Tại sao khóc xong lại bị đau đầu

Bên cạnh các bệnh về thần kinh hay não bộ, hầu hết triệu chứng đau đầu mệt mỏi là do co thắt các cơ vùng mặt, cổ và da đầu. Đau đầu có liên quan đến căng cơ còn được gọi là đau đầu do căng thẳng, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tâm lý người bệnh.

Căng thẳng tâm lý, stress chủ yếu dựa vào cách nhìn nhận, phản ứng và thái độ ứng xử của con người trước vấn đề nào đó trong hoàn cảnh sống. Stress còn được xếp vào nhóm bệnh đô thị vì nhịp sống nhanh và ồn ào tại đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho căn bệnh này xuất hiện.

Triệu chứng đau đầu mệt mỏi ngày càng trở nên phổ biến hơn khi nhiều người ở các thành phố lớn phải tập trung lo toan cho gia đình, công việc, mà không có thời gian chăm sóc chính bản thân mình.

Khi bị stress hoặc căng thẳng thần kinh, cơ thể sẽ sản sinh một lượng lớn hormone Cortisol và đòi hỏi phải được cung cấp liên tục năng lượng từ chất béo. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và khiến cho nhịp tim đập vượt mức cần thiết. Từ đó, tuần hoàn máu cũng trở nên rối loạn, tạo ra áp lực tăng cao lên thành mạch và là nguyên nhân của tình trạng đau đầu mệt mỏi kéo dài. Hơn thế nữa, sự mất ổn định trong quá trình truyền dẫn máu lâu dài có nguy cơ gây ra những bệnh tim mạch nguy hiểm.

1.2. Thời tiết thay đổi

Đau đầu mệt mỏi xuất phát từ nguyên nhân thay đổi thời tiết thường xảy ra ở những đối tượng nhạy cảm với sự biến đổi bất thường của nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí... Trong đó, phụ nữ và người già dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố khí hậu. Cụ thể, thời tiết nắng nóng sẽ khiến cơ thể mất nước, căng thẳng và khó ngủ. Chính điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, khiến cơn đau đầu mệt mỏi xuất hiện và tái diễn, lâu dần trở thành đau đầu mãn tính.

1.3. Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng hệ thống thần kinh bị tổn thương do hội chứng stress. Trong đó dây thần kinh số 8 có nhiệm vụ truyền dẫn thông tin bị tác động tiêu cực khiến hệ thống tiền đình không còn hoạt động chính xác và đúng theo cơ thể yêu cầu, từ đó gây ra các biểu hiện như lo lắng, căng thẳng, mất ngủ và đặc biệt là đau đầu mệt mỏi.

1.4. Các yếu tố khác

Nguyên nhân khiến các cơ ở vùng dưới da đầu hoặc vùng cổ trở nên căng cứng và gây kích thích cơn đau đầu mệt mỏi cũng có thể do một số yếu tố như:

  • Ăn quá no hoặc quá đói;
  • Lạm dụng bia rượu;
  • Ô nhiễm tiếng ồn;
  • Áp lực công việc
  • Va chạm, chấn thương vùng đầu;
  • Trầm cảm;
  • Giữ 1 tư thế quá lâu;
  • Một vài trường hợp bệnh lý khác.

Áp lực công việc là một trong những nguyên nhân gây đau đầu

Để phân biệt với dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh - sọ não khác, những triệu chứng phổ biến của tình trạng đau đầu do căng thẳng được liệt kê như sau:

  • Luôn có cảm giác bị chít khăn quanh đầu hoặc dây siết ngang đầu;
  • Nặng đầu và đau âm ỉ trong cả ngày, đôi khi xuất hiện đau vùng gáy;
  • Suy giảm khả năng tập trung, khó ngủ;
  • Mức độ đau tăng lên khi stress, mệt mỏi, hoặc nghe tiếng ồn;
  • Các cơ vùng mặt - cổ - đầu co cứng;
  • Có lúc cảm nhận tiếng gõ trong đầu.

