Sự khác nhau giữa nhật bản và việt nam

Cập nhật: 2/2/2016   

Nhật Bản và Việt Nam đều chung không gian văn hóa Đông Bắc Á, đều có hàng ngàn năm coi Trung Hoa như trung tâm văn minh thế giới. Nhưng những quan niệm trong cuộc sống, công việc ở hai nước lại rất khác nhau. Sẽ nhiều bạn phải ngạc nhiên về những sự khác biệt mà Pitsco chia sẻ sau đây.

Quan niệm về sự thành công và tài năng

Ở Việt Nam, quan niệm về thành công khá hạn hẹp. Với người Việt, thành công gắn liền với sự giàu có. Quan niệm về tài năng, hay sự giỏi giang cũng hạn hẹp. Ví dụ như đứa trẻ được đánh giá cao khi giỏi toán, văn, ngoại ngữ. Nhưng đứa trẻ giỏi môn thể dục hay giáo dục công dân thì ít khi được coi là tài năng.

Ở Nhật, khuôn mẫu của thành công không hẳn chỉ là sự giàu có. Xã hội luôn tôn vinh, ngưỡng mộ những con người cần cù chăm chỉ hoạt động trong một lĩnh vực bất kỳ, cống hiến một cái gì đó cho cộng đồng. Vì thế ở Nhật, một tỉ phú được ngưỡng mộ vì thường xuyên làm từ thiện. Một nghệ nhân miệt mài chế tác những món ăn ngon, một vận động viên thể thao luôn muốn vượt qua chính mình, một y tá tận tuỵ được ghi nhận trong nghề cũng là những tấm gương của sự thành công. Trẻ em Nhật ở trường được khen ngợi và đánh giá khi có khả năng về vận động, ngoại khoá, hoạt động câu lạc bộ… chứ không phải chỉ riêng về học hành.

Khác nhau về cách dạy con

Ở Nhật, con cái thường sống riêng ngay sau khi vào đại học và thường chỉ gặp bố mẹ vào những dịp lễ tết đặc biệt. Nếu thanh niên vừa vào đại học chưa có tiền thuê nhà riêng hay nộp học phí thì họ vẫn nhận chu cấp từ bố mẹ cho khoản học phí. Tuy nhiên, họ sẽ tự làm thêm để trang trải cho tiền nhà và tiền sinh hoạt. Những gì bố mẹ trả giúp sẽ là khoản nợ mà sau khi đi làm họ sẽ gửi lại bố mẹ. Vì thế, việc con cái lập gia đình hay độc thân, có sinh con hay không là chuyện mà các bậc phụ huynh ít quan tâm hơn ở Việt Nam. Họ tôn trọng cuộc sống, suy nghĩ của con và cũng tự hưởng thụ cuộc sống của mình. Người Nhật sau khi về hưu vẫn thường tụ tập bạn bè, đi du lịch, học ngoại ngữ… chứ không giúp con cái trông con, giữ nhà như ở Việt Nam. Điều này khiến các bà mẹ trẻ đành phải nghỉ việc ở nhà nuôi con mình chứ ít nhờ được người thân chăm sóc như ở Việt Nam.

Quan niệm về bình đẳng nam nữ

Nhật Bản là xã hội trọng nam khinh nữ. Phụ nữ rất ít người đi làm và dù đi làm cũng rất khó được thăng chức như nam giới. Dù những năm gần đây phụ nữ Nhật bắt đầu đi làm nhiều hơn trước, nhưng tỉ lệ này cũng chỉ dừng lại ở mức 50% lực lượng lao động nữ. Trung bình chỉ 10% phụ nữ làm quản lí ở Nhật, thấp hơn các nước phát triển khác và chắc chắn thấp hơn Việt Nam. Nhiều phụ nữ Nhật học cao, vào công ty tốt với mục đích lấy được những anh chồng tài giỏi, địa vị cao và sau khi kết hôn thì nghỉ làm. Đây là một sự lãng phí nguồn lực lao động. Thủ tướng Đức khi sang Nhật có nói, bà tin tưởng vào sự phát triển của Nhật nếu nguồn lao động nữ được tận dụng đúng mức.

