Tại sao laptop không có wifi

Lỗi laptop không có Wifi, không hiển thị Wifi nào để kết nối thường hay xảy ra và có nhiều nguyên nhân khác nhau, các bạn hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết lỗi Wifi này trên laptop nhé.


Khi lỗi laptop không có Wifi, không hiển thị Wifi nào xảy ra đồng nghĩa với việc laptop không tìm thấy Wifi, vậy làm sao để sửa lỗi laptop không có Wifi, không hiển thị Wifi nào? Liệu lỗi này có phải là do phần cứng bị lỗi, hỏng gì không? Dưới đây Taimienphi.vn sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc này.

Hướng dẫn sửa lỗi laptop không tìm thấy wifi, không show tên wifi


Xem nhanh cách sửa lỗi laptop không có wifi:
Cách 1: Sửa lỗi cơ bản.
Cách 2: Reset lại card mạng.
Cách 3: Kiểm tra cài đặt Network Discovery.
Cách 4: Cập nhật phiên bản driver card mạng mới nhất.
Cách 5: Gỡ cài đặt / vô hiệu hóa mạng ảo.
Cách 6: Vô hiệu hóa tường lửa tạm thời.


Cách sửa lỗi laptop không có Wifi, không hiển thị Wifi nào?


Cách 1: Cách sửa lỗi cơ bản

Trước khi đi sâu các bước sửa lỗi laptop không có Wifi, không hiển thị Wifi nào phức tạp hơn, dưới đây là một số cách sửa lỗi cơ bản mà bạn nên thử:
- Khởi động lại máy tính.
- Khởi động lại router tránh lỗi Wifi.
- Reset lại router.
- Bật tắt biểu tượng Wifi trên trung tâm thông báo Windows 10.
- Thử kết nối mạng trên các thiết bị khác xem có được hay không.

Nếu đã thử những cách trên đây là lỗi laptop không có Wifi, không hiển thị Wifi nào vẫn còn, tham khảo tiếp một số cách sửa lỗi tiếp theo dưới đây.


Cách 2: Reset lại card mạng

Nhiều nguyên nhân có thể do card mạng bị lỗi, sự cố nào đó nhưng không thể khắc phục được thông qua việc khởi động lại hệ thống. Với trường hợp này, giải pháp lý tưởng nhất là reset lại card mạng để khắc phục, sửa lỗi laptop không có Wifi, không hiển thị Wifi.

Bước 1: Đầu tiên mở ứng dụng Settings bằng cách nhấn Windows + I. Tiếp theo tìm và click chọn Network and Internet.
Bước 2: Tiếp theo chọn tab Status và click chọn Network reset nằm góc dưới cùng.

Thao tác trên sẽ reset lại card mạng. Cuối cùng thử kiểm tra xem laptop đã hiển thị Wifi chưa.


Cách 3: Kiểm tra cài đặt Network Discovery

Bước 1: Mở Control Panel bằng cách nhập từ khóa tìm kiếm Control Panel vào khung Search trên Start Menu. Trên danh sách kết quả tìm kiếm click chọn để mở cửa sổ.
Bước 2: Tại đây tìm và click chọn Network and Internet => Network and Sharing Center.
Bước 3: Ở khung bên trái tìm và click chọn Change advanced sharing settings.
Bước 4: Trong mục Network Discovery, chọn Turn on network discovery.

Bước 5: Cuối cùng click chọn Save changes để lưu lại thay đổi và kiểm tra xem lỗi laptop không có Wifi, không hiển thị Wifi nào còn hay không.


Cách 4: Cập nhật phiên bản driver card mạng mới nhất

Driver card mạng quá cũ cũng có thể là nguyên nhân khiến laptop Windows 10 không thể phát hiện các kết nối mạng khả dụng. Thử update driver card mạng mới nhất xem có giúp khắc phục lỗi này.

Bước 1: Click chọn Start =>Device Manager.
Bước 2: Tìm và mở rộng mục Network Adapters.
Bước 3: Kích chuột phải vào card mạng Wifi mà bạn sử dụng, chọn Update Driver Software. Windows sẽ tự động tìm và tải xuống phiên bản driver card mạng mới nhất.

Bước 4: Chờ cho đến khi quá trình cập nhật hoàn tất. Lúc này laptop sẽ phát hiện và hiển thị các kết nối Wifi khả dụng.


Cách 5: Gỡ cài đặt / vô hiệu hóa mạng ảo

Một số ứng dụng có thể cài đặt card mạng ảo trên hệ thống, điển hình như VirtualBox. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi laptop không có Wifi, không hiển thị Wifi nào. Gỡ cài đặt / vô hiệu hóa mạng ảo đi có thể giúp khắc phục sự cố kết nối mạng này.

