Tại sao chúng ta phải sống hết mình trong thời gian tuổi trẻ

Phần “Đọc hiểu” thuộc đề thi Ngữ Văn, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay (2020) đã “điểm” rất trúng vào một trong những “tử huyệt” của xã hội hiện đại: Triết lý “sống hết mình ở thời khắc này” - vấn đề lâu nay rất thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo dư luận.

Cần phải nói ngay rằng, cái tên Đạo Thịnh Hòa Phu (tên tiếng Nhật: Inamori Kazuo) - tác giả câu nghị luận - rất nổi tiếng trong xã hội đương đại. Ông là người sáng lập “Giải thưởng Kyoto” danh giá, trao hàng năm cho những phát minh có ích đối với xã hội nhưng thế giới biết đến ông nhiều hơn trong vai trò Giám đốc điều hành hãng hàng không nổi tiếng xứ mặt trời mọc - Japan Airlines. Bởi vậy, quan điểm “sống hết mình cho hiện tại” của Kazuo chắc chắn là sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm sau rất nhiều năm lăn lộn trên thương trường, đáng để trăn trở, suy ngẫm.

Một thực tế không thể phủ nhận là đây đó, trên các trang hồi ký hay trong câu chuyện của cán bộ viên chức về hưu, chúng ta thường nghe được những tiếng thở dài nuối tiếc khi tuổi trẻ không dám ôm hoài bão, khát vọng và quan trọng hơn là không đủ can đảm, quyết tâm để theo đuổi, hiện thực hóa ước mơ ấy. Đó chẳng phải là hệ quả tất yếu khi con người ta không dám “hết mình”, “tát cạn bản thân” hay sao!

Song, hiện nay, quan niệm “hết mình” đã và đang có nhiều biểu hiện “lệch chuẩn”. Vài năm trước, dư luận cả nước đã không khỏi ngỡ ngàng trước câu chuyện về một nữ sinh tuổi teen, vì “thèm khát” chiếc smartphone đời mới nên không ngần ngại “cặp” với đại gia, nhằm thỏa niềm đam mê sản phẩm công nghệ. Rồi các “thiếu gia” không ngại ném tiền qua cửa sổ vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng trong sự “âu lo”: Về già không kịp hưởng thụ!. Gần đây, giới trẻ cả nước dấy lên trào lưu “lưu giữ tuổi thanh xuân”. Ai cũng hiểu, “tuổi trẻ như một ly trà” - rất chóng qua, chóng “nguội”, nhưng liệu có đúng đắn khi nhiều thiếu nữ sẵn sàng… cởi bỏ trang phục, phô phang trước ống kính nhiếp ảnh nhằm… lưu giữ đường nét thanh xuân?

Và còn đó vô số sự “hết mình”, “tới bến” lạ lẫm khác. Chẳng hạn như trên bàn nhậu, các đệ tử lưu linh tay giơ chén rượu, miệng không ngừng hò hét “không say không về!”. Tình cảm tuổi học trò vốn dĩ đầy mộng mơ, trong sáng nhưng không ít bạn trẻ, thời điểm tàn cuộc vui cũng là lúc người con gái cất “lời ru buồn” nghẹn đắng. Nhìn nhận khách quan thì chủ nhân của các hành động nói trên đều đang “hết mình” đấy chứ. Nhưng sự “hết mình” ấy lại bắt nguồn bởi sự “nhiễu loạn nhận thức”, hoàn toàn “lệch pha” với những giá trị đạo đức, thẩm mỹ chuẩn mực.

Nhà văn Nguyễn Văn Bổng nổi tiếng văn đàn qua những tác phẩm: Con trâu, Rừng U Minh… và đáng nói hơn, cuốn tiểu thuyết cuối cùng mang tên Cuộc đời (bộ ba tác phẩm này đã được trao Giải thưởng cao nhất về Văn học - Nghệ thuật) được ông “viết” trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt: Bệnh rất nặng, đến mức không thể cầm bút, phải đọc cho vợ chép lại.

Trong một diễn biến khác, năm 2018, Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia nhận được tới 8.000 lá đơn tình nguyện của những bệnh nhân giai đoạn cuối đăng ký hiến tạng - những món “quà tặng sự sống” không chỉ khiến xã hội cảm thấy “thấm thía” hơn triết lý “Sống hết mình ở thời điểm hiện tại” mà còn truyền tải những thông điệp lớn lao, đẫm tính nhân văn: Phải làm người có ích, kể cả khi đã qua đời.

