Tại sao ngủ trưa hay bị giật mình

Cơn giật đầu giấc ngủ (hypnagogic jerk) là một cơn co thắt cơ bắp không cố ý xảy ra khi chúng ta đang ở giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Đây là một khoảnh khắc ngắn ngủi như thể bạn đang lơ lửng trong không khí và giật mình tỉnh dậy.

Các chuyên gia cho biết 70% dân số gặp hội chứng hypnagogic jerk, ngay cả mèo và chó cũng trải qua.

"Cơn giật mình là sự chuyển động không kiểm soát của cơ thể. Chúng thường xuất hiện kèm khi con người đang mơ một giấc mơ rơi vào khoảng trống", bác sĩ Charles Bae, phó giáo sư y học lâm sàng và thần kinh học, Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, nói.

Đây là một phản xạ thực tế. Não của bạn xuất hiện ảo giác, hiện ra hình ảnh như bị té ngã,đang rơi xuống khoảng không, ánh sáng rực rỡ hoặc tiếng động lớn phát ra từ bên trong đầu... khiến cơ thể giật mình.

Một số cơn mơnhư bị té ngã, rơi vào khoảng trống sẽ khiến bạn giật mình thức giấc. Ảnh: Maracaju Speed

Chứng giật đầu giấc ngủ là điều bình thường và khá phổ biến, xảy ra thường xuyên hơn đối với một người đang bị căng thẳng và mất ngủ. Ngoài ra, nếu bạn ngủ muộn, cơ thể sẽ mất đi những giai đoạn ngủ sâu trước đó và khả năng bị giật mình cao hơn, bạn khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ chính thức.Một số người gặp nhiều cơn giật mình trong suốt cả đêm và thường họ không nhận ra rằng mình đang bị hypnagogic jerk.

Các chuyên gia cho biết nếu bị giật mình giữa đêm quá nhiều, bạn hãy đi gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình. Tình trạng chỉ xảy ra trong một vài thời điểm căng thẳng, bạn nên lưu ý và chỉnh sửa những thói quen xấu thì những cơn giật sẽ biến mất. Bản chất hội chứng này vô hại và chỉ làm bạn bớt thời gian ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Đăng Như (Theo Today)

Nguyên nhân gây giật mình khi ngủ: Mặc dù tới 60 - 70% dân số thuộc cả hai giới tính đều trải qua hiện tượng này, các chuyên gia vẫn chưa rõ đâu là nguyên nhân gây ra nó. Đa số cho rằng hiện tượng này liên quan đến việc mơ và mộng du và rằng đó là phản ứng của các cơ khi não bộ bị kích thích trong giấc mơ.

Triệu chứng giật mình khi ngủ: Triệu chứng phổ biến nhất của hiện tượng giật mình khi ngủ là cảm giác co giật đột ngột ở một phần cơ thể như tay hoặc chân khi bạn đang dần chìm vào giấc ngủ. Khi hiện tượng này xảy ra, nhiều người có thể cảm thấy như mình bị hụt chân rơi xuống. Đôi khi, hiện tượng này còn làm tim đập nhanh, thở gấp, đổ mồ hôi hoặc ảo giác.

Người dễ bị giật mình khi ngủ: Các yếu tố làm tăng nguy cơ giật mình khi ngủ bao gồm căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, lạm dụng caffeine hoặc các chất kích thích khác, hoặc tập thể dục quá sát giờ đi ngủ. Suy nhược cơ thể hoặc thói quen ngủ kém cũng là một nguyên nhân.

Chẩn đoán: Bác sĩ thường chẩn đoán các triệu chứng giật mình khi ngủ thông qua các bài kiểm tra thể chất và tiền sử bệnh lý. Đôi khi, bác sĩ có thể dùng điện não đồ để xác định các khả năng như động kinh, rối loạn vận động hoặc rối loạn giấc ngủ.

Điều trị: Trong hầu hết các trường hợp, chứng giật mình khi ngủ không cần điều trị, trừ phi nó là triệu chứng của một chứng rối loạn giấc ngủ phức tạp hơn. Nếu bạn thường xuyên bị giật mình khi ngủ hay bị mất ngủ vì nó, hãy thử thay đổi lối sống sao cho lành mạnh hơn.

Dược phẩm: Mặc dù thường không cần điều trị, người bị giật mình khi ngủ có thể được bác sĩ kê đơn axit valproic, một loại thuốc điều trị động kinh, hoặc thuốc clonazepam để giảm tần suất giật mình khi ngủ.