Sự “Nổi bật” ở Nhật Bản và Việt Nam

Ở Nhật, việc nổi bật không phải lúc nào cũng tốt. Từ mẫu giáo đến hết cấp 3 học sinh Nhật mặc đồng phục trăm người như một để tránh nổi bật và học sinh không mất thời gian chú ý đến ngoại hình. Khi đi xin việc, mọi người cũng mặc cùng 1 kiểu vest đen, đi cùng một kiểu giầy, chải cùng 1 kiểu tóc để tránh thu hút sự chú ý của người phỏng vấn bằng ngoại hình. Công ty Nhật đề cao khả năng chia sẻ kiến thức, giúp đỡ người khác cùng phát triển, chứ không đề cao một tài năng sáng chói lẻ tẻ. Vì thế có so sánh nói: “Văn hoá công ty Nhật là đầu tư nuôi 100 người tài như nhau, còn văn hoá công ty Hàn quốc là dồn tất cả nuôi 1 nhân tài xuất chúng và 100 người bình thường”.

Ở Việt Nam, nếu không nổi bật chúng ta khó làm được gì cả. Trong một công ty, bạn giỏi thì bạn phải giữ cái giỏi đấy cho riêng mình để có cơ hội thăng tiến. Nếu bạn chia sẻ kiến thức hay kinh nghiệm cho người khác thì họ sẽ giỏi hơn bạn và vị thế của bạn bị đe doạ. Chính vì vậy, các công ty Nhật Bản tại Việt Nam rất khó khăn trong việc gắn kết mọi người làm việc cùng nhau, chia sẻ công việc cùng nhau. 

Sau khoảng 6 năm sinh sống và làm việc ở Nhật, em có một số so sánh nhỏ về sự khác nhau giữa cách làm việc của người Nhật và người Việt. So sánh này có mang tính chủ quan của bản thân và tham khảo một số bài viết khác.

Đầu tiên, em thấy sự khác nhau đó là người Nhật khi làm việc, hay bất kỳ làm chuyện gì trong cuộc sống cũng thường rất hay lập kế hoạch cụ thể và luôn tuân thủ theo kế hoạch đó để tiến hành công việc.

Ví dụ, ngay cả việc đi chơi, họ cũng lên plan cụ thể: từ mấy giờ đến mấy giờ, đi đâu, làm gì...Việc lên kế hoạch chi tiết là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp cho chúng ta quản lý mọi việc một cách dễ dàng những cũng có nhược điểm là, khi có thay đổi gấp, hay thay đổi trong khoảng thời gian không có thời hạn thì họ thườnglúng túng và khó quyết định.

Trong khi đó, nếu so sánh sẽ thấy người Việt Nam khá nhanh nhạy trong việc thích ứng nếu có sự thay đổi. Có nhiều thay đổi liên tục như kiểu người Nhật sẽ nghĩ :"Tại sao bây giờ mới nói?", thì điều này với người Việt lại có thể đối ứng một cách dễ dàng.

Thay vào đó, người Việt lại luôn có xu hướng bắt đầu công việc ở mức sát deadline. Ví dụ như cho cùng một công việc, cùng kỳ hạn trong vòng hai tuần phải hoàn thành, thì người Nhật sẽ làm xong công việc đó trong vòng một tuần đầu tiên, tuần tiếp theo là dành cho việc chỉnh sửa và hoàn thiện.

Còn người Việt sẽ không hoàn thành công việc đó trong tuần đầu mà cố gắng hết sức ở tuần cuối. Kể cả khi có vấn đề phát sinh, họ sẵn sàng thức đêm để hoàn thành công việc.

Tiếp theo, trong mối quan hệ đồng nghiệp, xã giao. Người Nhật có xu hướng tránh làm mất lòng người khác, người Nhật hiếm khi nói “không” với người không thân thiết. Thay vào đó, họ thường nói vòng vo và mong muốn nhận được sự thấu hiểu của đối phương khi giao tiếp. Họ không bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình rõ ràng mà luôn giữ cảm xúc đó ở một giới hạn rất mơ hồ. Do vậy không phải dễ dàng để biết được liệu đối phương đang nghĩ gì, cảm nhận như thể nào.

Ví dụ, khi được rủ đi xem phim mà không thể đi, họ thường thể hiện ý muốn đi nhưng sau đó sẽ đưa ra những lí do khách quan, thậm chí không đưa ra một lý do cụ thể nào hết bằng cách nói lấp lửng .

Còn ở Việt Nam, đa số người ta sẽ nói ra vấn đề của mình rằng có việc bận, hoặc thậm chí nói thẳng là không muốn đi vì một lí do nào đó. Đối với tư duy người Việt, nói thẳng ra vấn đề chính là cách minh chứng cho sự thành thật của mình đối với đối phương.