Không còn nghi ngờ gì nữa, câu chuyện “sống hết mình” không đơn thuần chỉ là con chữ trên đề thi Ngữ Văn mà đã trở thành vấn đề quan trọng, mang tính định hướng cho thế hệ trẻ trước cánh cửa cuộc đời, sự nghiệp.

Mạnh Hà

Trong cuộc sống của bạn có cái gì khiến bản thân của mình cảm thấy tiếc nuối, khó khăn nhất không? Câu trả lời tất nhiên là có bởi không ai là có một cuộc sống hoàn hảo và trơn chu cả. Bản thân của mình đã có một cảm giác vô cùng tiếc nuối đó là không thử sức mình, tự ti và rất sợ bị thua cuộc. Nếu như lúc đó mình cam đảm hơn, tự tin hơn thì có lẽ bản thân mình đã có thể trở thành một học sinh của một trường chuyên nổi tiếng luôn được mọi người nhìn vào với một con mắt ngưỡng mộ nể trọng. Và bản thân của mình lúc biết điểm mình đã đậu được trường chuyên đó thì mình đã thật sự suy sụp biết nhường nào. Nhưng lúc đó mình đã nghĩ lại rằng đó chính là bài học để mình rút ra và tuyệt đối không được để nó lặp lại một lần nữa.

Ở đây mình muốn khuyên các bạn rằng bản thân mình chỉ sống một lần trên đời thì hãy biết đặt ra những giới hạn, tìm kiếm sự mới mẻ, thử lượng sức mình với những cột mốc quan trọng của cuộc đời mình thì biết đâu bạn lại làm được và lại tìm được những giới hạn mà bản thân có thể làm được. Đừng vì những lời đánh giá nhận xét của người mà ta chùn bước, họ biết gì về chính bản thân ta mà có thể biết được ta có làm gì hay không. Nếu để cho những lời nói đó ảnh hưởng thì lỡ ta lại đánh mất đi cơ hội thành công, thành đạt của mình chứ.

Vì vậy ta hãy cứ sống cho thật hết mình, nhiệt huyết của tuổi trẻ bạn nhé. Hi vọng bài viết này giúp ích cho bạn và chúc bạn một ngày tốt lành.

Bài văn số 1

Nhận định về việc cống hiến và hưởng thụ có ý kiến cho rằng: ” Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa.” ” Cống hiến” là việc đóng góp sức lực của cá nhân, tập thể cho sự nghiệp chung. ” Hết mình” là toàn bộ khả năng bao gồm cả sức lực và trí lực. ” Hưởng thụ” là thu nhận thành quả, hưởng thành quả lao động mà mình tạo ra, một cách “tối đa” tức là mức hưởng thụ cao nhất. Câu nói nhằm khẳng định một phong cách sống tích cực, tận hiến để tận hưởng, tận hiến cũng là tận hưởng. Cống hiến hết mình là phương châm sống tích cực và tốt đẹp mà con người cần học tập và tu dưỡng. Cống hiến hết mình cũng chính là việc chúng ta đã và đang góp sức mình xây dựng một xã hội tốt đẹp và văn minh hơn. Biểu hiện của lối sống tích cực này là việc mỗi chúng ta luôn có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ của mình với gia đình cộng đồng và toàn xã hội. Con người khi tận hưởng tối đa thành quả mà mình tạo ra, sau quá trình cống hiến hết mình, họ sẽ cảm thấy thoải mái, không xấu hổ. Phương châm hưởng thụ tối đa còn cần phụ thuộc vào từng bối cảnh, việc hưởng thụ cần phù hợp, tránh xa xỉ, vung phí tiền của. Nếu chúng ta đặt nặng bất cứ vấn đề nào hơn thì đều không tốt, tạo ra kết quả xấu. “Cống hiến hết mình” là phương châm sống hiện đại, tích cực cần được học tập và tu dưỡng, có ý thức loại bỏ cách sống ích kỉ, tham lam, vô văn hóa cùng lối sống vô độ, trác tán.

