Sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây

Các nước phương Đông và các nước phương Tây bao giờ cũng có những khác biệt lớn về văn hóa. Tuy nhiên, không có nhiều người biết được những nét văn khóa khác nhau này cụ thể như thế nào?

Chính vì thế, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan để làm rõ vấn đề: Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.

Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây

Thứ nhất: Văn hóa phương Đông

– Đối với văn hóa giao tiếp:

+ Cách ứng xử khi giao tiếp các nước phương Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… đều coi trọng nhân – lễ – nghĩa – trí – chính. Do đó mà những người dân luôn được biết đến là khá khắt khe trong giao tiếp.

+ Những câu chào hỏi là vô cùng quan trọng và cần thiết trong các buổi gặp gỡ. Ngôn ngữ không quá khách sáo nhưng phải chú ý đảm bảo tính lễ nghi, không suồng sã.

– Đối với trang phục truyền thống:

Các nước phương Đông thường có các trang phục truyền thống đặc trưng cho mỗi quốc gia. Nhìn vào cách ăn mặc, mọi người có thể dễ dàng nhận biết được đặc trưng riêng của mỗi đất nước, đó chính là linh hồn của con người, truyền thống, phong tục và văn hóa quốc gia.

– Đối với văn hóa ẩm thực:

Cùng với những trang phục truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa của phương Đông thì ẩm thực cũng chính là điều giúp thu hút khách du lịch đặt chân đến những đất nước này.

Thứ hai: Văn hóa phương Tây

– Văn hóa phương Tây được đặc trưng bởi một loạt các chủ đề và truyền thống nghệ thuật, triết học, văn học và pháp lý, di sản của nhiều dân tộc châu Âu. Kito giáo, bao gồm Giáo hội Công giáo, Tin lành và Chính thống giáo cũng đã đóng một vai trò nổi bật trong việc hình thành nền văn minh phương Tây kể từ ít nhất thế kỷ thứ 4.

– Nền tảng của tư tương phương Tây bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại và tiếp tục qua thời Trung cổ và Phục hưng là ý tưởng của chủ nghĩa duy lý trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là tôn giáo, được phát triển bởi triết học Hy Lạp, chủ nghĩa kinh viên và chủ nghĩa nhân văn.

– Kito giáo thời trung cổ đã tạo ra trường đại học hiện đại, hệ thống bệnh viện, kinh tế khoa học, luật tự nhiên và nhiều sáng kiến khác trên khắp tất cả các lĩnh vực trí tuệ. Kito giáo đã đóng một vai trò trong việc chấm dứt các tập quán phổ biển giữa các xã hội ngoại giáo như sự hiến tế cong người, chế độ nô lệ, tục giết trẻ em và đa phu thê.

– Toàn cầu hóa bởi các đế chế thực dân châu Âu kế tiếp đã truyền bá lối sống châu Âu và phương pháp giáo dục châu Âu trên khắp Thế giới giữa thế kỷ 16 đến 20. Văn hóa châu Âu phát triển với một phạm vi phức tạp của triết học, chủ nghĩa kinh viện thời trung cổ và chủ nghĩa huyền bí. Tư duy hợp lý được phát triển qua một thời gian dài thay đổi và hình thành, với các thí nghiệm về khai sáng và đột phá trong khoa học.

Từ những đặc điểm của văn hóa phương Đông và phương Tây nêu trên, có thể nhận thấy một số điểm khác biệt về văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây như sau:

– Đối với văn hóa luật pháp:

+ Văn hóa phương Đông đề cao tính tự do, dân chủ, không cần phải quá đặt nặng tiêu chí kính trên nhường dưới; ngôi xưng tương đồng thái độ lịch sự. Đôi với văn hóa phương Đông đặt nặng tinh lễ nghi, tín ngưỡng và đạo lý. Còn văn hóa phương Tây tôn trọng luật lệ, biết tuân thủ quy định, xếp hàng khi mua sắm, văn hóa phương Đông có đôi chút bất quy tắc.

