Tại sao ấn độ lại nóng

Khi đợt nắng nóng sắp quay trở lại “chảo lửa” Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác đang ghi nhận những ngày tháng 5 lạnh bất thường. Theo trang The Guardian (Anh), những ngày cuối tháng 4, nắng nóng ở Ấn Độ và Pakistan đã đạt đến ngưỡng chịu đựng của con người. Tại thành phố Jacobabad, Pakistan, nhiệt độ đã tăng lên mức đỉnh điểm 49 độ C vào hôm 30/4. Bộ trưởng Bộ Biến đổi khí hậu Pakistan, Sherry Rehman, mô tả: “Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, Pakistan trải qua thứ mà nhiều người gọi là năm không có mùa xuân”.

Trong khi đó, người dân tại thành phố Banda, bang Uttar Pradesh của Ấn Độ đã phải vật vã nếm trải đợt nắng nóng như thiêu đốt với mức nhiệt cao nhất là 47,2 độ C. Cục Khí tượng Ấn Độ xác nhận nhiệt độ trung bình trong tháng 4 năm nay ở các khu vực miền bắc và miền trung của đất nước đã đạt mức cao nhất trong lịch sử hơn 100 năm trở lại đây.

Người lao động giữa cái nắng như thiêu đốt ở Delhi, Ấn Độ . Ảnh: AP

Sóng nhiệt là khoảng thời gian kéo dài của hiện tượng thời tiết nóng bất thường, thường kéo dài từ vài ngày đến hơn một tuần. Sóng nhiệt hình thành khi một khối không khí ít di chuyển tại một khu vực nào đó. Đây là hiện tượng phổ biến thường xảy ra ở Ấn Độ và Pakistan vào thời điểm này trong năm. Tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng mức độ, tần suất và thời gian xuất hiện của hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này trong năm nay đã thay đổi do nhiệt độ toàn cầu tăng lên.

Mặc dù trong vài ngày qua, cái nóng đã dịu đi, song nhiệt độ ở khu vực này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong tuần tới. Theo đó, nhiệt độ dự kiến sẽ đạt đến 50 độ C ở các khu vực phía tây bắc Ấn Độ và Pakistan. Mức nhiệt độ này khiến hàng triệu người gặp rủi ro về sức khỏe, làm thiệt hại mùa màng, ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày và hoạt động sản xuất.

Theo giới chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới các đợt nắng nóng ở Ấn Độ và Pakistan là do lượng mưa trung bình tại khu vực Nam Á sụt giảm một cách bất thường trong những tháng qua. Hình thái thời tiết trên gây ra tình trạng thiếu nước, hạn hán ở nhiều khu vực của hai quốc gia Nam Á này. Bà Friederike Otto, nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London (Anh) nhận định, biến đổi khí hậu khiến nắng nóng xảy ra thường xuyên hơn với nền nhiệt cao hơn. Bà cũng dự đoán các đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất sẽ tấn công Ấn Độ khoảng 4 năm một lần, thay vì 50 năm một lần như trước đây.

Một người đàn ông tạt nước vào mặt để giải nhiệt ở Islamabad, Pakistan. Ảnh: Getty Images

Song trái ngược hoàn toàn với nắng nóng gay gắt trên khắp miền bắc Ấn Độ và Pakistan, các khu vực nhiệt đới ở châu Á đã ghi nhận mức nhiệt thấp bất thường trong năm nay.

Hôm 2/5, Đài thiên văn Hong Kong (Trung Quốc) đã ghi nhận nhiệt độ 16,4 độ C, mức thấp nhất trong tháng 5 từng được ghi nhận kể từ năm 1917 đến nay, phá vỡ kỷ lục được thiết lập vào năm 2013. Thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc cũng chứng kiến nền nhiệt chỉ 13,7 độ C trong cùng ngày, nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận trong tháng 5. Hôm 4/5, huyện Umphang, Thái Lan cũng ghi nhận nhiệt độ thấp nhất ở mức 13,6 độ C. Đây là mức nhiệt thấp nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 ở quốc gia Đông Nam Á này.

