Sốt virus lây trong bao lâu

Qua các bài viết chia sẻ về bệnh sốt virus của Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu , chắc hẳn bạn đã hiểu khá rõ về đặc điểm cũng như những điều nên hay không nên làm khi bị sốt virus. Tuy nhiên có một vấn đề được khá nhiều người quan tâm nhất hiện nay chính là sốt virus có lây không? Và khi trẻ em bị sốt virus cầ được chăm sóc như thế nào? Cùng tham khảo ngay nhé.

Sốt virus có lây không? Nếu có thì lây qua đường nào?

Sốt virus là bệnh lý có thể lây từ người sang người, chính vì vậy, khi người lớn bị bệnh, không nên tiếp xúc với trẻ em và đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.

Trong trường hợp trẻ nhỏ bị sốt, cần cho bé nghỉ học, không đến nơi đông người để không lây lan bệnh cho người khác.

Bệnh sốt virus chủ yếu lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa thông qua các hoạt động như giao tiếp, ăn uống, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay dịch mũi của bệnh nhân. Thông thường virus lây truyền qua dịch tiết được bắn ra trong lúc nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi, do đó mà sốt virus dễ dàng lây lan, nhanh chóng bùng phát thành các ổ dịch.

Ngoài ra, sốt virus còn có thể lây qua các vật dụng nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, cầm nắm đồ chơi đối với trẻ em….

Có một số ít virus lây truyền qua đường máu thông qua việc tiêm chích, truyền máu, quan hệ tình dục hay từ mẹ truyền cho con trong lúc sinh.

Trẻ bị sốt virus cần được chăm sóc và theo dõi như thế nào?

Cho đến hiện tại, bệnh sốt siêu vi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng và đề phòng các biến chứng.

Cần phải kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên. Khi trẻ sốt cao trên 38 độ C, sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, như Paracetamol với liều 10 -15mg/kg/lần, các lần cách nhau từ 4-6h.

Nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở phòng yên tĩnh, thoáng mát, mặc quần áo rộng, mát mẻ, dễ thấm hút mồ hôi, giặt khăn ấm chườm và lau người cho trẻ, nhất là các vùng nách, bẹn.

Khi trẻ sốt cao, bị mất nước, rối loạn điện giải, cần cho trẻ uống nhiều nước và bù điện giải bằng Oresol, uống thay nước trong ngày, đồng thời cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày để trẻ dễ hấp thụ và bổ sung vitamin C bằng nước ép hoa quả, tăng sức đề kháng.

Biện pháp phòng ngừa sốt virus

Mọi người đều biết rằng phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, vậy làm sao để có thểphòng ngừa sốt siêu vi, đặc biệt là với trẻ em?

+ Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.

+ Thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như môi trường xung quanh cho sạch sẽ, thoáng mát, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của virus cũng như các tác nhân gây bệnh.

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không cho trẻ bú tay hoặc cho các đồ chơi vào miệng.

+ Không nên tiếp xúc với người đang bị bệnh, không nên đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh lưu hành.

+ Khi hắt hơi, ho, sổ mũi mọi người nên dùng khăn giấy hoặc dùng tay che miệng lại. Người lớn cũng cần hướng dẫn cho trẻ nhỏ thực hiện điều này.

+ Bất kỳ ai khi có biểu hiện sốt siêu vi đặc biệt là trẻ nhỏ cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Trong trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn và cho điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nằm viện.

>>> Người lớn bị rốt virus có nên truyền nước?

>>> Sốt virus ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

>>> Sốt virus ở trẻ em sau bao lâu sẽ khỏi bệnh?

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn nguồn thông tin hữu ích, hiểu được mức độ lây lan của sốt virus và có cách chăm sóc trẻ bị sốt virus đúng cách.

Nếu bạn vẫn đang có những thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Sốt virus hay sốt siêu vi thường xảy ra ở trẻ em, trong một vài trường hợp người lớn cũng có thể mắc bệnh. Vậy sốt virus bao lâu thì khỏi và khi nào thì cần đến bệnh viện?

Để giải đáp câu hỏi "sốt virus bao lâu thì khỏi?", bạn hãy theo dõi bài viết này nhé.

