Sự khác nhau căn bản giữa phép biện chứng của Mác và phép biện chứng của Hêghen

Tư tưởng biện chứng của Hegel và sự kế thừa của triết học Marx

Kiều Anh Vũ
08:20 CH @ Thứ Tư - 21 Tháng Hai, 2018

Nghiên cứu lịch sử triết học trước Marx, chúng ta biết rằng triết học cổ điển Đức (từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX) là một trong những nền triết học phát triển cao, ảnh hưởng lớn tới triết học hiện đại, đặc biệt là triết học Marx. Và nói đến triết học cổ điển Đức, không thể không nói đến Hegel, nhà triết học lỗi lạc được xem đại diện tiêu biểu, xuất sắc nhất của triết học cổ điển Đức.

Engels đã nhận xét Hegel như sau: “Ông không chỉ là một thiên tài sáng tạo mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên trong mọi lĩnh vực ông xuất hiện như một người vạch thời đại”[i]. Còn Frederik C. Beiser[ii] thì cho rằng: “Dù yêu hay ghét Hegel, thật khó mà không biết đến ông, bởi tầm quan trọng lịch sử khổng lồ của đại triết gia này. Hầu hết mọi hình thức của triết học hiện đại đều chịu ảnh hưởng của ông hoặc là phản ứng chống lại ông. Điều đó không chỉ đúng cho chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa hiện sinh, mà cả cho Lý luận-phê phán, thông diễn học và triết học phân tích. Hegel vẫn đang là đường phân thủy của triết học hiện đại… Triết gia hiện đại muốn biết gốc rễ của mình, sớm hay muộn cũng phải trở lại với Hegel”. Điều đó cho thấy tầm quan trọng, sự ảnh hưởng và sức hút lớn của triết học Hegel.

Triết học Hegel là một hệ thống đồ sộ, bao gồm nhiều lĩnh vực nhưng thành tựu to lớn nhất của triết học Hegel chính là phép biện chứng. Phép biện chứng của Hegel được trình bày chủ yếu trong ba tập Bách khoa thư các khoa học triết học, trong đó Bách khoa thư các khoa học triết học I – Khoa học Logic trình bày học thuyết về tồn tại, Bách khoa thư các khoa học triết học II – Khoa học Logic trình bày học thuyết về bản chất và Bách khoa thư các khoa học triết học III – Khoa học Logic trình bày học thuyết về khái niệm. Tư tưởng biện chứng của Hegel đã có ảnh hưởng sâu sắc đến triết học Marx, trở thành một trong những tiền đề lý luận chủ yếu để hình thành nên triết học Marx.

Bắt nguồn từ sức hút của một triết gia lớn như Hegel và sự ảnh hưởng sâu sắc của phép biện chứng trong triết học Hegel đối với triết học Marx, tác giả cho rằng cần thiết phải nghiên cứu: “Tư tưởng biện chứng trong học thuyết về tồn tại của Hegel và sự kế thừa của triết học Marx”.

CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC HEGEL

Bất kỳ quan điểm, học thuyết của nhà tư tưởng, triết gia nào cũng đều chịu ảnh hưởng nhất định của bối cảnh lịch sử trong thời đại của họ. Do đó, để hiểu rõ hơn tư tưởng của họ, cần tìm hiểu, nghiên cứu bối cảnh lịch sử hình thành nên tư tưởng đó. Đối với Hegel, triết học của ông được hình thành và chịu ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử nước Đức trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – giữa thế kỷ XIX.

Bên cạnh đó, bối cảnh gia đình và tiểu sử cá nhân cũng là một trong những nét đặc thù gắn với mỗi nhà tư tưởng, triết gia. Do đó, chương này cũng đề cập sơ lược về gia đình và tiểu sử của Hegel.

1.1. Bối cảnh lịch sử nước Đức cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX

Đây là đặc điểm thời đại hình thành và chi phối nền triết học cổ điển Đức nói chung và triết học Hegel nói riêng.

Nước Đức thời kỳ này vẫn là một quốc gia phong kiến cát cứ điển hình với chế độ chuyên chế nhà nước Phổ. Đây là thời kỳ nhà nước Phổ có sự suy yếu, lạc hậu về kinh tế và chính trị.

Nước Đức nửa đầu thế kỷ XIX chứng kiến cuộc đấu tranh dai dẳng giữa những người theo chủ nghĩa tự do muốn một có liên bang Đức thống nhất dưới một Hiến pháp dân chủ, và những người theo chủ nghĩa bảo thủ, muốn duy trì nước Đức như là một tập hợp chắp vá bởi các tiểu quốc quân chủ độc lập, với Phổ và Áo tranh giành ảnh hưởng. Triều đình vua Phổ Friedrich Wilhelm vẫn tăng cường quyền lực duy trì chế độ quân chủ, cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Trong khi đó, ở Tây Âu diễn ra các cuộc cách mạng tư sản làm rung chuyển cả Châu Âu, đặc biệt là cách mạng tư sản Pháp năm 1789; nước Anh khởi đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp. Chủ nghĩa tư bản đã hình thành ở nhiều nước ở Tây Âu, đem lại một nền sản xuất phát triển, mở đầu nền văn minh công nghiệp, khẳng định tính chất ưu việt của chủ nghĩa tư bản so với chế độ phong kiến.

Sự lạc hậu của nước Đức, sự phát triển của các nước Tây Âu về kinh tế – xã hội, sự phát triển của khoa học đã thức tỉnh tính phản kháng của giai cấp tư sản Đức cũng như những bộ phận tiến bộ khác của xã hội và đòi hỏi phải có cách nhìn mới về tự nhiên, xã hội và con người. Giai cấp tư sản Đức muốn làm cách mạng tư sản như các nước Tây Âu, muốn xây dựng nền triết học theo yêu cầu mới, song do mới ra đời và nằm rải rác ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau nên họ còn yếu kém về số lượng, kinh tế và chính trị nên không thể tiến hành cách mạng tư sản trong thực tiễn, mà chỉ tiến hành cách mạng về phương diện tư tưởng. Họ vừa muốn làm cách mạng, lại vừa muốn thoả hiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc Phổ đang thống trị thời đó nên họ giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những vấn đề phát triển của đất nước. Chính điều đó quy định nét đặc thù của triết học cổ điển Đức nói chung và triết học của Hegel nói riêng: nội dung cách mạng dưới một hình thức duy tâm, bảo thủ; đề cao vai trò tích cực của tư duy con người, coi con người là một thực thể hoạt động, là nền tảng, là điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học[1].

1.2. Bối cảnh gia đình và tiểu sử của Hegel[2]

Georg Wilhelm Friedrich Hegel sinh ngày 27/8/1770 tại Stuttgart, thuộc lãnh địa Württemberg, miền tây nam nước Đức.

Ông sinh ra trong một gia đình công chức và theo đạo Tin lành. Cha ông, Georg Ludwig, là công chức của quận công Württemberg – Carl Eugen. Mẹ ông, Maria Magdalena Louisa, là con gái của một luật sư Tòa tối cao ở Württemberg. Hegel có một em gái tên Christiane Luise (1773-1832) và một em trai tên Georg Ludwig (1776-1812).

Mẹ của Hegel mất vào năm ông được 13 tuổi. Nhưng ngay từ nhỏ, ông đã sớm được mẹ mình dạy học tiếng Latin. Vào năm 03 tuổi, ông đi học tại trường Đức (“German School”) và 05 tuổi, học trường Latin (“Latin school”).

Năm 1776, ông theo học trung học tại trường Stuttgart.

Năm 1788, được cha khuyến khích trở thành giáo sĩ, Hegel theo học tại trường dòng Tin Lành thuộc Đại học Tübinger. Tại đây, ông kết bạn với nhà thơ Friedrich Hölderlin và Friedrich Wilhelm Joseph Schelling – một trong những triết gia nổi tiếng cùng thời với ông sau này. Cả ba đã có nhiều chia sẻ lẫn nhau và chịu ảnh hưởng tư tưởng của nhau.

Từ 1793, sau khi tốt nghiệp trường Tübinger, Hegel quyết định không trở thành mục sư mà đi dạy tư tại Bern (Thụy Điển).

Năm 1797, theo đề nghi của Hölderlin, ông dạy tư cho một gia đình thương gia rượu vang tại Frankurt. Tại đây, Hölderlin đã có những ảnh hưởng về tư tưởng đối với Hegel. Trong giai đoạn này, ông nhiều cứu và bài viết về tôn giáo.

Năm 1799, cha ông qua đời. Được thừa kế di sản từ người cha, ông từ bỏ việc dạy tư.