Vô hiệu hóa mạng ảo:

Thực hiện theo các bước dưới đây để vô hiệu hóa mạng ảo:

Bước 1: Mở Control Panel, tìm và click chọn Network and Internet.
Bước 2: Tiếp theo chọn Network and Sharing =>Change adapter settings.
Bước 3: Kích chuột phải vào card mạng ảo, chọn Disable từ menu.

Gỡ cài đặt mạng ảo:

Để gỡ cài đặt mạng ảo, chỉ cần gỡ bỏ cài đặt ứng dụng cài đặt mạng ảo này trên hệ thống.
Bước 1: Mở Control Panel =>Programs.
Bước 2: Chọn Uninstall a program.
Bước 3: Cuộn qua danh sách các ứng dụng cài đặt trên hệ thống, tìm và click chọn ứng dụng cài đặt mạng ảo, chọn Uninstall để gỡ bỏ cài đặt.


Cách 6: Vô hiệu hóa tường lửa tạm thời

Bước 1: Nhấn phím Windows và nhập Firewall vào khung Search. Trên danh sách kết quả tìm kiếm trên màn hình, tìm và click chọn Check firewall status.
Bước 2: Tiếp theo click chọn Turn Windows Defender Firewall on or off.
Bước 3: Mục Private network settings, click chọn Turn off Windows Defender Firewall (not recommended).
Bước 4: Tương tự, mục Public Network Settings chọn tùy chọn Turn off Windows Defender Firewall (not recommended).

Bước 5: Cuối cùng click chọn OK để lưu lại thay đổi. Click chọn biểu tượng Wifi trên khay hệ thống xem laptop có hiển thị kết nối Wifi hay chưa.

Nếu có, có thể chắc chắn tường lửa là thủ phạm gây lỗi laptop không có Wifi, không hiển thị Wifi nào. Đơn giản nhất là reset cài đặt tường lửa về trạng thái mặc định ban đầu.

Bước 1: Nhấn phím Windows và nhập Firewall vào khung Search. Trên danh sách kết quả tìm kiếm click chọn Firewall & network protection.
Bước 2: Tiếp theo click chọn Restore firewalls to default.
Bước 3: Click chọn Restore defaults để xác nhận.

//thuthuat.taimienphi.vn/sua-loi-laptop-khong-co-wifi-khong-hien-thi-wifi-nao-63179n.aspx
Hy vọng với những cách sửa lỗi laptop không có Wifi, không hiển thị Wifi nào mà Taimienphi.vn giới thiệu trên đây sẽ giúp bạn khắc phục được lỗi kết nối mạng khó chịu này. Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng Laptop mà các bạn không thể nào tìm thấy wifi nào, hãy tham khảo bài viết hướng dẫn Cách sửa lỗi laptop không tìm thấy wifi tại nhà mình hay trên công ty nhé.

Chắc hẳn khi sử dụng máy tính xách tay bạn đã đôi lần gặp phải những lỗi về kết nối Wifi trên chiếc laptop của mình. Bài viết dưới đây thanhbinhpc.com sẽ tổng hợp những lỗi laptop không vào được WiFi bạn có thể gặp phải và cách khắc phục chúng nhanh nhất.

>>> Tổng hợp 14 cách khắc phục sự cố MẤT MẠNG WIFI cho laptop

>>> Tổng hợp 7 lỗi máy tính không vào được mạng và cách khắc phục

Video cách khắc phục lỗi Wifi trên Laptop

Trên hệ điều hành windows 7, windows 8 thi thoảng chúng ta gặp các vấn đề về wifi như máy tính không kết nối được wifi, hay laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng. Thông thường giải pháp đơn giản và đầu tiên bạn có thể nghĩ tới việc khởi động lại bộ phát wifi hoặc khởi động lại máy tính của bạn. Nếu không được thì bạn cần phải tìm hiểu kĩ hơn:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi laptop không vào được wifi, một số lỗi thường gặp nhất ví dụ như:

– Chưa bật tính năng phát Wifi trên Laptop

– Máy tính chưa có driver Wifi hoặc driver Wifi đã cũ và hoạt động không được ổn định

– Nguyên nhân từ bộ Router, bộ phát wifi mà máy tính bạn đang lấy tín hiệu

–  Đối với win 10,  lỗi  laptop không bắt được wifi win 10 do trước đó đã cài 1 phần mềm client VPN để cấu hình Fake địa chỉ IP, khiến Windows 10 hiểu nhầm là lỗi

– Do máy tính bị nhiễm virus

Trước tiên, bạn hãy kiểm tra xem máy tính có bị tắt tính năng thu/bắt sóng Wifi không đã, mỗi loại máy tính sẽ có một vị trí khác nhau. Người dùng thường hay bỏ quên bước này và đinh ninh đó là lỗi laptop không vào được wifi

Lý do thì có thể là máy tính hoạt động lâu nên dẫn đến lỗi, hoặc trong quá trình sử dụng Windows vô tình bị xung đột phần mềm, bị lỗi một file gì đó…

Lỗi này thường là do máy tính của bạn đang bị thiếu Driver Wifi, chính vì thế bạn cần phải cài đặt thêm driver thì máy tính mới có thể nhận được sóng Wifi.

