Sự nở vì nhiệt của chất khí là gì

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Thế nào là sự nở vì nhiệt

Câu hỏi: Thế nào là sự nở vì nhiệt?

Trả lời:

Quảng cáo

Sự tăng (hay giảm) kích thước hay thể tích của các vật khi nhiệt độ tăng lên hay giảm đi gọi là sự nở vì nhiệt.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Vật Lí lớp 6 hay và chi tiết khác:

  • Hãy nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn. Lấy ví dụ minh họa cho đặc điểm đó

  • Hãy nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Lấy ví dụ minh họa cho đặc điểm đó

  • Hãy nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất khí. Lấy ví dụ minh họa cho các đặc điểm đó

  • Hãy so sánh sự nở vì nhiệt của các chất

  • Hãy so sánh sự giống và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 6 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Các loạt bài lớp 6 khác

  • Soạn Văn 6
  • Soạn Văn 6 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn 6 (siêu ngắn)
  • Văn mẫu lớp 6
  • Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 (có đáp án)
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 6
  • Giải bài tập Toán 6
  • Giải SBT Toán 6
  • Đề kiểm tra Toán 6 (200 đề)
  • Giải bài tập Vật lý 6
  • Giải SBT Vật Lí 6
  • Giải bài tập Sinh học 6
  • Giải bài tập Sinh 6 (ngắn nhất)
  • Giải vở bài tập Sinh học 6
  • Bài tập trắc nghiệm Sinh học 6
  • Giải bài tập Địa Lí 6
  • Giải bài tập Địa Lí 6 (ngắn nhất)
  • Giải sách bài tập Địa Lí 6
  • Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 6
  • Giải bài tập Tiếng anh 6
  • Giải SBT Tiếng Anh 6
  • Giải bài tập Tiếng anh 6 thí điểm
  • Giải SBT Tiếng Anh 6 mới
  • Giải bài tập Lịch sử 6
  • Giải bài tập Lịch sử 6 (ngắn nhất)
  • Giải vở bài tập Lịch sử 6
  • Giải tập bản đồ Lịch sử 6
  • Giải bài tập GDCD 6
  • Giải bài tập GDCD 6 (ngắn nhất)
  • Giải sách bài tập GDCD 6
  • Giải bài tập tình huống GDCD 6
  • Giải BT Tin học 6
  • Giải BT Công nghệ 6

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

A. Lý thuyết

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Sự nở vì nhiệt của chất khí

– Các chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Ví dụ:

Cắm một ống thủy tinh nhỏ xuyên qua nút bình cầu.

Cho một giọt nước màu vào trong ống thủy tinh.

Lắp chặt nút cao su có ống thủy tinh chứa nước màu vào bình cầu.

Xát hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó áp chặt vào bình cầu.

Hiện tượng: Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích khí tăng, khí trong bình nở ra.Thôi không áp tay vào bình cầu, giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích khí giảm, khí trong bình co lại.

Ví dụ: Khí cầu dùng không khí nóng và chở được người bay lên cao. Khí cầu được sử dụng trong khoa học để tìm hiểu khí quyển, quan sát thiên văn…Hay đèn trời được thả trong đêm lễ hội.

– Các chất khí khác nhau sự nở vì nhiệt lại giống nhau.

Bảng 1. Độ tăng thể tích của 1000 cm3 một số chất khi nhiệt độ tăng thêm 500C.

2. Lưu ý

– Khác với chất rắn và chất lỏng, mọi chất khí đều có sự nở vì nhiệt giống nhau.

– Đối với chất khí sự dãn nở vì nhiệt cũng là sự dãn nở khối.

3. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất

Từ bảng 1 ta thấy:

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

II. Phương pháp giải

Giải thích các hiện tượng trong đời sống

Để giải thích các hiện tượng trong đời sống, ta dựa vào các tính chất dãn nở vì nhiệt của chất khí sau đây:

– Các chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

– Các chất khí khác nhau nhưng dãn nở vì nhiệt lại giống nhau.

– Chất khí dãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

– Chất khí có tính chất nén được và chiếm hết thể tích của bình chứa.

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?

A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.

B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.

C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.

D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.

Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra ⇒ quả bóng bị phồng lên.

⇒ Đáp án D

Bài 2: Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ

⇒ Đáp án D

Bài 3: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?

A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

⇒ Đáp án A

Bài 4: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?

A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.

B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi.

C. Chỉ có thể tích thay đổi.

D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.

– Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

– Thể tích phụ thuộc vào nhiệt độ ⇒ khối lượng riêng và trọng lượng riêng phụ thuộc nhiệt độ.

⇒ Đáp án A

Bài 5: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.

B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.

C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.

D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

Bánh xe đạp khi bơm căng nếu để ngoài trưa nắng, khí trong ruột xe sẽ nở ra ⇒ ruột bánh xe sẽ dễ bị nổ

⇒ Đáp án D

Bài 6: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?

A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi.

B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.

C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Mọi chất khí đều nở vì nhiệt như nhau

⇒ Đáp án C

Bài 7: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên………….., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.

A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi.

B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên.

C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.

D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.

Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên nóng lên, nở ra, nhẹ đi và bay lên tạo thành mây.

⇒ Đáp án C

Bài 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.

Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí tăng

⇒ Đáp án D

Bài 9: Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của…….

A. chất khí, chất lỏng

B. chất khí, chất rắn

C. chất lỏng, chất rắn

D. chất rắn, chất lỏng

Khi giảm nhiệt độ, thể tích của chất rắn sẽ giảm ít hơn thể tích của chất lỏng.

⇒ Đáp án D

Bài 10: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?

A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.

B. Thể tích tăng.

C. Thể tích giảm.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng, vì bình nở ra nên chất khí trong bình cũng có thể tích tăng.

⇒ Đáp án B

Chủ đề