Năm 1801, với sự khuyến khích của người bạn cũ Schelling, bấy giờ đã là Giáo sư tại trường Đại học Jena, Hegel đến Jena và làm việc với tư cách một giảng viên, sau đó trở thành Giáo sư. Tại đây, ông đã hoàn thành quyển sách đầu tiên: “Sự khác biệt giữa hệ thống triết học của Scheeling và Fichte”. Hegel cũng tham gia giảng dạy chung với Schelling về triết học. Năm 1802, Hegel còn cùng với Scheeling sáng lập một tạp chí Triết học tên Kritische Journal der Philosophie (“Critical Journal of Philosophy”, tạm dịch: Tạp chí Triết học chính yếu). Tạp chí này tồn tại đến năm 1803 khi Schelling đến Würzburg.

Năm 1806, Pháp chiếm đóng thành phố Jena. Tháng 03/1807, Hegel đến Bamberg và làm Biên tập cho tờ báo Bamberger Zeitung.

Năm 1807, Hegel đã hoàn thành một trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông – Hiện tượng học về tinh thần (“Phenomenology of Spirit”).

Tháng 11/1808, Hegel làm Hiệu trưởng một trường dòng ở Nuremberg trong tám năm (đến 1816). Tại đây, ông đã đưa tác phẩm Hiện tượng học về tinh thần vào giảng dạy. Trong thời gian này, ông xuất bản tác phẩm chính yếu thứ hai của ông: Khoa học về Logic (Wissenschaft der Logik), bao gồm 3 tập, xuất bản vào các năm 1812, 1813, 1816.

Năm 1811, ông kết hôn với Marie Helena Susanna von Tucher (1791–1855) năm 1811 và có hai người con trai, Karl Friedrich Wilhelm (1813–1901) và Immanuel Thomas Christian (1814–1891). (Ngoài ra, ông còn có một con trai riêng với Christiana Burkhardt trong thời gian ông sống ở Jena, tên là Georg Ludwig Friedrich Fischer (1807–1831). Khi 10 tuổi, năm 1817, cũng về sống chung với gia đình Hegel ở Heidelberg)

Năm 1816, Hegel đến Đại học Heidelberg. Ngay sau đó, năm 1817, ông cho xuất bản Đại cương Bách khoa thư về khoa học triết học (The Encyclopedia of the Philosophical Sciences in Outline) dưới hình thức tóm lược triết học của ông để giảng dạy tại Heidelberg.

Năm 1818, Hegel đến dạy tại Đại học Berlin và đến đây làm Chủ tịch Triết học (bỏ trống từ sau khi Fichte qua đời năm 1814). Năm 1821, ông cho xuất bản tác phẩm Triết học pháp quyền (1821). Ông gắn bó ở đây đến cuối đời và tập trung giảng dạy về mỹ học, lịch sử triết học, triết học tôn giáo, triết học lịch sử.

Hegel bệnh mất vào ngày 14/11/1831. Ông được chôn cất ở nghĩa trang Dorotheenstadt, bên cạnh Fichte và Solger.

Sau khi Hegel qua đời, các ghi chú giảng bài của ông và các ghi chú bổ sung của sinh viên được xuất bản: Mỹ học (1835 – 1838), Những bài giảng về lịch sử triết học (1833 – 1836), Những bài giảng về triết học tôn giáo (1832), Những bài giảng về triết học lịch sử (1837).

Ngoài ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng Hy Lạp (Parmenides), Hegel còn đọc các tác phẩm của triết gia Hà Lan Baruch Spinoza, văn hào Pháp Jean Jacques Reussau và các triết gia Đức Immanuel Kant, Johan Gottlieb Fichte, Schelling. Dù ông thường xuyên bất đồng với những triết gia này nhưng ảnh hưởng của họ trong các tác phẩm của ông là rất rõ ràng.

Tổng kết chương 1: Qua chương này, chúng ta đã hiểu được bối cảnh xuất thân của Hegel và bối cảnh lịch sử nước Đức lúc bấy giờ. Với xuất thân từ một gia đình ngoan đạo, từng theo học trường dòng, tám năm làm hiệu trường trường dòng, Hegel ít nhiều chịu ảnh hưởng duy tâm từ sự thần bí của các quan niệm tôn giáo. Đồng thời, bối cảnh lịch sử – xã hội của đất nước cũng ảnh hưởng chung đến nền triết học cổ điển Đức, trong đó có Hegel, làm cho triết học thời kỳ này có nọi dung cách mạng dưới hình thức duy tâm, bảo thủ.

CHƯƠNG 2
TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG TRONG HỌC THUYẾT VỀ TỒN TẠI CỦA HEGEL VÀ SỰ KẾ THỪA CỦA TRIẾT HỌC MARX

2.1. Khái quát về biện chứng từ triết học cổ đại đến triết học cổ điển Đức

“Biện chứng” có gốc từ tiếng Hy Lạp là “dialektica” (với nghĩa là nghệ thuật đàm thoại, tranh luận). Theo nghĩa này, biện chứng là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và nghệ thuật bảo vệ những lập luận của mình. Trong triết học Marx, “biện chứng” được dùng đối lập với “siêu hình”, đó là lý luận đồng thời là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau và trong quá trình vận động, phát triển không ngừng.

Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại và từ đó đến nay, lịch sử phát triển của nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn với sự phát triển của khoa học và thực tiễn.

Thời cổ đại, phép biện chứng mang nặng tính mộc mạc, chất phác. Cả triết học Phương Đông và Phương Tây cổ đại đều chứa đựng tư tưởng về biện chứng. Trong triết học Phương Đông cổ đại, quan niệm về nhân duyên, vô ngã, vô thường của Đạo Phật chứa đựng những tư tưởng biện chứng khá sâu sắc. Trong thuyết Âm – Dương, Âm và Dương tồn tại trong mối liên hệ quy định lẫn nhau tạo ra sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi; giữa cái duy nhất và cái số nhiều, đa dạng, phong phú. Trong thuyết ngũ hành, năm yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ tồn tại trong mối liên hệ tương sinh, tương khắc với nhau. Các yếu tố đó tác động, chuyển hóa lẫn nhau, rằng buộc, quy định lẫn nhau, tạo ra sự biến đổi trong vạn vật. Lão Tử (khoảng thế kỷ VI. TCN) cho rằng vạn vật bị chi phối bởi hai quy luật phổ biến là quân bình và phản phục. Luật quân bình luôn giữ cho sự vận động của vạn vật được cân bằng theo một trật tự điều hòa trong tự nhiên, không có gì thái hóa, không có gì bất cập. Luật phản phục là khi sự vật phát triển đến cực điểm thì chuyển quay trở lại theo phương hướng cũ. Trong Đạo đức kinh, còn có những tư tưởng biện chứng trực quan như bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập vừa xung khắc với nhau, vừa nương tựa vào nhau, vừa bao hàm lẫn nhau,v.v.[1]

Triết học Hy Lạp cổ đại với các triết gia tiêu biểu như Heraclite, Socrate, Platon, Aristotle,… đều chứa đựng tư tưởng biện chứng. Heraclite cho rằng bản nguyên của thế giới là lửa và khẳng định bản tính của thế giới là “mọi thứ đều trôi qua”. Ông cho rằng “mọi cái biến đổi thành lửa và lửa thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng”, bản thân vũ trụ “mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng cháy bùng và tàn lụi”. Ông xây dựng “học thuyết về dòng chảy” với luận điểm kinh điển “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Đối lập với phép biện chứng khẳng định của Heraclite là phép biện chứng “phủ định” của trường phái Ele, với chủ trương vạn vật bất biến, không sinh thành, không diệt vong với hai đại biểu lớn là Parmenides và Denon. Vào thời cực thịnh của triết học Hy Lạp cổ đại, tu tưởng biện chứng được thể hiện trong tư tưởng của Socrate. Socrate được xem là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ biện chứng theo nghĩa là nghệ thuật tranh luận, hướng các bên cùng quan tâm đến vấn đề tranh luận với mục đích đạt được chân lý bằng con đường đối lập các ý kiến của họ qua hình thức hỏi – đáp. Tư tưởng này được phát triển hơn trong quan niệm biện chứng của Platon. Platon cho rằng biện chứng là nghệ thuật tìm ra các khái niệm đúng, là thao tác logic phân chia và gắn kết các khái niệm bằng công cụ hỏi- đáp để xác định các khái niệm đó. Aristotle có những nghiên cứu sâu sắc về logic và biện chứng. Ông đưa ra nhiều tư tưởng về phạm trù, quy luật và xây dựng các hình thức cơ bản của tư duy. Phép biện chứng của Aristotle ngoài sự thể hiện các quan niệm về các vật thể tự nhiên và sự vận động của chúng, còn thể hiện rõ trong sự giải thích về cái riêng và cái chung, ông đã cố gắng khảo sát cái chung trong sự thống nhất không tách rời cái riêng; theo ông, nhận thức cái chung trong cái đơn lẻ là thực chất của nhận thức cảm tính.

