Tại sao nằm điều hoà lại viêm họng

Thời tiết nóng bức nhiều người ước gì được ngồi trong điều hòa mát lạnh. Đúng vậy, ngồi điều hòa luôn mang lại không khí mát mẻ dễ chịu nhưng ít ai biết được các mặt trái mà nó mang lại. Mà mặt trái điển hình nhất là da bị khô và dễ bị viêm đau họng.

  • Kinh nghiệm trị viêm họng tại nhà
  • Bị viêm họng khi mang thai

Viêm đau họng do ngồi điều hòa quá lâu

Ngồi điều hòa lâu dễ bị khô da và tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp

Như trên đã nói, mặt trái của chiếc điều hòa mang lại nhiệt độ thật thoải mái là chứng khô da và một số bệnh lý triệu chứng đường hô hấp trong đó có viêm và đau họng. Kẻ thù của đau họng chính là môi trường nhiệt độ thường xuyên thấp, khói bụi, ô nhiễm , tính chất công việc phải nói nhiều, hoặc các chứng bệnh viêm xoang, viêm amidan.

Qua quá trình hô hấp và hít thở hàng ngày, trong khoang miệng của chúng ta có chứa rất nhiều các vi khuẩn. Ở điều kiện tự nhiên và nhiệt độ bình thường, các vi khuẩn này rất khó sinh sôi và gây bệnh. Nhưng môi trường khô và lạnh, sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn gây bệnh theo đó “nổi loạn” và sinh sôi không ngừng, dẫn tới viêm nhiễm họng cũng như đường hô hấp.

Chưa kể đến, môi trường điều hòa, các cửa phòng đều được đóng kín, mức độ lưu thông không khí trong phòng với tần suất thấp là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh lây lan truyền từ người này sang người khác.

Giải pháp nào cho các trường hợp viêm đau họng do ngồi điều hòa?

Để giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản do ngồi điều hòa, trước hết bạn không nên lạm dụng điều hòa dù là thời tiết nóng. Phòng ngủ hay phòng làm việc của bạn nên thường xuyên mở cửa sổ để giúp lưu thông không khí. Vào những ngày đông, hãy tận dụng ánh nắng mặt trời dù chỉ là những ảnh nắng yếu ớt vì ánh nắng mặt trời tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn rất tốt.

Ngoài ra, bạn cũng nên  chăm chỉ luyện tập nhằm tăng cường sức đề kháng đẩy lùi bệnh tật. Việc uống nhiều nước nhất là nước ấm cũng giúp bạn làm sạch cổ họng thường xuyên và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh từ đó giảm nguy cơ bị viêm họng và các bệnh đường hô hấp.

Trường hợp bị viêm đau họng thường xuyên, ngoài việc hạn chế dùng điều hòa, bạn nên vận động giúp tăng nhiệt độ cơ thể. Có thể sử dụng một số thảo dược tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng một loại thảo dược nào.

Omron-yte.com.vn (Sưu tầm)

Nằm điều hòa khiến vợ và con tôi bị đau họng, phải há miệng khi ngủ. Xin bác sĩ tư vấn cách dùng điều hòa đúng? (Hùng, 35 tuổi, Hà Nội).

Trả lời:

Trước tiên, bạn cần kiểm soát nhiệt độ phòng, tuyệt đối không để dưới 26-28 độ C. Trong 30 phút đầu có thể để chế độ làm lạnh nhanh. Khi căn phòng đủ mát, nâng nhiệt độ lên tối thiểu 27-28 độ C. Đây là ngưỡng phù hợp với hệ thống biểu mô của niêm mạc đường hô hấp.

Những gia đình có trẻ nhỏ dưới một tuổi, cần đảm bảo duy trì nhiệt độ 28 độ C.

Tuyệt đối không nằm liên tục hoặc không ngồi làm việc dưới điều hòa quá 6 giờ đồng hồ trong một ngày. Trên mỗi điều khiển điều hòa đều có chức năng hẹn giờ. Bạn nên hẹn từ 23h đêm đến ba hoặc bốn giờ sáng hôm sau. Sau khi điều hòa ngắt, bạn chuyển sang dùng quạt điện, nên bật mức nhỏ. Điều này không ảnh hưởng đến giấc ngủ và an toàn cho đường thở.

