Tại sao học sinh không nên hút thuốc lá

Theo Điều tra toàn cầu năm 2010 về sử dụng thuốc láở người trưởng thành (trên 15 tuổi), Việt Nam thuộc nhóm 15 nước có số người hút thuốc cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc là 47,7%. Việt Nam hiện có 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc.

Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13 – 15 tuổi vào năm 2014, tỷ lệ hút thuốc lá trong học sinh nam là 4,9% và học sinh nữ là 0,2%. Tỷ lệ hút thuốc này tuy có giảm (khoảng 1%) so với Điều tra năm 2007. Tuy nhiên, vẫn còn 47,7% học sinh thường xuyên hút thuốc thụ động tại nhà; 66,5% học sinh phơi nhiễm với khói thuốc tại các địa điểm công cộng trong nhà.

Việc phòng, chống tác hại thuốc lá trong trường học sẽ giúp ngăn ngừa các em không trở thành người hút thuốc, góp phần bảo vệ sức khỏe cho các thế hệ tương lai của đất nước. Ảnh Minh họa

Ngoài tác hại đến sức khỏe của việc hút thuốc, việc hút thuốc thụ động cũng là một nguyên nhân dẫn khiến học sinh trở thành người hút thuốc. Khi bắt đầu hút thuốc, các em chưa nhận thức đầy đủ tính chất gây nghiện và các nguy cơ mắc bệnh do việc hút thuốc. Hút thuốc càng sớm, bệnh xuất hiện sớm hơn và hậu quả cũng nặng nề hơn. Bên cạnh đó, hút thuốc trong học sinh còn là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm các tệ nạn xã hội khác như nghiện ma túy, rượu...

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi ngày, trên thế giới có từ 80.000 – 100.000 thanh, thiếu niên bắt đầu hút thuốc. Thanh niên có thể dễ dàng nghiện thuốc lá chỉ sau khi hút vài điếu. Rất nhiều người trong số các em sẽ phải gánh chịu những căn bệnh do thuốc lá gây ra.

Việt Nam là nước có số dân trẻ, việc phòng, chống tác hại thuốc lá trong trường học sẽ giúp ngăn ngừa các em không trở thành người hút thuốc, góp phần bảo vệ sức khỏe cho các thế hệ tương lai của đất nước, giảm tỷ lệ hút thuốc trong cộng đồng, giảm các gánh nặng bệnh tật và kinh tế cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

Trường học không khói thuốc tạo môi trường học tập và làm việc trong lành, đảm bảo quyền của những người không hút thuốc được hít thở bầu không khí không có khói thuốc; giúp ngăn ngừa việc bắt đầu hút thuốc lá trong học sinh và giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong học sinh, cán bộ, giáo viên.

Tiêu chí xây dựng trường PTTH không khói thuốc:

- Có niêm yết quy định cấm hút thuốc lá tại nơi có nhiều người qua lại.

- Có treo biển báo cấm hút thuốc lá trong phòng học, phòng làm việc, phòng ăn, hành lang, cầu thang, các khu công cộng khác trong phòng.

- Có kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Có triển khai các hoạt động phòng, chống tác của hại thuốc lá.

- Không có hiện tượng mua bán, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá trong khuôn viên trường học.

- Không có các vật dụng liên quan đến việc hút thuốc như gạt tàn, bật lửa trong phòng học, phòng làm việc...

- Không nhận sự hỗ trợ hoặc tài trợ của các công ty thuốc lá hay các tổ chức liên quan đến công ty thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào.

- Đưa nội dung không hút thuốc vào tiêu chí bình xét thi đua cán bộ, giáo viên, học sinh... (khuyến khích).

- Không có hiện tượng hút thuốc và đầu mẩu thuốc lá trong các lớp học, phòng làm việc và trong toàn bộ khuôn viên nhà trường.

Lứa tuổi thiếu niên là một trong những giai đoạn quan trọng mà ai cũng phải trải qua để hướng đến sự trưởng thành về cả thể chất và tinh thân của con người. Ở lứa tuổi thiếu niên, trẻ chưa có suy nghĩ chín chắn, chưa suy sét được hết mức độ thiệt hơn, nên dễ phạm phải sai lầm, trong đó có việc tham gia sử dụng thuốc lá. Nếu không được can thiệp, kiểm soát kịp thời, rất dễ dẫn đến tình trạng nghiện thuốc lá, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này của trẻ.