Nhìn chung, phép biện chứng cổ đại mang nặng tính tự phát, ngây thơ. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng phép biện chứng cổ đại đã coi thế giới là một chỉnh thể thống nhất; giữa các bộ phận của thế giới có mối liên hệ qua lại, thâm nhập, quy định, tác động lẫn nhau; thế giới không ngừng vận động, biến đổi. Những nội dug tư tưởng cơ bản của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại là cơ sở để phép biện chứng phát triển lên hình thức cao hơn, “triết học hiện đại chỉ tiếp tục cái công việc do Hêraclít và Arixtốt đã mở đầu mà thôi”[2].

Triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ (thế kỷ V – XV), với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất phong kiến, triết học và khoa học thời kỳ này là một bước lùi so với thiờ kỳ cổ đại. Thời kỳ này, triết học gắn liền với tôn giáo (Cơ đốc giáo) và chủ nghĩa kinh viện, tư tưởng về biện chứng không được phát triển.

Triết học Tây Âu thời Phục hưng (thế kỷ XV – XVI) và Cận đại (thế kỷ XVII – XVIII), gắn liền với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, triết học có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, triết học thời kỳ này (cận đại) gắn với phương thức tư duy siêu hình của khoa học tự nhiên, tư tưởng biện chứng không được phát triển.

Bước sang cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, với bối cảnh lịch sử đặc thù của nước Đức, với sự phát triển của triết học cổ điển Đức, tư tưởng biện chứng từ thời cổ đại mới được “sống lại” và phát triển trong một hình thái mới. Phép biện chứng được xem là thành tựu lớn nhất của triết học cổ điển Đức.

Kant được xem là người sáng lập phép biện chứng cổ điển Đức. Trong triết học Kant, tư tưởng biện chứng cơ bản là tư tưởng về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, theo đó, sự thống nhất và thâm nhập lẫn nhau giữa các mặt đối lập là động lực của sự vận động và phát triển. Động lực đó có trước vật chất và tách rời vật chất. Trong triết học Fichte, tư tưởng biện chứng cơ bản là tư tưởng về mâu thuẫn và nguồn gốc của sự phát triển. Mâu thuẫn và phát triển chỉ tồn tại trong ý thức, thể hiện trong sự vận động tiến bộ của tư duy trong quá trình nhận thức. Trong triết học Schelling, tư tưởng biện chứng cơ bản là tư tưởng về mối liên hệ phổ biến, sự thống nhất và sự phát triển, tư tưởng về sự thống nhất biện chứng của tự nhiên, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong tự nhiên[3].

Nhìn chung, phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức là phép biện chứng duy tâm, được hình thành từ Kant, phát triển qua các nhà triết học sau đó như Fichte, Schelling và phát triển đỉnh cao trong triết học của Hegel: “hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức quen thuộc của các nhà khoa học tự nhiên Đức, là triết học cổ điển Đức từ Cantơ đến Hêghen”.

2.2. Tư tưởng biện chứng của Hegel trong học thuyết về tồn tại

Tiếp thu tư tưởng biện chứng của triết học cổ đại, chịu ảnh hưởng tư tưởng của một số triết gia đương thời, đồng thời phê phán tư tưởng của họ và một số hệ thống triết học trước đó, Hegel đã xây dựng và phát triển phép biện chứng duy tâm lên đến đỉnh cao với hình thức và nội dung phong phú với mong muốn xây dựng “một phương pháp duy nhất đúng thật, một phương pháp hoàn toàn đồng nhất với nội dung của nó”[4].

Theo Hegel, biện chứng là sự tự thủ tiêu của chính những quy định hữu hạn và là sự chuyển hóa của chúng sang những cái đối lập của chúng. Hegel cho rằng:“Trong tính quy định riêng có của nó, phép biện chứng thực ra là bản tính riêng, đúng thật của những quy định của giác tính[5], của những sự vật và của cái hữu hạn nói chung. Sự phản tư[6] thoạt đầu là sự vượt ra khỏi tính quy định bị cô lập và là một sự đặt quan hệ của tính quy định này, qua đó nó được thiết định vào trong mối quan hệ [với những tính quy định khác] nhưng vẫn được bảo tồn trong giá trị hiệu lực bị cô lập của nó. Ngược lại, phép biện chứng là việc vượt ra khỏi [một cách] nội tại, trong đó tính phiến diện và tính bị hạn chế của những quy định của giác tính tự phô bày đúng như nó trong sự thật, nghĩa là, như là sự phủ định của chúng [của những quy định này]. Mọi cái hữu hạn là cái gì tự thủ tiêu chính mình. Vì thế, cái biện chứng tạo nên linh hồn vận động của sự tiến lên của Khoa học và là nguyên tắc chỉ qua đó sự nối kết [mạch lạc] nội tại và sự tất yếu mới đi vào trong nội dung của Khoa học, cũng như chỉ trong đó mới tìm thấy được việc nâng lên khỏi cái hữu hạn một cách đúng thật, chứ không phải [đơn thuần] ngoại tại”. “Lĩnh hội và nhìn nhận cái biện chứng một cách đúng đắn là điều quan trọng bậc nhất. Nói chung, nó là nguyên tắc của mọi vận động, mọi sự sống và mọi sự hoạt hóa(b) ở trong [thế giới] hiện thực. Cũng thế, cái biện chứng cũng là linh hồn của mọi nhận thức khoa học đích thực”. [7]

Về hình thức, phép biện chứng của Hegel bao quát cả ba lĩnh vực, bắt đầu từ các phạm trù logic thuần túy đến đến lĩnh vực tự nhiên và kết thúc bằng biện chứng của toàn bộ quá trình lịch sử. Về nội dung, Hegel chia phép biện chứng thành tồn tại, bản chất và khái niệm[8]. Trong phạm vi nghiên cứu của tiểu luận, tác giả tìm hiểu, trình bày về những tư tưởng biện chứng trong học thuyết về tồn tại của Hegel.

Học thuyết tồn tại của Hegel được trình bày trong tác phẩm Bách khoa thư các khoa học triết học I – Khoa học Logic, được Hegel cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1817, lần thứu hai vào năm 1827 và lần thứ ba vào năm 1830. Học thuyết về tồn tại của Hegel bàn về tư tưởng trong sự trực tiếp của nó. Tồn tại là cái vỏ bên ngoài, trực tiếp, nông nhất mà con người có thể cảm giác và được cụ thể hóa trong các phạm trù chất, lượng và hạn độ.

Theo Hegel, tồn tại là “cái bắt đầu”, là “cái trực tiếp đơn giản, vô quy định”, là “tư tưởng thuần túy”. Hegel cho rằng: “khi bắt đầu tư duy, ta không có gì ngoài tư tưởng trong tính thuần túy không được quy định của nó, bởi để quy định, cần có một cái này và một cái khác, nhưng trong sự bắt đầu, ta chưa có cái khác nào cả. Cái không được quy định mà ta có ở đây là cái trực tiếp, không phải là một tính không được quy định được trung giới, cũng không phải là việc vượt bỏ mọi tính quy định mà là sự trực tiếp của tính không được quy định, là tính không được quy định trước mọi tính quy định, là cái không có quy định vì như là cái đầu tiên nhất. Những đó là cái ta gọi là “tồn tại”[9]. Tồn tại là “cái không cảm giác được, không trực quan được, không hình dung được, mà là tư tưởng thuần túy và với tư cách ấy, nó tạo nên điểm bắt đầu”[10].

Hegel cũng cho rằng tồn tại thuần túy là sự trừu tượng thuần túy, và do đó, là cái phủ định tuyệt đối, là “hư vô”. Tồn tại chỉ là cái hoàn toàn không có quy định và hư vô cũng là cùng một tính không có quy định như thế. Hư vô và tồn tại thống nhất với nhau, sự thống nhất đó là “sự trở thành”. Khi đó, tồn tại và hư vô thống nhất với nhau, tồn tại và hư vô cũng như là tan biến đi do sự mâu thuẫn của nó, sự trở thành sụp đổ ở bên trong chính mình vào một sự thống nhất mới, trong đó cả hai đều bị vượt bỏ; kết quả là xuất hiện “tồn tại hiện có” (“tồn tại được quy định”, chứ không phải là “tồn tại thuần túy” ban đầu nữa). Tồn tại hiện có là sự thống nhất hay nhất thể của tồn tại và hư vô, trong đó tính trực tiếp của các quy định này và cùng với nó, sự mâu thuẫn của chúng, đã tiêu biến trong mối quan hệ của chúng.