1. Sốt virus là gì?

1.1. Sốt virus ở người lớn

Sốt siêu vi ở người lớn là tình trạng thường gặp mỗi khi thời tiết giao mùa do tình trạng nhiễm virus gây ra. Nhiễm virus xảy ra ở mọi bộ phận của cơ thể như ruột, phổi hoặc có thể là toàn bộ hệ hô hấp.

Sốt virus khiến cho các cơ quan có cảm giác luôn đau mỏi. Bệnh rất dễ lây lan, nhất là khi trong môi trường lao động phải tiếp xúc với nhiều người. Biểu hiện ban đầu của bệnh gồm: sốt cao trên 38,5 độ, cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, cơn sốt nặng hơn vào chiều và đêm,...

Sốt virus khiến các cơ quan luôn có cảm giác đau mỏi. (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

- Sốt virus lây qua đường nào?

- Sốt virus có nên truyền dịch không? 

1.2. Sốt virus ở trẻ em

Ở trẻ em, sốt virus là hiện tượng cơ nhiệt độ cơ thể cao hơn so với mức bình thường (37,5 đến 38 độ). Trẻ em bị nhiễm các loại siêu virus khác nhau sẽ dẫn đến sốt, một số tác nhân điển hình là Rhinovirus, Adenovirus, virus cúm,... Trẻ em mắc bệnh nhiều nhất thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, từ lạnh sang nóng.

Mặc dù hiểu về sốt virus như vậy nhưng có lẽ nhiều người không biết liệu sốt virus bao lâu thì khỏi và liệu có cần thiết phải đi bệnh viện không. Hãy cùng theo dõi tiếp nhé.

2. Sốt virus bao lâu thì khỏi?

2.1. Đối với người lớn

Về vấn đề "sốt virus bao lâu thì khỏi" thì đa số người lớn sẽ bị kéo dài thời gian hơn trẻ em. Thường thì người lớn sẽ chủ quan, không điều trị nghiêm túc vì nghĩ rằng nó chỉ là sốt thông thường. Cũng chính vì vậy họ vẫn đi làm bình thường, khiến bệnh lây lan nhanh hơn, ảnh hưởng đến rất nhiều người. Ngoài ra, chế độ ăn uống cùng nhiều yếu tố khách quan khác có thể khiến cơ thể suy sụp nhanh chóng.

Vậy nên câu trả lời cho câu hỏi "sốt virus bao lâu thì khỏi" (đối với người lớn) là khoảng 5-7 ngày, cao nhất là 10 ngày, sốt cũng không quá nguy hiểm nếu được xử lý và chăm sóc tốt.

2.2. Đối với trẻ em

Ở trẻ em, với câu hỏi "sốt virus bao lâu thì khỏi" thì câu trả lời là khoảng 7-10 ngày bé sẽ khỏe mạnh nếu được điều trị tích cực. Tuy nhiên cũng cần chú ý, không nên chủ quan vì sốt virus tiến triển rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Sốt virus ở trẻ em thường kéo dài từ 7-10 ngày. (Ảnh: Internet)

3. Sốt virus có nên đi bệnh viện không?

Mặc dù bạn đã biết sốt virus bao lâu thì khỏi nhưng có lẽ bạn sẽ thắc mắc liệu có cần đi bệnh viện không?

Thực tế, sốt siêu vi nếu nhẹ thì có thể tự điều trị ở nhà bằng cách dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bổ sung vitamin C và cân bằng điện giải. Nếu như bệnh nặng hơn thì cần phải đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám, xét nghiệm kịp thời và điều trị đúng đắn, tránh những nguy hiểm.

Khi bị sốt, người bệnh cũng nên chú ý nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung nước và điện giải đầy đủ, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, nghỉ học, nghỉ làm nếu cần thiết. Nếu bạn nhận thấy những biểu hiện của bệnh thì nên xử lý ngay lập tức hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn, đừng chủ quan, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trả lời được câu hỏi "sốt virus bao lâu thì khỏi" để từ đó có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, giúp bệnh chóng khỏi. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những lúc bệnh nguy hiểm, bạn cần phải gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Người lớn đừng nên chủ quan với sốt virus, còn trẻ em, phụ huynh hãy chú ý quan tâm bé, để bé luôn khỏe mạnh. Có thể lúc đầu bệnh chưa quá nguy hiểm nhưng nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng mà bạn không lường trước được. Nên hãy chú ý bảo vệ sức khỏe của mình cũng như những người xung quanh nhé.