– Văn hóa phương Tây đơn giản, khá nhàm chán và không tốt cho sức khỏe. Còn văn hóa ẩm thực của phương Đông đa dạng, nhiều nguyên liệu, hương vị và cách chế biến.

– Văn hóa phương Đông tôn trọng phụ nữ có nhân phẩm, biết cách cư xử, da trắng, môi đỏ, tóc đen và nét đẹp dịu dàng, tinh tế còn văn hóa phương Tây đề cao vẻ đẹp khỏe khoán, rám nắng, khêu gợi.

– Văn hóa phương Đông thường trễ giờ còn văn hóa phương Tây tôn trọng giờ giấc.

– Đối với đời sống:

+ Mọi thứ ở phương Tây đều được đơn giản hóa, họ ăn uống đơn giản để tiết kiệm thời gian, các mối quan hệ rành mạch, rõ ràng, thể hiện rõ cảm xúc của bản thân và nói lên điều mình muốn. Còn ở văn hóa phương Đông thường né tránh bộc lộ cảm xúc, không thể hiện quá nhiều quan điểm cá nhân thường có mối quan hệ phức tạp.

+ Văn hóa phương Đông hướng đến việc dựa vào nhau để tạo nên thể đoàn kết, văn hóa phương Tây dạy người ta cách sống độc lập, phân tán.

+ Thể hiện bản thân đối với người phương Tây luôn tự tin, mạnh mẽ còn đối với người phương Đông thường né tránh, điều này thể hiện bản thân một cách khiêm nhường.

+ Phương Đông tư tưởng có quyền lực, địa vị là ở trên tất cả vẫn tồn tại đến ngày nay còn văn hóa phương Tây mọi người đều bình đẳng, không phân biệt địa vị, giai cấp.

+ Văn hóa phương Tây thì có cái tôi lớn còn văn hóa phương Đông luôn đề cao tính khiêm nhường, họ thu nhỏ bản thân để thích ứng với xã hội.

+ Văn hóa phương Đông tế nhị, thích nói vòng vo, nói tránh nói giảm để không làm mất lòng người khác còn đối với người phương Tây thích đi thẳng vào vấn đề, nói đúng trọng tâm thẳng thắn trong suy nghĩ.

Như vậy, Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày một số điểm nổi bật liên quan đến văn hòa Đông – Tây. Chúng tôi mong rằng nội dung chúng tôi cũng cấp sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

1. Thói quen tắm rửa

Người phương Tây tắm vào buổi sáng để tinh thần cả ngày thoải mái còn người phương Đông tắm vào buổi tối để tiêu tan mệt mỏi.

2. Thời thượng

Trong khi người phương Tây cố gắng học cầm thìa và đũa thì ở phương Đông, thời thượng chính là việc học cách dùng dao và dĩa vốn thuộc về văn hóa Âu Mỹ.

3. Phương thức sống

Ngay từ khi bắt đầu, người phương Tây đã dạy học sinh lối sống tự lập nhưng người phương Đông hoàn toàn ngược lại, không yên tâm với con trẻ, phải luôn theo sát hỗ trợ, giúp đỡ.

4. Tâm thế đi tiệc tùng

Trong một bữa tiệc, người phương Tây thường coi là dịp để gặp người quen và kết nối những mối quan hệ mới. Họ chủ động làm quen và đứng thành từng nhóm và trò chuyện thân thiết. Người phương Đông đi tiệc thường ngồi ở bàn tròn đã được sắp xếp và xã giao với vài người ngồi gần.

5. Âu Á trong mắt nhau

Trong mắt người phương Tây, nói về người Châu Á là đầu đội nón lá, uống nước trà, ăn cơm dùng chén và đũa. Còn Tây trong mắt dân Châu Á là những người đàn ông cao to để ria mép, đội mũ cao bồi, có hai món khoái khẩu là xúc xích và bia hơi.