Về chất, chất là tính quy định đồng nhất, trực tiếp với tồn tại: “Tồn tại hiện có là tồn tại với một tính quy định; tính quy định này như là tính quy định trực tiếp hay tính quy định tồn tại đơn thuần: đấy là Chất. Như là cái gì phản tư vào trong chính mình ở trong tính quy định này của nó, tồn tại hiện có là cái gì có đó hay là cái gì đó”[11].

Chất quy định cái gì đó là chính nó và nếu mất chất đi, cái đó không còn là chính nó nữa. Chất chứa đựng sự phủ định. Nhưng không còn là hư vô trừu tượng mà như là một tồn tại hiện có và cái gì đó, nó (sự phủ định) chỉ là hình thức của “cái gì đó”: như là tồn tại khác. Chất quy định cho cái này nhưng cũng là tồn tại cho cái khác – cái gì đó. Tồn tại của chất, xét như bản thân nó, đối lập lại với mối quan hệ với cái khác này, là tồn tại tự mình.

Hegel cho rằng trong tồn tại hiện có, sự phủ định vẫn còn đồng nhất một cách trực tiếp với tồn tại, và sự phủ định này là cái được ta gọi là ranh giới. Cái gì đó chỉ là nó ở trong ranh giới của nó và nhờ vào ranh giới của nó. Nếu xem xét kỹ hơn những gì mà một ranh giới bao hàm, ta sẽ thấy rằng nó chứa đựng một mâu thuẫn ở bên trong nó và tự chứng tỏ là có tính biện chứng. Ranh giới, một mặt, tạo nên thực tại của tồn tại hiện có, và mặt khác, nó là sự phủ định của tồn tại ấy. Nhưng, ranh giới, như là sự phủ định của cái gì đó, không phải là một hư vô trừu tượng nói chung, mà là một hư vô đang đơn thuần tồn tại hay là cái mà ta gọi là một “cái khác”. Song, cái khác cũng không phải là một cái mà ta chỉ tìm thấy như thể cái gì đó cũng có thể được suy tưởng mà không cần có nó, trái lại, cái gì đó, về mặt tự mình, là cái khác của chính mình, và ranh giới của cái gì đó trở nên khách quan với nó ở trong cái khác. Cái gì đó trở thành một cái khác – là một sự phủ định cụ thể, nhưng bản thân cái khác cũng là một cái gì đó (tức hữu hạn và khả biến), nên cái gì đó này cũng trở thành một cái khác, và cứ thế đến vô hạn.

Về lượng, nếu như chất là tính quy định nội tại thì ngược lại, lượng là tính quy định ngoại tại, dửng dưng đối với tồn tại, lượng không được thiết định như là một với bản thân tồn tại. Lượng được thiết định một cách cơ bản bằng tính quy định loại trừ mà nó vốn bao hàm, là đại lượng (Quantum) hay lượng bị giới hạn. Đại lượng là lượng với một tính quy định hay một ranh giới. Nhờ cái Một, tức nhờ cái được quy định một cách tuyệt đối giới hạn nó, đại lượng nào cũng có một tính quy định nào đó. Tính quy định bởi cái Một giúp xác định chính xác đại lượng là bao gồm bao nhiêu cái Một ở trong nó. Do đó, trong đại lượng, cái Một không chỉ là nguyên tắc của sự giới hạn mà còn là nguyên tắc của việc đếm, nên đại lượng có tính quy định hoàn tất trong con số: là con số, đại lượng được xác định hoàn toàn; ranh giới của nó không phải trừu tượng mà là những cái Một nhất định tạo nên con số.

Về “hạn độ”, đó là cấp độ thứ ba của tồn tại, là sự thống nhất của lượng và chất, là chân lý cụ thể của tồn tại. Hạn độ là đại lượng mang tính cách của chất và là một đại lượng mà một cái tồn tại hiện có hay một chất được gắn liền với nó. Có thể nói, hạn độ là một chất được lượng hóa, nghĩa là một chất được gán cho một lượng nhất định và là lượng của riêng nó. Ngược lại, cũng có thể nói, hạn độ là một đại lượng được chất hóa.

Như là sự thống nhất giữa chất và lượng, nên hạn độ là tồn tại đã hoàn tất. Khi ta nói về tồn tại, thoạt đầu nó tỏ ra là một cái gì hoàn toàn trừu tượng và thiếu mọi sự quy định; nhưng tồn tại, về cơ bản, là cái gì tự quy định chính mình, và nó đạt tới tính quy định hoàn tất ở trong hạn độ.

Trong chừng mực ở trong hạn độ, sự thống nhất của chất và lượng có mặt trong hạn độ thoạt đầu chỉ mới là tự mình (mặc nhiên) chứ chưa được thiết định. Về phương diện ấy, một mặt, những quy định về lượng của cái tồn tại hiện có có thể được thay đổi mà chất của nó không bị tác động, nhưng, mặt khác, sự tăng lên hay giảm đi dửng dưng này cũng có một ranh giới, mà việc vượt qua nó sẽ làm thay đổi chất. Nhưng bây giờ, khi lượng hiện diện trong hạn độ vượt khỏi một ranh giới nào đó, chất tương ứng qua đó cũng bị thủ tiêu. Tuy nhiên, cái bị phủ định theo cách ấy không phải là chất nói chung, mà chỉ là chất nhất định này, và vị trí của nó lập tức lại được một chất khác chiếm giữ. Cả hai sự chuyển sang nhau này, từ chất sang đại lượng và từ đại lượng lại sang chất, một lần nữa có thể được hình dung như là tiến trình vô hạn – như là sự tự thủ tiêu và khôi phục của hạn độ trong sự vô hạn độ. Từ hạn độ sẽ tiếp tục tiến lên lĩnh vực chính yếu thứ hai của Ý niệm, đó là tiến tới Bản chất.

Qua nghiên cứu nêu trên, chúng ta thấy rằng học thuyết về tồn tại của Hegel chưa đựng những tư tưởng biện chứng sâu sắc. Hegel đã xem xét tồn tại trong sự vận động không ngừng; sự vận động là sự tự thân vận động; sự thống nhất và chuyển hóa của các mặt đối lập; mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển; Hegel đã xem xét chất, lượng trong mối liên hệ, tác động lẫn nhau; vừa thống nhất, vừa phủ định,… Tuy nhiên, hạn chế trong phép biện chứng của Hegel đó là phép biện chứng của Hegel là biện chứng duy tâm, sự vận động, phát triển từ “tồn tại thuần túy” nào đó, từ “ý niệm tuyệt đối” chứ không phải từ vật chất.

2.3. Sự kế thừa triết học của Marx đối với tư tưởng biện chứng của Hegel trong học thuyết về tồn tại

Dù xuất phát từ lập trường thế giới quan duy tâm, nhưng triết học của Hegel, xét về phương pháp biện chứng, là có ý nghĩa cách mạng, thể hiện quá trình liên hệ, tác động, chuyển hóa và phát triển không ngừng của thế giới. Đó là sự phỏng đoán tài tình về “biện chứng của sự vật trong biện chứng của khái niệm” (Lenin). Engels khẳng định: “Nhưng ý nghĩa thật sự và tính chất cách mạng của triết học Hegel… chính là ở chỗ nó đã vĩnh viễn kết liễu tính tối hậu của những kết quả của tư tưởng và của hành động con người”[12], “nền triết học mới của Đức đã đạt tới đỉnh cao của nó trong hệ thống của Hê-ghen, trong đó lần đầu tiên và đây là công lao to lớn của ông – toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần được trình bày, như là một Quá trình, nghĩa là luôn luôn vận động, biến đổi, biến hóa và phát triển, và ông đã cố vạch ra mối liên hệ nội tại của sự vận động và phát triển ấy”[13].

Trên cơ sở phép biện chứng duy tâm của Hegel, các nhà triết học Marx đã tiếp thu cái “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng để hình thành nên phép biện chứng duy vật – phép biện chứng khoa học và cách mạng, “học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người” (Lenin). Các nhà triết học Marx cho rằng “ở Hegel, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó đằng sau lớp vỏ thần bí”.