Nguyên nhân: Do trước đó bạn đã cài đặt một phần mềm VPN để cấu hình fake IP, dẫn đến việc hệ điều hành hiểu lầm là lỗi.

Cách khắc phục: 

– Bước 1: nhấn chuột phải vào This PC => chọn Manager => chọn tiếp Device Manager => Network adapters => Wireless => Uninstall device

Tiếp theo nhấn chuột phải vào Network adapters / Scan for hardware changes để tự đồng cái mới Driver

– Bước 2: Khởi động lại máy tính

– Bước 3: Trường hợp xấu nếu như sau khi khởi động lại máy tính mà vẫn chưa được thì bạn hãy làm tiếp bước sau đây

Start => Run => gõ cmd => reg delete HKCR\CLSID\{988248f3-a1ad-49bf-9170-676cbbc36ba3} /va /f

Tiếp tục nhập lệnh netcfg -v -u dni_dne

Cuối cùng khởi động lại máy tính

– Bước 1: Chuột phải vào biểu tượng mạng trên thanh Taskbar => Open Netwok and Sharing Center => Change adapter settings

– Bước 2 Nhấn chuột phải vào biểu tượng Wifi đang kết nối => chọn Properties

Tại dòng Client for Microsoft Networks => chọn Configure…

– Bước 3: Chuyển sang tab Power Management => tích bỏ dòng Allow the computer to turn off thí device to save power => nhấn Ok

– Cách 1:Khởi động lại máy tính và kết nối lại

– Cách 2: Nhấn chuột phải vào tên mạng Wifi đang kết nối => chọn Forget this network để nhập lại mật khẩu

– Cách 3: Thiết lập lại địa chỉ IP tĩnh cho máy tính

– Cách 4: Khởi động lại TCP/IP

Start => Run => gõ cmd => netsh int ip reset | Enter => Reset lại máy tính

– Cách 5 Reset lại TCP/IP Autorunning

Start => Run => gõ cmd => netsh int tcp set heuristics disabled | Enter 

=> netsh int tcp set global autotuninglevel=disabled | Enter

=> netsh int tcp set global rss=enabled | Enter

=> netsh int tcp show global | Enter

Nguyên nhân lỗi laptop không vào được wifi cũng có thể là do bộ phát Wifi của bạn sử dụng lâu ngày dẫn đến lỗi, để khắc phục vấn đề này bạn hãy tắt Router đi khoảng 3 phút sau đó bật lại

Nguyên nhân nữa là do virus, tham khảo cách diệt virus tại đây

Trong trường hợp mà sau khi bạn đã cài Windows mới rồi, đã cài đặt driver đầy đủ hết rồi mà vẫn không được nữa thì khả năng cao là do card wifi có vấn đề rồi. Bạn nên mang ra ngoài cửa hàng để thợ người ta kiểm tra, sửa chữa và thay thế nhé.

Với lỗi laptop không vào được wifi trên windows 7 có thể do nhiều nguyên nhân gây ra vì thế để khắc phục cũng có nhiều cách khác nhau.

Bước 1: Chọn Start | Control Panel | Network and Internet | Network and Sharing Center | Change Adapter Settings

Bước 2: Kích phải chuột vào Local Area Connection | Chọn Properties | Chọn Configure | Chọn tab Advanced

Bước 3: Tích vào mục Network Address và thay đổi giá trị value bằng cách nhập 12 chữ số ngẫu nhiên (VD: AAAAAAA)

Bước 4: Chọn OK.

Việc lỗi laptop không vào được wifi cũng có thể là do bạn đang dùng một số chương trình diệt virus. Dưới đây là các bước khắc phục lỗi wifi này khi dùng chương trình diệt virus AVG Internet Security 201x.

Bước 1: Chọn Start | Control Panel | Network and Internet | Network and Sharing Center | Change Adapter Settings

Bước 2: Kích phải chuột vào Local Area Connection | Chọn Properties | Chọn Configure

Bước 3: Bỏ chọn ở mục AVG network Fillter driver | Chọn OK.

