Tại sao mắt đổ ghèn nhiều

Mắt đổ ghèn là triệu chứng nhiều người mắc phải nhưng lại ít được quan tâm. Xử trí đúng cách giúp người bệnh loại bỏ được các bệnh ở mắt như viêm kết mạc, giảm thị lực.

Ghèn hay còn gọi là gỉ mắt, được hình thành khi bạn ngủ bởi lúc này nhiệt độ cơ thể giảm xuống khiến meibum tại đây cô đặc lại. Chất meibum này giúp giữ ấm cho đôi mắt tránh bị rát, cộm hay nhó nhắm hoặc chớp.

Vì thế, mỗi sáng thức dậy, mắt sẽ xuất hiện ít ghèn là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu ghèn nhiều hơn bình thường khiến mắt khó mở vào mỗi khi thức dậy, bạn nên cẩn trọng vì đây là dấu hiệu của một số bệnh lý về mắt.

Xem thêm: Mắt bị cộm nguyên nhân và cách xử lý

Mắt đổ ghèn có nguy hiểm không?

Mỗi sáng thức dậy, bạn thường thấy có những cục ghèn nơi khóe mắt. vì sao lại có ghèn, ghèn mắt có lợi hay có hại gì cho mắt? Đó là những vấn đề nhiều người quan tâm.

Tại sao lại có ghèn mắt

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mắt của động vật có vú luôn được phủ bởi màng nước mắt 3 lớp để giúp cho mắt hoạt động tốt. Như vậy bình thường, luôn luôn có màng nước mắt phủ lấy đôi mắt của bạn gồm 3 lớp: gần nhất là lớp glycocalyx, đây là một lớp chủ yếu là màng nhầy. Nó phủ giác mạc, hút nước và tạo điều kiện cho lớp thứ hai trải đều ra.

Lớp thứ hai là dung dịch nước mắt với thành phần chủ yếu là nước. Bề dày của lớp này chỉ vào khoảng 4 micromet – tương đương với độ dày của một sợi tơ nhện. Lớp này giữ cho mắt được bôi trơn và giúp cho mắt tránh khả năng bị nhiễm khuẩn.

Lớp ngoài cùng tạo thành chất nhờn gọi là meibum. Meibum tiến hóa để phù hợp với sự thay đổi của cơ thể động vật có vú. Ở nhiệt độ cơ thể người bình thường thì đó là một chất lỏng nhờn trong suốt. Nhưng khi nhiệt độ giảm xuống 1 độ C thì trở thành chất đặc như sáp, đó chính là ghèn ở khóe mắt bạn.

Khi nào đổ ghèn gây nguy hiểm

Ghèn hình thành trong giấc ngủ vì một số nguyên nhân: Về đêm thân nhiệt giảm khiến meibum cô đặc vì nhiệt độ giảm xuống mức nhiệt tan chảy của nó, hai là giấc ngủ khiến các tuyến dẫn meibum giảm hoạt động khiến lượng meibum nhiều quá mức bình thường được tiết ra trên mí mắt trong khi chúng ta ngủ. Nghĩa là vào ban đêm thì mắt bạn được phủ nhiều meibum hơn ban ngày và khi meibum đó lạnh sẽ tạo thành ghèn ở khóe mắt.

Xem thêm: Mắt bị mờ nguyên nhân và cách xử lý

Tuy nhiên, vì một số lý do, còn thừa một phần nước mắt dơ hòa lẫn với chất tiết của tuyến bờ mi dần tập trung vào khóe mắt tạo thành ghèn. Các lý do đó có thể do bệnh lý như viêm kết mạc cấp, tắc lệ đạo, viêm giác mạc… hoặc do vệ sinh mắt kém, tác động của môi trường… Khi đổ ghèn nhiều hơn bình thường, có màu vàng như mủ, kéo dài từ 2 – 3 ngày trở lên có thể là dấu hiệu của viêm kết mạc cấp, tắc lệ đạo.

Ghèn xuất hiện nhiều là dấu hiệu bệnh gì

  • Viêm kết mạc: Khi ghèn ra nhiều, mắt bị đỏ, hai mí sưng to hay nhạy cảm với ánh sáng có thể là dấu hiệu cho thấy mắt bị viêm kết mạc. Lúc này cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tắc tuyến lệ: Nước mắt được sản xuất liên tục. Nhưng khi tuyến lệ tắc dẫn đến ghèn ra nhiều. Nguyên nhân là do lượng nước này không được di chuyển xuống các tuyến lệ thông với mũi. Tình trạng này có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu nhiều ngày bệnh trở nên nghiêm trọng cần tới sự can thiệp của bác sĩ.
  • Cảm lạnh: Cảm lạnh có thể ảnh hưởng tới các niêm mạc trong đầu, gây chảy gỉ mắt và sưng đỏ. Tình trạng ghèn ra nhiều sẽ giảm bớt khi cơn cảm lạnh qua đi. Tuy nhiên nếu ghèn hơi ngả xanh lá cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng xoang nguy hiểm.
  • Khô mắt: Nếu ra gỉ mắt nhiều vào buổi sáng thức dậy kèm hiện tượng nhìn không rõ, nhiều khả năng bạn đã bị hội chứng khô mắt. Để tránh tình trạng này, cần hạn chế ngồi điều hòa, sử dụng máy tính quá lâu. Bạn cũng nên thường xuyên dùng kính mát mỗi khi ra ngoài để tránh bụi bay vào mắt.
  • Lẹo mắt: Nếu bạn bị lẹo mắt và ra nhiều gỉ, chứng tỏ mụn lẹo đã phát triển khá lớn nhưng không quá nguy hiểm. Bạn chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch hoặc chườm gạc ấm, tình trạng này sẽ giảm sau 2 -3 ngày. Nếu ghèn xuất hiện thường xuyên cần đi khám bệnh bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.

