Tại sao mưa hoài

523590

|

Hợp Âm Guitar

Rụt rè nhìn ra ngoài ô cửa đang phai màu Vết mưa vẫn đang lăn dài như cuốn bóng em chìm sâu Một thời từng là những tia nắng rực rỡ của nhau Rực rỡ chi thêm nhiều để khi nắng tắt càng đớn đau. Từng vụng về tập guitar vì em thích dấu mưa nhiều Thích anh nghêu ngao bài này khi ngắm mưa mỗi chiều Tựa lời bài hát giờ ta là những ký ức của nhau Vì em thích mưa, mưa mang em đi Trong một ngày không có sắc màu. [ĐK:] Vì em nên anh ghét mưa Tiếng mưa buồn như gom hết chơi vơi Tiếng mưa buồn thay nỗi đau không lời Tiếng mưa ngày xưa vẫn khiến em cười Giờ làm anh nhớ thương em rã rời. Lỡ mai này mưa ngang lối anh đi Có khơi lại những buồn đau cũ kỹ Chỉ biết rằng anh sẽ đứng Và hét vang lên giữa trời Sao mưa hoài vậy. * Vì những yêu dấu ngày xưa như những cơn đau xé toạc anh Giờ đứng gọi mưa mong thấy em về với anh dù một giây phút Và nếu thời gian mang em trở lại để anh viết câu chuyện mưa khác xưa

Chuyện mưa có em nép vai anh không xa cách.

Nghe tiếp

Auto play

Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài nhấn mạnh năm nay mưa bão cực đoan, trái quy luật - Ảnh: N. HÀ

Chiều 23-2, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức Hội nghị về giải pháp phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên. 

Ông Hoàng Đức Cường - phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy văn (Bộ Tài nguyên và môi trường) - cho biết biến đổi khí hậu đang tác động đến tất cả các hình thái thiên tai. 

"Đối với bão có xu hướng mạnh hơn và hoạt động lệch về phía Nam nên khu vực Trung Bộ vẫn là nơi hứng nhiều bão nhất cả nước. Về mưa, cường độ mưa tập trung trong thời gian ngắn lớn hơn nên dễ gây ngập lụt, ngập úng ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên", ông Cường nói. 

Theo ông Cường, năm 2022, trạng thái Enso sẽ chuyển pha trung tính nên hoạt động bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông ở mức trung bình nhiều năm, khoảng 10 - 12 cơn, trong đó có 4 - 6 cơn tác động trực tiếp đến đất liền nước ta và có khả năng bão xuất hiện sớm.

"Ở khu vực Bắc Trung Bộ trở vào có thể chịu tác động của bão/áp thấp nhiệt đới từ cuối tháng 7 kéo dài tới cuối tháng 11, số cơn bão tương đương nhiều năm, chưa có dấu hiệu xuất hiện dồn dập như năm 2020 và 2021. 

Về mưa, năm nay sẽ xuất hiện mưa sớm hơn trung bình nhiều năm ở cả Tây Nguyên và Trung Bộ, tuy nhiên lượng mưa ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm, do đó khả năng sẽ kết thúc mùa mưa sớm. Vì vậy, cuối năm phải tính đến phương án tích nước trong mùa khô", ông Cường nói và nhận định năm nay ít có khả năng xuất hiện mưa lũ dồn dập như 2 năm qua. 

"Về bão, số lượng có thể ít hơn nhưng thường là bão mạnh tác động đến đất liền và trái quy luật", ông Cường lưu ý.

Ông Trần Quang Hoài - phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai - nhấn mạnh theo dự báo năm nay, mưa bão cực đoan, trái quy luật, trong khi khu vực miền Trung là nơi có hoạt động tàu thuyền rất lớn nên cần lắp đặt đầy đủ thiết bị giám sát, đăng kiểm cho các tàu để quản lý khi có thiên tai.

Bên cạnh đó, hoạt động nuôi biển, kinh tế ven biển các địa phương cần hết sức lưu ý, tránh để lặp lại thiệt hại như cơn bão Damrey năm 2017 làm chết 43 người.

