Tại sao mèo bị khò khè

Có bao giờ bạn nghe một bé mèo bị ho thở khò khè chưa? Nếu có thì đừng chủ quan và xem đây là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường nhé. Vì đôi khi không phải bé nhà bạn chỉ đang bị cảm, ho hay sổ mũi thông thường đâu. Muốn biết lý do tại sao thì hãy cùng mình đọc hết bài viết sau đây để tìm kiếm câu trả lời cũng như cách điều trị hiệu quả nhất nhé!

Những nguyên nhân khiến mèo bị ho thở khò khè

Chúng ta có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mèo thở rít. Nguyên nhân phổ biến và dễ nhận thấy nhất là do bé đang ở trong trạng thái mệt mỏi. Có thể là do vừa được vận động xong, cũng có thể là do chú mèo đó đang bị thừa cân, béo phì.

Đối với những nguyên nhân này thì bạn không cần phải quá lo lắng quá, vì nó hoàn toàn không gây nhiều nguy hiểm. Nhưng hãy nhớ là đừng để chú mèo của bạn vận động quá sức, cũng đừng để bé bị thừa cân vì điều đó cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của các bé về lâu dài.

Đó là những nguyên nhân có thể được nhận biết bằng mắt thường. Những nguyên nhân không thể thấy bằng mắt thường chính là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm. Cụ thể:

Do bệnh tim 

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mèo có biểu hiện khó thở là do bệnh suy tim sung huyết. Căn bệnh này khiến tim không có đủ khả năng bơm máu nhằm đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu hoạt động của cơ thể. Từ đó có thể gây ra tình trạng thiếu máu tại tim, các mô, cơ quan và phổi.

Căn bệnh này có thể khiến chú mèo bị lờ đờ, yếu đuối, chán ăn kéo dài. Nếu cứ như thế nguy cơ cao sẽ dẫn đến tình trạng thở ngày càng khó khăn, thậm chí là tử vong.

Do cấu tạo gương mặt phẳng 

Những chú mèo có cấu tạo gương mặt phẳng, điển hình như giống mèo Ba Tư và mèo Anh lông ngắn thì tình trạng bị thở khó rất thường xuyên xảy ra.

Nguyên nhân là vì những giống mèo có cấu tạo gương mặt phẳng thường sẽ có chiếc đũa ngắn. Điều này khiến cho lượng không khí vào khoang mũi bị giảm đáng kể, vì thế hô hấp của bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là sau khi vận động mạnh.

Bị giun kí sinh vào cơ thể 

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chú mèo bị ho thở khò khè đấy. Khi giun sán ký sinh vào cơ thể bé thì khả năng cao là chúng sẽ đi vào phổi và gây ra các triệu chứng như thở khò khè, cơ thể yếu ớt, thường bị nôn, ăn ít và thậm chí là hôn mê. 

Nếu vấn đề này không được xử lý kịp thời thì không chỉ có thể khiến mèo thở khó khăn hơn mà còn ho nhiều. Thậm chí trong một số trường hợp còn có thể gây tử vong. Do đó người nuôi hãy lưu ý kỹ nhé! 

Bệnh viêm phổi 

Viêm phổi có khả năng dẫn đến tình trạng suy giảm hệ hô hấp ở mèo. Một khi hệ hô hấp đã có vấn đề, chú mèo của bạn rất dễ bị tổn thương bởi những yếu tố nhỏ nhặt của môi trường bên ngoài. 

Thực chất có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đó có thể xuất phát từ quá trình ăn uống của chú mèo. Đôi khi ăn uống có thể khiến bé bị sặc, khi đó thức ăn, nước uống sẽ vô tình lọt vào và ảnh hưởng đến phế quản, khí quản nhưng không kịp xử lý kịp thời.

Đặc biệt, viêm phổi có thể được gây ra do chứng rối loạn nội tạng hoặc cũng có thể do phổi đã bị viêm, bị phù và dẫn đến biến chứng.

Do bệnh ung thư 

Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng mèo bị ho thở khò khè. Khi bé mắc bệnh ung thư, các khối u sẽ bắt đầu xuất hiện và lớn dần. Từ đó sinh ra tình trạng mệt mỏi, lừ đừ và thở khò khè.

Trong trường hợp này, tốt nhất người nuôi nên đưa bé đến các cơ sở y tế thú y gần nhất để được thăm khám và xác định xem đây là những khối u lành tính hay ác tính và nó đang ở mức độ nào. Để từ đó có những biện pháp xử lý cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Do rối loạn chức năng hô hấp

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất mà người nuôi có thể nghĩ đến khi thấy chú mèo của mình có biểu hiện thở khò khè. Đa phần rối loạn chức năng hô hấp sẽ xảy ra khi các bé mắc những chứng bệnh như hen suyễn, viêm phổi, viêm khí quản, viêm phế quản, nhiễm trùng,… 

Trong đó, bệnh hen suyễn và viêm phế quản rất dễ nhận biết vì chúng có thể khiến mèo ho thở khò khè rất nặng nhọc và kéo dài. Còn các vấn đề còn lại thường tạo ra tình trạng tương tự như thở khò khè, nhưng lúc này chú mèo của bạn sẽ kèm theo triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Và chúng sẽ sớm kết thúc trong vài ngày sau đó.

