Súc miệng nước muối nhiều có tốt không

Làm giảm đau họng, giảm viêm loét miệng, giảm khó chịu do dị ứng, giảm bớt và ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, cải thiện sức khỏe răng miệng… là những lợi ích khi thường xuyên súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý. Đây là biện pháp rẻ tiền, đơn giản và dễ áp dụng cho mọi lứa tuổi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng, súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý là biện pháp phòng bệnh răng miệng và đường hô hấp hiệu quả, an toàn cho mọi lứa tuổi. Nhờ tác dụng kiềm hóa, nước muối sinh lý làm tăng độ pH trong miệng giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn, loại bỏ chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp và khoang mũi, giúp giảm viêm, giảm đau họng, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, súc miệng nước muối thường xuyên còn có thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn từ nướu, giúp làm sạch và ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám và cao răng, cải thiện sức khỏe răng miệng.

Tuy nhiên, nước muối sinh lý chỉ có hiệu quả khi được các bác sĩ kê đơn hoặc mua tại các quầy thuốc uy tín. Việc tự pha nước muối hoặc ngậm trực tiếp muối hột vào miệng không an toàn cho sức khỏe vì không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn và độ tinh khiết… Nếu ngậm thường xuyên với nồng độ muối cao sẽ tích tụ làm thừa muối cho cơ thể. Khi cơ thể thừa muối sẽ gây ra các bệnh lý tim mạch, như: tăng huyết áp, giảm sự hấp thụ can xi, gây hại cho thận và các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng pha loãng muối vào nước với nồng độ càng mặn thì vi khuẩn càng dễ chết, nhưng quan điểm này hoàn toàn sai lầm bởi dùng nước muối sinh lý súc miệng, súc họng có thể diệt được một số vi khuẩn chứ không phải tất cả các vi khuẩn có trong miệng và họng. Việc súc miệng, súc họng bằng nước muối quá mặn sẽ làm cho miệng, họng sẽ bị tổn thương, trợt, loét các tế bào niêm mạc họng. Điều này dẫn đến viêm họng nặng hơn, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh ra nhiễm khuẩn.

Súc miệng nước muối nhiều có tốt không
Sử dụng nước muối đúng cách để súc miệng, súc họng.

Như trường hợp anh Lê Trọng Nguyên (phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột) do hay bị viêm đường hô hấp, ho nhiều nên cứ sáng nào anh cũng súc họng, súc miệng bằng nước muối tự pha. Khi pha nước muối, anh Nguyên tự ước lượng, lấy một lít nước lọc pha với một nắm muối hột, lắc đều cho tan hết muối rồi sử dụng. “Khi chưa sử dụng nước muối tự pha, họng không khô, chỉ ho nhiều. Nhưng khi súc miệng bằng nước muối khoảng 4 - 5 ngày, tôi thấy họng khô, khó chịu, ho cũng không thuyên giảm. Sau đó, tôi không sử dụng nước muối mình tự pha nữa mà ra tiệm thuốc tây mua. Quả thực, có sự khác nhau rõ ràng. Nước muối tôi tự pha quá mặn. Tôi nghĩ đó là lý do khiến họng mình khô hơn”, anh Nguyên chia sẻ. Hay chị Trần Thị Thu Hường (xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) do bị viêm họng hạt và amidan nên chị thường xuyên ngậm nước muối vào mỗi sáng và tối. Điều đáng nói, không mua nước muối sinh lý tại các đại lý thuốc, cũng không tự pha nước muối để dùng mà chị Hường thường ngậm trực tiếp muối hột vào miệng cho đến khi muối tan, sau đó mới súc miệng lại bằng nước lọc. Chị cho biết: “Tôi nghĩ rằng muối thì tác dụng như nhau nên tôi lấy muối hột ngậm, vừa tiện, vừa đảm bảo, lại không tốn kém chứ đâu có biết rằng ngậm nước muối không đúng cách cũng có hại cho sức khỏe”. 