Tiếp theo, là vấn đề của xã hội Nhật, khi mà người phụ nữ rất ít đi làm và dù đi làm cũng rất khó lên được địa vị chức vụ cao như nam giới. Dù những năm gần đây phụ nữ Nhật bắt đầu đi làm nhiều hơn trước, nhưng tỉ lệ này hiện nay cũng rất ít. Trung bình chỉ 10% phụ nữ làm quản lí ở Nhật, thấp hơn các nước phát triển khác và chắc chắn thấp hơn Việt Nam. Nhiều phụ nữ Nhật học cao, vào công ty tốt với mục đích lấy được những anh chồng học cao, làm ở công ty tốt, sau khi kết hôn thì nghỉ làm. Đây là một sự lãng phí nguồn lực lao động. Cùng với việc hô hào thu hút lao động chất lượng cao nước ngoài vào Nhật để bù đắp cho sự giảm dân số lao động, Nhật nên tạo điều kiện hơn nữa cho những phụ nữ đi làm như nam giới.

Và một điều dễ nhận thấy là người Nhật rất đúng giờ – đó là nhận định mà hầu hết người nước ngoài đưa ra khi tiếp xúc với người Nhật, với văn hoá Nhật. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi đối chiếu lịch trình giờ tàu chạy với điểm thời gian thực tế mà tàu đến ga, hoặc khi sắp xếp một cuộc hẹn với người Nhật và luôn thấy họ đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút. Thói quen đó ăn sâu vào mỗi cá nhân và dần trở thành một quy tắc ngầm, một ý thức cơ bản. Người Nhật luôn tránh làm phiền người khác. Do vậy tới trễ hẹn được coi là hành vi thiếu lịch sự, làm tổn hại tới người khác. Việc đúng giờ là điều nên làm trong mọi tình huống. Vì thế mà ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tượng nhân viên công ty chạy vội cho kịp giờ làm, cảnh bước chân vội vã trên khắp các đường phố.

Trong khi đó, ý thức tuân thủ nguyên tắc về thời gian ở Việt Nam dường như chưa được đề cao đúng mức. Việc trễ hẹn năm bảy phút là chuyện thường tình. Và cũng chẳng mấy ai phàn nàn về điều đó bởi nó đã ăn sâu vào nếp sống. Và sự cố gắng để thay đổi một hành vi mà cả xã hội chấp nhận dường như không mấy được lưu tâm.

“Điều Nhật khác Việt Nam” tiếp theo này rất đặc biệt. Đó là ở Nhật, việc nổi bật không phải lúc nào cũng tốt.Từ mẫu giáo đến hết cấp 3 học sinh có đồng phục- trăm người như một để tránh nổi bật và học sinh không mất thời gian chú ý đến ngoại hình, khi đi xin việc mọi người cũng mặc cùng 1 kiểu vest đen, đi cùng một kiểu giầy, chải cùng 1 kiểu tóc để tránh thu hút sự chú ý của người phỏng vấn bằng ngoại hình. Để sống hoà hợp ở Nhật khả năng cần thiết là phải biết “đọc không khí” – khả năng hoà nhập và đôi khi là phải cố hùa theo xung quanh mệt mỏi. Công ty Nhật đề cao khả năng chia sẻ kiến thức, giúp đỡ người khác cùng phát triển, chứ không đề cao một tài năng sáng chói lẻ tẻ.

Còn ở Việt Nam, nếu không nổi bật chúng ta khó làm được gì cả. Tư tưởng cá nhân của người Việt cũng mạnh mẽ và chi phối nhiều hoạt động. Bạn giỏi thì bạn phải giữ cái giỏi đấy cho mình, nếu bạn chia sẻ kiến thức hay cho người khác rất có thể họ sẽ giỏi hơn bạn và vị thế của bạn bị đe doạ. Đây là sự thực mà các công ty Nhật ở Việt Nam rất khó thay đổi khi họ muốn các nhân viên của mình truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức cho nhau để cùng có 1 tập thể lớn mạnh.

Tạm kết lại, vậy phong cách làm việc ở đâu tốt hơn? Điều này thật khó nhận xét. Chỉ biết rằng, văn hóa, thói quen ở mỗi dân tộc, đất nước là khác nhau nên sẽ có những suy nghĩ khác nhau. Cái chúng ta cần là học hỏi những điều tốt của nhau, tránh những điều chưa tốt, để xã hội luôn luôn phát triển.

Video liên quan

Chủ đề