Các nhà triết học Marx tìm thấy hạt nhân hợp lý trong phương pháp biện chứng của Hegel là sự tự vận động. Nội dung hợp lý sâu sắc trong quan điểm trên của Hegel là mối liên hệ tất yếu, là nguồn gốc nội tại của những sự khác nhau.

Đối với tư tưởng biện chứng trong học thuyết về tồn tại của Hegel được trình bày ở trên, ngoại trừ thay thế thế giới quan duy tâm trong triết học Hegel bằng thế giới quan duy vật, có thể thấy triết học Marx đã tiếp thu hầu như toàn bộ những nội dung biện chứng của Hegel và phát triển nó. Triết học Marx cũng coi sự vận động của thế giới là sự vận động, phát triển không ngừng. Nếu Hegel cho rằng thế giới bắt đầu từ ý niệm tuyệt đối, tồn tại thuần túy thì triết học Marx cho rằng thế giới bắt nguồn tự vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Nếu Hegel coi tồn tại là“cái không cảm giác được, không trực quan được, không hình dung được, mà là tư tưởng thuần túy và với tư cách ấy, nó tạo nên điểm bắt đầu”thì triết học Marx coi“vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác con người” (Lenin), nghĩa là vật chất đối lập hẳn với tồn tại.

Những tư tưởng biện chứng trong học thuyết về tồn tại của Hegel đã tạo tiền đề để triết học Marx xây dựng phép biện chứng duy vật thành một hệ thống bao gồm hai nguyên lý (nguyên lý mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển), ba quy luật cơ bản (quy luật về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật lượng – chất và quy luật phủ định của phủ định). (Trong học thuyết về tồn tại của Hegel, các cập phạm trù chưa được đề cập đến cụ thể nên không trình bày trong tiểu luận này).

Sự kế thừa của triết học Marx đối với phép biện chứng của Hegel là sự kế thừa “hạt nhân hợp lý” và phát triển nó trở nên hoàn bị hơn. Phép biện chứng của triết học Marx “không những khác phương pháp của Hegel về cơ bản mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa”. Sự đối lập đó là sự đối lập giữa xuất phát điểm trong hệ thống triết học, hai thế giới quan duy vật và duy tâm và đó cũng là sự khác nhau lớn nhất giữa phép biện chứng của triết học Marx và phép biện chứng của Hegel. Nhiều nhà triết học đã đánh giá nếu loại bỏ đi cái xuất phát điểm trong thế giới quan duy tâm của Hegel, người ta sẽ không phân biệt được đâu là triết học Marx, đâu là triết học Hegel.

Hegel là triết gia có ảnh hưởng tới vô số các nhân vật, bao gồm:

- những người hâm mộ ông (Bauer, Marx, Bradley, Sartre, Küng)
- những người nói xấu ông (Schelling, Kierkegaard, Schopenhauer, Nietzsche, Heidegger, Russell).

Triết gia Pháp Maurice Merleau-Ponty (1908-1961) đã viết rằng "Tất cả những ý tưởng triết học vĩ đại của thế kỷ vừa qua, triết học của Marx và Nietzsche, hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh của Đức, và phân tâm học, đều bắt đầu từ Hegel."

Các cuốn sách ông đã xuất bản khi còn sống:

1/ Tôn giáo nhân dân và Thiên chúa giáo (1792)
2/ Tính tích cực của Thiên Chúa giáo (1795)
3/ Cương lĩnh đầu tiên về hệ thống chủ nghĩa duy tâm Đức (1796)
4/ Tinh thần Thiên Chúa giáo và số phận của nó (1799)
5/ Sự khác biệt giữa các hệ thống triết học Fichte và Schelling (1801). Dịch sang tiếng Anh năm 1977
6/ Niềm tin và tri thức hay triết học phản tư dưới mọi hình thức của nó - triết học Kant, Jacobi và Fichte (1802)
7/ Hệ thống đạo đức (1803)
8/ Triết học hiện thực Iêna (1805)
9/ Logic học, siêu hình học và triết học tự nhiên (1804)
10/ Hiện tượng luận tinh thần (1807). Dịch sang tiếng Anh năm 1931
11/ Khoa học logic (1812). Dịch sang tiếng Anh 1929
12/ Bách khoa thư về các khoa học triết học (1817). Phần 1. Logic của Hegel, Phần 2. Triết học của Hegel về tự nhiên. Phần 3. Triết học của Hegel về tinh thần. Dịch sang tiếng Anh 1874, 1970, 1971
13/ Triết học pháp quyền (1821)
14/ Những bài giảng triết học ở trường trung học

(Theo Wikipedia)

_________________

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), 2006, Nxb. Lý luận chính trị, tr. 313.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), 2006, Nxb. Lý luận chính trị, tr. 315.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), 2006, Nxb. Lý luận chính trị, tr. 316.

[4] G.W.F.Hegel, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Bách khoa thư các khoa học triết học I- Khoa học Lôgíc, Nxb. Tri thức, 2008, tr. 2

[5] Có thể hiểu “giác tính” như là một trong những khái niệm thuộc lĩnh vực nhận thức luận nói về trình độ nhận thức, sự hiểu biết của con người trong quá trình đi từ cảm tính đến lý tính. Chẳng hạn Kant cho rằng: cho rằng: “Tất cả hiểu biết của chúng ta bắt đầu từ các cảm giác, từ đó đi đến giác tính và hoàn tất ở lí tính”. Khác với cảm tính là sự hiểu biết trực tiếp, trực quan thông qua các giác quan, giác tính là sự hiểu biết thu được từ hoạt động của tư duy trừu tượng, hình thành các khái niệm, suy lí, phán đoán, …, qua đó phát hiện ra nội dung ẩn dấu bên trong, bản chất của sự vật. (Theo: //daitudien.net/triet-hoc/triet-hoc-ve-giac-tinh.html)

[6] Phản tư có thể hiểu đơn giản là “tự phủ định”. Hàn lâm hơn, có thể hiểu “phản tư là sự trở về bản thân nó của tư duy, sự phản ánh, sự khảo sát hành vi nhận thức. Phản tư mang nội dung khác nhau trong các hệ thống triết học khác nhau.Theo J. Locke, nhận thức gồm hai mặt: 1) Những cảm giác do sự vật bên ngoài tác động vào giác quan của chúng ta. 2) Sự quan sát cách hoạt động của tâm linh chúng ta. Tri giác “hoạt động nội bộ của tâm linh chúng ta” được Locke gọi là phản tư, tức là một thứ nhận thức độc lập, tồn tại bên cạnh và không phụ thuộc vào kinh nghiệm cảm tính, đó là sự nhượng bộ trước chủ nghĩa duy tâm. Với G. W. Leibniz, phản tư là sự quan tâm đến cái đang diễn ra bên trong chúng ta. Với D. Hume, các ý niệm là sự phản tư đối với các ấn tượng thu được ở bên ngoài. Với F. Hegel, phản tư là sự nhận thức gián tiếp, sự phản ánh lẫn nhau cái này trong cái kia, chẳng hạn như trong học thuyết về bản chất, mối quan hệ tương hỗ của cả cặp phạm trù sóng đôi (bản chất và hiện tượng) đã được ghi lại, chốt lại; mỗi phạm trù trong cặp đều được phản tư, phản ánh, lộ rõ trong phạm trù kia. (Theo//daitudien.net/triet-hoc/triet-hoc-ve-phan-tu.html)

[7] G.W.F.Hegel, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Bách khoa thư các khoa học triết học I- Khoa học Lôgíc, Nxb. Tri thức, 2008, tr. 178.

[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), 2006, Nxb. Lý luận chính trị, tr. 316 – 317.

[9] G.W.F.Hegel, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Bách khoa thư các khoa học triết học I- Khoa học Lôgíc, Nxb. Tri thức, 2008, tr. 203.

[10] G.W.F.Hegel, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Bách khoa thư các khoa học triết học I- Khoa học Lôgíc, Nxb. Tri thức, 2008, tr. 203.

[11] G.W.F.Hegel, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Bách khoa thư các khoa học triết học I- Khoa học Lôgíc, Nxb. Tri thức, 2008, tr. 224..

[12] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), 2006, Nxb. Lý luận chính trị, tr. 219.

[13] Bùi Văn Khoa (chủ biên), Nguyễn Tấn Hồng, Triết học Mác – Lênin trích tác phẩm kinh điển, 2000, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, tr.128.

[i] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), 2006, Nxb. Lý luận chính trị, tr. 129 – 130.

