Tại sao nước bọt có mùi hôi

Hôi miệng là bệnh gì? Hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng không tốt về sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Dưới đây là 12 nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến và cách trị hôi miệng hiệu quả của Hello Bacsi.

12 nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến

1. Nguyên nhân hôi miệng: Ăn thực phẩm có mùi

Một nguyên nhân hôi miệng phổ biến mà ai cũng từng gặp phải đó là tiêu thụ các loại thức ăn hay đồ uống có mùi. Các hạt thức ăn có mùi hôi sẽ xâm nhập vào máu và được đưa đến phổi sau khi ăn một số loại thực phẩm rau củ hay gia vị có mùi nặng chẳng hạn như hành tây, tỏi… Đây là nơi thực phẩm có mùi sẽ gây ảnh hưởng đến mùi hơi thở mỗi khi bạn thở ra. Chính vì vậy, những thức ăn này là nguyên nhân gây hôi miệng đầu tiên phải kể đến.

2. Vệ sinh răng miệng kém

Nguyên nhân gây hôi miệng này khá phổ biến ở trẻ em. Khi không đánh răng, làm sạch kẽ răng hay làm sạch lưỡi sẽ khiến các hạt thức ăn vẫn còn lưu lại trong miệng. Vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy những phần thực phẩm còn sót lại và có thể gây ra mùi hôi. Ngoài ra, sự phát triển của vi khuẩn còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

3. Bệnh nha chu là nguyên nhân gây hôi miệng

Hôi miệng là bệnh gì? Hay nói đúng hơn, hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì? Bệnh nha chu có thể là “thủ phạm” gây ra tình trạng này. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng kỹ sẽ khiến mảng bám không được loại bỏ triệt để. Theo thời gian sẽ cứng lại, tạo thành vôi răng và không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường.

Vôi răng có thể gây kích ứng nướu, tạo lỗ nhỏ hình thành ở khu vực giữa răng và nướu. Thực phẩm, vi khuẩn và mảng bám răng có thể tích tụ tại đó và gây ra mùi hôi miệng. Đối với nguyên nhân này, cách trị hôi miệng triệt để là bạn nên đi khám để được điều trị phù hợp.

4. Hút thuốc lá làm miệng có mùi hôi

Tại sao nước bọt có mùi hôi

Hút thuốc là một trong các nguyên nhân hôi miệng ở người lớn khá phổ biến, đặc biệt là ở nam giới. Tất cả các sản phẩm thuốc lá có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh việc khiến miệng bạn có mùi nặng khó chịu, thuốc lá còn có thể làm hỏng mô nướu và gây ra bệnh nướu răng.

5. Nguyên nhân gây hôi miệng: Khô vùng miệng

Một trong những nguyên nhân gây hôi miệng mà bạn có thể không ngờ đến chính là do khô miệng. Nước bọt có chức năng giúp giữ cho miệng sạch sẽ bằng cách loại bỏ các hạt thức ăn gây hôi miệng. Nếu bạn bị hôi miệng không rõ nguyên nhân thì có thể do khả năng sản xuất nước bọt bị suy giảm, dẫn đến tình trạng được gọi là xerostomia (chứng khô miệng). Điều này thường xảy ra khi bạn ngủ thở bằng miệng. Đó cũng là lý do tại sao hầu hết mọi người thấy hơi thở của mình có mùi khó chịu mỗi khi thức dậy.

Nếu tình trạng khô miệng kéo dài, bạn nên đi khám để được kiểm tra để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

6. Sở thích uống cà phê

Bạn bị hôi miệng do đâu? Nếu bạn là người có thói quen uống một vào một tách cà phê vào buổi sáng để bắt đầu ngày mới, đôi lúc bạn có thể nhận thấy miệng có mùi hôi. Thực tế, đây là nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn. Điều này xảy ra do cà phê có hương vị mạnh mẽ cũng như có tác động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt. Sau khi uống cà phê, caffeine sẽ khiến khả năng sản xuất nước bọt bị sụt giảm. Nếu miệng của bạn ít tiết nước bọt sẽ làm gia tăng vi khuẩn gây mùi.

Mỗi buổi sáng thức dậy, hơi thở của bạn không còn được sạch sẽ. Điều này có thể là do vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn vào ban đêm và nước bọt không đủ để rửa trôi chúng như ban ngày. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành tây, đồ ăn cay nóng,… cũng làm nước bọt có mùi khắm, khó chịu lưu lại trong miệng của bạn. Vấn đề này dễ dàng được khắc phục chỉ bằng các phương pháp vệ sinh răng miệng, đánh răng, dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa.

Tại sao nước bọt có mùi hôi

Cách nhận biết và điều trị nước bọt có mùi khắm

Tuy nhiên khi tình trạng nước bọt hôi vẫn xuất hiện thường xuyên và dai dẳng hơn thì vệ sinh răng miệng đơn thuần không đem lại sự cải thiện lâu dài. Khi đó, nguyên nhân gây ra mùi khắm trong miệng bạn có thể là do các vấn đề từ bên trong cơ thể. Bạn cần tiến hành kiểm tra để hiểu rỏ nguyên nhân và thoát khỏi mùi hôi miệng.