Vệ sinh điều hòa từ hai đến ba lần trong năm, tùy vào mức công suất, thời gian sử dụng. Nếu gia đình chỉ sử dụng mỗi mùa hè thì cần vệ sinh hai lần, vào đầu và cuối mùa. Đối với điều hòa công ty, xí nghiệp, nên vệ sinh ba tháng một lần. Việc vệ sinh giúp đảm bảo bộ lọc không đưa không khí ô nhiễm vào phòng và gây bệnh.

Lưu ý sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà khiến người dùng dễ bị sốc nhiệt và đau họng. Ngoài ra, bạn cần phân biệt đau họng, sốt cao do dùng điều hòa với các bệnh lý khác như sốt xuất huyết, Covid,... để tránh biến chứng nguy hiểm khi phát hiện ở giai đoạn muộn.

PGS Phạm Thị Bích Đào

Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Để khắc phục tình trạng đau họng, nghẹt mũi do nằm điều hoà bạn không nên để nhiệt độ dưới 26 độ C.

Trong 30 phút đầu, bạn có thể để chế độ làm lạnh nhanh, nhưng sau đó, khi căn phòng đã đủ mát thì sẽ nâng mức nhiệt lên khoảng 27 – 28 độ C. Đây là khoảng nhiệt độ được xem là phù hợp với hệ thống biểu mô của niêm mạc đường hô hấp, sẽ hạn chế tình trạng đau họng khi dùng điều hòa.

Đặc biệt, với những gia đình có người già và trẻ nhỏ thì cần duy trì nhiệt độ ở mức 28 độ C.


Thường xuyên uống nước

Thường xuyên uống nước khi nằm, ngồi trong điều hòa để giúp giảm tình trạng khô họng, nghẹt mũi. Bạn cần uống đủ trung bình 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung vitamin từ nước ép trái cây, rau, củ, quả,…


Không nằm điều hòa trong thời gian dài

Bạn không nên nằm hoặc ngồi làm việc liên tục trong phòng điều hòa quá 6 tiếng đồng hồ một ngày vì có thể ảnh hưởng đến chức năng thở, gây một số bệnh về hô hấp. Nhất là những người có thói quen nằm ngủ há miệng, gây khô họng, nghẹt mũi.


Sử dụng chức năng hẹn giờ

Bạn nên sử dụng chức năng hẹn giờ trên điều hòa để đảm bảo sức khỏe đường thở, đồng thời còn tiết kiệm được điện năng đáng kể. Khi điều hòa ngắt, bạn có thể chuyển sang dùng quạt điện để không ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc.

Chức năng hẹn giờ đặc biệt hữu ích khi sử dụng vào ban đêm giúp bạn và các thành viên trong gia đình có giấc ngủ sâu, không bị tỉnh dậy giữa chừng vì quá lạnh mà còn giảm khả năng bị đau họng, nghẹt mũi.


Tăng độ ẩm trong phòng

Để tăng độ ẩm trong phòng bạn có thể sử dụng máy phun sương hoặc đơn giản bạn chỉ cần đặt một chậu nước ở góc phòng, để khăn ẩm ở gần nơi bạn ngủ,… cũng tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng điều hòa.

Mở cửa phòng sau khi tắt điều hòa

Sau khi tắt điều hòa, bạn nên mở cửa phòng, cửa sổ để tạo sự thông thoáng cho không gian phòng. Không khí trong phòng được lưu thông với bên ngoài cũng giúp có lợi cho hệ hô hấp.


Vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa định kỳ

Để điều hòa hoạt động được tốt nhất thì bạn nên vệ sinh điều hòa 2 -  3 lần mỗi năm tùy vào công suất và thời gian sử dụng.

Nếu gia đình bạn chỉ sử dụng điều hòa vào mùa nóng thì bạn chỉ cần vệ sinh mỗi năm 2 lần (đầu mùa và cuối mùa nóng). Còn nếu tần suất sử dụng điều hòa liên tục như ở các cơ quan, văn phòng thì cứ 3 tháng cần vệ sinh 1 lần để hạn chế sự tích tụ vi khuẩn, virus, nấm mốc,… giúp bảo vệ đường hô hấp cũng như kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.


