Soạn ngữ văn lớp 9 tập 1 bài 1

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 95 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu:

- Đặc điểm của không gian trước lầu Ngưng Bích (chú ý không gian mở ra theo chiều rộng, chiều xa, chiều cao qua cái nhìn của nhân vật).

- Thời gian qua cảm nhận của Thuý Kiều (chú ý hình ảnh trăng, "mây sớm đèn khuya").

- Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Thuý Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào ? Từ ngữ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy ?

Trả lời bài 1 trang 95 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 95 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Trả lời chi tiết

Đặc điểm không gian và thời gian trước lầu Ngưng Bích

- Không gian: lầu Ngưng Bích được mở ra rất nhiều chiều theo cái nhìn của nhân vật từ trên cao xuống.

  • Chiều cao: trên trời vầng trăng vằng vặc, trăng như gần hơn và với nàng bây giờ chỉ có trăng là bầu bạn.
  • Chiều rộng: không gian bao la bát ngát, chỉ có những cồn cát im lìm vắng lặng bụi tung mờ mịt, những dãy núi trùng điệp nhấp nhô ẩn trong sương mờ. Không gian mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp cô đơn không một bóng người.

- Thời gian: từ sáng (mây sớm) đến đêm khuya (đèn khuya) chỉ có một mình nàng thui thủi cô đơn, bẽ bàng thương thân, tủi phận.

- Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Kiều đang ở trong hoàn cảnh trơ trợ bị giam hãm, mất tự do, cô độc giữa lầu Ngưng Bích hoang vắng. Tâm trạng của nàng trống trải, cô đơn, ngao ngán thật tội nghiệp…. (những từ ngữ diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy : bẽ bàng, như chia tấm lòng…). Có thể nói nàng đã rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối. Cảnh lầu Ngưng Bích rất hữu tình thơ mộng, nhưng hoang vắng rợn ngợp thiếu hơi ấm con người, đúng như tên gọi của nó, khoá xuân nơi giam hãm tuổi xuân của con người.

Trả lời ngắn gọn

Cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu :

- Không gian : mênh mông, hoang vắng, cô đơn, bốn bề bao la bát ngát, cồn cát im lìm, dãy núi nhấp nhô, ánh trăng làm bạn.

- Thời gian : từ sáng sớm đến đêm khuya, sự quay vòng của thời gian.

- Kiều đang bị giam lỏng, cô đơn, mất tự do nơi hữu tình thơ mộng mà hoang vắng.

Cách trình bày khác

- Hai chữ “khoá xuân” cho thấy thực chất là Kiều bị giam lỏng.

- Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng: 2 câu 14 chữ, chữ nào cũng gọi lên sự rợn ngợp của không gian: “Bốn bề bát ngát xa trông". "Cảnh non xa”, “trăng gần” như gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước. Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt, cái lầu chơi vơi một thân phận trơ trọi, không một bóng người, không sự giao lưu giữa người với người.

- Hình ảnh “non xa”, “trăng gần”, “cát vàng”, “bụi hồng có thể là cảnh thực, có thể là hình ảnh ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.

Hay

Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích

- Không gian: “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”, bốn bề bát ngát, cát vàng cồn nọ: Không gian được miêu tả từ cao, xa, rộng. Không gian trước lầu Ngưng Bích là một không gian rộng lớn, mênh mông, xa cách với cõi trần.

- Thời gian: Thời gian được miêu tả qua từ “mây sớm đèn khuya”, hình ảnh ánh trăng. Kiều luôn phải thức khuya, dậy sớm bởi một nỗi trằn trọc, tủi hận cho cuộc đời mình.

- Các từ miêu tả tâm trạng: bẽ bàng, khóa xuân: Qua đó ta thấy Kiều đang lâm vào hoàn cảnh bị giam lỏng, bị ngăn cách với thế giới bên ngoài. Cô cảm thấy xót thương, xấu hổ cho thân phận của mình.

