Tại sao mập

Cơ thể sử dụng năng lượng từ nhiều nguồn, chủ yếu là đường cho các hoạt động hàng ngày. Khi dư thừa quá nhiều calo, cơ thể có xu hướng tích trữ năng lượng bằng việc tích mỡ.

5 bài tập giúp sở hữu vòng eo 63 cm của HLV 9X Từ một cô gái gầy gò nhưng nhiều mỡ bụng, Trang Lê cải thiện vóc dáng nhờ tập luyện và thay đổi thực đơn hàng ngày. HLV 9X giới thiệu 5 bài tập giúp giảm mỡ thừa vòng 2 hiệu quả.

Dưới đây là bài chia sẻ của huấn luyện viên Hồ Khánh Thiện (sinh năm 1994, Hà Nội) về nguyên nhân gây tăng cân cùng Zing.vn:

Rất nhiều nguyên nhân khiến bạn thừa cân. Tôi chia nguyên nhân làm tăng lượng mỡ trong cơ thể thành hai yếu tố chính do insulin và lượng calo nạp vào hàng ngày. 

Cơ thể chúng ta sử dụng năng lượng từ nhiều nguồn, chủ yếu là đường cho các hoạt động hàng ngày. Khi dư thừa quá nhiều calo, cơ thể có xu hướng tích trữ năng lượng bằng việc tích mỡ. 

Insulin là hormone hoạt động như một chiếc chìa khóa, sẽ mở cánh cửa của các tế bào trong cơ thể để chúng có thể hấp thu đường huyết (glucose) và dùng glucose biến thành năng lượng.

Tại sao mập
Lượng insulin tăng cao là nguyên nhân gây tích mỡ thừa. Ảnh: Healthplus

Cơ thể luôn duy trì một lượng glucose bình thường từ 70-110 mg/100ml máu. Tuy nhiên, khi con số vượt qua 110 mg/100ml máu, insulin sẽ xuất hiện như một chiếc xe tải đưa glucose đến nơi khác là glycogen trong mô cơ, gan và mỡ. Glycogen tương tự kho dự trữ glucose cho nhu cầu cơ thể sau này, cũng như duy trì nồng độ glucose ổn định trong máu. 

Khi cơ và gan đã đầy glucose, kết hợp với lượng tinh bột dư thừa sẽ được tích trữ dưới dạng mỡ, khiến bạn tăng cân. 

Mọi tội lỗi là do insulin và tinh bột?

Điều này không chính xác. Insulin tuy bị đánh đồng với vai trò tích lũy nhưng nó giúp vận chuyển glucose đến tế bào cơ và gan, đóng vai trò quan trọng để xây dựng cơ bắp.

Tinh bột cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động não bộ và các hoạt động khác của cơ thể. Insulin chỉ chuyển sang tích luỹ glucose vào mỡ khi glycogen ở cơ và gan đã đầy.

Tại sao mập
Ăn nhiều tinh bột sẽ khiến lượng glucose tăng cao, dẫn đến tiết ra insulin.  Ảnh: Daily

Cơ thể chúng ta luôn cố gắng cân bằng mọi thứ. Trái ngược với insulin có xu hướng tích trữ, chúng ta có glucagon làm nhiệm vụ phân giải.

Glucagon cũng là một hormone, từ tuyến tuỵ tiết ra khi nồng độ glucose bắt đầu giảm xuống dưới 70 mg. Glucagon và insulin là hai hormone hỗ trợ, giữ cho đường huyết ổn định. Nó không chỉ giúp phân giải glycogen ra glucose mà còn có khả năng phân huỷ tế bào mỡ thành axit béo để tạo năng lượng. 

Glucagon tiết ra sẽ kéo lượng insulin giảm xuống. Lượng insulin tiết ra lại dựa vào nồng độ glucose trong máu tại thời điểm đó. Nếu biết kết hợp, bạn hoàn toàn có thể ăn tinh bột nhưng vẫn khiến quá trình hấp thụ tốt hơn, ít bị tích mỡ hơn nếu cân bằng được hai loại hormone này.

Ăn nhiều tinh bột sẽ khiến lượng glucose tăng cao, dẫn đến tiết ra insulin. Tuy nhiên, nếu bạn ăn thực phẩm giàu đạm, cả hai hormone đều được sản sinh, glucagon sẽ chiếm phần lớn. Vì vậy, các thực phẩm giàu protein rất quan trọng trong quá trình giảm béo, ngoài cung cấp các axit amin cho cơ bắp, chúng còn giúp tăng tiết glucagon để phân giải tế bào mỡ.

Tại sao mập
Huấn luyện viên Hồ Khánh Thiện. Ảnh: NVCC

Có hai loại tinh bột là phức tạp và đơn giản. Tinh bột phức tạp thường có nguồn gốc từ tự nhiên như yến mạch, khoai lang. Tinh bột đơn giản do con người tạo ra có trong bánh kẹo, nước có ga, bánh ngọt.