Trên đây là nguyên nhân nằm điều hòa bị đau họng, nghẹt mũi và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích và biết cách dùng điều hòa một cách an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Tham khảo một số mẫu điều hòa giá tốt, bán chạy tại MediaMart:

Trong những ngày nóng bức, máy điều hòa là trang thiết bị hỗ trợ con người để cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa phải hợp lý, nếu không sẽ có tác dụng ngược và là yếu tố gây hại cho sức khỏe trong đó có viêm họng.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa An Việt (Hà Nội): Mùa hè số bệnh nhân đến khám vì các bệnh lý tai mũi họng tăng lên đặc biệt đó là tình trạng đau, viêm họng do nằm điều hòa không đúng.

"Sai lầm đầu tiên khi sử dụng điều hòa là đặt nhiệt độ quá thấp khiến cơ thể dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và bên ngoài phòng. Ngồi ngay dưới luồng gió máy lạnh làm dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến ngạt mũi, ho. Ngoài ra, đóng cửa kín cả ngày để dùng điều hòa nên bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trong phòng không thoát ra được, dẫn đến các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp", bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An cho biết.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa An Việt (Hà Nội): Mùa hè số bệnh nhân đến khám vì các bệnh lý tai mũi họng tăng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An chỉ rõ: Khi mở điều hòa lượng oxy sụt giảm bằng một phần ba so với phòng mở cửa, đồng thời với các phòng đều khép kín khiến không khí trong phòng khó lưu thông, làm cho vi khuẩn bám trên bề mặt da hoặc niêm mạc đường hô hấp của những người sống chung phòng, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thói quen đi ngủ nhiều người thở bằng miệng làm cho niêm mạc miệng khô càng dễ nhiễm virus và vi khuẩn hơn gây ra tình trạng đau họng khi ngủ dậy.

PGS An nhấn mạnh khi dùng điều hòa cần biết cách kiểm soát nhiệt độ phòng có thể để nhiệt độ phòng từ 26 đến 28 độ C. Nhà có trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ cần duy trì nhiệt độ 28 độ C. Ngưỡng nhiệt độ này được coi là phù hợp với hệ thống biểu mô của niêm mạc đường hô hấp.

Ngoài việc sử dụng điều hòa sao cho đúng, bác sĩ An cũng cho biết nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Có thể súc họng nước muối trước khi đi ngủ, sáng để làm sạch họng, làm dịu cổ họng. Khi đi ngủ có thể dùng khăn mỏng che kín mặt để giảm gió từ điều hòa phả thẳng vào người. Không nên để điều hòa hết đêm mà nên hẹn giờ điều hòa.

Để giảm tình trạng khô họng, có thể sử dụng thêm một chậu nước trong phòng để giảm tình trạng không khí trong phòng khô hanh.

BS An cho biết khi bị đau họng thông thường bệnh sẽ khỏi sau vài ngày. Nếu quá 1 tuần không khỏi người bệnh nên đến khám tại các chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị sớm, tránh đau họng chuyển sang mãn tính.

Những lưu ý khi ngủ phòng điều hòa

- Nhiệt độ chênh lệch lý tưởng: 7 độ C; Để an toàn cho người ngủ trong phòng điều hòa, nên để nhiệt độ từ 25-27 độ C.

- Không sử dụng điều hòa quá 4 giờ liên tục

- Đặt máy phun sương để tạo độ ẩm

- Mở cửa sổ sau khi sử dụng

- Sử dụng điều hòa có chức năng diệt khuẩn

- Đảm bảo vệ sinh: Chú ý vệ sinh thiết bị này định kỳ 4-6 tháng một lần.

- Đắp chăn mỏng khi ngủ

- Nên bật quạt thông gió khi ngủ

- Không nên lạm dụng: Nếu thời tiết không nóng bức thì không cần thiết phải ngủ phòng điều hòa. Gió tự nhiên và gió quạt vẫn là tốt nhất cho mọi người.

Video liên quan

Chủ đề