[ii] Nội dung phần này được tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau trên internet và trích dịch từ Wikipedia tiếng Anh://en.wikipedia.org/wiki/Georg_Wilhelm_Friedrich_Hegel.

[1] C.Mác và Ph. Ăgghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 397, dẫn theo Hà Thiên Sơn, Lịch sử triết học, Nxb. Trẻ, 2004, tr. 265.

[2] Giáo sư triết học tại Đại học Syracuse, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về chủ nghĩa duy tâm của Đức, chủ biên The Cambridge Companion to Hegel (Theo //en.wikipedia.org/wiki/Frederick_C._Beiser).

Nguồn:Blog cá nhân
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:08:23 CH @ 21/02/2018
triết họcbiện chứngbiện chứng phápHegelMarx

Ý nghĩa của phép biện chứng Heghen

Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Trọng Chuẩn
10:20 CH @ Thứ Sáu - 20 Tháng Giêng, 2006
Triết học luôn luôn phải hướng tới tương lai bởi vì như C. Mác nói: Triết học không chỉ giải thích thế giới mà còn phải góp phần cải tạo thế giới. Đặc biệt, triết học mácxít khi thực hiện chức nàng thế giới quan và chức năng phương pháp luận của mình. không thể không hướng tới tương lai. Song, để hướng tới tương lai và phục vụ tốt cho tương lai thì triết học nói chung đồng thời cũng không ngừng hướng về quá khứ, lịch sử về cội nguồn của mình.
.
Điều này là hoàn toàn hợp quy luật vì rằng nhiều vấn đề tuổi học hiện đại đã được đặt ra ở các thời đại phát triển khác nhau xa xôi trước kia của triết học. Hơn bất cứ một khoa học nào khác triết học kể cả các khuynh hướng mới về nguyên tắc đều đòi hỏi phải dựa vào cội nguồn lịch sử kể từ khi mới hình thành và vào toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử của mình.
.
Nếu xem xét một cách cẩn thận và khoa học thì chúng ta thấy rằng các phạm trù cơ bản của triết học vẫn giữ được ý nghĩa của chúng suốt nhiều thế kỷ mặc dù nội dung của chúng có thể biến đổi và trở nên phong phú hơn rất nhiều. Các tác phẩm triết học lớn đã tồn tại đã vượt qua được sự thẩm định hết sức nghiêm khắc của các thời đại và cho đến hiện nay vẫn tiếp tục tỏ rõ vai trò của chúng trong đời sống trí tuệ của nhân loại.
.
Lịch sử đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng từ trước đến nay các học thuyết triết học có ảnh hưởng nhất vốn là kết quả của sự sáng tạo cá nhân của những nhà triết học kiệt xuất bằng cách này hay cách khác ở mức độ này hay mức độ khác đều được phục hồi ở các thời đại sau đó dù cho điều kiện lịch sử đã có những thay đổi rất lớn chẳng hạn đó là học thuyết Platôn, học thuyết Arixtốt học thuyết R.Đêcáctơ học thuyết I.Cantơ học thuyết G.Hêgen.v.v..
.
Trong nghiên cứu triết học cần hết sức chú ý một điều là không nên đi tìm hoặc quy ảnh hưởng của một học thuyết triết học nào đó chỉ ở hoặc về một nhóm các đồ đệ trực tiếp của nó nghĩa là vào một trường phái xác định nào đó. Và điều này cũng hoàn toàn đúng với học thuyết của Hêgen. Chúng ta không cần phải mất công sức chứng minh việc triết học Hêgen đã có ảnh hưởng vượt ra khỏi khuôn khổ của thuyết Hêgen ra sao tức là khuôn khổ của một trường phái đã thừa nhận các tiền đề xuất phát của hệ thống triết học Hêgen.
.
Xét một cách thật chặt chẽ thì học thuyết Hêgen (Hegel) hiện nay không phải là một trào lưu tư tưởng triết học đáng kể. Mặc dù vậy sự quan tâm tới triết học Hêgen đặc biệt là số lượng các công trình nghiên cứu về triết học không những không hề giảm bớt mà trái lại còn tăng lên liên tục. Hơn thế nữa có một điều khá đặc biệt là các nhà nghiên cứu về di sản triết học của Hêgen thường lại không phải là những người theo trường phái Hêgen. Một điều nổi bật khác ở đây là cả các nhà duy tâm lẫn các nhà duy vật, cả những người bảo vệ chủ nghĩa duy lý lẫn những người ủng hộ chủ nghĩa phi duy lý đều tích cực nghiên cứu triết học Hêgen. Trong số các nhà triết học duy tâm lý giải triết học Hêgen và cố gắng đồng hoá các tư tưởng của ông thì thậm chí chúng ta lại bắt gặp những người cố gắng bảo vệ các khuynh hướng triết học hết sức xa lạ với học thuyết Hêgen chẳng hạn chủ nghĩa hiện sinh. chủ nghĩa nhân cách triết học phân tích thần học biện chứng.v.v..
.
Vậy thì điều gì ở trong học thuyết Hêgen (Hegel) đã và đang có sức cuốn hút các nhà tư tưởng vốn theo đuổi những định hướng triết, học rất khác nhau đó đến như vậy?
So sánh cái nhìn của Hegel và Marx về thực tại
.
Theo chúng tôi đặt vấn đề này ra là cần thiết để nhận thức cho đúng những nét đặc thù của các trào lưu triết học khác nhau đồng thời cũng là để đánh giá chính xác hơn ý nghĩa của triết học Hêgen đối với sự phát triển của tư tưởng triết học nói chung một khi chúng ta tính đến kinh nghiệm lịch sử từ lúc xuất hiện triết học đó cho đến hôm nay.
.
Đương nhiên khi xem xét các quan điểm của những nhà triết học nổi tiếng của các thời đại trước đây tuyệt nhiên chúng ta không được tô vẽ không được hiện đại hoá các quan điểm đó của họ.
.
Đồng thời chúng ta cũng không được ca ngợi không được biện hộ một chiều các quan điểm đã lỗi thời hoặc bị hạn chế bởi những điều kiện lịch sử hoặc những thiên kiến đương thời. Muốn vậy phải biết phận biệt những gì là giá trị trong di sản triết học với những sự xuyên tạc hoặc lý giải tuỳ tiện về di sản đó. Một mặt, khi xem xét di sản của một nhà tư tưởng thì không bỏ qua những hạn chế lịch sử những khiếm khuyết và sai lầm của nhà tư tưởng đó: những mặt khác chúng ta cần rút ra và nhấn mạnh những gì trong di sản đó đã vượt qua được thử thách ngặt nghèo của thời gian đã trở thành một khâu hữu ích trong quá trình phát triển của tư tưởng triết học.
.
Làm tốt được điều trên đây đối với triết học Hêgen không phải là dễ dàng. Bởi vì triết học Hêgen không những quá đồ sộ quá bách khoa quá uyên bác về nhiều mặt mà còn chứa đựng trong mình nó không ít những mâu thuẫn những xu hướng khác nhau kể cả các xu hướng bài trừ nhau. Những cái đó một phần là nguyên cớ một phần cũng là căn cứ cho những cách lý giải hết sức khác nhau đối với học thuyết, Hêgen.
.
Cho dù có những ý kiến đánh giá khác nhau về triết học Hêgen song không thể phủ nhận được rằng cái có giá trị nhất và có sức sống mạnh mẽ nhất trong triết học của ông chính là phép biện chứng mà thực chất đó là học thuyết về sự phát triển toàn diện với tư cách là sự vận động tiến tới và sự chuyển hoá về chất, với tư cách là sự đi lên theo thang bậc lôgíc có tuần tự về tính chất mâu thuẫn của sự phát triển bao gồm sự tương tác giữa các mặt đối lập sự phủ định tồn tại hiện có và đồng thời là sự giữ lại cái tích cực từ quá khứ.
.
Hệ vấn đề phép biện chứng hiện nay trở nên đặc biệt cấp bách là do tính chất biện chứng trong sự phát triển của xã hội và của sự nhận thức khoa học hiện đại ngày càng bộc lộ rõ nét hơn. Những chuyển biến mang tính lịch sử toàn cầu và vô cùng đa dạng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong đời sống xã hội trên khắp hành tinh chúng ta hiện nay. Bên cạnh đó trong sự phát triển của mình khoa học tự nhiên hiện đại cũng đang vấp phải không ít các vấn đề biện chứng của chính sự phát triển. Giờ đây sự tiến hoá của giới tự nhiên đang được nghiên cứu ở mọi cấp độ cấu trúc. Quan điểm biện chứng về sự phát triển đã xâm nhập vào nhận thức khoa học tự nhiên cả ở mức độ vĩ mô lẫn mức độ vi mô. Nguyên tắc phát triển thực sự đã trở thành nguyên tắc phổ biến trong nghiên cứu khoa học.