Để có một chai nước muối sinh lý đạt chuẩn thì cần có muối và nước sạch. Việc sản xuất nước muối sinh lý được Bộ Y tế đưa ra nhiều điều kiện vô cùng nghiêm ngặt, tuân theo một dây chuyền vô trùng, quy trình sản xuất đạt rất nhiều tiêu chuẩn, muối sinh lý được bào chế tinh khiết, loại bỏ tạp chất và pha với nước cất theo tỷ lệ 9/1.000 (NaCl 0,9%), tức là 1 lít nước/9 gram muối. Sở dĩ Bộ Y tế quy định đưa ra thành phần này là bởi nó trùng với độ mặn của nước mắt và lượng muối phù hợp trong cơ thể. Nồng độ thấp hoặc cao hơn cũng không được coi là nước muối sinh lý. Nước muối quá nhạt sẽ khiến cơ thể phải tiết ra bù thêm vào lượng muối thiếu, quá mặn sẽ gây thừa muối, cả hai điều này đều không tốt cho cơ thể. Tốt nhất nên mua nước muối sinh lý đạt chuẩn để súc miệng.

Trong trường hợp không có điều kiện để mua nước muối sinh lý, nếu bắt buộc phải có nước muối để sử dụng, khi tự pha cần lưu ý: Lấy 1 lít nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc đóng chai pha với 9g muối (không nên lấy muối chứa I-ốt, tốt nhất nên chọn muối biển hột). Trước khi pha, cần phải rửa tay thật sạch, các dụng cụ pha nước muối nên khử trùng bằng nước sôi; sau khi hòa tan muối với nước, nên để nước lắng đọng lại sau đó chắt ra một chai khác; khi sử dụng nên để nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao và nắng nóng. Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày.

Muối là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn. Đặc biệt, chúng còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cơ thể và sức khỏe răng miệng của bạn. Dưới đây là một số lợi ích khi bạn súc miệng bằng nước muối hàng ngày:

1.1. Cân bằng độ pH trong khoang miệng

Trong khoang miệng của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn có hại, chúng làm cho lượng Axit trong khoang miệng tăng cao. Khi sử dụng nước muối hàng ngày sẽ làm Axit được trung hòa, độ pH sẽ được cân bằng. Khi đó, vi khuẩn có lợi sẽ phát triển mạnh giúp cho răng miệng chắc khỏe, đồng thời các bệnh về hô hấp cũng được đẩy lùi.

1.2. Ngăn ngừa viêm họng, làm giảm đờm, ngạt mũi

Khí hậu thất thường nên tình trạng ho, viêm họng xảy ra thường xuyên ở mọi lứa tuổi. Súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần có thể cải thiện được tình trạng viêm họng?

Khi bị viêm họng, trong cổ họng của bạn sẽ có rất nhiều vi khuẩn có hại. Súc miệng nước muối ngày 3 lần sẽ khiến cho vi khuẩn có hại bị tiêu diệt, cổ họng của bạn sẽ thoải mái hơn, không còn bị đau rát nữa. Tình trạng đờm và ngạt mũi sẽ không còn nếu bạn thường xuyên sử dụng nước muối mỗi ngày. Sau khoảng 3 – 5 ngày đờm trong họng hay ngạt mũi sẽ hết hoàn toàn.

Súc miệng nước muối nhiều có tốt không
Súc miệng nước muối nhiều có tốt không

Súc miệng nước muối ngăn ngừa viêm họng

1.3. Ngăn viêm Amidan

Trong cổ họng của chúng ta có 2 khối nhỏ nằm ở mặt sau là Tonsils rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì vậy bị viêm Amidan làm bạn khó khăn trong ăn uống, giao tiếp. Súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần làm sẽ làm sạch họng để ngăn được viêm Amidan?

Mỗi ngày kiên trì súc miệng 2 – 3 lần sáng tối và khi bị khó chịu nhiều ở Amidan, vi khuẩn sẽ không phát triển nữa, tình trạng viêm Amidan cũng giảm đi.

1.4. Giảm ho khan, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Súc miệng bằng nước muối hàng ngày sẽ làm cho đờm trong họng, mũi bị giảm đi nên nên tình trạng ho khan cũng không còn.

