Sử khác nhau cơ bản trong chính sách hướng nội so với hướng ngoại của các nước sáng lập ASEAN là

QĐND - Duy trì định hướng đối ngoại mở là một trong những mục tiêu của ASEAN ngay từ thời kỳ đầu thành lập. Định hướng đối ngoại mở được ghi nhận trong các văn kiện cơ bản của ASEAN.

Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 quy định “Hiệp hội mở cho tất cả các nước ở khu vực Đông Nam Á tham gia” và “duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ và có lợi với các tổ chức quốc tế có cùng mục tiêu và tìm mọi cách để tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này”.

Tuyên bố Hòa hợp Ba-li I, phần Hợp tác về thương mại nhấn mạnh: “Các nước thành viên phải tăng cường nỗ lực chung để nguồn nhiên liệu thô và thành phẩm của mình tiếp cận được các thị trường bên ngoài ASEAN thông qua tìm kiếm các biện pháp nhằm xóa bỏ mọi hàng rào thuế quan ở các thị trường này…và đưa ra các biện pháp và hành động chung trong quan hệ với các tổ chức khu vực và các cường quốc kinh tế”.

Nghị định thư năm 1987 sửa đổi Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác cũng quy định Hiệp ước mở cho nước khác ở Đông Nam Á và các nước ngoài Đông Nam Á tham gia.

Trong khi đó, Hiến chương ASEAN ghi nhận mục tiêu “duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN với tư cách là động lực thúc đẩy chủ yếu trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một kiến trúc khu vực mở và minh bạch”. Theo đó Hiến chương quy định “ASEAN phải phát triển quan hệ thân thiện và đối thoại vì lợi ích chung, tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác với các nước, các thể chế và các tổ chức tiểu khu vực, khu vực và quốc tế”.

Ngoài ra, Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 42 (tháng 7-2009) “tái khẳng định các cam kết bảo đảm ASEAN tiếp tục là một cộng đồng hướng ngoại thông qua tăng cường can dự và hợp tác với các đối tác bên ngoài”.

ASEAN cần hướng ngoại trong quá trình phát triển vì các tác nhân bên ngoài có ảnh hưởng quyết định tới an ninh và phát triển của ASEAN. Về kinh tế, thị trường xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, kỹ thuật và công nghệ, tri thức phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN đều chủ yếu có nguồn gốc từ bên ngoài ASEAN. Về chính trị-an ninh, các nước ASEAN đều có quan hệ truyền thống và chịu ảnh hưởng của nhiều nước lớn bên ngoài khu vực, một số đối tác có vai trò và ảnh hưởng quyết định đối với an ninh khu vực. Mong muốn chung của ASEAN là tiếp tục duy trì các mối quan hệ truyền thống đó một các cân bằng, qua đó duy trì hòa bình, ổn định chung phục vụ mục tiêu tăng cường, phát triển và duy trì ổn định chính trị trong khu vực. Để đạt mục tiêu đó, ASEAN cần chủ động và tích cực thúc đẩy quan hệ với các đối tác bên ngoài khu vực, đó là lý do tại sao ASEAN cần “hướng ngoại”.

ANH VŨ

84 điểm

Phương Lan

So với chiến lược kinh tế hướng nội, chiến lược kinh tế hướng ngoại của các nước tham gia sáng lập ASEAN có gì khác? A. Phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay hàng nhập khẩu. B. Chú trọng sản xuất hàng nội địa và xuất khẩu. C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa

D. Lấy xuất khẩu làm chủ đạo, mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư.

Tổng hợp câu trả lời (1)

Đáp án D Xét hai chiến lược kinh tế: chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại thấy rằng: - Chiến lược kinh tế hướng nội: công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. - Chiến lược kinh tế hướng ngoại: công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (tiến hành mở của nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương).

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam? A. Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc B. Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam. C. Xu hướng toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước D. Xu hướng toàn cầu hóa là không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
  • Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7-1935) đã có những chủ trương gì? A. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước B. Thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước C. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản. D. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước đế quốc
  • Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để A. trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. B. trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
  • Lí do nào sau đây không dẫn đến việc nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại? A. Lệ thuộc quá lớn vào bên ngoài. B. Thiếu vốn, nguyên liệu công nghệ. C. Tệ tham nhũng, quan liêu phát triển. D. Chi phí cao dẫn tới tình trang thua lỗ.
  • Chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm các nước ASEAN với nội dung chủ yếu là A. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất B. Khuyến khích sử dụng hàng nội thay cho hàng ngoại C. Chú trọng đầu tư trong nước hơn là đầu tư ở nước ngoài D. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất, xoá bỏ ngheo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ
  • Để bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, ngày 6-1-1946, chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tổ chức A. Cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. B. Thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến. C. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. D. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp
  • Cho dữ liệu: Bộ máy của tổ chức Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính, trong đó (1) ....là cơ quan giữ vai trò trọng yếu để duy trì hòa bình và an ninh thế giới, (2)....là cơ quan hành chính, đứng đầu là (3)........ với nhiệm kỉ 5 năm. Trụ sở Liên hợp quốc đặt tại (4)....... Chọn các dữ liệu có sẵn để điền vào chỗ trống A. (1)Hội đồng bảo an, (2) Ban thư kí, (3) Tổng thư kí , (4)Vecxai (Pháp). B. (1)Hội đồng quản thác, (2) Ban thư kí, (3) Tổng thư kí, (4) Niu Oóc (Mĩ), C. (1 Hội đồng bảo an, (2) Ban thư kí, (3) Tổng thư kí, (4) Niu Oóc (Mĩ). D. (1) Đại hội đồng, (2) Ban thư kí, (3) Tổng thư kí, (4) Niu Oóc (Mĩ).
  • Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba? A. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-Ca-đa (26-7-1953). B. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất Cu-ba (1956). C. Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958). D. Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1-1-1959).
  • Vạn Tường là vùng đất thuộc tỉnh A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Phú Yên. D. Bình Định.
  • Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi A. Nguyễn Ái Quốc thực sự trở thành chiến sĩ cộng sản. B. Bản yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vecxai chấp nhận. C. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin. D. Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ đề