Phương pháp điều trị sốt virus hiệu quả

Sốt virus ở người lớn khá phổ biến, đặc biệt là thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho virus phát triển và gây bệnh. Sốt virus thường sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày, chậm nhất là 10 ngày và ít gây biến chứng nguy hiểm.

1. Sốt virus ở người lớn thường có biểu hiện như thế nào?

Sốt virus thường xảy ra ở trẻ em và người cao tuổi do hệ miễn dịch yếu, tuy nhiên cũng khá phổ biến ở người trưởng thành khi gặp các yếu tố thuận lợi. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường khiến virus phát triển mạnh. Nhiễm virus có thể gặp ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, song nhiễm virus đường hô hấp là phổ biến nhất.

Sốt virus ở người lớn khá thường gặp

Sốt virus rất dễ lây lan từ người bệnh sang cộng đồng, đặc biệt là những người tiếp xúc gần trong gia đình hoặc môi trường làm việc. Sốt virus không quá nguy hiểm, thường tự diễn biến và khỏi trong vòng 5 - 7 ngày.

Người bệnh bị sốt virus có những triệu chứng đặc trưng như:

1.1. Sốt cao

Bệnh nhân sốt virus có đặc điểm là sốt rất cao, sốt tăng dần theo diễn biến bệnh, nhiệt độ cơ thể có thể đạt từ 39 - 41 độ C. Đây cũng là triệu chứng phân biệt sốt virus với cảm sốt thông thường. Người bệnh sốt cao cần sớm được hạ sốt để tránh những biện chứng nguy hiểm.

1.2. Cơ thể mệt mỏi

Sốt virus thường khiến phần đầu và các cơ có cảm giác mệt mỏi, uể oải khó chịu, cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng.

Thân nhiệt tăng cùng các triệu chứng đau nhức mệt mỏi toàn thân khiến người bệnh khó chịu, không thể làm việc.

1.3. Nhức đầu

Nhức đầu thường đến sau triệu chứng sốt và mệt mỏi. Để hạn chế giảm triệu chứng này, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng và làm việc quá sức.

Sốt virus khiến bệnh nhân sốt cao

1.4. Ngạt mũi, khó thở

Sốt virus làm xuất hiện dịch mũi, ho và sổ mũi, gây tình trạng khó thở.

1.5. Phát ban, nổi mẩn đỏ trên da

Thông thường, người bệnh sốt virus bị nổi mẩn, phát ban trên da sau khi sốt 2 - 3 ngày. Nguyên nhân do sốt kéo dài, thân nhiệt luôn ở mức cao, trên da xuất hiện mẩn đỏ li ti. Hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng này.

1.6. Đau nhức mắt

Người bị sốt virus cũng cảm thấy đau mắt, nóng rát trong nhãn cầu, cảm giác khó chịu, không muốn mở mắt.

1.7. Xuất hiện hạch

Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp gây sốt virus, bệnh nhân sẽ bị sưng các hạch nhỏ ở đầu, cổ, có thể nhận thấy khi sờ bằng tay.

Như vậy, sốt virus ở người lớn có triệu chứng khá giống với sốt, cảm cúm thông thường, nhưng bệnh kéo dài với triệu chứng bệnh nặng hơn.

2. Sốt virus ở người lớn có nguy hiểm không?

Ở người trưởng thành, với hệ miễn dịch khỏe mạnh thì bệnh sốt virus không quá nguy hiểm, bệnh tự diễn biến và khỏi hẳn sau khoảng 5 - 7 ngày. Muộn nhất bệnh tự khỏi sau khi mắc khoảng 10 ngày. Tuy nhiên nếu thấy bệnh kéo dài, diễn biến nặng thì cần sớm tới khám, điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Sốt virus có thể gây những biến chứng nguy hiểm như:

2.1. Viêm thanh quản

Thanh quản bị viêm sưng phù, chèn hẹp thanh quản. Người bệnh có triệu chứng thở rít, khó thở, thậm chí thiếu oxy cần can thiệp hỗ trợ thở.