Mắt đổ ghèn ở trẻ em

Bác sĩ chuyên khoa mắt khuyến cáo rằng, trong vòng một giờ sau sinh, mẹ phải để ý mắt trẻ sơ sinh được nhỏ nitrate bạc 1% hoặc thuốc mỡ tetracycline 1 để mắt không bị nhiễm trùng.

Ngoài ra khi lau mắt bị đổ ghèn ở trẻ em, mẹ có thể dùng bông gòn đã được làm sạch, nhúng vào nước muối pha loãng để lau vùng xung quanh mắt và cả khóe mắt của con giúp mắt bé đỡ bị dính ghèn. Khi lau mắt cho bé, cần lưu ý lau thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương mắt của con.

Cách chữa mắt bị đổ ghèn ở trẻ em

Để hiểu hơn về cách chữa mắt đổ ghèn ở trẻ em, mỗi người cần biết được quy trình vệ sinh mắt một cách khoa học. Mỗi ngày, mẹ hãy thực hiện việc lau mắt cho bé bằng nước muối khoảng 2 – 3 lần hoặc bất cứ khi nào mắt bé đổ ghèn để giữ mắt con luôn sạch sẽ.

Bên cạnh đó, khi lau mắt, mẹ có thể kết hợp thêm việc massage vùng giữa mắt và mũi của bé bằng khăn đã nhúng qua nước ấm. Điều này sẽ giúp ống dẫn bị tắt trở nên thông thoáng, khi đẩy được dịch vàng ra ngoài, từ đó khiến mắt đỡ bị đổ ghèn hơn.

Một lưu ý nhỏ nữa trong cách chữa mắt bị đổ ghèn ở trẻ em chính là khi nhỏ bất kỳ thuốc gì vào mắt của bé cần có sự chỉ định của bác sĩ. Với những bé còn quá nhỏ, nên đặt con ở phòng không quá sáng hoặc quá chói vì mắt của trẻ còn yếu, không chịu đựng được ánh sáng ở mức độ mạnh.

Một số biện pháp đề phòng ghèn mắt

Để hạn chế tình trạng mắt đổ ghèn, không chỉ cần chú ý đến cách chữa mắt đổ ghèn, cách trị mắt đổ ghèn mà còn cần hiểu về các biện pháp đề phòng ghèn mắt.

Cần đeo kính bảo hộ nếu môi trường lao động nhiều bụi, mang kính bảo vệ mắt đi ra ngoài và thường xuyên rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Với những người ra nhiều ghèn mắt vào buổi sáng thức dậy kèm hiện tượng nhìn bị mờ, khả năng bạn đã bị khô mắt. Để tránh tình trạng này, bạn nên hạn chế ngồi điều hòa, đeo kính râm khi ra đường, tránh nhìn sát máy tính. Nếu tình trạng này nặng hơn thì cần phải đi khám ngay để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Để giúp đôi mắt phòng ngừa tình trạng mắt đổ ghèn cần chú ý một số biện pháp đề phòng sau:

Vệ sinh mắt tốt, tẩy trang điểm vào cuối ngày và giữ cho đôi mắt sạch sẽ, lau đôi mắt nhắm kín bằng một chiếc khăn sạch, ấm.

Ở những người khô mắt, thuốc nhỏ mắt có thể là cách trị mắt đổ ghèn, mắt bị ghèn tốt nhất. Vì thế cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi mua và sử dụng.

Những người đeo kính áp tròng nên bỏ kính khỏi mắt vào ban đêm và khi đi ngủ.

Nếu sau khi ngủ dậy, mắt đổ ghèn, mắt bị ghèn cần tìm cách trị mắt đổ ghèn bằng việc làm sạch bằng khăn sạch và nước ấm khoảng 3 – 5 phút. Nhiều chất nhầy dính trên lông mi vào buổi sáng có thể do nhiễm trùng, cần đi khám nhãn khoa tại các bệnh viện mắt chuyên khoa.

Tài liệu tham khảo:

Hình minh họa.

Theo chia sẻ của ThS.BS Đỗ Minh Lâm, Bệnh viện Mắt Sài Gòn, đôi mắt là một trong những bộ phận dễ bị lây nhiễm, nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh. Vì thế, vào một sáng thức dậy, bỗng nhiên bạn thấy mắt đổ ghèn nhiều hơn bình thường, kèm theo những triệu chứng, dấu hiệu khác - hãy nghĩ đến việc đi khám để bác sĩ nhãn khoa có thể xác định, chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến thị lực.

