Tại sao khi sên mứt dừa không khô

Làm mứt dừa không hề khó, nhưng cũng không ít người đã bị hỏng hết lần nọ đến lần khác. Có rất nhiều lý do khiến mứt dừa của bạn bị hỏng. Trong cách công đoạn thì có lẽ sên mứt là công đoạn khó nhất và đòi hỏi kỹ thuật nhất. Nhiều người sên mứt, đường cạn rồi mà mứt lại không khô, dính hết vào nhau. Còn nhiều người sên mứt được rồi, nhưng chỉ để không lâu là mứt bị chảy. Vậy thì hãy tìm hiểu cách khắc phục mứt dừa bị ướt nhé!

Trước khi tìm hiểu cách khắc phục, bạn cần biết lý do tại sao mứt lại bị ướt.

Nguyên nhân khiến mứt dừa bị ướt

1. Công đoạn ngâm và rửa mứt dừa

Có thể bạn nghĩ đây là công đoạn dễ nhất, nhưng lại phải chú ý nhất. Để mứt dừa ngon và đúng chuẩn, sau khi nạo dừa xong các mẹ nhớ ngâm rửa để sạch bớt dầu dừa. Tốt nhất bạn nên ngâm dừa qua nước khoảng 30 phút và rửa bằng nước ấm thì dầu dừa sẽ bớt đi nhiều. Cẩn thận hơn thì bạn ngâm dừa qua đêm, hoặc chần với nước nóng 1-2 phút để loại bỏ dầu dừa.

Nếu dầu dừa vẫn còn, khi sên mứt sẽ dễ bị cháy và chỉ sau vài tiếng bạn sên xong, mứt dừa của bạn sẽ bị chảy đường ngay.

2. Ngâm đường

Các chị em cần lưu ý, không phải đường bỏ bao nhiêu cũng đủ. Nếu nhiều đường lúc mứt kết tinh đường sẽ bị vón cục mà mứt dừa lại bị cứng. Nếu ít đường thì mứt dừa không thể kết tinh được. Vì vậy phải ngâm đường với tỉ lệ hợp lý: 1kg dừa nạo tương đương với 500g đường, bạn nên theo tỉ lệ này.

3. Sên mứt

Đây là công đoạn quan trọng nhất. Để dừa được đẹp mắt bạn nhớ điều chỉnh nhiệt độ lửa cho phù hợp và đảo đều tay.

Khi dừa bắt đầu xuất hiện hạt đường trắng xung quanh sợi dừa thì tắt bếp, để nguyên mứt dừa trên chảo, đảo liên tục cho đường mau khô kết tinh lại là được. Không nên đun trên bếp đến khi đường kết tinh hết, bởi làm vậy mứt dừa sẽ bị cứng quá, thậm chí là cháy, không dẻo ngon nữa. Lúc sên thì chú ý điều chỉnh độ lửa cho thạt hợp lý.

Bạn đã biết mình mắc phải lỗi gì rồi chứ, vậy thì xem cách khắc phục nhé!

Cách khắc phục mứt dừa bị ướt

1. Nếu mứt dừa của bạn xảy ra tình trạng ướt dính không kết tinh thì đừng vội hoảng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do bạn đã cho ít đừng. Hãy tắt bếp để dừa không bị cháy. Sau đó bạn hòa đường với một chút nước rồi cho vào chảo dừa tiếp tục đảo để dừa không bị hỏng. Lúc này thì phải lưu ý sên cho đều tay để không bị cháy nhé!

2. Sau khi sên mứt hoàn thành, bạn để vài tiếng mà bị chảy thì cũng đừng lo. Hãy làm tương tự như trên, pha đường với chút nước đun dôi rồi cho mứt vào sên như thường. Sau khi sên xong thì bạn cho ra nắng phơi vài tiếng rồi để thật nguội.