-----

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 95 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Soạn văn 9 Tập 1 - Nhằm giúp các em học tập tốt môn Ngữ văn lớp 9 tập 1 theo chương trình mới, chúng tôi gửi tới các em các bài soạn văn mẫu dành dành cho Ngữ văn lớp 9 tập 1. Với tài liệu này các em học sinh có thể tự học và nắm chắc nội dung kiến thức bộ môn Ngữ Văn lớp 9 tập 1, đồng thời giúp các em củng cố kiến thức cơ bản, rèn luyện tư duy văn học và nâng cao khả năng đọc hiểu văn bản cũng như kỹ năng cảm thụ văn học của mình. Các bài soạn văn mẫu lớp 9 tập 1 này được trình bày thành 2 phần chính: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản; Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi. Chúc các em học tốt!

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 202 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 202 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Em hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?

Trả lời bài 1 trang 202 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

- Tóm tắt: Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến suốt tám năm trời, khao khát mong mỏi đến ngày được trở về gia đình gặp mặt con gái. Nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng món quà chưa kịp trao cho con thì trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con gái.

- Tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con:

  • Tình huống thứ nhất là khi bé Thu không nhận cha. Vì cuộc kháng chiến mà người cha đi biền biệt suốt tám năm, từ khi bé Thu chưa đầy một tuổi. Sau tám năm xa cách, anh trở về, đứa con gái không chịu nhận ba. Đến lúc con nhận ra và gọi anh Sáu bằng ba là lúc anh phải ra đi nhận nhiệm vụ mới.
  • Tình huống thứ hai là khi anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái bằng tất cả tình yêu thương. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh trong chiến trường.

Cách trình bày 2

– Tóm tắt: Ông Sáu là một cán bộ kháng chiến,xa nhà nhiều năm. Mãi đến khi hòa bình lập lại ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ông là cha vì thấy xa lạ. Đến khi nhận ra người cha và tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ,ông dồn nỗi nhớ thương và tình yêu con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà để tặng cho con.Trong một trận càn của địch,ông đã hi sinh. Ông Sáu còn kịp đưa cây lược ngà cho người bạn đem về trao lại cho bé Thu.

– Tình huống truyện thể hiện tình cảm cha con của ông Sáu

+ Tình huống 1: Anh Sau được về phép 3 ngày nhưng bé Thu không nhận anh Sáu là ba

+ Tình huống 2: Trước lúc trở lại chiến khu, bé Thu đã nhận ra ba thì hai ba con phải chia tay

+ Tình huống 3: Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh

Cách trình bày 3

Tóm tắt đoạn trích:

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi đứa con lên 8 tuổi ông mới được về thăm nhà. Bé Thu nhất quyết không nhận cha. Nghe bà ngoại giải thích, bé Thu nhận ra ba mình nhưng đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha đã dồn hết tình của mình vào việc làm cho con gái một chiếc lược chải tóc bằng ngà. Trước lúc hi sinh, ông đã kịp trao chiếc lược cho người đồng đội với sự ủy thác thiêng liêng.

* Tình huống:

- Người cha trở về thăm nhà nhưng thật trớ trêu, đứa con từ chối cha quyết liệt và khi nhận ra cha cũng là lúc họ phải chia tay.

- Ở căn cứ, người cha đã dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà đó cho con.

* Ý nghĩa:

- Tình huống thứ nhất bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con với cha.

- Tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của cha đối với con.

Cách trình bày 4

Tóm tắt:

Ông Sáu sau một thời gian đi kháng chiến xa nhà, ông được trở lại thăm gia đình và đứa con gái sau 8 năm xa cách. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên má làm ông Sáu không giống như trong bức hình chụp chung với má. Mãi về sau khi nhận ra cha thì đã muộn. Vào chiến khu ông làm chiếc lược tặng cho con. Nhưng chưa kịp trao cho con, ông Sáu hi sinh trong một trận càn, trước khi nhắm mắt, ông chỉ kịp nhờ bác Ba trao lại cho con

- Tình huống không chịu nhận ba của bé Thu là bất ngờ đầu tiên. Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi bé Thu chưa đầy một tuổi.Sau tám năm xa cách, anh trở về, đứa con gái không chịu nhận ba. Đến lúc bé Thu nhận ra và gọi aanh bằng ba là lúc anh phải ra đi nhận nhiệm vụ mới.

- Tình huống thứ hai: Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.

-----

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 202 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp

Chủ đề