Một số nguyên nhân khác 

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác có thể khiến mèo ho thở rít, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Chấn thương đầu
  • Bị điện giật hoặc bị kích điện 
  • Mèo mắc chứng động kinh 
  • Mèo bị hội chứng suy hô hấp cấp tính và tổn thương phổi cấp tính

Hướng dẫn cách điều trị mèo bị khó thở hiệu quả nhất 

Để có thể điều trị được dứt điểm tình trạng mèo bị ho thở khò khè, chúng ta cần phải biết chắc chắn nguyên nhân gây ra vấn đề này đến từ đâu. Chính vì vậy, điều đầu tiên và cần làm khi phát hiện mèo thở nặng nhọc là chủ nuôi cần đưa chú mèo của mình đến các cơ sở y tế thú y để các bé được thăm khám và chẩn đoán để có kết quả chính xác nhất. 

Sau đó, các bé có thể được điều trị theo các phương pháp sau:

Điều trị chuyên sâu tại các cơ sở thú y

Thông thường các vấn đề đề liên quan đến hô hấp của mèo đều không hề đơn giản. Do đó, các bé thường sẽ được yêu cầu cho nhập viện để theo dõi và điều trị cho đến khi chữa khỏi hoàn toàn. Vì tại đây sẽ có những chuyên gia thú y cùng các thiết bị cung cấp oxy, thuốc men,… đầy đủ, hiện đại nhất.

Nếu trong tình trạng nghiêm trọng hơn, các bé sẽ được tiêm tĩnh mạch để hỗ trợ quá trình hô hấp. Tất cả các phương pháp và loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề. 

Vì vậy, điều quan trọng là khi phát hiện chú mèo của mình có biểu hiện thở khò khè, nặng nhọc, bạn phải đưa bé đi thăm khám và điều trị này lập tức, để có thể giải quyết hiệu quả và không để lại các di chứng về sau này.

Tự điều trị tại nhà

Trong trường hợp chú mèo bị ho thở khó nhưng nó lại bị gây ra bởi những nguyên nhân không quá nguy hiểm thì các bác sĩ sẽ để bạn chăm sóc bé tại nhà. 

Lúc này, nếu mèo đang trong tình trạng mất nước hoặc điện giải thì phải cố gắng bổ sung cho bé những loại nước được bác sĩ chỉ định với số lượng cần thiết. Đặc biệt, trong thời gian điều trị chủ nuôi nên hạn chế để bé vận động mạnh. Tuy nhiên, nằm một chỗ sẽ không phải là lựa chọn tốt.

Bạn vẫn nên dắt bé đi dạo nhẹ nhàng xung quanh nhà nhưng hạn chế để bé tiếp xúc với người và các động vật khác nhé.

Bên cạnh đó, vị trí nằm của bé cũng phải được đảm bảo khô thoáng, ấm áp. Tuyệt đối tránh xa những góc có mùi hôi, ẩm thấp, rong rêu. Tốt nhất, bé nên nằm ở nơi có thể đón ánh nắng buổi sáng sớm và râm mát vào buổi trưa, chiều.

Xông hơi 

Xông hơi có thể áp dụng khi chú mèo của bạn chỉ bị mắc chứng rối loạn hô hấp thông thường. Quá trình xông sẽ giúp cho hơi nước ấm có thể để đi vào trong khoang mũi của mèo, từ đó làm lỏng những chất dịch nhầy và khiến chúng chảy ra ngoài. Như thế mèo sẽ có thể hô hấp dễ dàng hơn. 

Chủ nuôi cũng có thể sử dụng các thiết bị xông hơi điện tử, sau đó nhỏ vài giọt tinh dầu vào để tạo cảm giác thoải mái. Sau đó cho bé xông hơi trong một không gian kín khoảng 10 phút. 

Mỗi ngày chia thành hai lần như thế, tình trạng nghẹt mũi và thở khò khè của bé sẽ được giải quyết nhanh chóng. Lưu ý là khi xông hơi đừng để cho mèo phải tiếp xúc trực tiếp với nước nóng nhé.

Vệ sinh mũi

Vệ sinh mũi là một trong những yêu cầu đầu tiên mà chủ nuôi cần phải thực hiện khi quyết định nuôi mèo. Đặc biệt là khi phát hiện chú mèo bị ho thở khò khè. Bằng việc vệ sinh, bạn có thể giúp bé loại bỏ những bụi bẩn đang bám bên trong khoang mũi. Không chỉ đảm bảo sạch sẽ mà còn hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng và viêm phổi.

Để vệ sinh mũi cho mèo, đầu tiên bạn lấy một một chiếc tăm bông nhỏ, sau đó thấm nước cho ẩm rồi lau xung quanh lỗ mũi của bé. Tốt nhất, chủ nuôi hãy vệ sinh mũi cho mèo 1 – 2 lần/tuần, kể cả khi bé không thở khò khè.

Còn đối với các bé mèo đã có biểu hiện thở khò khè thì tốt nhất hãy vệ sinh mũi cho bé 1 – 2 ngày/1 lần.

Vệ sinh nhà cửa

Bên cạnh đó, việc chú mèo ho thở khó cũng có thể do sống chung với bụi bẩn và ẩm mốc quá lâu ngày. Chúng có thể đi vào khí quản, gây ra tình trạng nhiễm trùng và rất nhiều bệnh nguy hiểm khác ở mèo. Do đó, để hạn chế tối đa tình trạng này, chủ nuôi cần lưu ý là phải luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ nhé.

Với những thông tin đã nêu trong bài viết này, hi vọng bạn đọc – đặc biệt là những người đang nuôi mèo – đã có thêm những kiến thức bổ ích để có thể bảo vệ sức khỏe cho bé yêu của mình. Hãy cẩn thận quan sát và đưa bé đi thăm khám, điều trị ngay khi phát hiện mèo bị khó thở nhé!

Video liên quan

Chủ đề