Hy vọng với một vài mẹo vừa rồi thì bạn có thể khắc phục món dừa bị lỗi của bạn. Đừng lo khi gặp phải một mẻ mứt hỏng, hãy tìm cách sửa nó với cách khắc phục mứt dừa bị ướt nhé! Chúc các bạn thành công!

Skip to content

Để có được mẻ mứt tết thơm ngon đúng điệu không quá khó, tuy nhiên trong quá trình làm mứt nhiều chị em thường gặp phải một số trường hợp như: mứt không kết tinh, bị chảy nước sau khi sên, mứt bị cháy hay bị khô cứng… Cùng Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) xem cách xử lý lỗi thường gặp khi làm mứt dưới đây để có mẹo xử lý tốt hơn nhé!

Cách làm mứt tết không đòi hỏi bạn quá nhiều công đoạn phức tạp hay nguyên liệu đắt tiền, chỉ cần bạn có một chút kiên nhẫn là có thể làm ngay mẻ mứt thơm ngon. Chính vì vậy mà nhiều người mong muốn làm được mẻ mứt ngon để chiêu đãi cả nhà, đây cũng là cách đảm bảo sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết. Tuy cách làm đơn giản là vậy, tuy nhiên không phải ai cũng làm thành công ngay từ lần đầu thực hiện, bởi có thể bạn sẽ gặp một số lỗi dưới đây:

Bạn cần cho đúng định lượng đường để mứt kết tinh (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân chính khiến mứt không thể kết tinh được là do thiếu đường. Chẳng hạn như đối với mứt dừa: thông thường đối với 1kg cùi dừa thì bạn cần cho khoảng 500 – 600g đường. Nếu tỉ lệ đường này ít hơn định lượng thì dừa sẽ rất khó kết tinh. Các khắc phục cho trường hợp này chính là đổ thêm đường vào rồi tiếp tục sên cho đến khi đường kết tinh thật sự.

Trường hợp đường bị cháy và keo lại không thể kết tinh khi sên mứt (Ảnh: Internet)

Đây cũng là một trong những trường hợp cơ bản mà nhiều chị em hay gặp khi sên mứt, nguyên nhân là do nhiệt độ lửa quá cao khiến đường dễ bị cháy và keo lại, đường dính nên không thể kết tinh. Mẹo xử lý cho trường hợp này chính là bạn hãy rửa sạch phần đường cũ rồi cho đường theo tỉ lệ cũ sau đó sên trên lửa nhỏ là được.

Mứt bị khô, cứng sau khi sên (Ảnh: Internet)

Nhiều chị em chưa có kinh nghiệm làm mứt nên khi sên dù đã thấy đường kết tinh nhưng vẫn tiếp tục sên khiến mứt bị khô, cứng và mất ngon khi thưởng thức. Cách tốt nhất là bạn chỉ cần sên cho đến khi thấy nặng tay, phần đường kết tinh thì nhấc chảo ra khỏi bếp rồi tiếp tục đảo cho đến khi mứt kết tinh hẳn. Với mẹo này, bạn sẽ có món mứt mềm, ngon, dẻo và thơm ngon hơn.

Mứt dừa sau khi sên bị chảy nước (Ảnh: Internet)

Tình trạng này thường xuyên xảy ra khi bạn sên mứt dừa non, sau khi sên mứt bị chảy nước. Đối với trường hợp này hãy đem mứt ra hong khô trước quạt, phơi nắng hoặc cho vào lò sấy ở nhiệt độ 100 độ C khoảng 15 phút để mứt khô hẳn. Sau đó sốc mứt trước quạt cho đến khi khô hẳn rồi quạt thêm 2 – 3 tiếng nữa. Ngoài ra, bạn có thể xử lý bằng cách cho phần dừa bị ướt lên chảo sên lại để mứt dừa khô hơn rồi bỏ vào túi buộc chặt.