Các chuyên gia khí tượng cho rằng thời tiết mát mẻ bất thường xuất hiện trong thời điểm này là do gió mùa Đông Bắc và các điều kiện bất ổn khác gây ra.

Trong khi đó, Australia đã chứng kiến đợt lạnh đầu tiên trong năm sau tháng 4 ấm kỷ lục. Không khí lạnh đã làm nền nhiệt ở các vùng phía đông nam của đất nước giảm đáng kể, với nhiệt độ giảm hơn 4-8 độ C ở các vùng của Nam Australia, Victoria, New South Wales và Tasmania. Mưa lớn và gió mạnh đã ảnh hưởng đến Tasmania vào cuối tuần này do một vùng áp thấp sâu.

Xem thêm video đang được quan tâm

Vận động viên thể thao có kiêng quan hệ tình dục trước khi thi đấu không?


Ấn Độ vẫn thường hứng chịu nắng nóng, nhưng nóng đến mức giết chết hàng nghìn người như trong 10 ngày qua thì quá bất thường.

Ấn Độ vẫn thường hứng chịu nắng nóng, nhưng nóng đến mức giết chết hàng nghìn người như trong 10 ngày qua thì quá bất thường.

TIN BÀI KHÁC:

Tại các bang phía đông nam là Andhra Pradesh và Telengana, nhiệt độ có lúc lên tới 50 độ C. Nhiều người đi ra ngoài đường bị chóng mặt và say nắng, còn xe cộ một số nơi không thể hoạt động do mặt đường tan chảy.

Vậy điều gì đã dẫn tới đợt nắng nóng kinh hoàng và bất thường này? Hãng tin Mỹ CNN đã tìm câu trả lời.

Tại sao nắng nóng đến thế?

Có ít nhất hai nguyên nhân.

Biến đổi khí hậu nhiều khả năng là một yếu tố, CNN dẫn lời nhận định của ông Benjamin Cook, một nhà khoa học nghiên cứu tại Viện Goddard về Nghiên cứu Vũ trụ của NASA. Tuy nhiên, ông cho rằng sẽ không thể kết luận, nếu không nghiên cứu sâu để biết chính xác biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới thời tiết ở Ấn Độ ra sao.

Theo nhà khí tượng học Monica Garrett, Ấn Độ đang hứng chịu các đợt gió Loo, nóng và khô thổi theo hướng Tây từ Pakistan qua vùng tây bắc của Ấn Độ. Điều đó có nghĩa là độ ẩm không khí rất thấp.

Khi gió mùa tăng cường, và một đợt như vậy được dự báo sẽ xảy ra vào cuối tuần này, thì thời tiết càng trở nên khô nóng hơn.

Ở các nước xung quanh Ấn Độ cũng nóng?

Pakistan và Afghanistan đều nắng nóng, với nhiệt độ trên 38 độ C. Nhưng thời tiết ở Ấn Độ dường như tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, chỉ 2/3 trong tổng dân số 1,2 tỷ người ở Ấn Độ được tiếp cận điện. Điều đó có nghĩa là, nước này có tới 400 triệu dân không có điều kiện dùng điều hòa hay tủ lạnh.

Một yếu tố nữa là địa lý Ấn Độ. Theo nhà khí tượng Garrett, các dãy núi cao chất ngất đã ngăn cản không khí dịu mát lưu chuyển từ phía đông bắc.

Sắp tới sẽ còn nóng hơn?

Ấn Độ thường đón mùa hè sớm. Tháng 5 luôn là thời điểm nóng nhất, với nhiệt độ ở một số vùng thường xuyên trên 40 độ C. Các đợt nắng liên tiếp nhau. Vào năm 2002 và 2003, quốc gia châu Á này đã chứng kiến hàng trăm người chết vì nắng nóng.

Các nghiên cứu cho thấy, Ấn Độ sẽ còn hứng chịu nhiều mùa hè nóng bức hơn nữa. Các đợt nắng nóng cũng sẽ kéo dài hơn.

Thanh Hảo

Chủ đề