6. Xếp hàng

Người phương Tây thường tôn trọng trật tự, làm gì cũng sẽ xếp hàng nhưng không ít người phương Đông duy trì quan niệm “ăn cỗ đi trước lội nước theo sau”, “đến sau mà muốn được trước”, sợ bị thua thiệt.

7. Sếp

Trong văn hóa người Á Đông, sếp được nể trọng, hầu hết nhân viên có thái độ nhún nhường và muốn được lấy lòng người quản lý. Ngược lại, người phương Tây coi sếp là đồng nghiệp, khác chăng là cấp bậc, tầm nhìn, mức lương cao hơn.

8. Quan niệm thời gian

Đúng giờ hẹn với người phương Tây là một phép lịch sự cơ bản nhưng ở phương Đông, giờ giấc vẫn xảy ra hiện tượng “cao su”.

9. Thể hiện quan điểm cá nhân

Người phương Tây đề cao tính ngay thẳng, thể hiện chính kiến cá nhân. Người phương Đông thường đánh giá cao sự mềm mỏng và khéo léo tuy cách này tốn thời gian, đi đường vòng.

10. Xử lý vấn đề

Đối mặt với các vấn đề, người phương Tây khá lạc quan, dũng cảm nhưng người phương Đông thường chọn cách né tránh, không muốn đối mặt trực tiếp.

11. Du lịch

Người phương Tây coi trọng trải nghiệm trên từng cung đường, muốn học hỏi những nền văn hóa mới, trải nghiệm thực tế và quan sát kỹ trên đường đi. Người phương Đông coi trọng việc ghi lại những bức ảnh trên từng chặng đường và muốn chia sẻ với bạn bè nhiều hơn. Chụp được những bức ảnh đẹp trên đường đi được coi là một phần tất yếu của chuyến du lịch.

12. Con cái trong gia đình

Với người phương Đông, một đứa con ra đời được chào đón nồng nhiệt, cưng chiều... và những nỗi buồn, niềm vui của cả nhà xoay quanh đứa con. Sự quan tâm này đi kèm với bao bọc quá mức, đôi khi khiến đứa con thấy mất tự do, bị quản quá chặt. Người phương Tây thì khác, con cái cũng có vị trí ngang với các thành viên, nhận được sự yêu thương, có những quyền lợi và nhiệm vụ riêng. Những đứa trẻ phương Tây được dạy tính tự lập từ bé. Đủ 18 tuổi, họ không còn sống chung với bố mẹ.

13. Âm thanh trong nhà hàng

Người phương Đông thường coi những nơi quán xá nhà hàng như chốn riêng và thường cười nói vô tư ít để ý đến xung quanh. Âm thanh trong những nhà hàng thường náo nhiệt, ồn ào quá mức, cộng thêm tiếng nhạc xập xình. Những quán xá ở Tây hoặc dành cho người Tây, thực khách thưởng thức bữa tối trong tiếng trò chuyện thủ thỉ, đủ để người đối diện nghe thấy. Người phương Tây ngại nói to trong những không gian công cộng.

14. Cách thể hiện sự phẫn nộ

Người phương Tây không ngần ngại biểu lộ một cách thẳng thắn sự bực tức của mình nhưng với nhiều người phương Đông, trong lòng dù rất bất mãn nhưng miệng vẫn nở nụ cười.

15. Vẻ đẹp ngoại hình:

Làn da nâu rám nắng là biểu tượng vẻ đẹp khỏe khoắn với phương Tây, trong khi với người châu Á, làn da trắng được coi là chuẩn mực của vẻ đẹp.

16. Mối quan hệ xã hội

Những mối quan hệ ở phương Tây thường đơn giản, dễ hiểu và không rối rắm như trong xã hội phương Đông.

Dưới đây là những món ăn kinh dị Châu Á không chỉ người phương Tây mà dân bản địa cũng chẳng dám ăn.

Bằng cách thể hiện rất đơn giản nhưng những bức ảnh trên đây cho phép chúng ta nhìn ra ngay sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, thật thú vị và sống động đúng không nào!

Theo Bored Panda

Video liên quan

Chủ đề