Bạn có thể ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng hô hấp nếu thường xuyên súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần. Để có được đường hô hấp khỏe mạnh hãy dùng nước muối ấm súc miệng đều đặn hàng ngày nhé.

1.5. Không có tình trạng nấm cổ họng trong miệng

Khoang miệng, thực quản rất dễ bị mắc bệnh nấm Candida có những nốt trắng trên lưỡi, họng,… Nó sẽ làm cho bạn cảm thấy đau rát, khó khăn trong việc nuốt nước bọt, ăn nhai. Nước muối loãng sẽ làm cho vi khuẩn này không còn trong khoang miệng nữa một cách nhanh chóng.

Súc miệng nước muối nhiều có tốt không
Súc miệng nước muối nhiều có tốt không

Súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần để ngăn được viêm Amidan?

1.6. Điều trị loét miệng, chảy máu chân răng và viêm nướu

Khi bị loét miệng bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi ăn uống, chỉ cần súc miệng hàng ngày 3 – 4 lần với nước muối sẽ giúp vết loét không lan rộng, lành thương và không còn đau đớn. Đồng thời tình trạng chảy máu chân răng sẽ không còn, viêm nướu cũng được đẩy lùi bởi trong muối có rất nhiều khoáng chất.

1.7. Ngăn ngừa mảng bám hình thành trên răng

Đánh răng bằng kem đánh răng thông thường sẽ không loại bỏ được hoàn toàn những mảng bám của thức ăn còn sót lại. Ta kết hợp súc miệng nước muối sẽ giúp mảng bám còn sót lại ở kẽ răng được đánh bật hoàn toàn.

Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần còn được rất nhiều người quan tâm bởi không chỉ có những lợi ích trên mà súc miệng nước muối còn giúp chữa đau răng hiệu quả và giúp hơi thở thơm mát hơn. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn tự tin hơn và thành công trong mọi cuộc giao tiếp.

Xem thêm: Súc miệng nước muối có làm trắng răng không?

Súc miệng nước muối nhiều có tốt không
Súc miệng nước muối nhiều có tốt không

Súc miệng nước muối ngăn ngừa hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát hơn

2. Súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần, vào thời điểm nào là tốt nhất?

2.1. Súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần?

Dùng nước muối súc miệng sẽ giúp răng sáng bóng, nướu được chắc khỏe và các bệnh lý về đường hô hấp, răng miệng được đẩy lùi. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn cần sử dụng chúng đúng cách, đúng số lượng. Vấn đề súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần đang được đông đảo mọi người quan tâm.

Theo chuyên gia nha khoa, một ngày bạn chỉ nên súc miệng bằng nước muối từ 2 – 3 lần vào sau mỗi bữa ăn, để giúp loại bỏ đi các mảng bám còn sót lại trên răng.

Khi bạn bị viêm họng hay bất kỳ bệnh lý nào về hô hấp thì số lần dùng nước muối súc miệng cũng không quá 4 lần/ngày. Việc lạm dụng nước muối có thể làm cho họng bị bỏng rát, khô miệng, khát nước.

Xem thêm: [Giải đáp] Súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng?

2.2. Súc miệng nước muối vào thời điểm nào là tốt nhất?

Bạn nên súc miệng trước khi đánh răng vào buổi sáng bởi sau một đêm nghỉ ngơi lượng vi khuẩn có trong khoang miệng phát triển rất nhiều. Ngược lại vào buổi trưa và tối bạn nên súc miệng sau khi đánh răng. Vì khi đó nó có tác dụng như là bước cuối cùng loại bỏ những vi khuẩn, mảng bám còn sót lại trên răng, làm răng miệng được sạch sẽ hơn.

Đặc biệt, việc súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ là việc làm bạn nên thực hiện mỗi ngày. Vì nó sẽ giúp cho vi khuẩn có hại bị loại bỏ, không thể sinh sôi khi ta ngủ. Tuy nhiên sau khi dùng nước muối thì bạn nên súc miệng lại bằng nước lọc để bảo vệ khoang miệng có độ pH phù hợp.