Nếu là dừa non thì lượng nước trong phần cùi sẽ nhiều hơn so với loại cùi dừa già, bạn nên ngâm đường lâu hơn một chút để dừa non tiết ra nhiều nước hơn khi sên mứt sẽ dễ khô ráo. Tuy nhiên, nếu đã làm tốt các công đoạn này mà mứt vẫn bị chảy nước thì hãy cho dừa lên bếp rồi sên ở nhiệt độ nhỏ nhất, đảo và hong khô trước quạt vài giờ rồi đóng gói.

Trên đây là một số mẹo xử lý lỗi cơ bản khi làm mứt tết, hi vọng với chia sẻ này chị em nội trợ sẽ dễ dàng thành công hơn khi thực hiện và có thành phẩm thật thơm ngon. Hãy tham khảo thêm một số mẹo làm thế nào để mứt dừa trắng khi sên hoặc cách xử lý đối với mứt bị mốc để có món ngon an toàn chiêu đãi cả nhà nhé. Chúc bạn thành công!

Tác giả: BAKER THANH TUYỀN

Đánh giá post

Chắc hẳn không còn ai xa lạ gì với món mứt dừa trong những ngày Tết phải không nào? Đây là món ăn vặt nhâm nhi trong ngày Tết cổ truyền và chắc chắn gia đình nào cũng có một hộp mứt, thấy mứt là thấy Tết. Ngày nay có xu hướng tự làm mứt dừa để đảm bảo an toàn và tiết kiệm, tuy nhiên mứt dừa bị chảy nước thì phải làm sao?

Đó là những trăn trở của không ít bà nội trợ. Vậy hãy cùng chúng tôi giải thích xem tại sao mứt dừa không khô và các cách khắc phục mứt dừa bị chảy nước nhé!

Để tìm hiểu cách làm mứt dừa ngon và đơn giản nhất mời bạn click vào link dưới đây nhé:

Cách làm mứt dừa ngon đơn giản tại nhà với 3 bước đơn giản mang lộc về vui xuân

Mứt dừa hấp dẫn

Tại sao mứt dừa không khô?

Cách làm mứt dừa rất đơn giản, tuy nhiên làm thế nào để mứt dừa khô và ngon lại là một chuyện khá phức tạp. Tại sao mứt dừa không khô là một câu hỏi được nhiều chị em thắc mắc nhất, chúng tôi xin đưa ra một số lí giải như sau:

  • Khi chọn dừa làm mứt, bạn chọn nhầm dừa bị già khiến cho lượng dầu dừa trong cùi còn nhiều hoặc khi sơ chế dừa bạn rửa chưa kĩ làm lượng dầu trong dừa còn cao. Nếu dầu dừa vẫn còn, mứt khi sên vừa dễ nhanh cháy mà lại lâu khô, dễ bị chảy nước.
  • Ở công đoạn rửa dừa và để ráo nước nhưng bạn lại chưa để nước ráo hết, nước còn đọng trong cùi, khi đó cho vào ướp thì nước lại ra nhiều hơn.
  • Mứt dừa khi sên xong chưa nguội bạn đã cho vào túi nilon hay lọ thì cũng là một trong những nguyên nhân bị ướt mứt, do mứt bị hấp hơi.
  • Trong quá trình lấy mứt dừa ra ăn, bạn không buộc kĩ hoặc dùng tay để lấy mứt ra cũng đã góp phần làm mứt bị ướt khiến mứt dừa không khô được.
Bảo quản mứt dừa để không bị chảy nước

Mứt dừa chảy nước thì phải làm sao?

Mứt dừa chảy nước thì phải làm sao? Đây là một điều khá đau đầu khi chị em làm món mứt dừa. Vậy để giải đáp những thắc mắc này của chị em, chúng tôi xin đưa ra một số mẹo như sau:

Sơ chế dừa

Để dừa không bị chảy nước thì ngay ở khâu chọn và sơ chế dừa bạn đã phải chọn dừa non hoặc dừa bánh tẻ để lượng dầu ít so với dừa già và ngon hơn dừa già.