Bài văn số 2

Trong bức tranh vô cùng phong phú, phức tạp của cuộc sống, mỗi con người lại xác lập cho bản thân những lí tưởng, mục đích sống khác nhau. Có người chỉ muốn sống an yên trong chiếc vỏ bọc của sự bình an, êm ấm; có người lại sẵn sàng hi sinh bản thân để đóng góp cho cuộc đời. Bàn về vấn đề này, có người nêu ra quan điểm: “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa”. Ý kiến trên đã khái quát nhận định về việc “cống hiến” và “hưởng thụ” trong cuộc sống của con người. | Nghị luận xã hội về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa Đề bài: Nghị luận xã hội về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa Bài mẫu: Trong bức tranh vô cùng phong phú, phức tạp của cuộc sống, mỗi con người lại xác lập cho bản thân những lí tưởng, mục đích sống khác nhau. Có người chỉ muốn sống an yên trong chiếc vỏ bọc của sự bình an, êm ấm; có người lại sẵn sàng hi sinh bản thân để đóng góp cho cuộc đời. Bàn về vấn đề này, có người nêu ra quan điểm: “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa”. Ý kiến trên đã khái quát nhận định về việc “cống hiến” và “hưởng thụ” trong cuộc sống của con người. “Cống hiến” là một trong những biểu hiện của lối sống “Mình vì mọi người”, thể hiện qua việc con người biết cho đi, biết đóng góp sức lực, trí tuệ, tài năng của bản thân để phục vụ lợi ích chung. “Hết mình” là từ ngữ diễn tả sự tận tâm, tận lực vì một mục tiêu nào đó. Còn “hưởng thụ” là hành động thể hiện việc sử dụng, tận hưởng những gì mà bản thân đã đạt được. “Tối đa” miêu tả giới hạn ở mức cao nhất và không thể đạt ngưỡng cao hơn. Như vậy, câu nói “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa” đã thể hiện quan điểm về lối sống cống hiến, đóng góp trong mối quan hệ với sự tận hưởng và hưởng thụ. “Cống hiến hết mình” là lối sống tích cực đối với mọi thời đại. Khi đem tài năng, sức lực, trí tuệ của bản thân để nỗ lực vì quyền lợi và sự phát triển chung, con người sẽ phát huy hết những tiềm lực, giá trị của bản thân. Đồng thời, khẳng định ý nghĩa tồn tại và giá trị đích thực của mình. Trong thời đại kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc. Họ đã cống hiến tuổi xuân, tuổi đời: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” (Trích “Tây Tiến” ­ Quang Dũng) và hy .

