Tại sao người hàn lại kỳ thị con lai

Cơ quan Cảnh sát tỉnh Nam Jeolla mới đây cho biết nạn nhân gốc Việt đã bị một thành viên cùng đội bóng bầu dục của trường bắt nạt từ tháng 1.2021 và tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng, theo tờ The Korea Times ngày 14.6.

Nạn nhân cáo buộc người đồng đội đã nhiều lần dùng máy hút bụi để tấn công mình trong ký túc xá của đội bóng bầu dục, công khai chế nhạo và nhại giọng của mẹ cậu trước mặt các học sinh khác. Không chỉ vậy, nạn nhân còn bị trấn lột 50.000 won (khoảng 1 triệu đồng) vì tên bắt nạt đã đe dọa sẽ kể chuyện mẹ cậu là người Việt cho mọi người.

Học sinh gốc Việt vẫn không trình báo sự việc vì sợ làm cha mẹ lo lắng, nhất là khi cha cậu đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối trong bệnh viện. Tuy nhiên, vào ngày 1.6, sau khi nghe tin từ một phụ huynh khác, dì của nạn nhân đã lập tức trình báo lên nhà trường và cảnh sát.

Sau khi hay tin, nhà trường đã tách hai học sinh ra những lớp riêng và cho biết văn phòng giáo dục khu vực dự tính sẽ điều tra vấn đề này.

Theo The Korea Times, mặc dù ngày càng có nhiều học sinh xuất thân từ các gia đình đa văn hóa đang sinh sống và học tập tại Hàn Quốc, nhiều người trong số họ vẫn bị phân biệt đối xử và kỳ thị. Điều này phản ánh những định kiến tiêu cực của xã hội Hàn Quốc đối với những người mang hai dòng máu.

Theo số liệu của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn quốc, vào năm 2020, có 147.378 học sinh là con lai trên khắp cả nước, tăng gấp 3 lần so với năm 2013. Trong khi đó, một cuộc khảo sát do Viện Chính sách Thanh niên quốc gia thực hiện hồi tháng 4 cho thấy 3 trong số 10 phụ huynh của những học sinh lai này cũng từng bị phân biệt đối xử.

Tin liên quan

Phân biệt đối xử là trải nghiệm mang tính khu biệt, cá nhân và phụ thuộc vào trình độ nhận thức của từng người. Không chỉ ở Hàn Quốc mới có hiện tượng phân biệt đối xử, ngay cả ở Mỹ, châu Âu hay nhiều nước tân tiến khác cũng tồn tại hiện tượng này. Tuy nhiên, các bạn du học sinh du học Hàn Quốc chia sẻ rằng: Bên cạnh 7 điều kì thị vẫn đang phổ biến ở Hàn Quốc những người có thái độ tiêu cực cũng có rất nhiều người Hàn Quốc tốt bụng, có tư tưởng tân tiến, mở mang.

Người Hàn Quốc bên ngoài luôn giữ vẻ lịch sự, thân thiện. Nhưng thực tế cho thấy điều ngược lại nếu bạn đến từ Mỹ hay một đất nước nói tiếng Anh bạn sẽ được đối xử sốt sắng, ưu ái hơn là từ các nước châu Á. Trong khi đó, người Hàn Quốc lại e dè người Nhật, ghét thầm trong bụng người Trung và coi thường người dân từ các nước có kinh tế thấp kém hơn Hàn.

Tại sao người hàn lại kỳ thị con lai
Nhiều lần nước mắt tủi thân vì sự kỳ thị chủng tộc của người bản địa

Kì thị đa văn hóa

Nhiều năm qua, mọi người luôn xem Hàn Quốc là một quốc gia thuần chủng. Vì vậy, hiện tượng đa văn hóa ngày càng tăng mạnh, trở thành mối đe dọa đến tính thuần chủng của dân tộc. Mặc dù số lượng gia đình đa văn hóa tăng mạnh trong xã hội Hàn Quốc song những đứa con lai vẫn bị kỳ thị do nhận thức đã ăn sâu trong tâm trí người dân. Đa số người Hàn chỉ tôn trọng trẻ em là những người thuần Hàn Quốc.

Kì thị năng lực

Năng lực ở đây bao gồm năng lực nói tiếng Hàn, nói tiếng Anh và năng lực trong công việc. Người Hàn Quốc rất thích những ai chăm chỉ, nghiêm túc trong công việc. Cần cù, tuân thủ thời gian làm việc đúng giờ, trung thực được đánh giá cao trong doanh nghiệp Hàn Quốc. Vì vậy, nếu bạn chăm chỉ thì chắc chắn sẽ gỡ lại được 70% những định kiến tiêu cực còn lại.

Tại sao người hàn lại kỳ thị con lai
Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc không muốn tuyển dụng phụ nữ

Kì thị giới tính

Hiện nay, văn hóa Hàn Quốc vẫn mang tính gia trưởng sâu sắc, xác định vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và nam giới dựa trên quan điểm giới tính truyền thống, đặc biệt là đối với nuôi dạy trẻ em. Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc không muốn tuyển dụng phụ nữ có con vì nghi ngờ mức độ cam kết của họ và lo ngại các bà mẹ sẽ không thể dành nhiều thời gian cho công việc theo yêu cầu. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng không muốn phải trả lương cho nhân viên nữ trong thời gian nghỉ thai sản như pháp luật quy định.

Kì thị ngoại hình

Nhìn chung, người Hàn Quốc rất chú trọng trau truốt ảnh chân dung trong hồ sơ xin việc. Họ còn có xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ nhằm gia tăng lợi thế khi xin việc. Thậm chí, các chuyên viên từ các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ chia sẻ với những người tìm việc, ngoại hình là cách thức đánh bại đối thủ cạnh tranh.

Tại sao người hàn lại kỳ thị con lai
Ngoại hình là cách thức đánh bại đối thủ cạnh tranh khi xin việc

Phân biệt giàu nghèo

Một bộ phận giới trẻ trong độ tuổi 20 – 30 cho rằng, họ đang sống trong xã hội có sự phân biệt rõ ràng giữa những người được ăn bằng thìa vàng và những người phải ăn bằng thìa đất. Giới trẻ thậm chí còn gọi đất nước mình là địa ngục Joseon. Joseon là triều đại phong kiến tồn tại từ hơn 5 thế kỷ trước tại Hàn Quốc. Khi đó, Nho giáo chiếm vị trí thống trị. Xã hội có sự phân chia giai cấp, vị trí con người rất khắc nghiệt.

Kì thị vùng miền

Người Hàn Quốc cũng rất chú trọng về nơi sinh ra và lớn lên của một cá nhân. Nếu bạn sinh ra và lớn lên ở thủ đô Seoul, đó là một điểm cộng trong hồ sơ xin việc của bạn. Nếu bạn sinh ra và lớn lên ở địa phương thì đó là một điều bất lợi và bất lợi hơn nữa khi bạn tốt nghiệp một trường đại học ở địa phương.

Sau khi đọc bài 7 điều kì thị vẫn đang phổ biến ở Hàn Quốc các bạn du học sinh hãy thử nhìn nhận lại xem người Việt Nam còn tồn tại những kiểu kì thị hay phân biệt nào giống người Hàn Quốc không nhé!

Tại sao người hàn lại kỳ thị con lai
Phóng to

Một phụ nữ Việt và con trai tên Ga-In sống tại thành phố Yeonggwang - Ảnh: NYT

Mới vài năm trước, số lượng phụ nữ có thai ở thành phố Yeonggwang, tỉnh Nam Jeolla thấp đến mức nhà hộ sinh thành phố gần như đóng cửa. Nhưng giờ đây lại rất đông đúc. Năm nay, 1/3 tổng số 132 trẻ sơ sinh ở nhà hộ sinh Yeonggwang là con lai so với mức gần như không cách nay 10 năm. Phần lớn trẻ ra đời ở đây lại là con lai giữa bố Hàn và mẹ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, Việt Nam và các nước châu Á khác. Các nữ hộ sinh cho biết họ đã phải học để nói từ “rặn” bằng bốn thứ tiếng khác nhau.

Chuyện tương tự cũng diễn ra ở rất nhiều địa phương tại Hàn Quốc, đặc biệt tại vùng nông thôn ở miền tây nam, khi hàng trăm nghìn phụ nữ châu Á di dân đến đây lấy chồng.

Không phải Hàn, mà là Kosian

Theo Bộ An ninh, tính đến tháng 5-2009 tổng số con lai của các gia đình “đa văn hóa” tại Hàn Quốc đã tăng tới 107.689 so với mức 58.007 của tháng 12-2008, chiếm 1% của 12 triệu trẻ em dưới 19 tuổi ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dân số, nếu các cuộc hôn nhân giữa nam giới Hàn Quốc và phụ nữ nước ngoài tiếp tục tăng với tốc độ hiện nay, số con lai tại Hàn Quốc sẽ tăng lên mức cứ chín trẻ em thì có một con lai vào năm 2020.

Xu hướng này càng rõ nét ở khu vực nông thôn, nơi diễn ra phần lớn các cuộc hôn nhân xuyên quốc gia. Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc ước tính đến năm 2020 sẽ có tới 49% tổng số trẻ em của các gia đình nông dân là con lai.

Lâu nay, giới truyền thông và người dân Hàn Quốc thường không coi những đứa trẻ lai là người Hàn Quốc mà chỉ là Kosian (kết hợp của hai từ Korea + Asian, Hàn Quốc + châu Á), một từ lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1997 và đến năm 2004 trở thành phổ biến.

Kết quả khảo sát mới đây của Tổ chức Hi vọng cho giới trẻ tại 23 trường học ở Seoul và Gyeonggi do cho thấy gần 38% trong tổng số gần 2.000 học sinh được hỏi nói chúng e ngại làm bạn với trẻ em bố Hàn, mẹ nước ngoài, gần 10% nói không hề muốn làm bạn. Lý do rất đa dạng: các bạn đó không nói được tiếng Hàn, có suy nghĩ và cách sống khác, màu da và ngoại hình khác biệt, thậm chí “cảm thấy xấu hổ khi nói chuyện với các bạn đó”.

Không ít người đã chỉ trích từ Kosian mang tính phân biệt chủng tộc. “Kosian là khái niệm đề cao sự thuần khiết sắc tộc đầy thiển cận nhằm phân biệt giữa người Hàn thuần chủng và trẻ em có bố Hàn, mẹ nước ngoài” - chuyên gia Lee Cheol Su của Văn phòng tư vấn luật pháp cho người nhập cư ở Seoul nhận định.

Thách thức cho “gia đình quốc tế”

Năm 2008, số vụ ly hôn đã tăng lên 11.250 vụ, cao hơn 30% so với năm 2007.

Ông Han Kuk Yom, giám đốc Trung tâm nhân quyền phụ nữ nhập cư, thừa nhận nguồn gốc của sự xung đột trong các gia đình quốc tế là bên nhà chồng thường ép buộc người vợ phải chấp nhận văn hóa Hàn Quốc, thay vì tôn trọng văn hóa của xã hội người vợ sinh ra và lớn lên. Ông bức xúc: “Các ông chồng Hàn thường nghĩ rằng do họ trả mọi thứ tiền, họ phải kiểm soát hoàn toàn người vợ. Họ không xem vợ là người bạn đời bình đẳng”.

Những căng thẳng trong gia đình cùng nạn phân biệt đối xử đã ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của những đứa con lai. Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, tỉ lệ trẻ em mang hai dòng máu bỏ học ở cấp tiểu học lên đến 15,4%, cao gấp 22 lần so với tỉ lệ trung bình toàn quốc.

Các chuyên gia xã hội nhận định “trẻ em thuộc các gia đình quốc tế là nạn nhân của sự phân biệt đối xử ở trường hằng ngày” như báo cáo của Cơ quan Nhập cư Hàn Quốc cho biết. Các bạn bè cùng lớp, thậm chí cả thầy cô thường phớt lờ hoặc đối xử một cách thiếu bình đẳng với nhiều trẻ bố Hàn, mẹ nước ngoài khiến chúng bỏ học.

Các chuyên gia xã hội cho rằng Chính phủ Hàn Quốc cần hành động gấp để ngăn chặn tình trạng xã hội tẩy chay những đứa trẻ của các gia đình quốc tế. “Tôi e rằng chúng ta đang phản ứng chậm trễ” - nhà nghiên cứu bình đẳng giới Suh Hae Jung thuộc Viện Nghiên cứu gia đình và phụ nữ Gyeonggido ở Suwon cảnh báo.

HIẾU TRUNG (Theo New York Times, Korea Times, Korea Herald)