Các liệu pháp tự nhiên: Cách tốt nhất để giảm nguy cơ giật mình khi ngủ là tập thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và ngủ ngon. Bạn cũng nên tập thể dục, với điều kiện không tập trước khi đi ngủ, và giảm sử dụng caffeine sau đầu giờ chiều.

Phòng ngừa: Vì hiện tượng giật mình khi ngủ có liên quan đến sự kích thích quá độ hệ thần kinh, bạn có thể phòng ngừa hiện tượng này bằng cách thay đổi lối sống, như kiểm soát căng thẳng hoặc giảm các hoạt động trước khi đi ngủ.

Biến chứng: Nếu như nguyên nhân động kinh đã được loại bỏ, hiện tượng giật mình khi ngủ chưa gây ra biến chứng nào. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể khiến nhiều người khó chịu và căng thẳng, do đó họ sẽ cần bác sĩ trấn an rằng đây không phải là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn.

CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (Nguồn: facty)

Gần đây một số bệnh nhân phàn nàn về tình trạng giật mình khi ngủ khiến các bạn lo lắng không biết liệu mình có bệnh gì hay không và làm sao để hết tình trạng này. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn.

Bạn có biết có đến 60-70% người khi được khảo sát cho rằng họ đã từng bị giật mình khi ngủ? Tình trạng này thường xảy ra ngẫu nhiên, đa phần xảy ra ở một bên cơ thể. Những cơn giật mình có thể xảy ra vào những thời điểm khác nhau trong khi ngủ nhưng thường bắt đầu trong giai đoạn chuyển tiếp giữa tình trạng thức và ngủ, khi mà tình trạng hô hấp của bạn chậm lại, não bộ sẽ kích hoạt cơ thể giật mình như một cách đánh thức cơ thể nhằm giữ cho nhịp thở và nồng độ oxy máu không quá thấp.

Hầu hết tình trạng này là lành tính, nhưng đối với nhiều người, những cơn giật mình dễ dàng phá vỡ giấc ngủ của bạn, khiến họ bị tỉnh giấc giữa đêm và ảnh hưởng đến sinh hoạt ngày hôm sau.

Nguyên nhân nào gây ra giật mình khi ngủ?

Các nhà nghiên cứu nhận thấy một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng xảy ra tình trạng giật mình khi ngủ, bao gồm sử dụng quá nhiều sản phẩm có chứa caffeine và chất kích thích như cà phê, bia rượu, thuốc lá…; vận động quá sức trước khi ngủ; tình trạng căng thẳng và thiếu ngủ kéo dài.

Chi tiết về tác động của các yếu tố nguy cơ, nhận biết cơn giật cơ có hại và cách giảm thiểu cơn giật mình khi ngủ cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ, các bạn có thể đọc thêm trên website bệnh viện theo đường link dưới đây.

Các chất kích thích như caffeine và nicotine sẽ đánh thức bộ não của bạn, ép bộ não phải trong tình trạng thức tỉnh. Đặc biệt, những chất này cũng có thể tồn tại trong cơ thể vài giờ sau khi sử dụng. Trong một nghiên cứu, những người ngừng uống cà phê 6h trước khi đi ngủ vẫn gặp khó khăn đi vào giấc ngủ và xảy ra cơn giật mình trong quá trình ngủ.

Nói chung, tập thể dục là một ý kiến ​​hay khi đi ngủ. Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận ra rằng tập thể dục là một hoạt động cung cấp năng lượng giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn thay vì mệt mỏi. Vì lý do đó, tập thể dục quá sức vào buổi tối có thể làm cho cơ thể mệt mỏi và đi vào giấc ngủ quá nhanh khiến cơn giật mình xuất hiện.

Khó ngủ và thiếu ngủ thường xuyên, dù là do mất ngủ kinh niên hay do chất lượng giấc ngủ nghèo nàn, đều có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ. Trong số các tác dụng phụ không mong muốn như uể oải và kém tập trung, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ bị giật mình khi ngủ.

Cả tình trạng stress hay và rối loạn lo âu đều có thể góp phần gây ra chứng mất ngủ, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ làm tăng nguy cơ giật mình. Khi bạn căng thẳng hoặc lo lắng, nồng độ cortisol của bạn vẫn tăng trong khi ngủ, điều này khiến bạn ngủ không ngon giấc. Những suy nghĩ lo lắng cũng có thể khiến bạn thức đêm, khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ và làm gián đoạn quá trình chuyển đổi giữa thức và ngủ, có khả năng gây ra cơn giật cơ.