Lưu ý về quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, ông Hoài cho biết Ban Chỉ đạo đã có công văn, đề nghị các bộ, ngành, địa phương đóng góp ý kiến để xây dựng quy chế, quy trình vận hành khu vực miền Trung - Tây Nguyên nhằm giảm thiểu ngập lụt hạ du và đảm bảo an toàn hồ chứa.

Phát động sáng tác nghệ thuật bảo vệ tầng ozone

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và môi trường) đã phát động cuộc thi sáng tác nghệ thuật với chủ đề "Bảo vệ tầng ozone để bảo vệ khí hậu trái đất" với ba thể loại là nhiếp ảnh, vẽ tranh và vẽ tranh công nghệ.

Đại diện Cục Biến đổi khí hậu cho biết mục đích của cuộc thi nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ozone và phòng chống dịch bệnh của cộng đồng xã hội.

Cuộc thi cũng hướng tới việc nêu bật mối liên hệ giữa việc bảo vệ tầng ozone và biến đổi khí hậu, những hoạt động, thành tựu đạt được của Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone và các bản sửa đổi, bổ sung trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal nhiều năm qua.

Ngoài ra, cuộc thi nhằm huy động sự ủng hộ của cộng đồng trong việc giảm thiểu sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozone (ODS) và loại trừ dần các chất HFC (hydrofluorocarbon); tăng cường hợp tác với UNEP và cộng đồng quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozone.

Rà soát lại quy trình vận hành, xả lũ hồ chứa thủy điện

CHÍ TUỆ

.

Cập nhật lúc: 22:09, 25/03/2022 (GMT+7)

Đang trong cao điểm mùa khô năm 2022 nhưng gần đây tại TP.Biên Hòa và một số địa phương trong tỉnh liên tục xuất hiện các cơn mưa lớn. Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai về hiện tượng thời tiết này, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn NGUYỄN PHƯỚC HUY cho biết:

- Đây là những cơn mưa trái mùa. Dự báo mưa trái mùa năm nay xuất hiện nhiều hơn so với những năm gần đây và còn tiếp tục xuất hiện cho tới tháng 5. Người dân cần lưu ý có khả năng mưa sẽ kèm theo dông lốc, sét… cộng với thời tiết thay đổi đột ngột có thể gây những ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng.

* Hiện tượng thời tiết này có bất thường không, vì sao lại xảy ra tình trạng này, thưa ông?

- Hiện tượng mưa trái mùa năm nay xuất hiện nhiều hơn là do chịu ảnh hưởng của trạng thái La Nina. Theo dự báo của các trung tâm khí hậu trên thế giới, trạng thái La Nina còn tiếp tục kéo dài đến tháng 5-2022 và chuyển sang trạng thái trung tính từ khoảng tháng 5 đến tháng 7-2022. Hiện tượng này đã được dự báo sớm từ đầu mùa khô nên có thể nói là không quá bất thường.

Nguyên nhân gây ra những cơn mưa trái mùa trong những ngày qua chủ yếu do nền nhiệt cao, trong khi đó áp cao lạnh lục địa được tăng cường đưa không khí lạnh tăng cường về phía Nam, đẩy rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23-25 độ vĩ Bắc xuống phía Nam và đẩy dần lên, kết hợp với hoạt động của rãnh áp thấp xích đạo có trục ở khoảng 5-8 độ vĩ Bắc. Sự kết hợp bởi những hình thế thời tiết như trên đã gây nên hiện tượng mưa trái mùa trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh.

* Tình hình thời tiết như vậy liệu có gây ảnh hưởng tiêu cực gì đến cuộc sống của người dân không, thưa ông?

- Những cơn mưa trái mùa với lượng mưa tương đối đã bổ sung cho mặt đất và các sông suối một lượng nước làm giảm bớt phần nào sự khô hạn, làm cho cây cối xanh tươi hơn. Trong quá trình mưa rơi xuống còn mang theo các loại bụi trong không khí, cuốn đi phần nào lớp bụi trên bề mặt đất, lá cây, các vật thể kiến trúc làm môi trường sạch hơn, không khí trong lành hơn.

