Tại sao biển lại xanh

Thực chất, nước biển không hoàn toàn có màu xanh như những gì chúng ta vẫn đang nhìn thấy. (Ảnh: pexels)

Nước biển có màu xanh không phải vì nước màu xanh như những gì chúng ta thấy. Màu xanh của nước biển được quyết định hoàn toàn bởi ánh sáng mặt trời.

Thực chất, nước biển không hoàn toàn có màu xanh như những gì chúng ta vẫn đang nhìn thấy. Đôi khi, chúng ta có thể nhìn thấy những màu xanh khác nhau tại các vùng biển khác nhau như: màu xanh ngọc, màu xanh dương, màu xanh đen… Thậm chí có những vùng biển lại có màu đỏ hoặc màu đen sậm. Lý do nào lại khiến nước biển thay đổi màu sắc như vậy?

Nguyên nhân khiến nước biển màu xanh

Nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám mây xám thì nước biển lại trở thành màu xám.

Ánh sáng mặt trời do ánh sáng của 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím, cấu tạo thành. 

Khi ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt biển, trong nước biển tồn tại rất nhiều phân tử lơ lửng có kích thước nhỏ, ánh sáng màu đỏ, vàng, tím, cam chiếu qua những phân tử lơ lửng và chiếu thẳng xuống dòng nước. Sau đó bị nước biển, tảo cùng các sinh vật khác hấp thu. Riêng chỉ có ánh sáng màu xanh lam không bị tiếp thu và tiến sâu vào trong nước. Mắt của chúng ta thấy là ánh sáng màu lam không bị cản trở phản xạ lại. Chính vì vậy chúng ta thường thấy nước biển có màu xanh.

Màu xanh lam mà chúng ta thường nhìn thấy trên mặt biển chính là tia sáng đã tán xạ và phản xạ lại mặt nước. (Ảnh: pexels)

Màu xanh lam mà chúng ta thường nhìn thấy trên mặt biển chính là tia sáng đã tán xạ và phản xạ lại mặt nước. Với nguyên lý biển có độ sâu càng lớn thì ánh sáng xanh sẽ bị phản xạ lại càng nhiều. Vì vậy, biển nông sẽ có màu xanh nhạt hơn, vùng biển sâu màu nước sẽ thẫm hơn rất nhiều. Càng xuống sâu dưới biển, màu nước sẽ càng đậm, bởi lẽ nơi đây ít nhận được tia sáng từ mặt trời. 

Đặc biệt, còn có biển Đỏ vì ở nơi đây luôn có một loại rong màu đỏ sống và phát triển mạnh. Trong khi đó, biển Đen thì rất sậm màu vì nước biển chứa nhiều chất H2S (làm sậm màu nước biển bắt đầu từ độ sâu khoảng 100m trở xuống).

Nước ở sông, ao, hồ lại không có màu xanh dương

Biển có diện tích rộng lớn hơn sông, chính vì vậy các tia sáng dài màu nóng sẽ nhanh chóng bị sinh vật biển và nước biển hấp thu. Tuy nhiên trong không gian ao, hồ với diện tích nhỏ, những tia sáng bị hấp thu chậm hơn vì vậy không tạo nên màu xanh rõ rệt như nước biển. Do đó, nước sông thường có màu trắng đục, nâu nhạt vì ảnh hưởng của bùn đất dưới đáy sông hoặc những dòng chảy nhỏ.

Trong không gian ao, hồ với diện tích nhỏ, những tia sáng bị hấp thu chậm hơn vì vậy không tạo nên màu xanh rõ rệt như nước biển. (Ảnh: pexels)

Vì sao sóng biển có màu trắng?

“Sóng bạc đầu” đây có lẽ là hình dung của nhiều người mỗi khi nhắc đến sóng biển. Mắt của chúng ta thường thấy sóng có màu trắng tựa như tuyết. Sóng biển là một dạng đặc biệt như hạt thủy tinh bị vỡ vụn, khi tia sáng của mặt trời chiếu vào tạo cho mắt người nhìn cảm giác một màu trắng xóa. 