.
Sự tiến bộ và những thành công tuyệt vời của sinh học mấy năm gần đây đánh dấu bước ngoặt mới của sự xâm nhập ngày càng sâu hơn vào các bí mật trong cấu trúc và trong sự phát triển của thế giới vật chất sống. Điều nổi bật nhất về mặt này chính là ở chỗ sinh học phân tử ngày càng quay trở lại mạnh hơn với tư tưởng về sự phát triển và sự tự phát triển.
.
Bí mật của sự tự phát triển của các cơ thể sống đang dần dần được mở ra qua những thành công của kỹ thuật di truyền của công nghệ sinh học. Cơ sở phân tử và dưới phân tử của sự phát triển cá thể và của sự tiến hoá nói chung vì vậy đang thù hút mạnh mẽ trí tuệ của nhiều nhà sinh học và nhiều phòng thí nghiệm lớn của thế giới. Hơn bao giờ hết.
.
Nguyên tắc phát triển đang trở thành nguyên tắc cơ bản của toàn bộ nhận thức sinh học hiệp đại. Vai trò to lớn của của tư tưởng phát triển đối với sự tiến bộ của khoa sinh thái học và của thực tiễn sinh thái ngày càng rõ nét hơn và hiển nhiên hơn. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã làm bộc lộ những mâu thuẫn của sự tiến bộ mà trong quá khứ thường được xem như là sự làm chủ của con người đối với các lực lượng tự phát của tự nhiên như là sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên. Tiếc rằng trên thực tế sự làm chủ đó sự thống trị đó không chỉ đem lại toàn những cái hay những điều tốt mà còn gây nên cả những tổn thất không nhỏ cho chính con người lẫn cho giới tự nhiên một khi con người không kiểm soát được nó. Đồng thời: việc áp dụng hợp lý các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhằm góp phần bảo vệ giới tự nhiên phát triển bản thân con người thúc đấy sự phát triển xã hội trên nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo chỉ có thể thực hiện được một khi đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng. Chính sự biến đổi sự cải tạo môi trường tự nhiên và xã hội một cách hợp lý và trên cơ sở nhân đạo là chiếc chìa khoá để giải quyết các vấn đề bức bách đang được đặt ra trước nhân loại.
.
Rõ ràng là việc vai trò của phép biện chứng tăng lên một cách đặc biệt không phụ thuộc vào bản thân triết học Hêgen. Tuy nhiên chính học thuyết của Hêgen là thứ triết học đã biến phép biện chứng thành trung tâm, thành hạt nhân đích thực của toàn bộ hệ vấn đề triết học. Phép biện chứng được Hêgen lý giải là phương pháp đúng đắn để nhận thức các vấn đề triết học. Phương pháp tư duy biện chứng được ông nghiên cứu một cách đầy đủ nhất và có căn cứ vững chắc là phương pháp chưa từng thấy trong lịch sử triết học trước Mác. Trong triết học Hêgen phép biện chứng biểu hiện ra là lý luận nhận thức và là hình thức cao nhất của lôgíc học của tư duy lôgíc. Đồng thời nó cũng chế định một thế giới quan đặc biệt cần đặt trên niềm tin vào tính tất yếu của sự tiến bộ với tư cách là kết, quả của sự phát triển hợp quy luật.
.
Do tính hạn chế của các điều kiện lịch sử và thiên hướng động hoà với trật tự xã hội phổ hiện tồn thời đó mà Hêgen đã có những kết luận mâu thuẫn và không nhất quán. Trái với các nguyên tắc xuất phát của mình. Hêgen đã đặt ra một giới hạn cho sự phát triển của nhân loại kể cả cho sự phát triển của triết học sau khi tuyên bố rằng học thuyết của mình là sự kết thúc tuyệt đối hoàn thiện của tư tưởng triết học.
.
Nhưng ngay cả những điều ấy cũng không làm mất đi ý nghĩa tiến bộ của các nguyên tắc biện chứng xuất phát của Hêgen. Phù hợp với chúng Hêgen quan niệm lịch sử toàn cầu là sự tiến bộ trong nhận thức về tự do. Cho dù bản chất của tự do có được hiểu khác nhau xong việc thừa nhận nó vẫn trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo và về sự công bằng xã hội. Đó chính là lý do tại sao sự quan tâm của nhiều nhà triết học hiện đại đến học thuyết Hêgen trở thành sự quan tâm có cơ sở sâu sắc và mang ý nghĩa thiết thực.
.
Nhân đây cần phải nhắc đến sự đánh giá của C. Mác đối với phép biện chứng của Hêgen vì chính C. Mác không những đã chỉ phê phán một cách sâu sắc phép biện chứng của Hêgen mà còn cải tạo phép biện chứng đó xây dựng nên phép biện chứng duy vật duy nhất và thực sự khoa học với mẫu mực tuyệt vời của nó là tác phẩm chủ yếu của ông - bộ "Tư bản". C.Mác viết: "Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêgen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêgen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy ở Hêgen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần thánh.
.
Triết học duy vật biện chứng chính là giải pháp cho nhiệm vụ nghiên cứu đã được C. Mác đặt ra đó C. Mác và Ph.Ăngghen không gán ghép hay hợp nhất một cách đơn giản phép biện chứng của Hêghen với chủ nghĩa duy vật trước đó. trước hết là chủ nghĩa duy vật của L. Phoiơbắc. Trên thực tế các ông đã phải tiến hành một công việc hết sức phức tạp và đồ sộ là chỉnh lý cải tạo một cách duy vật đối với phép biện chứng duy tâm của Hêgen: chỉnh lý và cải tạo một cách biện chứng đối với chủ nghĩa duy vật máy móc và siêu hình.
.
Trong triết học Mác phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật không phải là các bộ phận cấu thành riêng biệt tách rời nhau mà chúng chuyến hoá lẫn nhau xâm nhập vào nhau và tạo thành một chỉnh thế hữu cơ. Chủ nghĩa duy vật trong hệ thống triết họe mácxít không những là lý luận mà còn là phương pháp nghiên cứu duy vật. Đồng thời phép biện chứng mác xít không chỉ là phương pháp mà còn là lý luận hơn thế nữa là lý luận hoàn thiện nhất đầy đủ nhất toàn diện nhất và không phiến diện nhất về sự phát triển.
.
Cần phải đặc biệt nhấn mạnh rằng các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác không bao giờ coi công việc của mình nhằm chỉnh lý và cải tạo một cách duy vật đối với, phép biện chứng của Hêgen đã là hoàn tất. Trái lại cho đến tận cuối đời các ông vẫn không ngừng nhắc nhở rằng cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu và những khái quát mới về phép biện chứng Hêgen. Điều mà tiếc thay các ông chưa kịp thực hiện.
.
Noi theo tấm gương của C. Mác và Ph. Ăngghen. V. I . Lênin cũng kiên trì nhấn mạnh về sự cần thiết phải tiếp tục công việc chỉnh lý một, cách duy vật đối với phép biện chứng Hêgen. Trong bài viết "Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu" - tác phẩm được coi một cách xác đáng là di chúc triết học của Lênin - ông kêu gọi thành lập "Hội những người bạn duy vật của phép biện chứng Hêgen" để tiến hành công tác nghiên cứu giải thích và tuyên truyền phép biện chứng của Hêgen: "Dựa vào cách của Mác đã vận dụng phép biện chứng của Hêgen hiểu theo quan điểm duy vật chúng ta có thể và cần phải nghiên cứu phép biện chứng đó trên tát cả các mặt".
.