Ngoài ra, sự xuất hiện của những cơn mưa vừa qua làm giảm bớt hiện tượng nắng nóng, nhiệt độ không khí có giảm bớt đôi chút, độ ẩm gia tăng, làm môi trường không khí dịu mát, dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì những cơn mưa trái mùa cũng có thể kèm theo dông lốc, sét; đồng thời, sự thay đổi thời tiết một cách đột ngột cũng gây những ảnh hưởng bất lợi ở mức độ nào đó đối với sức khỏe con người (nhất là những người có sức khỏe kém, người già, trẻ nhỏ...) và vật nuôi, cây trồng, tài sản...

Mưa kèm theo gió lớn khiến cây xanh trên đường Đặng Văn Trơn (TP.Biên Hòa) bị ngã đổ gây ách tắc giao thông. Ảnh: Thanh Hải

* Cao điểm nắng nóng năm nay nhiệt độ dự báo có cao hơn so với năm trước? Dự báo mùa mưa sẽ bắt đầu khi nào, trong thời gian tới thời tiết có gì khác thường?

- Nắng nóng năm nay xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm với đợt nắng nóng đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh trong khoảng từ giữa tháng 3 nhưng không phải trên diện rộng, mà chủ yếu ở TP.Biên Hòa và một phần địa bàn các huyện: Thống Nhất, Định Quán. Khả năng sẽ tiếp tục có những đợt nắng nóng trong tháng 4 và 5-2022. Sang tháng 6-2022, nắng nóng sẽ giảm dần.

Mức độ xảy ra nắng nóng xấp xỉ so với trung bình nhiều năm; khả năng mùa khô năm nay nóng hơn năm 2021 kể cả về diện và lượng.

Dự báo mùa mưa chính thức sẽ bắt đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5-2022, xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Từ giữa đến cuối tháng 4-2022, xuất hiện mưa chuyển mùa, đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: nắng nóng, dông, sét, lốc, mưa đá kèm theo.

* Người dân cần lưu ý gì về thời tiết trong thời gian tới, thưa ông?

- Trong thời gian tới, người dân lưu ý đề phòng nắng nóng, nhất là ở khu vực đô thị. Nắng nóng ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người, vật nuôi và sinh trưởng của thực vật. Nguy cơ cháy trong những ngày nắng nóng cũng cao hơn. Thực trạng đô thị hóa phát triển mạnh làm giảm bớt mảng xanh, ao hồ; mật độ xây dựng cao cũng góp phần làm nền nhiệt tăng lên. Có thể xuất hiện tình trạng khô cạn và thiếu nước cho các sông suối nhỏ.

Những ngày trời nóng nên hạn chế làm việc ngoài trời vào thời điểm trưa nắng, nếu bất đắc dĩ phải làm việc ngoài trời thì phải trang bị những biện pháp chống nóng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Uống đủ nước để tránh mất nước. Người già và trẻ sơ sinh không nên ra ngoài trong thời tiết nắng nóng. Khi gặp các trường hợp kiệt sức hay ngất do nắng nóng, cần đưa người bệnh vào chỗ mát, cho uống nước, làm mát da bằng những cách thức phù hợp.

Để tránh cho cơ thể khỏi ảnh hưởng bất lợi khi thời tiết đang nắng nóng chuyển sang có mưa dông, tránh các hiện tượng nguy hiểm như: dông sét, mưa đá, mọi người cần chú ý không tắm mưa trong những cơn mưa trái mùa cũng như thời kỳ chuyển mùa.

Do trải qua mùa khô kéo dài nên bụi bặm và các chất bẩn trong không khí, trên mái nhà, máng xối còn rất nhiều, chưa được gột rửa sạch qua vài cơn mưa chưa đủ lớn liên tục nên nước mưa trong những cơn mưa trái mùa cũng như thời kỳ chuyển mùa rất bẩn, chỉ có thể dùng tưới cây, rửa tay chân mà không nên dùng để phục vụ cho ăn uống.

Đến thời kỳ chuyển mùa, cần lưu ý trong khoảng thời gian từ trưa đến chiều tối rải rác đến nhiều nơi sẽ xuất hiện mưa dông, có thể kèm theo dông lốc, sấm sét và mưa đá.

* Xin cảm ơn ông!

Kim Liễu (thực hiện)

Video liên quan

Chủ đề