Tại sao không ăn được rau

Tại sao không ăn được rau

Tư vấn chuyên môn bài viết

Chức Vụ: Bác sĩ Trưởng Nutrihome Hoàng Văn Thụ

Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Rau xanh là nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, có nhiều bé không chịu ăn rau khiến bố mẹ lo lắng, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục bé lười ăn rau trong bài viết sau nhé!

Tại sao bé không chịu ăn rau?

Khi đến tuổi ăn dặm (6 tháng tuổi), trẻ cần được bổ sung thêm các dưỡng chất ngoài sữa mẹ để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Trong đó, rau xanh là một trong thực phẩm quan trọng vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin, chất xơ… rất tốt cho sự phát triển và sức khỏe trẻ.

Dù vậy, không phải trẻ nào cũng “sẵn sàng” tiếp nhận nguồn thực phẩm mới này. Trước khi tìm hiểu cách trị bé không chịu ăn rau, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có cách xử trí triệt để. Dưới đây là một số nguyên nhân được cho là dẫn đến tình trạng bé lười ăn rau:

Tại sao không ăn được rau

Bé không chịu ăn rau vì món ăn quá khác lạ với những gì bé ăn hằng ngày

1. Trẻ mắc chứng sợ thức ăn mới

Nhiều trẻ thể hiện “hội chứng” này bằng cách từ chối nếm thử những món ăn mới. Đó có thể là các loại rau có màu sắc, hình dạng khác lạ mà trẻ chưa từng nhìn thấy trước kia. Điều này xảy ra khi trẻ bắt đầu có nhận thức, trẻ sẽ xem kỹ những món được cho ăn và từ chối khi nó… trông khác lạ.

2. Bé không chịu ăn rau do được lập trình sinh học

Thời xưa, tổ tiên chúng ta luôn thử và kiểm tra mức độ an toàn của các loại rau bằng cách nếm thử chúng. Những loại có vị ngọt thường có xu hướng an toàn, còn vị đắng thì ngược lại. Tương tự, trẻ em cũng được “lập trình sinh học” để tránh rau, nhất là những loại rau có mùi lạ, khó ăn, trong khi trẻ dễ tiếp nhận những thực phẩm có vị ngọt.

3. Trẻ nhạy cảm với mùi vị của rau

Một số trẻ được sinh ra với gen TAS2R38 bị lỗi (loại gen này là một thụ cảm thể có khả năng nhận biết vị đắng) khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn với mùi, đặc biệt các loại rau có vị đắng, do đó, trẻ có xu hướng “cảnh giác” với rau.

4. Trẻ có “ký ức” xấu với rau

Con người thường “ác cảm” với vị đắng. Phổ biến hơn, bố mẹ thường la mắng khi bé biếng ăn, không chịu ăn rau củ. Đây cũng là lý do trẻ em cũng có xu hướng ít ăn rau và thậm chí sợ ăn nếu bị ép ăn loại rau mình đã từng có “ký ức” xấu. Nếu tình trạng lặp đi lặp lại, bé sẽ hình thành phản ứng không ăn rau trong bữa ăn.

Tại sao không ăn được rau

Nguyên nhân bé không chịu ăn rau do có “ký ức” xấu với một số loại

Trẻ không ăn rau có tác hại gì?

Các loại rau xanh là nguồn thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của trẻ, bởi chúng dồi dào các vitamin và khoáng chất như axit folic, vitamin A, C, B, axit amin và chất xơ… Trẻ có thể gặp các vấn đề sức khỏe khi không ăn hoặc ăn ít rau trong bữa ăn, đó là: béo phì, táo bón, dễ nhiễm trùng, hệ vi sinh đường ruột kém phát triển, tăng trưởng và phát triển kém…

Trẻ không chịu ăn rau phải làm sao? 12 cách ‘trị’ bé không ăn rau

Để cải thiện tình trạng bé không chịu ăn rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày bố mẹ cần dựa vào nguyên nhân. Đồng thời, hãy kiên nhẫn áp dụng các cách dưới đây để giúp bé làm quen dần với các loại rau xanh. Cụ thể:

1. Tìm hiểu sở thích ăn rau của con

Trẻ thường có xu hướng khó tiếp nhận các loại thức ăn mới, đặc biệt các loại rau nên bố mẹ cần theo dõi và ghi nhận những loại rau bé thích ăn và có cách chế biến phù hợp. Theo đó, bố mẹ nên thiết kế bữa ăn với các loại rau được chế biến theo nhiều cách khác nhau (cả sống và chín) để tạo màu sắc, hương vị đa dạng giúp ẩn bớt mùi vị khó chịu của chúng.

2. Cho trẻ thử ăn rau với lượng nhỏ

Trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận loại rau mới khi ăn với lượng nhỏ, được chế biến phù hợp trong lần đầu tiên ăn. Bố mẹ có thể xay nhuyễn rau và trộn vào cháo ăn dặm của trẻ, cách này có thể cải thiện vấn đề bé không chịu ăn rau.

3. Thiết kế đĩa rau củ thật hấp dẫn, bắt mắt

Cách trình bày, màu sắc bắt mắt của món ăn cũng là cách giúp bé dễ tiếp nhận thức ăn mới, kích thích sự thèm ăn, từ đó ăn uống dễ dàng hơn. Bố mẹ có thể dùng cà chua, cà rốt, các loại rau để tạo hình mặt cười, mặt trời, các loại hoa… và sắp xếp xen kẽ vào các món ăn thường ngày của bé.

