nhớ 

- Điềm tĩnh hơn, bớt nóng nảy, cáu giận vô cớ. 

- Cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn 

Sản phẩm từ khi có mặt trên thị trường đã luôn giữ vững vị thế hàng đầu trong các dòng sản phẩm giúp trị tăng động cho trẻ và được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Cùng lắng nghe chia sẻ của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa tại video sau để hiểu rõ hơn về những lợi ích của cốm Egaruta: 

 

Đánh giá của chuyên gia về lợi ích cốm Egaruta 

Trên thực tế cũng đã có hàng ngàn trẻ nhờ sử dụng cốm Egaruta mà nhanh chóng thoát khỏi chứng tăng động giảm chú ý. Chia sẻ của chị Mút (Đồng Nai) tại video sau là minh chứng điển hình cho những hiệu quả tích cực của cốm Egaruta: 

Hành trình cùng con chiến đấu với chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả

Xem thêm:

12 bí kíp giúp trẻ tăng động giảm chú ý hoàn thành bài tập về nhà

Chia sẻ kinh nghiệm trị tăng động giảm chú ý cho con ngay tại nhà!

Không khó để thiết lập thời gian biểu cho trẻ tăng động giảm chú ý, nhưng để có thể đồng hành cùng trẻ thực hiện mọi nhiệm vụ theo đúng kế hoạch là điều chẳng hề dễ dàng. Bởi vậy, các bậc phụ huynh hãy thật kiên trì, nhẫn nại trong việc tạo lập lịch trình công việc hàng ngày để giúp trẻ sớm hình thành những thói quen sinh hoạt và cải thiện hành vi tốt hơn.

DS. Thủy Tiên

Nguồn tham khảo:

//www.additudemag.com/sample-schedule-adhd-morning-after-school-bedtime/


Trong các bài trước, chúng ta được tìm hiểu về ưu tiên và mục tiêu của cuộc sống, những khát khao cần có thời gian mới thực hiện được. Và lập thời gian biểu là cách biến những ước mơ đó thành hành động.

Lập kế hoạch là quá trình nhìn vào khối lượng thời gian hiện tại và tìm ra cách sử dụng hợp lý để đạt tới mục tiêu. Nếu có một thời gian biểu hợp lý, bạn sẽ có khả năng:

–         Hiểu được mình có thể làm được gì trong khoảng thời gian đó.

–         Lên kế hoạch sử dụng thời gian tốt nhất.

–         Siết thời gian đủ để làm việc.

–         Dành ra một ít thời gian dự phòng đề phòng những sự việc “bất ngờ”.

–         Giảm thiểu căng thẳng bằng cánh không hứa hẹn hoặc cam kết quá nhiều.

Với một thời gian biểu chu toàn và chi tiết, bạn sẽ dễ dàng quản lý nhiệm vụ được giao mà vẫn có thời gian làm việc riêng. Đó cũng là một vũ khí quan trọng giúp bạn tránh khỏi bị quá tải trong công việc.

Làm sao sử dụng công cụ Lập thời gian biểu?

Bạn nên lập thời gian biểu thường xuyên, theo 15 phút một ngày các bạn có thể lập thời gian biểu mỗi tuần theo các bước sau đây:

1.      Ước lượng thời gian dành để làm việc. Khoảng thời gian này không nhất thiết phải cố định mà sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc và mục tiêu cá nhân của bạn.

2.      Sau đó, xác định những hành động cần phải làm để hoàn thành công việc tốt nhất.

Ví dụ, nếu công việc của bạn là quản lý người khác, trong thời gian biểu của bạn phải có thời gian dành cho việc huấn luyện, kiểm tra và giải quyết vấn đề. Tương tự, bạn cũng phải dành thời gian để giao tiếp với sếp và đồng nghiệp xung quanh nữa (Bạn có thể hạn chế tiếp xúc với đồng nghiệp trong thời gian ngắn, nhưng cần phải chủ động thu xếp thời gian trong thời gian biểu để gặp gỡ và giao tiếp với những người quan trọng).

3.      Xem lại “Danh sách việc cần làm”, lập thời gian biểu cho những hoạt động cần được ưu tiên hàng đầu và các công việc cần thiết khác.

4.      Tiếp theo, “để dành ra” một ít thời gian rảnh trong bảng biểu thời gian của bạn. Thông thường, càng có nhiều việc không tên và không rõ ràng, bạn càng cần nhiều thời gian “để dành” kiểu này. Thực tế trong công việc người ta gọi đó là thời gian bị gián đoạn: Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà quản lý trung bình dành ít nhất 6 phút cho mỗi công việc gián đoạn.

Rõ ràng, bạn chẳng thể nào biết khi nào mình sẽ bị gián đoạn. Tuy nhiên, khi tạo ra thời gian trống trong thời gian biểu, bạn sẽ dễ dàng sắp xếp lại thời khóa biểu để phản ứng hiệu quả với những vấn đề cấp bách.

5.      Bây giờ, cái còn lại trong thời gian biểu của bạn là “thời gian tự do”, khoảng thời gian có thể thực hiện các công việc ưu tiên và mục tiêu cá nhân. Bạn nên xem lại ‘Danh sách việc cần làm” có sẵn các mục tiêu cá nhân đã được ưu tiên, đánh giá thời gian cần thiết để hoàn thành các công việc này và sắp xếp thời gian hoàn thành.

Ngay khi làm xong bước 5, bạn sẽ thấy mình còn rất ít hoặc đôi khi chẳng còn chút thời gian thảnh thơi nào. Nếu vậy, hãy xem lại cách giả định thời gian đã làm ở bước 1. Hỏi xem nên giữ lại việc nào, bỏ việc nào, trì hoãn việc nào.

Hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất của những người thành công là ở chỗ họ biết cách tối đa hóa “đòn bẩy” thời gian. Họ tăng thời gian làm việc bằng cách phân chia công việc cho người khác, sử dụng tiền để thuê ngoài xử lý các công việc quan trọng, sử dụng công nghệ tự động cho công việc. Tất cả khiến họ vừa làm việc có năng suất vừa dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra.

Đồng thời, hãy sử dụng công cụ này để coi lại “Danh sách việc cần làm” và “Mục tiêu cá nhân”, xem thử mục tiêu đó có thể hoàn thành với thời gian đó không? Bạn có đang làm quá nhiều nghĩa vụ linh tinh khác không? Có phải bạn đang quan trọng hóa vấn đề lên không?.

Nếu bạn vẫn thấy bị giới hạn về thời gian dư dả, có lẽ bạn nên xem lại khối lượng công việc. Với một bản kế hoạch chi tiết và toàn diện, bạn có thể sớm tìm ra giải pháp thôi.

Điểm cốt lõi:

Thời gian biểu là quy trình sắp xếp và sử dụng thời gian hiệu quả để giảm thiểu căng thẳng, tăng cường hiệu quả làm việc. Đó cũng là một trong những công cụ quản lý thời gian hiệu quả nhất dành cho những ai muốn quản lý thời gian của mình.

Để lập thời gian biểu, bạn có thể dùng nhật ký NoteDolist – ứng dụng Android được phát triển bởi 15phut.vn – lịch, hồ sơ, PFA hoặc phần mềm quản lý MS Outlook, tùy thích.

Lập thời gian biểu là một quá trình gồm 5 bước:

1.      Nhận diện tổng thời gian đang có.

2.      Phỏng tỏa những công việc phải làm.

3.      Lập thời gian biểu theo ưu tiên gấp gáp và các hoạt động thường nhật.

4.      Phong tỏa thời gian dư dả để dự trữ cho các hoạt động.

5.      Trong khoảng thời gian còn lại, lập kế hoạch cho những hành động gắn liền với việc đạt được mục tiêu cá nhân và ưu tiên.

Nếu sau khi lập thời gian biểu mà không thấy còn dư chút thời gian nào, hãy xem lại các bước ở trên để phân chia lại thời gian cho chính xác.

15 phút sưu tầm và biên tập.

Video liên quan

Chủ đề