Insulin tiết ra khi nồng độ glucose tăng cao trong một khoảng thời gian. Các loại tinh bột đơn (cấu trúc monosaccarit) sẽ nhanh chóng bị phân huỷ thành glucose, khiến insulin tiết ra nhiều. Trong khi, đó với tinh bột phức tạp, cơ thể cần thời gian phân cắt các kết nối, glucose sẽ từ từ được tạo ra, insulin tiết ra ít hơn, giảm khả năng tích trữ mỡ thừa. 

Để hạn chế tăng cân, bạn nên kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, không để dư thừa năng lượng bằng cách ăn các thực phẩm giàu đạm, thay thế các tinh bột đơn giản bằng phức tạp và bổ sung thêm nhiều chất xơ trong thực đơn hàng ngày của mình.


Theo Bác sĩ trưởng Trung Thiếu Vệ, Bệnh viện Nhân dân số 3 Thành Đô (TQ), do căng thẳng và các lý do khác, ngày càng nhiều người bị béo phì . Đừng nghĩ rằng béo một chút cũng không vấn đề gì.

Theo nghiên cứu, bệnh nhân Covid-19 sẽ trầm trọng hơn nếu người đó có thể trạng béo phì, đồng thời béo phì cũng có thể gây ra nhiều bệnh như tăng lipid máu, huyết áp cao và bệnh gút.

Nhiều người thắc mắc, vậy tại sao những người khác lại không béo lên trong khi họ cũng ăn cùng một thứ giống như mình, hoặc chế độ ăn không có gì khác thường?

Sau đây là những lý do dẫn đến béo phì, nếu bạn đang trong nhóm thừa cân thì nên thử tìm hiểu kỹ xem sao nhé.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh béo phì?

1. Yếu tố tinh thần

Có hai trung tâm trong vùng dưới đồi của cơ thể con người chịu trách nhiệm về cảm giác đói và no. Theo kết quả nghiên cứu, sự hưng phấn thần kinh hoặc kích thích tinh thần quá mức có thể gây rối loạn chức năng của hai trung tâm này. Một khi chức năng trung tâm bị rối loạn sẽ xảy ra tình trạng béo phì.

2. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là một phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh béo phì. Dữ liệu cho thấy nếu bố hoặc mẹ bị béo phì thì xác suất béo phì của con là 50%; cả bố và mẹ đều bị béo phì và xác suất con bị béo phì là 80%; và cân nặng của cả bố và mẹ đều bình thường, và đứa trẻ có xác suất béo phì là 8-10%.

Tại sao mập

3. Yếu tố nội tiết

Những người không tiết đủ insulin, chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường, dễ bị béo phì. Nguyên nhân sâu xa là do tiết insulin không đủ có thể dẫn đến tăng tổng hợp chất béo, dẫn đến béo phì.

4. Tập thể dục không đủ

Ít vận động cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. Vào mùa đông, nhiều người không thích ra ngoài vận động, đổ mồ hôi dẫn đến ít hoạt động, cơ thể tiêu hao ít năng lượng dẫn đến béo phì.

5. Yếu tố chế độ ăn uống

Ăn nhiều đồ ngọt, ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, chất béo, số lượng bữa ăn nhiều… là những tác nhân chính dẫn đến béo phì.

Đồ ngọt sẽ khiến bạn dễ bị béo. Đồ ăn nhiều đạm, nhiều chất béo và ăn quá nhiều đồ ăn cũng sẽ khiến bạn béo lên, tôi tin là ai cũng biết rồi, không cần nói cũng biết.

Về số lượng bữa ăn, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn hai bữa một ngày dễ bị béo phì hơn những người ăn ba bữa một ngày, vì quá ít bữa một ngày có thể gây ra bất thường trong chuyển hóa lipid và đường trong cơ thể, từ đó cũng có thể dẫn đến béo phì.

Tại sao mập

6. Rối loạn đồng hồ sinh học

Sự xáo trộn đồng hồ sinh học cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì. Trẻ ngủ không đủ giấc dễ bị béo phì hơn trẻ ngủ đủ giấc là do nhịp sinh học ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose và chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

7. Thói quen xấu

Thói quen sinh hoạt kém, chẳng hạn như hút thuốc và uống rượu, cũng là một trong những nguyên nhân chính gây béo phì.

Tựu chung lại, 7 yếu tố trên là nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì. Tuy nhiên, dù là bạn đang thực sự cần giảm cân, thì cũng không nên cố giảm cân nhanh mà phải giảm cân một cách từ từ, để cơ thể có quá trình thích nghi dần dần.

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu bạn đang thừa cân, nên quan sát 7 lý do liên quan nêu trên. Trong trường hợp bạn đang mắc sai lầm nào thì nên tìm cách sửa đổi càng sớm càng tốt. Việc duy trì cân nặng trong ngưỡng bình thường là tiêu chí đầu tiên để có cơ thể khỏe mạnh.

*Theo BS Gia đình (TQ)