Bạn nhớ ngâm nước khoảng 10 – 12 tiếng cho dầu dừa ra hết hoặc để tiết kiệm thời gian bạn nên rửa với nước ấm khoảng 60 – 70 độ C cho nhanh hết dầu. Sau đó để thật ráo để nước trong dừa chảy ra hết thì dừa mới nhanh khô.

Dừa đã sơ chế xong

Ướp đường

  • Khi ướp đường bạn nên tuân thủ theo công thức 1kg sợi dừa ngâm với 500 gram đường trắng thì dừa vừa ngọt, vừa ngon mà lại không dễ cháy.
  • Nếu bạn làm với sữa tươi hoặc các màu khác thì nên cho một lượng vừa phải để dừa không quá nhiều nước.

Sên dừa

  • Dùng chảo to, đáy lớn và dày để sên mứt.
  • Ban đầu khi cho dừa và nước đường vào, bạn cho lửa to vừa cho nhanh sôi. Khi dừa đã sôi thì nhớ vặn nhỏ lửa.
  • Sau đó cho lửa nhỏ dần, nhớ đảo đều khi thấy đường kết tinh trắng ở bề mặt sợi dừa thì khi đó tắt bếp, đảo thêm vài lần và cho ra mâm hoặc khay.
Sên dừa để mứt khô và trắng

Bảo quản

  • Để dừa không bị chảy nước thì khi sên xong, cho ra quạt quạt khô hoặc đem phơi nắng để mứt được trắng, khô hơn.
  • Sau khi mứt khô và nguộirồicho vào túi nilon buộc chặt hoặc tốt nhất là để vào lọ thủy tinh đậy nắp kín để bảo quản được lâu hơn.

Những câu hỏi thường gặp về mứt dừa

Một số câu hỏi đặt ra khi làm mứt dừa như một quả dừa làm được khoảng bao nhiêu mứt? Làm thế nào để mứt dừa trắng? Tại sao khi sên mứt lại không có đường kết tinh bề mặt sợi dừa?… Các chị em nội trợ đừng lo, đã có chúng tôi giải đáp những thắc mắc ấy ngay bây giờ.

Một quả dừa làm được bao nhiêu mứt?

Khi bạn làm dừa không chỉ để ăn mà còn để biếu hay bán tính theo khối lượng thì 1 quả dừa khoảng 1kg cùi dừa thì làm được khoảng 500 – 700gram mứt khô. Nếu dừa bánh tẻ thì được khoảng 700 gram mứt, dừa non thì khoảng 500 gram. Do đó khi làm bạn nên cân trước cùi dừa để ướp đường theo tỉ lệ và khi xong thì nên cân lại mứt để dễ dàng chia ra các túi nếu như bán hoặc biếu tặng.

Mứt dừa thơm ngon ngày Tết

Làm sao để mứt dừa trắng?

Để có được mứt dừa trắng, bạn cần chọn nguyên liệu như cùi dừa bánh tẻ, đường kính trắng. Đặc biệt khi sên mứt, bạn phải cho lửa nhỏ để dừa không bị cháy. Hơn nữa khi sên xong bạn đem phơi nắng hoặc sấy vài phút trong lò sấy 100 độ C để dừa vừa khô, vừa trắng. Để đường kết tinh trắng hết sợi dừa thì cần cho lượng đường phù hợp. Tỉ lệ 1kg cùi dừa trên 500gram đường là vừa phải.

Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi về thắc mắc mứt dừa chảy nước thì phải làm sao thì các chị em nội trợ đã tự tin làm và bảo quản thành phẩm của mình. Hãy ghi nhớ và bỏ túi ngay những lưu ý này nhé, chắc chắn nó sẽ rất hữu ích trong công việc nội trợ ngày Tết với món mứt dừa siêu ngon của bạn.

Video liên quan

Chủ đề