Tại sao co phiêu vinamilk giảm 5 3 2022 ko

TheLEADER - 19/03/2022 2:55:00 CH

Từng được mệnh danh là "cổ phiếu vua" khi duy trì trả cổ tức cao mà vẫn giữ đà tăng giá nhiều năm liên tiếp, song đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu Vinamilk đang bị cả nhà đầu tư trong nước lẫn khối ngoại bán tháo do triển vọng kinh doanh kém tích cực.

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa công bố báo cáo thường niên 2021 trong đó Vinamilk dự kiến trong năm 2022 sẽ tăng thị phần thêm 0,5% lên 56% và tổng doanh thu cũng tăng nhẹ, lên 64.070 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, lợi nhuận dự kiến chỉ ở mức 12.000 tỷ đồng, giảm hơn 7% so với kết quả đạt được năm 2021. Trước đó, trong năm 2021, công ty cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm.

Đến năm 2026, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tăng trưởng kép giai đoạn 2021 - 2026 tương ứng ở mức 7,2% đối với doanh thu và 4,4% đối với lợi nhuận.

Chiến lược giai đoạn 2022 – 2026 của Vinamilk cho thấy công ty vẫn đang chật vật tìm hướng đi mới trong bối cảnh mảng kinh doanh sữa đã bão hòa từ lâu. Trên thực tế, trong khoảng 5 năm trở lại đây, quy mô doanh thu của Vinamilk thường chỉ tăng trưởng ở mức một con số, trong khi quy mô lợi nhuận gần như không đổi quanh mức 12.000 – 13.000 tỷ đồng/năm.

Giá nguyên liệu tăng cùng sự cạnh tranh từ các đối thủ khác trong ngành khiến biên lợi nhuận của Vinamilk bị thu hẹp. Năm 2021, biên lãi gộp của Vinamilk đạt 42,5%, giảm mạnh so với mức 46,4% của năm 2020 và 47,3% giai đoạn 2016 - 2019.

Hệ quả là khi doanh thu tăng trưởng chậm, lợi nhuận có dầu hiệu đi lùi. Mặt khác, việc Vinamilk gần như đã thống lĩnh thị trường sữa Việt Nam với trên 55% thị phần khiến doanh nghiệp này gần như không còn dự địa để tăng trưởng. Từ lâu, ban lãnh đạo công ty thường đặt mục tiêu kinh doanh hàng năm là chiếm thêm 0,5% thị phần toàn ngành.

Kết quả kinh doanh không tích cực khiến các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán không còn mặn mà với cổ phiếu Vinamilk. Từng được mệnh danh là cổ phiếu vua khi duy trì việc trả cổ tức cao và đà tăng giá nhiều năm liên tiếp, song sau khi đạt đỉnh vào năm 2018, cổ phiếu Vinamilk đã liên tục giảm. Tính tới thời điểm hiện tại, giá mỗi cổ phiếu Vinamilk chỉ còn 76.000 đồng/cổ phiếu, giảm 40% so với đỉnh.

Vốn hóa thị trường của Vinamilk cũng giảm tương ứng xuống còn dưới 159.000 tỷ đồng, rơi ra khỏi top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn trên thị trường.

Các quỹ ngoại cũng không còn ưa thích nắm giữ cổ phiếu Vinamilk như trước. Khối ngoại đã bán ròng triền miên cổ phiếu này trong năm 2021 với giá trị lên đến hơn 6.600 tỷ đồng và xu hướng này vẫn còn đang tiếp diễn trong những tháng đầu năm 2022. Trong phiên cơ cấu ETF vừa qua, khối ngoại đã tiếp tục bàn ròng 150 tỷ đồng cổ phiếu VNM trong đó các quỹ ETFs ước tính đã xả ra gần 3,6 triệu đơn vị.

Trước sức ép tăng trưởng, ban lãnh đạo Vinamilk cũng đã đưa ra một số hướng đi mới. Chẳng hạn như chiến lược phát triển chuỗi cửa hàng flagship Vinamilk. Tại thời điểm cuối 2021, Vinamilk đã có gần 600 cửa hàng (chiếm 5% tổng doanh thu trong nước). Nếu bao gồm các cửa hàng Vinamilk, kênh thương mại hiện đại chiếm gần 20% doanh thu trong nước năm 2021. Doanh thu online tăng gấp 3 so với cùng kỳ trong 2021, nhưng chỉ đóng góp một phần nhỏ trong tổng doanh thu. Theo công ty, lợi thế của Vinamilk là sở hữu chuỗi bán lẻ.

Trong tương lai gần, Vinamilk có kế hoạch phân phối thêm nhiều sản phẩm như thịt bò, đường, và thương hiệu sữa Mộc Châu. Công ty cũng có thể xem xét làm việc với đối tác để phân phối thêm sản phẩm F&B thông qua chuỗi cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt”.

Với mảng kinh doanh thịt bò, công ty con của Vinamilk là Vilico đã ký biên bản bản ghi nhớ với Sojitz đầu tư 500 triệu USD vào dự án thịt bò tại Vĩnh Phúc. Giai đoạn đầu ước tính đi vào hoạt động trong 2023, với doanh thu ước tính đạt 2.500 - 3.00 tỷ đồng sau 5 năm. Vinamilk hướng tới thị trường thịt bò cao cấp có thương hiệu, đây là thị trường chủ yếu là sản phẩm nhập khẩu.