Những chỉ dẫn rất: quan trọng và quý báu đó cũng đồng thời là những kết, luận được chính Lênin rút ra từ các nghiên cứu riêng của ông về triết học Hêgen và trước hết là về phép biện chứng Hêgen. Ngay từ giữa những năm 90 thế ký XIX Lênin đã vạch ra một cách sâu sắc ý nghĩa xã hội của phép biện chứng Hêgen của mặt cách mạng của nó mà thậm chí phái Hêgen mới đã bỏ qua trong bài viết nhan đề "Phriđrích Ăngghen" Lênin viết: "Lòng tin của Hêgen vào lý tính của con người và vào quyền lợi của con người và nguyên lý cơ bản của triết học Hêgen cho rằng trong thế giới luôn diễn ra một quá trình liên tiếp biến hoá và phát triển đã dẫn những học trò của nhà triết học ở Béclanh không muốn điều hoà với hiện trạng đến ý nghĩ cho rằng ngay cả cuộc đấu tranh chống hiện trạng cuộc đấu tranh chống bất công đang tồn tại và chống điều ác đang hoành hành cũng bắt rễ từ quy luật phổ biến là sự phát triển không ngừng. Nếu mọi cái đều phát triển nếu những thể chế này bị thể chế khác thay thế vậy thì tại sao chế độ chuyên chế của vua Phổ hay của Nga hoàng việc một thiểu số rất nhỏ làm giàu trên lưng tuyệt đại đa số sự thống trị của giải cấp tư sản đối với nhân dân lại cứ tồn tại mãi?"Như vậy tiềm năng cách mạng
trong phép biện chứng của Hêgen đã được Lênin vạch ra; tiềm năng đó biểu hiện nội dung cơ bản của nó: tính có quy luật nội tại của sự phát triển sự đấu tranh giữa các mặt đối lập sự phủ định biện chứng với tư cách một bậc thang tất yếu của sự phát triển.
.
Như mọi người đền biết trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho dù phải bận tâm với cuộc đấu tranh chính trị trực tiếp với việc phải phân tích quá trình diễn tiến và sự chín muồi của cách mạng Nga. Lênin vẫn tìm được thời gian để nghiên cứu một cách có hệ thống triết học Hêgen đặc biệt là "Khoa học lôgíc" và "Những bài giảng về lịch sử triết học" của Hêgen. Các bản tóm tắt sâu sắc và cô đọng về những tác phẩm thiên tài này tạo thành bộ phán đáng kể và hơn nữa là bộ phận quan trọng nhất trong "Bút ký triết học" nổi tiếng của V.I. Lênin. trong đó không những ông đã vạch rõ sự phong phú tuyệt vời của các tác phẩm cơ bản của Hêgen mà còn đưa ra các kết luận triết học mới góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa duy vật biện chứng. "Bút ký triết học" của V.I. Lênin chứng tỏ đầy sức thuyết phục rằng công việc chỉnh lý một cách duy vật đối với phép biện chứng Hêgen còn lâu mới hoàn tất rằng trong lĩnh vực này sẽ có những nghiên cứu khám phá và thành tựu mới. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không thể xem xét một, cách thật sự có hệ thống và thật đầy đủ sự phân tích của Lênin về "Khoa học lôgíc". Do vậy chúng tôi chỉ đề cập đến sự đánh giá chung và khái quát của Lênin đối với học thuyết lôgíc của Hêgen. Thực chất của sự đánh giá này là: dưới hình thức lộn ngược học thuyết Hêgen phản ánh bức tranh khách quan về thế giới. Phân tích quan niệm của Hêgen về “ý niệm mà rốt cuộc hoá ra là giới tự nhiên. Lênin viết: "Hêgen đã đoán được một cách tài tình biện chứng của sự vật (của những hiện tượng của thế giới của giới tự nhiên) trong biện chứng của khái niệm".
.
Nói cách khác các quy luật phổ biến của sự phát triển của giới tự nhiên của xã hội loài người và của sự nhận thức không thể được mô hình hoá chỉ phù hợp với các quy luật của một mình sự nhận thức của một mình tư duy như hệ thống Hêgen giả định. Không thể rút ra các quy luật của tồn tại từ tư duy. Từ một thực tế là các quy luật của tồn tại được phản ánh trong tư duy. Hêgen đã rút ra một kết luận sai lầm rằng tồn tại thực chất là tư duy. Quan hệ hiện thực đã bị Hêgen thần bí hoá bị đặt lộn ngược chân lên đầu. Nhưng dù sao Hêgen cũng đã luận chứng theo kiếu duy tâm luận điểm cho rằng các hình thức của tư duy là sự phản ánh các mối quan hệ vốn có trong tự nhiên và trong xã hội không phụ thuộc vào tư duy. Quay trở lại vấn đề này ở một chỗ khác. Lêmn viết: "Hêgen đã chứng minh rằng những hình thức lôgíc và những quy luật lôgíc không phải là một cái vỏ trống rỗng: mà là phản ánh của thế giới khách quan. Nói đúng hơn không phải ông đã chứng minh như vậy mà đã đoán thấy một cách tài tình như vậy" ,
.
Khi phân tích "Khoa học lôgíc" của Hêgen. Lênin thường xuyên đối chiếu nó với "Tư bản" của Mác vì phương pháp luận của "Tư bản" là kết quả của một việc làm đồ sộ là chỉnh lý theo cách duy vật đối với phép biện chứng duy tâm của Hêgen. Trong tác phẩm cơ bản này của mình Mác đã nghiên cứu. thứ nhất sự phát triển của chủ nghĩa tư bản; thứ hai sự phát triển của nhận thức về kinh tế tư bản chủ nghĩa (lịch sử của kinh tế học chính trị) và thứ ba sự phát triển của các phạm trù kinh tế học mà thông qua đó việc nghiên cứu quan hệ sản xuất và trao đổi tư bản chủ nghĩa được thực hiện.
.
Vạch ra sự thống nhất của bả mặt cơ bản nay (bản 'thể luận nhận thức luận và lôgíc học) trong việc nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lênin đã đi đến một kết luận vô cùng quan trọng: "Mác không để lại cho chúng ta "lôgíc học" (với chữ L. viết hoa), nhưng đã để lại cho chúng ta lôgíc của "Tư bản" và cần phải tận dụng đầy đủ nhất lôgíc đó để giải quyết vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu. Trong "Tư bản". Mác áp dụng lôgíc phép biện chứng và lý luận nhận thức . . . của chủ nghĩa duy vật vào một khoa học duy nhất: mà chủ nghĩa duy vật thì đã lấy ở Hêgen tất cả cái gì có giá trị và phát triển thêm lên" Nhờ trí tuệ uyên bác của Mác mà phép biện chứng duy vật đã được tạo ra và với tất cả sự đối lập với phương pháp Hêgen nó vẫn thừa nhận và nhấn mạnh sự giống nhau của mình với phương pháp đó Như trên đã nói cho đến nay sự quan tâm đối với di sản triết học của Hêgen vẫn không ngừng tăng lên. Phải coi đây là hiện tượng tích cực vì về thực chất sự quan tâm ngày một tăng lên này là sự quan tâm không những đối với thứ triết học đã tổng kết về mặt lý luận lịch sử biện chứng đã có từ trước đó mà còn là sự quan tâm đối với toàn bộ lịch sử nhận thức nói chung. Sẽ thật là ngây thơ nếu như không nhận thấy rằng tuỳ thuộc vào định hướng khoa học và ý thức hệ mà các nhà triết học sẽ có các cách tiếp cận khác nhau đối với việc nghiên cứu và đánh giá phép biện chứng của Hêgen. Một số nhà triết học cố gắng nghiên cứu các tư tưởng biện chứng thiên tài của Hêgen trên cơ sở các dữ liệu của khoa học hiện đại và kinh nghiệm lịch sử mới của thời đại. Ngược lại có một số nhà triết học khác lại tiến hành nghiên cứu phép biện chứng Hêgen cất chỉ để bác bỏ nó chỉ để thuyết phục người khác tin rằng về nguyên tắc phép biện chứng không áp dụng được vào thế giới khách quan mà chỉ có quan hệ với tư duy Như vậy không thể không nhận thấy rằng trong số những người nghiên cứu phép biện chứng Hêgen thì một số là các nhà biện chứng còn số khác là kẻ thù của phép biện chứng.
.
Là những người ủng hộ sự phát triển sáng tạo phép biện chứng chúng ta đánh giá cao công lao vĩ đại của Hêgen cho phép biện chứng và coi việc tiếp tục tổng kết khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học và cửa thực tiễn hiện đại đế làm giàu thêm phép biện chứng duy vật của C. Mác là nhiệm vụ quan trọng và không bao giờ kết thúc.
(1) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập. t. 23. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 1993. tr. 35.
(2) V.I.Lênin.Toàn tập. t.45.Nxb Tiến bộ. Mátxcơva. 1983. tr. 36
(3) V.I.Lênin sđd.t.2. tr. 5-6.
(4) V.I.Lênin.. Sđd.. t. 29. tr. 209.
(5) V.I. Lênin. Sđd.. tr. 191.
(6) V.I. Lênin. Sdd.. tr. 359 - 360.
Nguồn:Tạp chí Triết học
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:08:49 CH @ 21/02/2018
triết họcbiện chứngHegel

Mục lục

Video liên quan

Chủ đề