Bài văn số 3

Mỗi người chúng ta sinh ra đều lựa chọn cho mình một cách sống riêng, suy nghĩ riêng không giống ai để có thể đứng vững giữa cuộc đời này. Cách sống chính là thái độ để chúng ta đối mặt với mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ thì việc lựa chọn cách sống như thế nào lại đang là vấn đề nhức nhối đối với nhiều người.Cách sống hay còn gọi là lối sống. Đó chính là thái độ, sự lựa chọn kiểu sống cho bản thân mình. Cách sống xuất phát từ suy nghĩ, cách phán xét mọi việc dẫn đến những hành động của bạn đối với thế giới xung quanh. Cách sống không phải là khuôn khổ, đó là sự lựa chọn cũng như sự tạo lập của bản thân mình. Nhiều người vẫn nghĩ rất phức tạp khi nói đến cách sống của mình. Thực ra nó rất đơn giản, vẫn diễn ra trong chính lời ăn tiếng nói cũng như hành động của bạn.Cách sống của bạn có phù hợp và có khiến bạn phát triển và hoàn thiện bản thân mình hay không phù thuộc vào chính bản thân bạn. Để có thể tạo dựng được một cách sống phù hợp cần sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân từng ngày.Mỗi người lựa chọn cho mình một cách sống không giống ai và ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. Đó là cách sống tích cực.Cách sống tích cực là sống có trách nhiệm, sống đúng, sống không hổ thẹn với bản thân mình và với người khác. Bạn sẽ cảm nhận được rằng khi mình sống đúng, sống đủ, sống trọn vẹn thì nó sẽ rất có ích cho cuộc sống của chính mình. Có bạn chọn cho mình cách sống hòa đồng, sống vui vẻ và tận hưởng cuộc sống từng ngày. Bạn cố gắng hết mình, sống hết mình, làm việc hết mình. Đối với bạn sống chính là tận hưởng và cống hiến không ngừng nghỉ để không phải hối hận về sau.Nhưng có bạn lại chọn cho mình cách sống bình lặng, nhẹ nhàng, sống đơn giản từng ngày. Sống không ganh đua, ghen ghét với bất kỳ ai. Có thể người khác nói bạn sống khép kín, sống thu mình nhưng với bạn đó mới là chính mình.Thực sự mỗi người đều lựa chọn cho mình một cách sống để có thể hoàn thiện bản thân mình cũng như giúp cho những người xung quanh hiểu về mình hơn nữa.Đối với thế hệ trẻ, việc xác định cách sống thực sự rất quan trọng. Bởi rằng đây là giai đoạn con người phải lớn, phải trưởng thành, phải định hướng cho tương lai. Nếu sai lầm từ cách sống thì chúng ta sẽ sai lầm rất lớn trong con đường tương lai của mình. Điều cần thiết của thế hệ trẻ là nhìn nhận mọi việc một cách đúng đắn, tích cực nhất.Tuy nhiên có rất nhiều người đã lựa chọn cho mình cách sống tiêu cực, thậm chí là không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Nhiều bạn trẻ đã uổng phí quãng đời tuổi thanh xuân vào những điều không đáng như trộm cắp, cướp giật, chích ma túy, mại dâm. Con đường mà các bạn đi là ngõ cụt, không có tương lai.Như vậy việc lựa chọn cho mình một cách sống phù hợp thực sự rất cần thiết. Nó giúp cho mỗi người định hướng được con đường mà bản thân đang đi, cũng như xác định được đâu là sống có lý tưởng, có mực đích.

Bài văn số 4

Trong bài viết Tư duy tích cực (Tony buổi sáng), tác giả có viết: “Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập”. Thái độ sống mãnh liệt ấy khiến chúng ta, những người trẻ tuổi, không ngừng suy nghĩ. Cháy hết mình có nghĩa là sống sôi nổi, tràn trào sinh lực, dám dấn thân, dám đem hết nhiệt huyết để sống trọn vẹn cuộc đời và tỏa sáng. Sẵn sàng học tập và làm việc hết mình là không ngại khó, ngại khổ chiếm lĩnh tri thức và hoàn thiện kỹ năng làm việc cho tương lai chưa hẳn đã hứa hẹn những thành tựu tốt đẹp. Đó là tư thế mà con người cần có để đối diện với những nghịch cảnh, những điều tồi tệ nhất đang chờ đợi ở phía trước. Thông điệp trên kêu gọi và động viên mọi người cần nhìn cuộc sống hiện tại một cách tích cực, tràn đầy năng lượng. Sống có ước mơ, khát vọng, sống với đam mê và “cháy” hết mình vì nó mà không hối tiếc. Tác giả đã đưa ra một bài học đúng đắn và giàu tính nhân văn. Bởi khi sống và “cháy” hết mình ta sẽ thu được một nguồn năng lượng tích cực và lan tỏa nguồn năng lượng ấy đến nhiều người. Từ đó, tạo ra một môi trường sống tích cực. Tuổi trẻ cần phải sống và “cháy” hết mình. Tuổi trẻ là để khát khao, mơ ước, cống hiến hết mình. Chúng ta hãy cứ tự do làm những gì mình muốn, mong đợi… Vì tuổi trẻ không bao giờ quay lại. Thật đáng buồn khi vẫn còn có một bộ phận giới trẻ hiện nay sống thiếu ước mơ, hoài bão, sợ va vấp, sợ thất bại. Họ sẽ không thể có thành công nếu bản thân họ không có động lực để thành công. Hiểu được điều đó, ngay bây giờ, các bạn trẻ hãy sẵn sàng “sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập”. Đừng sợ vấp ngã. Mỗi lần lần vấp ngã sẽ giúp bạn đứng dậy mạnh mẽ và vững vàng hơn.

Bài văn số 5

Ta đang được may mắn sống trên cõi đời này và ta hãy sống hết mình vì nó.Những ai có may mắn được tiếp cận với văn học, nghệ thuật Xôviết ở thế kỷ XX hẳn không quên tác phẩm vĩ đại “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai Ostrovsky với những nhân sinh quan và thế giới quan vô cùng cao cả, vô cùng nhân ái, biết hy sinh vì người khác của nhân vật Paven Korchagin cùng đồng đội đã biết dũng cảm đương đầu với khó khăn gian khổ để dựng xây một xã hội mới. Không ai quên được những bài hát động viên con người với những lời ca bất hủ: “Người ta chỉ sống có một lần thôi/ Cho nên đời sống quý giá vô ngần/ Phải sống sao cho ra sống/ Để chết đi không còn luyến tiếc gì!”. Lời của bài hát này đã vang vọng trong nhiều năm cho đến mãi mãi trong tâm hồn những con người chân chính, biết yêu quý và muốn cống hiến cho cuộc sống tươi đẹp này mà ai cũng chỉ có may mắn được sống có một lần.Vậy thì cái ý nghĩa số một của cuộc sống là gì? Có nhiều tác giả nêu nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nữ tiểu thuyết gia người Anh Georges Eliot (1819–1896) đã tổng kết một cách ngắn gọn nhất, đúc kết một ý nghĩa giản dị mà cao quý của cuộc sống như sau: “Chúng ta sống để làm gì, nếu chẳng phải để làm cho đời sống của nhau bớt khó khăn đi?”. Mãi cảm ơn Georges Eliot vì ông đã chỉ dẫn cho con người một lối sống vị tha, biết nâng đỡ, biết hy sinh vì người khác, vì đồng bào, vì đồng loại. Từ ý tứ này của Eliot ta càng hiểu rõ thêm ý nghĩa của bài hát Xôviết đã nêu: Phải sống sao cho ra sống, để chết đi không còn luyến tiếc gì. “Phải sống sao cho ra sống” là sự hy sinh tuyệt vời của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã đánh tan bọn phát xít Hitler để cứu cả nhân loại trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ hai (1939–1945). “Phải sống sao cho ra sống” là sự phấn đấu hy sinh suốt đời cho người bệnh của Mẹ Theresa, người đã được phong Thánh; của bà Florence Nintingale, người đã được nêu gương là “Ngọn đèn đứng gác” trong y văn thế giới. Và, còn biết bao tấm gương người tốt việc tốt trong xã hội mà ta gặp hàng ngày, hàng giờ đã và đang phấn đấu cho lý tưởng “phải sống sao cho ra sống”.Vậy những kỹ năng sống nào giúp ta “sống cho ra sống”? Cần nhớ lời dạy của triết gia – nhà thơ Pháp Marie Jean Guyau (1854–1888): “Người ta chỉ được gọi là sống trọn vẹn khi người ta biết sống vì người khác”. Đây là kỹ năng sống mang tính kim chỉ nam cho từng con người, cho cả loài người, chỉ đáng tiếc là thực hành nó rất khó. Vì sao? Vì bản chất con người là “tham, sân, si” (lời Phật dạy). Ai sinh ra, lớn lên, nếu không được giáo dục kỹ lưỡng của gia đình, của nhà trường, của xã hội thì đều phát triển “cái tôi”, nghĩa là ích kỷ, tham lam, chỉ muốn hơn người, thấy ai xinh đẹp hơn, giầu có hơn đều có lòng ghen tức với người ta. Thế thì còn đâu mà vì người khác được nữa. Đặc biệt chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, tràn ngập những “cái tôi” từ phương Tây tràn sang cùng với sức mạnh của Công nghệ 4.0, của Tự động hóa, của Trí tuệ nhân tạo. Nhiều nhà giáo dục phương Đông đã rất lo ngại về thực tế mặt bằng Đạo đức xã hội ngày nay sa sút nghiêm trọng. Con cái bỏ rơi, vô ơn với ông bà, cha mẹ. Tỷ lệ ly dị trong các cặp vợ chồng trẻ ngày càng gia tăng vì những lý do đề cao đồng tiền, đề cao vật chất và hạ thấp nghĩa vụ, hạ thấp bổn phận làm người, làm vợ, làm chồng. Rất may ở nước ta, các nhà giáo dục, các nhà làm luật pháp, thông tin, văn hóa đã tổ chức những phong trào giáo dục, nêu gương những Anh hùng lao động, gương hy sinh tận tụy của những người tốt, việc tốt, đã như những ánh sáng mới, soi tỏ những con đường nhân sinh quan đúng đắn. Gương những người trước lúc ra đi còn có nguyện vọng hiến giác mạc mắt, hiến thận, hiến gan, hiến tim để cứu giúp người khác đã chẳng chứng minh cái kết quả của các phong trào giáo dục lòng Từ thiện, Nhân đạo đó sao. Rồi hàng triệu người đã hiến máu nhân đạo trên khắp cả nước để cứu chữa cho bao nhiêu bệnh nhân thập tử nhất sinh đã chẳng chứng minh cho cái đạo lý cao đẹp “sống vì người khác” đó sao?

Lẽ dĩ nhiên để rèn luyện phẩm chất làm người, đức hạnh làm người là một quá trình phấn đấu suốt đời, không phút nào được ngơi nghỉ. Đúng như nhà triết học vĩ đại người Thụy sĩ – Jean Jacques Rousseau (1712–1778) đã tổng kết: “Đức hạnh là một cuộc chiến và để sống trong nó, chúng ta phải luôn chiến đấu với bản thân mình”.Chiến đấu với bản thân mình là chiến đấu với cái tôi, ích kỷ, hẹp hòi, bảo thủ, chỉ muốn “ăn người”… Nhà văn, luật sư và chính trị gia người Pháp Francois Antoine Boissy (1756–1826) đã thẳng thắn lên án: “Chỉ sống vì mình thì không đáng gọi là sống”.Cũng với cái ý giáo dục con người của Boissy, ca dao Việt Nam cũng có một lời nhắc nhở rất hay: “Ích kỷ hại nhân, hại người thì ít, hại thân thì nhiều”.Xin tạm sơ kết lại trong mấy ý: Ai cũng chỉ được sống hạnh phúc dưới ánh mặt trời lung linh chói lọi có một lần, nên ta phải hết sức trân trọng cái hôm nay, cái ở đây, cái ngay bây giờ. Cái quá khứ, dù có huy hoàng hay gian khổ cũng đã là quá khứ. Cái tương lai thì còn xa vời, biết lúc nào đến. Sao không biết quý trọng nâng niu cái hiện tại, biết yêu quý và xả thân vì nó mới thực là xứng đáng, mới thực là thành công, mới thực là con người trưởng thành và hiểu rõ lẽ sống thực tế có đạo lý. Cần nhớ lời nhắc nhở của thiên tài soạn kịch người Anh gốc Ireland Bernard Shaw (1856–1950): “Đừng tiếc cái hôm qua, đừng đợi cái ngày mai và quan trọng nhất là đừng bỏ cái hôm nay”.Chúng ta đang sống ở cuối thập niên thứ hai của thế kỷ XXI nên cũng cần phải bắt kịp với nhịp sống mới, tức là nhịp sống của Thế giới mạng, của Tự động hóa, của văn minh công nghiệp. Vấn đề là ở chỗ phải biết cân bằng giữa quyền lợi với nghĩa vụ, giữa đóng góp với hưởng thụ. Ta không thể nào đồng ý với một triết gia người Đức đã quá khắt khe khi dạy các sinh viên: “Đời là một bổn phận chứ không phải một cuộc vui chơi”. Sống như thế thì cay nghiệt quá, vất vả quá, cần phải biết cách hài hòa.Ta cũng không nên tán đồng với cái khẩu hiệu sống gấp sau đây ở một tiệm bán kem lớn ở Bangkok: “Life is ice cream, enjoy it before it melts” (Đời là một ly kem, ăn nhanh lên trước khi nó chảy hết). Sống như thế thì chụp giật quá, vội vàng quá, khốn khổ quá, còn gì là thi vị nữa.Để khép lại bài viết về kỹ năng “Hãy sống hết mình mỗi ngày” tưởng không gì khái quát hơn, không gì cụ thể hơn, không gì thiết thực hơn là ta nên theo cách suy nghĩ khôn ngoan của người Trung Đông: “Hãy cố gắng làm việc như phải sống đến 100 năm, hãy cố gắng hưởng thụ cuộc đời như ngày mai phải chết”.

Video liên quan

Chủ đề