Bước 1: Chọn Start | Run | Nhập Services.msc | Enter

Bước 2: Tìm đến Id_String2.6844F930_1628_4223_B5CC_5BB94B87 9.762 trong danh sách

Bước 3: Kích chuột phải chọn Properties | Chọn Disabled | Chọn STOP | Chọn Apply

Bước 4: Khởi động lại

Để khắc phục lỗi laptop không vào được wifi trên win 7 bạn có thể khởi động lại dịch vụ Wireless Zero Configuration bằng cách: Chọn Start | Control Panel | Administrative Tools | chọn Services.

Hoặc bạn có thể sử dụng câu lệnh services.msc trong cửa sổ Run để tìm đến dịch vụ Wireless Zero Configuration và khởi động lại nó trong trường hợp nó chưa được khởi động.

Vơi cách này bạn cần áp dụng sau khi laptop đã tìm được một mạng để kết nối mới. Thông thường Windows 7 sẽ hiện ra một dòng thông báo cho phép bạn chọn cách mạng wifi kết nối hoạt động. Thay vì chọn Puplic thì bạn hãy chọn là Work Network nhé.

Nếu bạn đã thử cả 5 cách trên mà vẫn chưa khắc phục được lỗi laptop không vào được wifi thì hãy tiếp tục với cách dưới đây nha:

Bước 1: Chọn Run | Gõ CMD

Bước 2: Xuất hiện hộp thoại gõ Ipconfig /flushdns | Nhấn Enter

Bước 3: Gõ ipconfig / release | Nhấn Enter để xóa địa chỉ IP cũ

Bước 4: Gõ Ipconfig / renew | Nhấn Enter để xin cấp lại địa chỉ IP

Nếu như bạn đã thực hiện tất cả các cách trên mà vẫn không kết nối wifi được, thì bạn hãy thử gỡ driver và cài đặt lại, đồng thời kiểm tra xem thiết bị wireless của mình có bị hỏng hay không.

Sau win 7 thì win 8 và win 8.1 được đông đảo người dùng ở Việt Nam đón nhận. Tuy nhiên có nhiều bạn gặp tình trạng lỗi laptop không vào được wifi sau khi cài đặt, mặc dù bạn đã cố gắng dùng mọi cách để khắc phục nó. Khi bạn kiểm tra trong phần Device manager thì không có thông báo thiếu drivers và khi cài lại bản Windows cũ tình trạng này hoàn toàn biến mất. Vậy, đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Cách khắc phục chúng như thế nào?

Khắc phục lỗi máy tính không bắt được wifi win 8

Tất cả các máy tính xách tay đều có chế độ tắt wifi, do đó có thể bạn đang để laptop của mình ở trạng thái OFF và có thể bạn đang để máy trong chế độ Save Power nên dẫn đến tình trạng laptop không bắt được wifi win 8 . Bởi khi đó drivers mà bạn đang có nhồi nhét vào Laptop không tương thích da IP cấp cho máy chạm bị xung đột vì máy đang ở chế độ máy bay.

– Bật lại Wifi trên laptop hoặc tắt chế độ tiết kiệm Pin của laptop.

– Tắt bật lại Router Wifi trong khoảng 10 phút (nếu có thể bạn nên cấu hình lại luôn cho router wifi).

* Khắc phục lỗi laptop không vào được wifi đối với chế độ máy bay của hệ điểu hành Windows 8.1, bạn cần cài đặt lại Drivers tương thích của máy tính với hệ điều hành Windows 8.1, bạn có thể truy cập vào trang chủ của hãng (hãng laptop của bạn) rồi tải bộ Drivers chuẩn về và tiến hành cài đặt.

* Các thao tác khả đơn giản để tắt chế độ tiết kiệm Pin trên máy tính Laptop

Bước 1: Kích chuột phải vào biểu tượng kết nối wifi ở góc dưới bên phải màn hình | chọn Open Network and Sharing Center | Chọn Change Adapter Settings.

Bước 2: Kích phải chuột vào Local Area Connection | Chọn Properties | Chọn Configure

Bước 3: Chọn tab Power Management và bỏ dấu check ở mục Allow the computer to turn off this device to save power.

Bước 4:  Nhấn chọn OK.

XEM THÊM:

>>> Tổng hợp 7 cách khắc phục lỗi dns trên máy tính mới nhất

>>> Hướng dẫn khắc phục lỗi Proxy trên máy tính thành công 100%

>>> Tổng hợp 7 cách khắc phục tình trạng máy tính vào mạng báo lỗi ssl mới nhất

>>> Hướng dẫn khắc phục lỗi máy tính bị lỗi UNIDENTIFIED NETWORK vào được mạng ngay

Video liên quan

Chủ đề