2.2. Viêm phổi

Đây là biến chứng nặng của sốt virus, đồng thời bệnh cũng dễ dàng lây nhiễm cho cộng đồng hơn.

Sốt virus có thể gây biến chứng viêm phổi

2.3. Viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim

Nhiều người bệnh đã hết sốt nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi, đặc biệt có thể bị viêm cơ tim, làm xuất hiện cơn đau ở tim, nhịp tim đập loạn, có thể ngừng tim gây ngất.

2.5. Biến chứng não

Sốt virus có thể diễn tiến gây biến chứng não, co giật, hôn mê sâu. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn tới tử vong hoặc tổn thương não vĩnh viễn.

3. Làm gì khi bị sốt virus?

Sốt virus thường gặp hơn ở trẻ em và người già có hệ miễn dịch yếu, song người lớn lại là đối tượng tượng bị nặng hơn. Nguyên nhân chủ yếu do chủ quan không điều trị, hoặc bận công việc, lao động quá sức. Biến chứng sốt virus ở người lớn cũng kéo dài và nặng nề hơn.

Hơn nữa, người bệnh sốt virus nếu không có biện pháp phòng ngừa sẽ dễ dàng gây lây nhiễm cho cộng đồng. Các triệu chứng không được can thiệp sớm như khó thở, sốt cao, viêm phổi, biến chứng não có thể dẫn tới tử vong.

Do đó, khi phát hiện các triệu chứng của sốt virus, người bệnh nên sớm có ý thức đi khám và điều trị bệnh. Đồng thời nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc quá sức để bệnh mau khỏi. Hạn chế tiếp xúc gần với mọi người để tránh lây nhiễm. Nếu triệu chứng bệnh nặng thì cần sớm tới cơ sở y tế để được can thiệp sớm.

Hầu hết các trường hợp sốt virus nhẹ không cần phải đến bệnh viện mà có thể tự điều trị tại nhà và sử dụng thuốc theo chỉ định. Theo đó, người bệnh nên ưu tiên nghỉ ngơi ở nơi thuốc mát, bổ sung nước, vitamin C và cân bằng điện giải. Bên cạnh đó nên ăn các thức ăn dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với mọi người.

Khi có biến chứng nặng hoặc đang mắc bệnh, điều trị bệnh khác, đặc biệt là bệnh lý mạn tính nguy hiểm, cần sớm báo với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị thích hợp. Tâm lý chủ quan, coi thường bệnh là nguyên nhân khiến bệnh diễn tiến nặng, nguy cơ biến chứng cao.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt virus ở người lớn mà chỉ có thuốc giúp điều trị triệu chứng, giúp giảm khó chịu và thúc đẩy thời gian khỏi bệnh. Các phương pháp hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân sốt virus là:

3.1. Hạ sốt

Sốt cao cần được can thiệp sớm và nhanh chóng, sử dụng thuốc hạ sốt (thường là Paracetamol) theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc, dùng quá liều lượng bác sĩ chỉ định. Kết hợp chườm ấm để hạ sốt.

3.2. Giữ ấm

Nghỉ ngơi ở phòng ấm, giữ quần áo sạch sẽ, thoáng mát, đồng thời hạn chế ra gió, để cơ thể bị lạnh.

3.3. Bổ sung dinh dưỡng

Sốt cao khiến cơ thể thiếu nước, do đó người bệnh cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, có thể kết hợp uống dung dịch điện giải, nước hoa quả chứa Vitamin C để tăng sức đề kháng. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ chống bội nhiễm.

Sốt virus ở người lớn thường tự khỏi sau 5 - 7 ngày

Sốt virus sau khi chữa khỏi hoàn toàn có thể bị lại nếu tiếp xúc với người bệnh. Do đó, để phòng ngừa sốt virus, tất cả mọi người nên chủ động tăng sức đề kháng cho cơ thể, thực hiện chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học, lao động phù hợp.

Tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng để hỗ trợ nếu bạn có bất kỳ vấn đề về sức khỏe cần tư vấn.

Video liên quan

Chủ đề