I. Cách nhận biết nước bọt có mùi khắm và hôi.

Không phải ai cũng có thể nhận biết được vấn đề về hơi thở của chính mình. Bạn có thể thực hiện một số kiểm tra nho nhỏ để xem xét về vấn đề này:

– Bạn có thể hỏi ý kiến của người thân hoặc nhìn vào các phản ứng của mọi người khi đang giao tiếp với họ.

– Hãy lấy một miếng gạc và lau lưỡi của bạn. Nếu miếng gạc có màu vàng hoặc mùi hôi thì bạn đang bị hôi miệng.

– Đơn giản hơn, bạn có thể liếm vào mu bàn tay của mình, sau vài phút hãy ngửi xem nước bọt có mùi khắm hay không.

Tại sao nước bọt có mùi hôi

Ngửi mùi nước bọt để kiểm tra mùi hôi có tồn tại hay không

– Bạn cũng có thể dùng tăm xỉa vào kẻ răng rồi ngửi và xác định mùi của nó mùi của nó.

– Một cách khoa học hơn, bạn nên đến nha sỹ để được kiểm tra nồng độ mùi hôi bằng thiết bị nha khoa để biết chính xác hơn.

II.Làm sao có thể giảm nhanh triệu chứng nước bọt có mùi khắm?

Khi bạn đã xác định răng mình có mùi hôi trong nước bọt, hãy tham khảo một số cách điều trị sau đây:

1. Dùng nước chanh ấm để súc miệng

Lấy nước cốt chanh pha với một ít muối và nước ấm để tạo thành dung dịch súc miệng hằng ngày. Sử dụng nước chanh ấm có thể giúp bạn giảm thiểu mùi trong nước bọt và trong hơi thở của bạn rất tốt.

2. Không quên vệ sinh răng miệng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày.

Đánh răng thật kỹ, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ nước bọt có mùi khắm. Bên cạnh đó, hãy chú ý làm sạch lưỡi cẩn thận bằng dụng cụ chuyên dụng. Lưỡi là nơi tập trung vi khuẩn nhiều nhất. Nếu miệng không được làm sạch, các thức ăn còn lại trong miệng sẽ bị vi khuẩn làm phân hủy và tạo ra mùi hôi.

Đôi khi tình trạng hôi miệng là vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Hãy khám nha khoa định kỳ 2 lần trong năm để biết chính xác nhất.

3.Thay đổi thực đơn ăn uống

Những loại thực phẩm hằng ngày của bạn cũng có thể là nguyên nhân khiến nước bọt có mùi khắm. Bạn nên thường xuyên ăn các loại rau củ quả như: táo, lê, cà rốt, dưa chuột, rau diếp,… các loại thực phẩm giòn tươi có khả năng làm sạch răng rất tốt. Bên cạnh đó, chúng còn bổ sung thêm chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.

Tại sao nước bọt có mùi hôi

Uống đủ nước và thường xuyên ăn trái cây để làm sạch miệng

4. Uống đủ nước mỗi ngày

Tình trạng mất nước cũng gây ra hôi miệng và nước bọt hôi. Hãy thường xuyên nhớ và uống nước cả ngày để giúp miệng của bạn sạch hơn. Bổ sung nước cũng làm cho tuyến nước bọt của bạn hoạt động tốt hơn, giảm thiểu tình trạng khô miệng và quá trình tiết nước bọt gặp vấn đề.

>> Điểm mặt những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khô miệng 

5. Nhai kẹo cao su

Khi nhai kẹo cao su, lượng nước bọt trong miệng được tăng cường giúp rửa sạch vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nhai các loại kẹo cao su không đường. Vì kẹo cao su có đường vì vi khuẩn sẽ lên men đường và làm cho tình trạng nước bọt có mùi khắm của bạn nặng hơn. Nên giảm thiểu tối đa các thực phẩm và đồ uống chứa đường.

6. Sử dụng các loại thảo dược để thoát khỏi việc hôi miệng và nước bọt có mùi khắm.

+ Bạch đậu khấu có tác dụng chống lại bệnh hôi miệng rất tốt. Hãy nấu chúng thành những bửa ăn để thưởng thức.

+ Trà đen, trà xanh và các loại trà thảo dược có thể giúp bạn có dược hơi thở tự tin hơn.

+ Nhai rau mùi tây tự nhiên cũng là một cách rất tốt.

>> Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu nước súc miệng thảo dược tự nhiên Thanh Hương Plus đánh bay mùi khắm của nước bọt, điều trị hôi miệng hiệu quả.

 

– Một số loại thuốc điều trị bệnh mà bạn đang dùng cũng có thể làm miệng bạn bị khô và tạo ra mùi hôi. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sỹ hoặc nhai kẹo cao su không đường để tránh nước bọt có mùi khắm.

Nếu các biện pháp trên không thể giúp bạn ngăn mùi hôi lâu dài thì có thể bạn đã mắc phải một số bệnh lý về dạ dày, gan, viêm xoang,… Hãy kiểm tra sức khỏe để có chuẩn đoán chính xác nhất.

Theo Nhớ Hoài – Đông Y Thanh Tuấn