Một số người thường xuyên lo lắng quá mức vì các cơn giật mình khi ngủ, đưa họ vô vòng lẩn quẩn: quá lo lắng làm giảm chất lượng giấc ngủ, thiếu ngủ dẫn đến tăng cơn giật mình, người bệnh lại càng lo lắng hơn và lại bắt đầu vòng lẩn quẩn này.

Khi nào cần gặp bác sĩ khi bạn bị giật mình

Tình trạng giật mình xảy ra trong quá trình chuyển đổi từ trạng thái tỉnh táo sang giấc ngủ, diễn ra nhanh chóng và thường được coi là vô hại. Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng gặp hiện tượng giật mình này, có thể bạn không cần đi khám.

Tuy nhiên, nếu bạn phải chịu đựng nhiều cơn co giật liên tục, kéo dài trong các cơ và lan sang các bộ phận khác của cơ thể, thì bạn có thể đang trải qua một loại rung giật cơ khác. Những loại rung giật cơ này có thể là triệu chứng của bệnh động kinh, rối loạn hệ thần kinh, chấn thương đầu hoặc tủy sống, hoặc suy các cơ quan.

Nếu bạn gặp phải các dạng cử động giật khác trong khi ngủ chúng có thể là các triệu chứng của rối loạn chuyển động chân tay theo chu kỳ. Nếu bạn lo lắng tình trạng giật cơ của mình là một triệu chứng của một vấn đề khác, hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh.

Làm thế nào để ngăn chặn giật mình

Như đã nói cơn giật mình mặc dù không thể đoán trước, nhưng vẫn thường xảy ra khi ngủ. Chắc hẳn ai cũng đã từng xảy ra trong đời. Tuy nhiên, bạn có thể giảm tần suất và cường độ của chúng, đồng thời cải thiện giấc ngủ của mình bằng một số mẹo tương đối đơn giản.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn có thể giúp bạn dễ dàng ngủ ngon hơn và ổn định hơn, điều này có thể làm giảm sự xuất hiện của chứng giật mình. Hãy thử các mẹo sau:

  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần.
  • Giữ phòng ngủ của bạn ở mức nhiệt độ mát mẻ và không khí lưu thông vừa phải.
  • Làm cho phòng ngủ của bạn tối và yên tĩnh nhất có thể, sử dụng rèm cản sáng hoặc thiết bị tạo tiếng ồn trắng nếu cần.
  • Ngừng sử dụng thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
  • Thực hiện thói quen đi ngủ hàng đêm.

Thực hiện các bài tập thư giãn có thể làm giảm căng thẳng của bạn. Thiền hoặc tập hít thở sâu và yoga, tất cả đều có thể hữu ích. Hãy thực hiện các thói quen này trước khi đi ngủ của bạn bằng các hoạt động giúp thư giãn, như tắm nước ấm hoặc đọc sách. Nếu căng thẳng và suy nghĩ vẫn tiếp tục cản trở chất lượng cuộc sống của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà trị liệu tâm lý.

Tập thể dục hàng ngày để tận hưởng giấc ngủ ngon hơn. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp giảm căng thẳng. Nếu bạn thích chơi các môn thể thao vận động mạnh, hãy lên lịch tập sớm hơn trong ngày để ngăn nó làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Nếu bạn chỉ có thể tập thể dục vào ban đêm, hãy chọn các bài tập cường độ thấp hoặc trung bình như đi bộ hoặc yoga. Cố gắng kết thúc buổi tập ít nhất 90 phút trước khi đi ngủ để nhịp tim của bạn chậm lại và ngăn ngừa sự xuất hiện của các cơn giật mình.

Caffeine có thể tăng cường năng lượng có lợi cho cơ thể vào ban ngày, nhưng tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt là vào cuối ngày, có thể cản trở khả năng ngủ ngon của bạn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng giật mình và khó ngủ thì caffeine có thể là thủ phạm. Tránh tiêu thụ hơn 400 miligam mỗi ngày và lên lịch cho tách cà phê cuối cùng của bạn ít nhất sáu giờ trước khi đi ngủ.

Nicotine là một chất kích thích có thể làm suy giảm khả năng hoạt động của não bộ vào ban đêm. Nó cũng có thể làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ của bạn khi bạn đã ngủ. Mặc dù rượu là một loại thuốc an thần, nhưng nó cũng có thể phá vỡ cấu trúc giấc ngủ của bạn, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc chứng giật thần kinh.

Hãy lưu ý rằng ngay cả sau khi thực hiện những lời khuyên này, thỉnh thoảng bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng giật thần kinh. Chúng là một phần bình thường của giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy các cử động khác làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ đề