Triệu chứng đau đầu mệt mỏi như trên có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khó chữa trị. Thông thường, triệu chứng đau đầu mệt mỏi do căng thẳng sẽ kéo dài vài giờ trong ngày. Nếu bệnh nhân tự ý uống thuốc giảm đau thường xuyên, liên tục từ 3 ngày đến hơn 1 tuần, thì cơn đau có thể giảm lúc ban đầu nhưng sẽ lặp đi lặp lại, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Nên đến gặp bác sĩ nếu mức độ đau ngày càng tăng, kèm theo triệu chứng ói mửa, cảm giác tê rần ở mặt, tay chân bủn rủn, hoặc rối loạn thị giác.

Để chẩn đoán triệu chứng đau đầu mệt mỏi do căng thẳng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ khai thác thông tin về tiền sử bệnh án, tiến hành thăm khám kiểm tra và đặt ra một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề như:

  • Thời điểm các cơn đau đầu bắt đầu;
  • Vị trí, kiểu đau và mức độ đau;
  • Các triệu chứng đi kèm, chẳng hạn như cảm giác bủn rủn, sốt, ói mửa hoặc rối loạn thị giác;
  • Tai nạn hoặc chấn thương trong quá khứ;
  • Các loại thuốc đã uống trước khi bị đau đầu;
  • Tiền sử đau đầu của gia đình và cá nhân;
  • Khả năng bị stress trong cuộc sống;

Nhiều trường hợp bệnh đau đầu do căng thẳng dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh bệnh đau nửa đầu (migraine), đôi khi rất khó phân biệt.

3.2. Quá trình điều trị

Sự co thắt của cơ và các cơn đau có thể thuyên giảm bằng các biện pháp sau đây:

  • Dùng thuốc giảm đau thông thường (như Aspirin, acetaminophen, ibuprofen);
  • Tập thể dục - thể thao và bài tập thư giãn để giải tỏa căng thẳng;
  • Tập vật lý trị liệu hoặc sử dụng thiết bị làm giảm sự co cơ chuyên dụng;
  • Kê đơn thuốc giảm đau mạnh hơn cho trường hợp nặng.

Đau đầu do căng thẳng lâu ngày có nguy cơ khiến quá trình trao đổi chất bị rối loạn, làm cho cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong một thời gian khá dài. Trường hợp nặng hơn, đau đầu mệt mỏi triền miên sẽ gây suy kiệt thần kinh và thậm chí là dẫn tới đột quỵ bất kỳ lúc nào. Do đó bệnh nhân nên tránh tự ý mua thuốc về uống hoặc lạm dụng các biện pháp giảm đau tại nhà. Thay vào đó, cần đến cơ sở y tế để tham khảo ý kiến tư vấn chuyên môn của bác sĩ nếu bị đau đầu do căng thẳng gây nhiều mệt mỏi.

Uống thuốc giảm đau sớm để nhanh có hiệu quả

Khi các cơn đau đầu xuất hiện, bệnh nhân nên ưu tiên chăm sóc bản thân bằng cách:

  • Nằm nghỉ ngơi trong phòng tối;
  • Uống thuốc giảm đau sớm để nhanh có hiệu quả;
  • Xoa bóp vùng gáy cổ, vai và lưng hoặc chườm lạnh / nóng.

Đặc điểm của những cơn đau đầu do căng thẳng là sẽ tái phát nhiều lần, gây nhiều mệt mỏi cho người bệnh. Do đó bệnh nhân cũng cần chủ động phòng tránh triệu chứng này trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như:

  • Chơi thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, làm chậm quá trình lão hóa và giảm stress sau khi làm việc cường độ cao;
  • Giữ tinh thần lạc quan, tính hài hước và tránh tình huống gây căng thẳng;
  • Xin ý kiến tư vấn của chuyên gia tâm lý nếu bị stress nặng;
  • Học cách thư giãn, tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc;
  • Không làm việc quá sức, không hút thuốc, không uống nhiều bia rượu.

Chuyên khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có vai trò thăm khám và chữa trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương và ngoại vi. Với đội ngũ y - bác sĩ dày dạn kinh nghiệm từ 20 - 40 năm, như Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Chu Hoàng Vân; Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Dũng Kiên,... Vinmec Times City đã chẩn đoán và điều trị thành công các bệnh thuộc chuyên ngành thần kinh, trong đó có đau đầu mệt mỏi, chóng mặt, căng thẳng, stress, rối loạn tiền đình... cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân.

Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City không chỉ toàn diện, đa dạng mà còn đạt tiêu chuẩn cao; kèm theo đó là hệ thống trang thiết bị hiện đại, vô trùng tuyệt đối - xứng đáng trở thành địa chỉ khám đau đầu mệt mỏi do căng thẳng được nhiều khách hàng tin tưởng.

Để được tư vấn chi tiết về khám và điều trị các bệnh lý về thần kinh, quý khách có thể liên hệ tới Vinmec Times City bằng cách gọi đến Hotline 0243 9743 556 hoặc đăng ký khám và tư vấn trực tuyến TẠI ĐÂY.

Rối loạn tiền đình có chữa khỏi hẳn được không?

XEM THÊM:

Tác giả: khanhph

Bạn thường bị đau đầu như búa bỏ sau khi khóc? Sau đây là lý do và cách khắc phục tình trạng đó.

Sau khi khóc, nhiều người thường bị đau đầu.

Khi buồn, cơ thể sẽ giải phóng các hormon căng thẳng như cortisol, tờ Women’s Health Mag ngày 2/8 dẫn lời bác sĩ Lawrence Newman, MD, giám đốc bộ phận điều trị đau đầu tại NYU Langone Health cho hay.

Những hormone này kích hoạt chất dẫn truyền thần kinh (còn gọi là các sứ giả hóa học của não), gây ra các phản ứng vật lý như sự căng thẳng trên trán hay những giọt nước mắt.

Acetylcholine - một trong những chất dẫn truyền thần kinh, chịu trách nhiệm cho việc tạo nước mắt. Chất này kích thích tuyến lệ nằm ngay dưới góc dưới của xương mày - sau đó tạo ra nước mắt.

Khi nước mắt bắt đầu chảy, lỗ mũi của bạn bắt đầu sưng lên, gây tắc nghẽn trong xoang. Các cơ trong đầu và cổ bị thắt chặt khoảng thời gian đó.

Hầu hết mọi người đều bị đau đầu sau khi khóc. Newman giải thích: "Khi bạn khóc, trán, cổ và mặt sau của đầu bị thắt chặt". Do vậy, khi khóc lâu, cơ ở những vùng này sẽ bị mỏi, khiến bạn bị đau đầu.

Khóc lâu cũng có thể ảnh hưởng đến phần xoang. Theo ông Newman, nước mắt chảy vào xoang, đó là lý do bạn thường bị sổ mũi khi khóc. Xoang bị tắc nghẽn gây áp lực cho má và trán, từ đó cũng dẫn đến đau đầu.

Trong một số trường hợp, khóc có thể kích hoạt chứng đau nửa đầu - đặc biệt là ở những người dễ mắc bệnh, ông Newman nói và thêm rằng nguyên nhân là vì những người dễ mắc chứng đau nửa đầu có bộ não nhạy cảm quá mức và khó điều chỉnh hơn với những thay đổi về cảm xúc.

Newman cho biết: “Có nhiều tác nhân kích thích khác nhau đối với chứng đau nửa đầu, bao gồm căng thẳng (nguyên nhân số một)”. Khi bạn khóc, cơ thể rõ ràng đang ở trạng thái căng thẳng, vì vậy dễ bị đau đầu dữ dội, buồn nôn, sợ ánh sáng và tiếng ồn (các dấu hiệu khác của chứng đau nửa đầu), ông nói thêm.

Khi bị đau đầu sau khi khóc, nằm yên trên giường sẽ khiến cơn đau kéo dài lâu hơn. Bạn hãy dùng túi nước lạnh hoặc ấm chườm sau đầu, cổ hoặc trán để giảm cơn đau. Bạn cũng có thể nhờ ai đó xoa bóp phần đầu, cổ hoặc phần giữa nhón trỏ và ngón cái, ông Newman khuyên.

Cách dùng muối thổi bay mọi cơn đau trong cơ thể

Không chỉ đơn thuần là muối dùng trong nấu nướng, nó còn có rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị những cơn ...

7 nguyên nhân gây đau đầu bạn không ngờ tới

Gần 50% số người trên thế giới bị đau đầu, chúng gây phiền toái rất lớn cho người bệnh. Theo Bright Side có 7 nguyên ...

Dấu hiệu cho thấy cơn đau đầu của bạn không bình thường

Đừng làm ngơ với việc đau đầu bất thường, nó có thể là hệ quả của những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.

Video liên quan

Chủ đề