Mắt của chúng ta thường thấy sóng có màu trắng tựa như tuyết. (Ảnh: pexels)

Sóng biển cũng hoạt động với nguyên lý tương tự như thuỷ tinh vỡ vụn. Ta có thể thấy rằng thủy tinh có màu trong suốt, khi gom vụn thủy tinh lại với nhau tạo nên nhiều đợt khúc xạ khi ánh sáng chiếu vào thì xuất hiện màu trắng. 

Tia sáng bị khúc xạ bởi nhiều vụn thuỷ tinh sẽ phản xạ theo nhiều hướng khác nhau. Mắt người khi nhìn những tia sáng này sẽ thấy màu trắng. Những cơn sóng mạnh, với tốc độ nhanh chóng làm cho các phân tử nước va vào nhau tạo thành bọt trắng. Sóng càng lớn thì màu sắc sẽ càng trông như một khối tuyết. 

Tố Như

(Tổng hợp)

Bạn bình luận gì về tin này?

Màu xanh của biển đến từ đâu nhỉ?

Nhiều người tin rằng hồ và biển chỉ có màu xanh bởi vì chúng phản ánh màu xanh của bầu trời. Vậy tại sao sông lại không có màu xanh như vậy?

Màu biểu xanh đẹp quá nhỉ!

Trên thực tế, nước biển có màu xanh vì chúng thật sự xanh. Khi những phân tử nước hấp thụ ánh sáng, chúng hấp thụ tần số đỏ nhiều hơn tần số của màu xanh, do đó, màu xanh thường xuất hiện trên bề mặt. Hiệu ứng nhỏ, nhưng màu xanh vẫn được nhìn thấy rõ ràng hơn khi quan sát qua các lớp nước.

Màu sắc của bầu trời cũng cung cấp một vai trò cho các đại dương xanh, nhưng chỉ khi mặt nước rất tĩnh mới có thể quan sát được. Thêm vào đó, nhờ bầu trời xanh phản chiếu xuống nên màu biển cũng đậm hơn màu trời. Điều này cũng lí giải rằng, nước biển màu xanh không phải vì sự phản chiếu của bầu trời. Bởi cùng dưới bầu trời đó mà lại có biển Đỏ và biển Đen nữa.

Biển Đỏ được gọi như vậy vì ở nơi đây luôn có một loại rong màu đỏ sống và phát triển mạnh. Cho nên dưới ánh sáng khuếch tán của bầu trời, biển có màu đỏ. Trong khi đó, biển Đen thì rất sậm màu vì nước biển chứa nhiều chất H2S (làm sậm màu nước biển bắt đầu từ độ sâu khoảng 100m trở xuống).

Biển Đỏ (nằm giữa châu Phi và châu Á).

Biển Đen (nằm giữa Đông Nam Châu Âu và vùng Tiểu Á).

Vậy vị mặn đặc trưng của nước biển do đâu mà ra?

Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời thỏa đáng, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối hòa tan mà chỉ có nước biển?

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Có hai giả thuyết được chấp nhận:

Giả thuyết thứ nhất cho rằng ban đầu nước biển cũng ngọt y hệt nước sông, nước hồ. Sau đó, muối từ trong nham thạch và các lớp đất xói mòn, theo mưa chảy ra các dòng sông. Rồi các dòng sông đổ về biển cả. Nước biển bốc hơi, trút xuống thành những cơn mưa. Mưa lại đổ ra các dòng sông... Cứ như vậy, theo thời gian, muối đã lắng đọng dần xuống biển, khiến biển ngày càng mặn hơn. Theo đó, dựa vào hàm lượng muối trong nước biển, người ta có thể tính ra tuổi của nó.

Giả thuyết thứ hai cho rằng, ngay từ đầu nước biển đã mặn như vậy. Lý do là các nhà khoa học thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển không tăng lên đều đặn theo tuổi của trái đất. Khi nghiên cứu những lớp đất đá trong các hang động bị nước biển tràn vào, người ta thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển luôn thay đổi, khi lên khi xuống chứ không cố định. Ðến nay, người ta vẫn chưa biết tại sao lại như vậy.

Chủ đề