Gỉ mắt, hay còn được gọi là ghèn mắt được hình thành khi bạn đi ngủ. Tuy nó là thứ làm chúng ta bực mình mỗi sáng nhưng lại có tác dụng không ngờ. Nó ngăn nước mắt và giữ ẩm cho mắt. Không có lớp ghèn này sẽ gây ra hiện tượng khô mắt vô cùng nguy hiểm.

Việc có một chút gỉ ở khóe mắt khi thức dậy là bình thường. Tuy nhiên, trường hợp gỉ mắt chảy nhiều và liên tục lại có thể là một dấu hiệu cho các vấn đề bất thường trong cơ thể. Nếu mắt ra nhiều gỉ mà không đau nhức sưng tấy thì có thể do bụi bám vào mắt quá nhiều.

Tuy nhiên, mắt ra nhiều ghèn có thể là tình trạng viêm nhiễm ở mắt, kèm theo các triệu chứng như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, giảm thị lực… Đây có thể là dấu hiệu các bệnh về mắt. Nếu có các vấn đề này, điều cần thiết là bạn nên đến trung tâm nhãn khoa để được khám và điều trị thích hợp.

Mắt đổ ghèn nhiều là biểu hiện của bệnh gì?

Nếu mắt đổ ghèn nhiều vào buổi sáng thức dậy kèm hiện tượng nhìn không rõ thì nhiều khả năng bạn đã bị hội chứng khô mắt. Để tránh tình trạng này, bạn nên hạn chế ngồi điều hòa, đeo kính râm khi ra đường, tránh nhìn sát máy tính. Nếu tình trạng này nặng, nên đi khám để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Riêng với trường hợp mắt ra nhiều ghèn kèm theo các triệu chứng như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, hai mí sưng đỏ, có thể bạn đã bị viêm nhiễm, thường gặp nhất là viêm kết mạc (đau mắt đỏ).

Trường hợp bệnh này không nên chần chừ hay tự ý điều trị mà phải đến gặp bác sĩ. Đã có nhiều trường hợp tự mua thuốc tra mắt dẫn đến tình trạng hỏng giác mạc và mù lòa.

Nếu bạn bị lẹo mắt và ra nhiều ghèn mắt thì chứng tỏ lẹo đã tiến triển nặng hơn. Trường hợp này không quá nguy hiểm. Bạn chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch, chườm gạc ấm. Nếu sau vài ngày mà chưa giảm thì phải nhờ đến can thiệp của bác sĩ.

Hoặc nếu bạn bị cảm cúm có thể ảnh hưởng tới các niêm mạc trong mắt, gây chảy gỉ mắt và kích thích mắt, sưng đỏ. Khi bạn hết cảm cúm thì gỉ mắt sẽ giảm. Nếu như gỉ mắt có màu xanh hay vàng đậm thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Một số trường hợp bệnh khác cũng có thể gây ra nhiều ghèn mắt. Đó là tình trạng nhiễm trùng trong mắt, đặc biệt là viêm mí mắt có thể khiến mắt bị kích thích, dẫn tới mắt đổ nhiều ghèn. Lông mi có thể bị dính lại và bạn có thể gặp khó khăn khi mở mắt vào buổi sáng.

Ra nhiều ghèn mắt cũng có thể là dấu hiệu của tắc lệ đạo. Tình trạng này có thể tự khỏi, nhưng trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, kéo dài, bạn có thể cần tới sự can thiệp của bác sĩ.

Chảy nhiều nước mắt, ghèn mắt cũng có thể là dấu hiệu mắt bị khô khi tuyến lệ chính và các tuyến lệ phụ không hoạt động hiệu quả để bôi trơn mắt. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo.

Cách phòng ngừa mắt đổ ghèn

Đôi mắt luôn nhạy cảm với môi trường xung quanh, đặc biệt là trong một ngày tiếp xúc với vô số tác nhân gây bệnh từ cuộc sống. Vì thế, hãy phòng ngừa triệu chứng mắt đổ ghèn bằng cách:

- Dùng nước đun sôi để nguội lau mắt đối với trẻ. Đối với người lớn nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để nhỏ.

- Sử dụng khăn mặt, khăn tắm riêng.

- Khăn sau mỗi lần sử dụng cần phải được giặt sạch và phơi dưới ánh nắng.

Mỗi khi thức dậy vào buổi sáng mà bạn thấy cục ghèn nằm ở phía khóe mắt thì cũng không phải lo lắng nhiều, vì đây có thể chỉ là một hoạt động sinh lý bình thường của mắt nhằm loại bỏ bụi bám vào mắt từ môi trường bên ngoài. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần đeo kính bảo hộ nếu môi trường lao động nhiều bụi, mang kính bảo vệ mắt khi đi ra ngoài và thỉnh thoảng nên rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Với trường hợp mắt ra nhiều ghèn kèm theo các triệu chứng như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, giảm thị lực… thì nên đến trung tâm nhãn khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời vì rất có thể mắt bạn đang bị viêm nhiễm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Video liên quan

Chủ đề