Súc miệng nước muối nhiều có tốt không
Súc miệng nước muối nhiều có tốt không

Súc miệng nước muối hiệu quả với tần suất 2 – 3 lần/ ngày

3. Hướng dẫn súc miệng nước muối đúng cách

Ta cần chuẩn bị 250ml nước ấm, nước ấm khoảng 40 độ C và 1 muỗng cà phê muối. Cho muối vào nước rồi khuấy đều, cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Có thể thêm một số chất phụ gia khác để làm tăng công dụng của nước muối như nha đam hay Baking Soda,… Vậy súc miệng bằng nước muối như nào thì đúng cách?

Đầu tiên, hớp một ngụm nước muối vừa đủ vào miệng, súc miệng trong ít nhất 30 giây. Nên tránh hớp quá nhiều nước vì sẽ khó súc. Để việc súc miệng được tốt nhất, hãy đảm bảo chắc chắn dung dịch có thể tiếp xúc với các khu vực khó tiếp cận trong miệng, đặc biệt là ở giữa các kẽ răng.

Sau đó, nhổ ra và hớp ngụm thứ hai ít nhất 60 giây để nước muối có thời gian tác dụng đến toàn bộ khu vực răng miệng lâu hơn. Cứ như vậy cho đến khi hết 250ml nước muối đã hòa. Cuối cùng, súc miệng lại bằng nước sạch một vài lần để loại bỏ lượng muối còn sót lại trong miệng.

Xem thêm: Súc miệng nước muối có hết hôi miệng không?

                      Súc miệng bằng nước muối khi nào là tốt nhất?

4. Lưu ý khi dùng nước muối để súc miệng

  • Đảm bảo muối hòa tan hoàn toàn. Muối không hòa tan sẽ khiến cho lớp phủ của răng bị hư hại bởi nó có tính chất mài mòn răng và nướu.
  • Không súc miệng với nước muối quá mặn, tránh trường hợp nuốt phải sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra các bệnh như tăng huyết áp, thận,… Điều chỉnh tỷ lệ muối phù hợp sẽ không còn là nỗi băn khoăn “súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần” bởi khi đó muối sẽ dễ dàng hòa tan hơn và súc miệng sẽ không có cảm giác buồn nôn hay bị kích ứng.
  • Không súc miệng nước muối quá nhiều vì lượng Natri có thể làm hư hại lớp men răng và dẫn tới mòn men răng. Do đó, bạn nên tuân thủ súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần như đã trình bày ở trên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho răng miệng.

Súc miệng nước muối nhiều có tốt không
Súc miệng nước muối nhiều có tốt không

Tránh súc miệng bằng nước muối quá mặn

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về vấn đề súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần, có tốt không? Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn biết cách sử dụng nước muối đúng cách, đúng thời gian. Nếu muốn có sức khỏe răng miệng tốt nhất thì bạn nên tới các cơ sở nha khoa để khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng bạn luôn khỏe mạnh nhé.

Súc miệng bằng nước muối bao nhiêu lần 1 ngày?

Bình thường, bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối khoảng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ là đủ. Tuy nhiên nếu đang có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như viêm lợi, đau họng, viêm amidan bạn có thể súc miệng nước muối liên tục 3 – 4 lần trong ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Súc miệng bằng nước muối như thế nào?

Cách pha muối vào nước ấm: Lấy 1-2 thìa cà phê muối pha trong một cốc 240ml nước đậm độ khoảng 2%. Đặc biệt, bạn nên lưu ý chỉ pha đủ dùng, không nên pha sẵn rồi để dùng dần. Khi súc miệng, hãy cố gắng súc đều trong khoảng 30 – 60 giây, không nên vừa ngậm đã nhổ ra khiến nước muối chưa phát huy được công dụng.

Súc miệng bằng nước muối bao lâu?

Thời gian: Thời điểm súc miệng bằng nước muối hợp lý nhất là sau khi đánh răng 15 phút. Bạn chỉ nên ngậm nước muối trong 30 giây rồi nhổ ra, không nên ngậm quá lâu.