Thiếu niên tụ tập hút thuốc lá tại thành phố Lạng Sơn

Thông thường ở vào lứa tuổi này, trẻ có tính ương ngạnh nên sự kiểm soát của các bậc phụ huynh đối với các việc làm sai trái của con em mình cần phải linh hoạt. Kết hợp giữa các biện pháp mềm dẻo và cứng rắn, tránh tạo áp lực cho trẻ, từng bước hướng con em mình tránh xa những thói hư, tật xấu.

Khi sử dụng phương pháp cứng rắn, vừa tạo áp lực cho trẻ, khiến cho trẻ bất mãn, thậm chí không thổ lộ, tâm sự của mình đối với cha mẹ. Những thói hư tật xấu của trẻ, không được kiểm soát kịp thời vì trẻ sẽ giấu diếm, sợ bị phát hiện khi thực hiện hành vi của mình. Trong khi đó không phải lúc nào các bậc cha mẹ cũng đi cạnh con cái để theo dõi chúng.

Thực tế cho thấy, có nhiều em học sinh tranh thủ giờ nghỉ tụ tập hút thuốc lá, thuốc lào mà các bậc cha mẹ không thể biết được. Khi sự việc được phát hiện, những trận đòn roi từ cha mẹ, có thể khiến cho trẻ sợ hãi ngay tại thời điểm đó, để rồi tiếp tục cảnh giác cao hơn khi thực hiện hành vi hút thuốc lá của mỉnh. Do đó việc dạy trẻ cần thiết phải áp dụng biên pháp mềm dẻo. Phương pháp này là khuyên nhủ, nhắc nhở, động viên con trẻ, để trẻ tự ý thức được các mặt lợi và hại, từ đó thực hiện chuyển đổi từ hành vi có hại thành hành vi có lợi đối với các thói hư, tật xấu của mình nói chung, hành vi hút thuốc lá nói riêng.

Hiện nay vẫn còn tình trạng học sinh ngồi trên ghế nhà trường hút thuốc lá trong thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học, hoặc tụ tập sau giờ tan trường để hút thuốc lá, thuốc lào. Càng nguy hiểm hơn khi trẻ sử dụng thuốc lá điện tử, vì theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của loại thuốc này gây ra cho người sử dụng nguy hiểm và nặng nề hơn so với thuốc lá truyền thống.

Khi hút thuốc lá trong thời gian dài dễ dẫn đến mắc các bệnh nguy hiểm như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao, ung thư thổi và các bệnh về tim mạch. Ngoài ra hút thuốc lá cũng có thể làm tổn thương AND và giảm khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Đối với nam giới, có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, rối loạn cường dương. Đối với nữ giới có thể làm cản trở sự di chuyển của trứng và tăng khả năng mãn kinh sớm.

 Đối với lứa tuổi thiếu nên, cơ thể chưa phát triển hết về thể chất, cũng có nghĩa các bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hết hoàn toàn, chính vì vậy mà nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ càng trở nên nặng nề hơn so với độ tuổi trưởng thành. 

Để kiểm soát tình trạng hút thuốc lá trong lứa tuổi thiếu niên, ngoài việc kết hợp hài hòa giữa cứn rắn và nhẹ nhàng của gia đình, còn cần sự phối kết hợp của giáo viên và nhà trường. Đối với nhà trường cần thường xuyên nhân cao nhận thức của các em về tác hại của thuốc lá thông qua các buổi ngoại khóa của lớp, của trường. Đối với giáo viên cần phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc kiểm soát các hoạt động của học sinh trong và ngoài nhà trường. Kịp thời phát hiện những thói hư, tật xấu của con trẻ, trong đó có hành vi hút thuốc lá, để từng bước uốn nắn, hướng con trẻ đến các hành vi có lợi cho sức khỏe và có ích cho xã hội, trong đó có hành vi. Tránh tình trạng phát hiện quá muộn, khi trẻ đã trở nên nghiện thuốc lá thì việc từ bỏ thuốc là sẽ không còn là điều dễ dàng.

Minh Mạnh – TT KSBT

Video liên quan

Chủ đề