Mặt khác, công ty cũng mở rộng mảng F&B khi liên doanh với Kido để ra mắt Vibev. Sản phẩm đồng thương hiệu đầu tiên “Oh Fresh” ra mắt vào tháng 11/2021, bao gồm sữa đậu xanh tươi và sữa ngô. Sản phẩm bán tại mạng lưới phân phối của Vinamilk và Kido. 

Thị trường sữa tươi nội địa được đánh giá sẽ dần ổn định trong năm 2022, Vinamilk sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong vòng 2-3 năm tới. Thay vào đó, việc mở rộng kinh doanh mảng khác như thịt bò sẽ thúc đẩy tăng trưởng từ hai con số từ 2023-2024 trở đi. Ước tính doanh thu từ thịt bò trong 2 năm đầu tiên dự kiến đạt 2.000 tỷ đồng.

Các tin liên quan

Biến động giao dịch cổ phiếu Vinamilk. (Nguoonf: CafeF)

Trong báo cáo ngày 29/6, Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC (HSBC Global Research) lựa chọn cổ phiếu VNM của Vinamilk vào danh sách 5 cổ phiếu đáng quan tâm nhất khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay.

Nhận định này dựa trên kỳ vọng Vinamilk sẽ hưởng lợi khi mặt bằng giá cả hàng hóa đang bước vào giai đoạn ổn định.

Vinamilk cũng là mã cổ phiếu trong ngành F&B duy nhất của Việt Nam được HSBC khuyến nghị trong báo cáo lần này.

[Vinamilk khởi động chuỗi ngày hội 'Sống khỏe, sống thanh xuân']

Bốn công ty còn lại đến từ các mảng tài chính-ngân hàng, công nghệ-bán lẻ của Indonesia, Singapore và Thái Lan.

Thời gian qua, giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Vinamilk chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 và các vấn đề về kinh tế-chính trị thế giới. Vì vậy, việc giá nguyên liệu bước vào giai đoạn điều chỉnh sẽ là tín hiệu tích cực góp phần cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp từ quý 3/2022.

Trong những tháng đầu năm 2022, cổ phiếu Vinamilk không phải là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư, một phần bởi dòng tiền đang mải mê với những “game” ngắn hạn.

Tuy nhiên, Vinamilk hiện lại là một trong những blue-chips mạnh nhất khi đem lại lợi nhuận gần 12% trong 12 phiên gần nhất.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6 (30/6), VN-Index lại một lần nữa thủng mốc 1.200 sau nhiều phiên giao dịch căng thẳng. Những cổ phiếu ít biến động như Vinamilk trở thành “cứu tinh” của thị trường.

Kể từ lần cuối VN-Index đạt 1.500 điểm vào ngày 7/4, giá cổ phiếu Vinamilk chỉ giảm 8% trong khi VN-Index đã giảm hơn 20% (tính đến ngày 30/6) và nhiều cổ phiếu hàng top cũng mất tới 20-30% giá trị.

Khối lượng giao dịch của cổ phiếu Vinamilk cũng tăng lên, trở thành “hầm trú ẩn” cho nhiều nhà đầu tư trong lúc thị trường đang chịu nhiều áp lực.

Thống kê cho thấy từ giữa tháng 6, Vinamilk luôn xuất hiện trong danh sách những cổ phiếu trụ của thị trường.

Một số chuyên gia cho rằng dòng tiền đang bị thu hút bởi việc Vinamilk sắp chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ tương đối cao 38,5% vào ngày 19/8 tới đây.

Đáng chú ý, Vinamilk luôn được biết đến là một “đại gia tiền mặt” trên thị trường chứng khoán.

Dư tiền thuần trên báo cáo tài chính hợp nhất tại thời điểm 31/3 là 10.500 tỷ đồng, chiếm 19,8% tổng tài sản. Điều này phần nào lý giải cho việc dòng tiền có xu hướng dịch chuyển qua những cổ phiếu ổn định, bền vững và có tiềm lực tài chính lớn trong giai đoạn biến động dữ dội của thị trường chứng khoán như hiện nay.

Từ cuối năm 2021, Vinamilk cùng các công ty thành viên công bố đang triển khai các dự án lớn, hấp dẫn nhà đầu tư bởi tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

Cụ thể, với công ty thành viên Vilico, Vinamilk đang triển khai đầu tư nhà máy sữa Hưng Yên 4.600 tỷ đồng.

Phối cảnh dự án Thiên đường Bò sữa Mộc Châu.

Đơn vị này cũng đang cùng đối tác Nhật Bản, Sojitz, thực hiện dự án bò thịt cũng có quy mô lên tới 30.000 con, vốn đầu tư 2.985 tỷ đồng, dự kiến ra thị trường vào năm 2023.

Cuối tháng 5 vừa qua, Vinamilk và Mộc Châu Milk đã khởi công “Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu” có vốn đầu tư 3.150 tỷ đồng trên diện tích 170ha.

Dự án trang trại Lao-Jagro dự kiến đón đàn bò sữa đầu tiên vào tháng 7.

Giai đoạn 1 của dự án trang trại Lao-Jagro đang được hoàn thiện trên tổng diện tích 5.000ha. Dự kiến vào đầu quý 3/2022, đàn bò sữa thuần chủng nhập trực tiếp từ Mỹ cũng sẽ được đưa về trang trại.

Với tiềm năng phát triển dài hạn cùng những lợi thế về tài chính, quản trị chiến lược, có thể nói, cổ phiếu Vinamilk luôn được ưu ái bởi nhiều công ty chứng khoán và quỹ đầu tư./.

Chủ đề