Tại sao không ăn được rau

Việc tạo hình các loại rau củ sẽ giúp bé có hứng thú hơn trong việc ăn rau hàng ngày

4. Bắt đầu với các loại rau củ

Bắp (ngô), cà rốt, đậu Hà Lan, khoai lang… thường có vị ngọt, dễ ăn sẽ khiến trẻ dễ dàng tiếp nhận hơn, do đó, hãy bắt đầu tập cho trẻ ăn rau củ bằng các loại này.

5. Ăn rau xanh kèm với nước chấm, nước sốt hấp dẫn

Rau có thể kém hấp dẫn với trẻ, nhưng các loại nước chấm, gia vị, nước sốt… có thể tạo nhiều màu sắc, tăng hương vị và kích thích bé ăn rau nhiều hơn. Bố mẹ có thể trộn sốt vào salad, thêm phô mai vào các loại cải, súp lơ… để “xử lý” tình trạng bé lười ăn rau.

6. Đừng ép buộc, hãy làm gương cho bé

Trẻ không thể thích ăn rau nếu trong những bữa cơm gia đình không có “bóng dáng” cọng rau nào. Hơn hết, bố mẹ cần làm gương cho trẻ, phải là người thường xuyên ăn rau để bé cảm nhận rau rất ngon, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.

7. Kết hợp rau với món trẻ thích

Việc chế biến đa dạng các món ăn trẻ thích kết hợp với rau củ như salad rau củ, súp rau củ, nước ép, mì spaghetti, sinh tố… sẽ giúp bé nhận được nhiều nguồn dinh dưỡng từ nhóm rau xanh lẫn các nhóm thực phẩm khác.

8. Để trẻ tự chọn thực đơn

Việc chủ động chọn thức ăn cũng là một cách giúp bé dễ chấp nhận khẩu phần ăn có chứa nhiều rau nhiều. Ngoài ra, điều này cũng rèn luyện cho bé tính tự lập và đưa ra quyết định khi lớn trưởng thành.

9. Khuyến khích bé tham gia chế biến rau củ

Cho trẻ tham gia vào việc nấu nướng sẽ kích thích bé muốn thưởng thức “tác phẩm” của mình. Ngoài ra, nấu ăn cùng cha mẹ  cũng là cơ hội tuyệt vời để bé vừa học vừa chơi tại nhà và trau dồi các kỹ năng sống, kỹ năng vận động tốt.

Tại sao không ăn được rau

Khuyến khích bé cùng tham gia chuẩn bị thức ăn hàng ngày cũng là cách cải thiện tình trạng bé lười ăn rau

10. Thử loại rau mới, rau gia vị

Đây là những loại rau có mùi thơm đặc trưng do có chứa tinh dầu như bạc hà, thì là, tía tô… Việc kết hợp chế biến các loại rau thơm vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ sẽ giúp kích thích hương vị và sự thèm ăn.

11. Dẫn trẻ đi mua rau

Đưa trẻ cùng đi mua thực phẩm, chỉ ra màu sắc và hình dạng đẹp mắt của các loại rau củ khác nhau cũng sẽ giúp bé thích thú hơn với việc ăn rau. Nếu có điều kiện, bố mẹ có thể cùng bé tham gia vào trồng trọt và chăm sóc các loại rau củ để bé háo hức thưởng thức thành quả.

12. Ăn nhiều trái cây

Trái cây thường có vị ngọt, vì vậy trẻ sẽ dễ tiếp nhận hơn các loại rau xanh. Bố mẹ có thể kết hợp trái cây với các loại rau xanh để bé tiếp cận đa dạng các loại thức ăn trong khẩu phần của mình, từ đó hạn chế tình trạng bé không chịu ăn rau.

Cách bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho bé lười ăn rau

Đối với những trường hợp trẻ vẫn chưa chịu ăn rau xanh, bố mẹ có thể tham khảo một số cách sau để giúp bé bổ sung thêm chất xơ trong khẩu phần hàng ngày:

Tại sao không ăn được rau

Có thể “ngụy trang” bổ sung rau củ cho trẻ lười ăn rau bằng các món súp, hầm

  • Chủ động thêm chất xơ từ các loại rau củ vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ bằng cách xay, nghiền nhỏ, thêm một ít đậu vào súp, món salad và các món hầm.
  • Tăng cường cho trẻ ăn một số thực phẩm có hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cao như ngũ cốc, táo, chuối, lê, các loại đậu, hạnh nhân…

Trong tất cả trường hợp, bố mẹ cần kiên nhẫn thêm rau củ với lượng ít và tăng dần để bé không có cảm giác quá khác lạ trong bữa ăn của mình và dễ tiếp nhận rau củ hơn.

Đối với trẻ tập ăn dặm, bố mẹ nên tham khảo khuyến nghị của bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung rau xanh cho bé một cách hợp lý (1). Ngoài ra, bố mẹ cần cắt rau củ thành từng miếng nhỏ hoặc kích cỡ phù hợp với độ tuổi của trẻ và nấu hoặc xay nhuyễn rau khi cần thiết. Theo Hội viện Nhi khoa Hoa Kỳ, những phần thức ăn sống, cứng hoặc quá lớn có thể khiến trẻ dưới 4 tuổi nghẹt thở do bị hóc nghẹn (2).

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các bố mẹ đang chăm sóc con nhỏ có thêm kiến thức và phương pháp “trị” bé không chịu ăn rau, dần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ.