So sánh tỏ lòng với chí khí anh hùng

Bình giảng bài Thuật hoài và Chí khí anh hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.29 KB, 21 trang )

Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
THUẬT HOÀI
(Phạm Ngũ Lão)
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Bài làm
Triều đại nhà Trần (1226 - 1400) là một mốc son chói lọi trong
4000 năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta. Ba lần kháng
chiến và đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông, nhà Trần đã ghi
vào pho sử vàng Đại Việt những chiến công Chương Dương, Hàm Tử,
Bạch Đằng bất tử.
Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần
được các sử gia ngợi ca là "Hào khí Đông A". Thơ văn đời Trần là
tiếng nói của những anh hùng - thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước
mãnh liệt. "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, "Thuật hoài" của
Phạm Ngũ Lão, "Tụng giá hoàn kinh sư" của Trần Quang Khải, "Bạch
Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu, v.v là những kiệt tác chứa
chan tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) là một danh tướng đời Trần, trăm
trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài
thơ chữ Hán: "Thuật hoài" và "Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng
Đạo Đại vương".
Bài thơ "Thuật hoài" thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát
vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là
bức chân dung tự họa của danh tướng Phạm Ngũ Lão.
Cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) là một tư thế chiến đấu vô cùng
hiên ngang dũng mãnh. Câu thơ "Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu" là
một câu thơ có hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, vừa mang tầm vóc không
gian (giang sơn) vừa mang kích thước thời gian chiều dài lịch sử (cáp
kỷ thu). Nó thể hiện tư thế người chiến sĩ thuở "bình Nguyên" ra trận
hiên ngang, hào hùng như các dũng sĩ trong huyền thoại. Chủ nghĩa


yêu nước được biểu hiện qua một vần thơ cổ kính trang nghiêm: cắp
ngang ngọn giáo, xông pha trận mạc suốt mấy mùa thu để bảo vệ giang
sơn yêu quý.
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
Đội quân "Sát thát" ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp (ba quân)
với sức mạnh phi thương, mạnh như hổ báo (tỳ hổ) quyết đánh tan mọi
kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân "Phụ tử chi binh" ấy ào ào ra
trận, không một thế lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. "Khí thôn
Ngưu" nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao Ngưu, làm át, làm lu mờ sao
Ngưu trên bầu trời. Biện pháp tu từ thậm xung sáng tạo nên một hình
tượng thơ mang tầm vóc hoành tráng, vũ trụ: "Tam quân tì hổ khí thôn
Ngưu". Hình ảnh ẩn dụ so sánh: "Tam quân tì hổ…" trong thơ Phạm
Ngũ Lão rất độc đáo, không chỉ có sức biểu hiện sâu sắc sức mạnh vô
địch của đội quân "Sát Thát" đánh đâu thắng đấy mà nó còn khơi
nguồn cảm hứng thơ ca, tồn tại như một điển tích, một thi liệu sáng giá
trong nền văn học dân tộc:
- "Thuyền bè muôn đội,
Tinh kỳ phấp phới
Tỳ hổ ba quân, giáo gươm sáng chói…"
(Bạch Đằng giang phú)
- "Giang sơn hoành sóc, khí thôn Ngưu"
("Vịnh Phạm Ngũ Lão" - Đặng Minh Khiêm)
(1456-1522)
- "Nghĩa binh tráng khí thôn Ngưu Đẩu."
("Đăng Sơn" - Hồ Chí Minh).
Người chiến sĩ "bình Nguyên" mang theo một ước mơ cháy bỏng:
khao khát lập chiến công để đền ơn vua, báo nợ nước. Thời đại anh
hùng mới có khát vọng anh hùng! "Phá cường địch, báo hoàng ân"
(Trần Quốc Toản) - "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"


(Trần Thủ Độ). "…Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn
xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" (Trần Quốc Tuấn)…
Khát vọng ấy là biểu hiện rực rỡ những tấm lòng trung quân ái quốc
của tướng sĩ, khi tầng lớp quý tộc đời Trần trong xu thế đi lên đang
gánh vác sứ mệnh lịch sử trọng đại. Họ mơ ước và tự hào về những
chiến tích hiển hách, về những võ công oanh liệt của mình có thể sánh
ngang tầm sự nghiệp anh hùng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng thời Tam
quốc. Hai câu cuối sử dụng một điển tích (Vũ Hầu) để nói về nợ công
danh của nam nhi thời loạn lạc, giặc giã:
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
"Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện "Vũ Hầu"
"Công danh" mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công
danh được làm nên bằng máu và tài thao lược, bằng tinh thần quả cảm
và chiến công. Đó không phải là thứ "công danh" tầm thường, đậm
màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ
làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm.
Không chỉ "luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu", mà tướng sĩ còn học
tập binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu "khiến
cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ có
thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam
Vương ở Cảo Nhai,…" để Tổ quốc Đại Việt được trường tồn bền
vững: "Non sông nghìn thuở vững âu vàng" (Trần Nhân Tông)
"Thuật hoài" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ
hùng tráng, mạnh mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng kỳ vĩ, tráng
lệ, mang phong vị anh hùng ca. Nó mãi mãi là khúc tráng ca của các
anh hùng tướng sĩ đời Trần, sáng ngời "hào khí Đông - A".
Nguồn: Nhiều tác giả, 108 bài văn 10 chọn lọc, Nxb Tổng hợp TP. HCM
Phân tích bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão


Bài làm
Thơ văn đời Trần có nhiều tác phẩm thật hùng tráng. Một trong
những tác phẩm đó là bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão - vị
danh tướng đã lập nên nhiều chiến công, được lịch sử ca ngợi.
Câu 1: “Múa giáo non sông trải mấy thâu”.
Nguyên văn chữ Hán là “Hoành sóc giang san cáp kỉ thu”. Hai
chữ “hoành sóc” có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo. Vậy dịch “múa
giáo” chưa thật đúng. Giáo là vũ khí chiến đấu chủ yếu của thời xưa,
dùng để đâm chém kẻ thù. “Cầm ngang ngọn giáo” là hành động của
một tráng sĩ sẵn sàng chiến đấu. Hành động đó càng đẹp thêm khi đặt
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
trong không gian bao la của non sông đất nước và thời gian đằng đẵng
mấy mùa thu. Ta có cảm tưởng như Phạm Ngũ Lão đã mấy năm không
ngừng thao luyện võ nghệ để cứu nước. Và theo thời gian, tầm vóc
tráng sĩ cũng vụt lớn lên theo tầm vóc của non sông Tổ quốc. Trong
“Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn cũng có một tứ thơ như thế:
“Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo”. Thì ra người tráng sĩ đời
nào cũng sẵn sàng xông vào nơi nguy hiểm nhất để lập nên những
chiến công vang dội.
Câu 2: “Ba quân hùng khí át sao Ngưu”.
“Ba quân” ở đây chỉ quân đội. “Sao Ngưu” tượng trưng cho thiên
nhiên, vũ trụ bao la. Câu thơ dùng biện pháp phóng đại để diễn tả sức
mạnh của quân ta - một sức mạnh tưởng có thể làm át cả vũ trụ. Căn
cứ vào cảm hứng mạnh mẽ ở câu thơ này, có thể phỏng đoán bài
“Thuật hoài” được viết ra sau khi quân ta đã chiến thắng quân xâm
lược Nguyên Mông lần thứ nhất và đang khẩn trương luyện tập trên
thao trường ngày đêm để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lần thứ hai
chống giặc Nguyên Mông.
Tư thế, hành động của tráng sĩ được đặt trong khí thế chung của


quân đội nên càng hùng tráng thêm. Đọc hai câu đầu, ta như thấy “hào
khí Đông A” đang bừng bừng trong con người Phạm Ngũ Lão cũng
như trong toàn thể dân tộc Đại Việt.
Câu 3: “Công danh nam tử còn vương nợ”.
Câu này giải thích lí do vì sao Phạm Ngũ Lão lại có hành động
cao đẹp như trên. Đó là món “nợ công danh”. Người con trai thời xưa
có một khát vọng tột bậc là phải lập nên sự nghiệp ở đời. Chưa thực
hiện được thì coi như còn “mắc nợ” với quê hương đất nước và phải
phấn đấu để trả cho bằng được. Nguyễn Công Trứ - một nhà thơ và
cũng là một võ tướng đã viết:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông”.
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
Hiểu theo nghĩa ngày nay thì “nợ công danh” chính là nghĩa vụ
của người công dân đối với Tổ quốc.
Câu thứ 4: “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.
Câu này tăng thêm ý nghĩa cho câu thứ ba. Chưa trả xong món nợ
đó thì nghe chuyện Vũ Hầu là hổ thẹn. Vậy Vũ Hầu là ai ? Đó là Gia
Cát Lượng bên Trung Quốc, người có tài kinh bang tế thế, từng giúp
Lưu Bị làm nên cơ nghiệp nhà Thục. Cái thẹn ở đây không phải là cái
thẹn bình thường. Đó là cái thẹn có tác dụng nâng cao tâm hồn người
tráng sĩ, làm cho Phạm Ngũ Lão vượt qua mọi gian lao để đạt ước
mong. Về sau, trong thế kỷ XX, nhà chí sĩ Phan Bội Châu cũng nhắc
lại cái thẹn đó trong “Bài ca chúc tết thanh niên”:
“Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng…”
Cụ “thẹn” vì hơn hai mươi năm hoạt động cách mạng mà chưa
giành lại được độc lập, tự do cho Tổ quốc. Cụ mong con cháu kế tiếp
sẽ rửa được cái “thẹn” đó cho mình. Cái “thẹn” của cụ Phan cũng
mang tầm vóc lớn lao như cái “thẹn” của tướng quân họ Phạm, trước


sau đều vì quê hương, đất nước.
Thơ tứ tuyệt rất khó làm, đến nỗi người xưa đã phải kêu lên là
“trói voi bỏ bị” - nghĩa là nén chặt một lượng cảm xúc lớn trong một
hình thức hạn hẹp. Vậy mà Phạm Ngũ Lão đã vượt qua được cái khó
đó. Và chỉ qua bốn câu thơ ông đã dựng lên một cách sinh động hình
tượng một tráng sĩ, một danh tướng Đại Việt hồi thế kỉ XIII, từ hành
động đến tâm hồn đều thật cao đẹp, làm cho mọi người cảm phục. Qua
một Phạm Ngũ Lão mà ta thấy được ý chí “sát Thát” của cả dân tộc.
Bọn xâm lược Nguyên Mông đã thất bại thảm hại qua ba lần tiến vào
nước ta vì chúng gặp phải những con người anh hùng như tác giả bài
thơ “Thuật hoài”.
Trong chiến dich Biên giới năm 1950, Hồ Chủ tịch đã lên quan sát
mặt trận Đông Khê. Người đã viết một bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán
rất hay:
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
“Chống gậy lên non xem trận địa,
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây.
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu,
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”.
(Bản dịch)
“Hào kí Đông A” trong bài thơ Phạm Ngũ Lão đã sống lại trong
thơ Bác, tiếp tục động viên quân ta đãnh thắng thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.
Phan Bá Hàm
Phân Tích, Cảm nhận về Đoạn Trích"Chí Khí Anh Hùng"
*Xuất xứ: Kiều bị lừa vào lầu xanh lầnthứ 2, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và
tuyệt vọng. May sao Từ Hải độtngột xuất hiện, đã xem Kiều như tri kỉ và chuộc
nàng thoát khỏi lầuxanh. Cả 2 đều là những con người thuộc tầng lớp thấp kém
(một gái lầuxanh, một tướng giặc), họ đều bị xã hội phong kiến thối nát lúc bấy


giờruồng rẫy, coi thường, và họ đã đến với nhau trong 1 tình cảm gắn bócủa đôi
tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo của Kiều vàngược lại Kiều
nhận thấy ở Từ Hải có chí khí anh hùng hiếm có trongthiên hạ, đồng thời cũng là
người duy nhất có thể giải oan cho nàng.Nhưng dù yêu thương Từ Hải, Kiều
cũng không thể giữ chân bậc anh hùng.Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự
anh hùng.
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
I.Mở bài
Cuộcsống con người luôn bị đưa đẩy bởi những oan trái của xã hội phong
kiếnthối nát. Họ bị chà đạp, bị đẩy đến bước đường cùng nhưng cũng chính
vìvậy mà những số phận đó đã gặp được nhau. Thuý Kiều và Từ Hải cũng
vậy,họ thuộc những tầng lớp thấp trong xã hội- một kĩ nữ ,một tướng cướp-
nhưng Từ Hải và Thuý Kều đã đến với nhau, đã gắn kết với nhau bởi tìnhcảm
của tri kỉ, tri âm.
Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéoléo của Kiều và ngược lại Kiều nhận
thấy ở Từ Hải có chí khí anh hùnghiếm có trong thiên hạ, đồng thời cũng là
người duy nhất có thể giảioan cho nàng. Nhưng dù có yêu thương Từ Hải, Kiều
cũng không thể giữchân bậc anh hùng. Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự
anh hùng.
II. Thân bài
1.Bố cục được phân thành 3 đoạn:
-Đoạn 1 (4 câu đầu): hoàn cảnh TH
-Đoạn 2 (10 câu tiếp): lời từ biệt của Thuý Kiều và TH
-Đoạn 3 (còn lại) : hình ảnh TH ra đi
2. Phân tích
* Đoạn 1:
(Những từ ngữ tiêu biểu: trượng phu, động lòng 4 phương, động từ "thoắt")
Tácgiả sử dụng từ "trượng phu" để chỉ đây là người đàn ông có chi khí lớn.Mặc
khác có thể thấy cụm từ "động lòng 4 phương" cho thấy TH là ngườianh hùng, là


người của đất trời, 4 phương
"trượng phu thoắt đã độnglòng 4 phương" : TH là bậc trượng phu anh hùng,
chính vì thế dù đanghạnh phúc bên TK nhưng TH vẫn "thoắt" nhớ đến mục đích,
chí hướng củađời mình và đã sẵn sàng "lên đường thẳng rong"
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
(Đoạn văn tham khảo về phân tích 4 đoạn đầu
THxuất hiện trong tác phẩm, trước hết là một anh hùng cái thế, đầu độitrời, chân
đạp đất. Khi cứu K ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vìtrọng K như một tri kỉ.
Nhưng khi kết duyên cùng K, TH thực sự là ngườiđa tình. Song dẫu đa tình, TH
không quên mình là 1 tráng sĩ, 1 người cóchí khí mạnh mẽ. Trong xã hội phong
kiến, đã làm thân nam nhi phải cóchí vùng vẫy giữa đất trời cao rộng. TH quả là
1 bậc anh hùng có chílớn và có nghị lực để đạt mục đích cao đẹp của bản thân.
Chính vì thế,trong khi đang sống với K những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh
phúcnhưng TH không quên chí hướng của bản thân. Đương nồng nàn hạnh
phúc,chợt "động lòng 4 phươg", thế là toàn bộ tâm trí hướng về "trời bể
mênhmông, với "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".
Đây là đoạn văn trích từ sách, chỉ tham khảo )
* Đoạn 2,3
(Tham khảo đoạn 2)
Chữ"tòng" trong đoạn trích ko chỉ có nghĩa "xuất giá tòng phu" mà nó cònhàm ý
K muốn chia sẽ những khó khăn thử thách cùng TH, đồng lòng tiếpsức cho TH.
"Từ rằng nữ nhi thường tình"
TH nói rằng sao Kchưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình ko có ý than phiền K
là gánhnặng mà chỉ là mong K cứng rắn hơn. Chàng vừa mong K hiểu mình, đã
làtri kỉ thì chia sẽ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Ksẽ vượt
qua bịn rịn của 1 nữ nhi thường tình để làm vợ 1 người anh hùng
"bao giờ 10 vạn tinh bình sẽ rước nàng nghi gia"
quảlà lời bi liệt của 1 người anh hùng có chí lớn, ko bịn rịn 1 cách yêúđuối như
khi "K chia tay Thúc Sinh". sự nghiệp anh hùng đối với TH là ýnghĩa của sự


sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có thể làm như vật mới đáng vớisự gửi gắm niềm
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
tin, với sự trông cậy của TK
(TK đoạn 3)
2chữ "dứt áo" trong cụm từ "quyết lời dứt áo ra đi" thể hiện được phongcách
mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc li biệt
"giómây = đã đến kì dặm khơi": là 1 hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ýnghĩa.
Tác giả muốn ví TH như chim cỡi gió bay ngoài biển khơi . ko chỉthế , trong câu
thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi thoảchí tung hoành
III. Kết bài
Cảm nghĩ về đoạn trích
Tìm hiểu chung:
Cuộc đời kiều tưởng như bế tắc hoàn toàan khi lần thứ 2 rơi vào lầu xanh thì Từ
Hải bỗng xuất hiện và đưa kiều thóat khỏi cảnh ô nhục. hai người sống hạnh
phúc “trai anh hung, gái thuyền quyên-phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi
rồng”. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng
Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi.
Đọan trích (từ câu 2213-2230) bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thọai
cho thấy chí khí của Từ Hải.
Tìm hiểu văn bản:
So với những cuộc chia tay khác trong tác phẫm, ở cuộc chia tay này, giữa kiều
và từ hải, ta không thấy những lời dặn dò, những băn khoăn lo lắng, những bịn
rịn lưu luyến vốn là tâm trạng phổ quát của kẻ ở, người đi. Đọan trích tập trung
khắc họa từ hải ở vẻ đẹp của chí khí anh hung. Chí là mục đích cao cả, khí là nội
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
lực mạnh mẽ của quyết tâm, nghị lực bên trong. Có lẽ vì vậy mà dường như Từ
xem việc lên đường lập nghiệp lớn là tất yếu, không nghĩ đến việc cần có một
cuộc chia tay với Thúy Kiều. Chỉ đến khi Từ đã lên ngựa, Kiều bày tỏ ước


nguyện một lòng xin đi cho vẹn chữ tong, Từ Hải mới có dịp bày tỏ suy nghĩ của
m2inh.
1/ Hình ảnh Từ Hải:
a. Con người có chí khí, khát vọng lớn lao:
• Thể hiện ở thờ iđiểm ra đi lập nghiệp lớn:
“Nửa năm hương lửa đương nồng,…”
Từ dứt áo ra đi khi tình “trai anh hung-gái thuyền quy6en” đang vào độ mặn
nồng nhất. (So sánh với Kim Trọng, Thúc Sinh).
• Qua hành động và lời nói:
Hành động nhanh chóng, dứt khóat, mạnh mẽ, không chút phân vân do dự. Đang
“hương lửa” mặn nồng, vậy mà “thoắt” cái là sự giục giã của “lòng bốn
phương”. Và ngay lập tức Từ ở tư thế lên đường “thanh gươm yên ngựa lên
đường thẳng rong” và sau những lời bày tỏ suy nghĩ là “Quyết lời dứt áo ra đi”.
Thẳng rong là đi liền một mạch, chỉ một hướng, không bị chi phối bởi điều gì, đã
“quyết lời” là “dứt áo” ra đi không chút vướng bận.
• Lời nói: khi Kiều bày tỏ mong muốn được “xin theo” để trọn đạo vợ chồng,
cùng chia sẻ với Từ, Từ trách “tâm phúc tương tri,… sao chưa thóat khỏi nữ nhi
thường tình”. Trong lời trách còn bao hàm sự động viên, khích lệ Kiều hãy vựot
lên sự thường tình của một nhi nữ để làm vợ một anh hung. Trong lời chàng còn
là một ước hẹn chắc chắn, vẽ ra một viễn cảnh hào hung, vẻ vang, một sự nghiệp
xứng đáng với một anh hung. Nhưng tiếng gọi của sự nghiệp, hoài bão ấy không
phải chỉ là lẽ sống của Từ Hải, mà hơn nữa đó là khao khát múôn có một sự
nghiệp rỡ rạng để đón Kiều “nghi gia” trong vẻ vang.
• Qua hình ảnh không gian: hình ảnh không gian mênh mông, khóang đạt: không
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
igan của biể rộng, trời cao, của bốn phương lồng lộng, của bể Sở sông Ngô tung
hòanh. Không gian ấy nâng tầm vóc người anh hung, chắp cánh cho những ước
mơ, hòai bão phi thường. Hình ảnh “gió mây bằng…” càng khẳng định tầm vóc
Từ Hải: chàng như con chim bằng bay cao, bay xa ngoài biển lớn được thỏa chí


tung hoành.
b. Thái độ, tình cảm của nhà thơ đối với nhân vật:
- Với Nguyễn Du, Từ Hải là “đấng trượng phu” ( chỉ duy nhất từ Hải được Ng
Du gọi như thế), là “mặt phi thường”, là cánh chim bằng vượt gió. Từ là ước mơ
của Ng Du về tự do, công bằn, công lý.
- Khắc họa chân dung Từ Hải, Ng Du dùng hình tượng ước lệ quen thuộc của
văn học trung đại khi miêu tả người anh hùng ( lòng bốn phương, thanh gươm
yên ngựa lên đường thẳng rong, gió mây bằng…) và hình tượng vũ trụ ( đặt nhân
vật trong không gian vũ trụ mênh mộng rộng lớn: trời bể mênh mông, tiếng
chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường…)
suy ra: Từ Hải là nhân vật được Ng Du xây dựng theo khuynh hướng lý tưởng
hóa.
Trong đời Kiều có nhiều cuộc chia tay, chia tay đột ngột với Kim Trọng khi mối
tình đầu chớm hé; chia tay Thúc Sinh trong tâm trạng cô đơn, đầy dự cảm không
lành. Trong đoạn trích này tác giả tái hiện cảnh Kiều chia tay Từ Hải để chàng ra
đi thực hiện nghiệp lớn. Nhưng tại sao người soạn sách lại đặt tên cho đoạn trích
này là “Chí khí anh hùng” mà không phải “Từ Hải chia tay Thuý Kiều”? Đó là vì
đoạn trích này không tập trung khắc hoạ cảnh chia tay mà muốn khắc hoạ Từ
Hải ở vẻ đẹp, tầm vóc và quyết tâm đạt đến khát vọng.
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
I/ Vị trí đoạn trích
Vị trí đoạn trích từ câu 2213 tới 2230. Đoạn trích này là sáng tạo riêng của
Nguyễn Du so với cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Trong “Kim Vân Kiều
truyện” không có cảnh tiễn biệt của hai người và những nhớ mong, chờ đợi của
Thuý Kiều sau đó.
II/ Đọc hiểu văn bản
1. Ý nghĩa nhan đề đoạn trích:
“Chí”: mục đích cao cần hướng tới.
“Khí”: nghị lực để đạt tới mục đích.


“Chí khí anh hùng” là: lí tưởng, mục đích cao và nghị lực lớn của người anh
hùng.
2. Chân dung Từ Hải
a. Dáng vẻ, hành động
- “Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.”
Sống với Kiều được nửa năm, cuộc sống đang lúc đằm thắm, nồng nàn nhất thì
Từ Hải muốn ra đi thực hiện nghiệp lớn. Tâm trí Từ Hải luôn suy nghĩ về những
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
việc lớn lao. Vì thế, việc “động lòng bốn phương” là hợp lí. Từ “bốn phương”
chỉ công việc và chí lớn của người nam nhi thời xưa. “Động lòng” nhấn mạnh
việc Từ Hải nung nấu những ý chí lớn lao. ý chí đó đã có sẵn trong con người
chàng, nó chỉ tạm lui đi trong thời gian sống cùng Kiều, giờ là lúc chàng thể
hiện. Từ “thoắt” diễn tả sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của
Từ Hải. ở đây, Nguyễn Du đã gọi Từ Hải là “trượng phu”. Đó là cách nói vô
cùng trân trọng với các vị anh hùng. Nó dựng lên dáng vẻ bệ vệ, oai nghiêm,
đĩnh đạc của một vị tướng võ.
- “Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”
Câu thơ miêu tả hành động nhìn ra xa, đồng thời khắc hoạ dáng vẻ phóng
khoáng của Từ Hải. Nguyễn Du đã xây dựng hình ảnh Từ Hải song song, sánh
ngang với hình ảnh trời đất. Nhắc đến Từ Hải là thấy hình ảnh cao rộng của trời
đất, vũ trụ. Những từ láy, từ biểu cảm chỉ độ rộng, độ cao càng khắc hoạ rõ hơn
tư thế của Từ Hải. Cái nhìn của chàng không phải là trông hay nhìn bình thường
mà là “trông vời” - cái nhìn ẩn chứa sự sáng suốt và suy nghĩ phi thường.
Từ Hải một mình ra đi thực hiện ý nguyện của mình. Việc xây dựng Từ Hải độc
lập một mình không làm chân dung chàng đơn độc mà càng cho thấy sự dũng
mãnh của chàng. Hành động được miêu tả đầy sự dứt khoát, nhanh nhẹn. Đã
nghĩ là làm, Từ Hải không bao giờ chần chừ, do dự, suy tính lâu. “Thoắt đã động


lòng bốn phương” là “lên đường thẳng rong” ngay.
- “Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
Tác giả để Từ Hải “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.” rồi mới để
Kiều nói xin đi theo nói lên việc chàng ra đi là quyết định chắc chắn, không thể
lay chuyển nổi. Thuý Kiều muốn theo Từ Hải, nhưng với chàng đã làm là dứt
khoát. Dặn dò xong Kiều, Từ Hải ra đi ngay. Từ “quyết” và “dứt” cùng xuất hiện
trong một câu thơ cho thấy sự quyết đoán của Từ.
Câu thơ cuối đoạn dựng lên hình ảnh phóng khoáng, kì vĩ về Từ Hải. Nguyễn Du
đã so sánh Từ Hải với chim bằng để nhấn mạnh bản lĩnh phi thường của chàng.
Cảnh chàng ra đi thực hiện sự nghiệp hùng tráng như cảnh chim bằng tung bay
giữa gió mây.
=> Dáng vẻ, hành động của Từ Hải đầy phóng khoáng, kì vĩ, dứt khoát, nhanh
nhẹn và oai nghiêm .
b. Lời nói
- Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm như thường thấy ở mọi người.
Dù yêu thương Thuý Kiều, coi nàng là “tâm phúc tương tri” song nàng quyết
tâm ra đi một mình. Câu hỏi “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?” khẳng
định chàng là bậc nam nhi sự nghiệp và tình cảm rạch ròi.
-Từ Hải có lí tưởng công danh lớn lao. Điều đó thể hiện qua lời hứa với Thuý
Kiều. Những khát vọng của chàng đều phi thường. Đó là việc phải có được
“Mười vạn tinh binh,/ Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời.”. Từ đó để mọi
người thấy được tài năng xuất chúng của Từ Hải: “Làm cho rõ mặt phi thường./
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”. Từ “mặt phi thường” dùng rất trúng. Nó cho
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
thấy sự tự tin, kiêu hãnh của Từ Hải. Đây không chỉ là lời của riêng Từ Hải mà
ẩn dấu sau đó còn có cái nhìn trân trọng, tự hào của Nguyễn Du.


-Từ Hải hẹn ước chắc nịnh. Chàng hẹn khi thành công sẽ cưới Thuý Kiều. Đó là
khi nào? Chàng không nói vu vơ mà hẹn ước chắc chắn: “Đành lòng chờ đó ít
lâu,/ Chầy chăng là một năm vội gì!”. Xác định rõ mục tiêu và thời gian phấn
đấu, Từ Hải đã vẽ ra con đường đi cụ thể cho mình. Do vậy, những gì chàng nói
đều chắc như đinh đóng cột.
=> Từ Hải là người có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình
cảm, có cách phấn đấu cụ thể chứ không chung chung.
: Với chí khí anh hùng, hoài bão lớn lao và niềm tin chắc chắn như vậy, Từ Hải
đem đến cho cuộc đời Kiều không phải cái rung động chớm hé của buổi yêu đầu,
không phải cuộc sống bình thường mà thức dậy ở Kiều những điều người khác
không có được: đó là khát vọng về công bằng, chính nghĩa.
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải
-Từ Hải được miêu tả bằng những từ ngữ trang trọng: “trượng phu”, “mặt phi
thường. Bên cạnh đó là những hình ảnh ước lệ mang tính vũ trụ: “động lòng bốn
phương”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”, “Gió mây bằng đã đến kì
dặm khơi”. Những từ ngữ, hình ảnh này nhằm nhấn mạnh chân dung tiêu biểu
của một vị anh hùng đồng thời thể hiện cái nhìn trân trọng của Nguyễn Du với
Từ Hải.
-Tác giả chủ yếu miêu tả những hành động và lời nói của Từ Hải, ít đi sâu vào
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
nội tâm.
Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hoá để nâng cao tầm vóc của Từ
Hải.
3. Thái độ và ước mơ của N.Du qua Từ Hải
Có giai thoại như sau: vua Tự Đức khi đọc đến đoạn Nguyễn Du viết về Từ Hải
đã đòi phạt tác giả 300 roi. Tại sao lại vậy? Vì theo giai cấp phong kiến, Từ Hải
chỉ là một tên giặc cỏ (VD: Cao Bá Quát, Nguyễn Huệ). Trong “Kim Vân Kiều
truyện”, Từ Hải cũng được miêu tả là một tên có nét tướng cướp. Nhưng khi
bước vào “Truyện Kiều”, con người dám chống lại triều đình ấy được miêu tả


như một anh hùng. Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh đẹp nhất để miêu tả Từ.
Từ Hải là bóng dáng của những người anh hùng nông dân khởi nghĩa với bao
phen thay đổi sơn hà.
-Thái độ của tác giả với Từ Hải: yêu quý, cảm phục. Nguyễn Du đã dồn nén giấc
mơ về tự do và công lí của mình trong con người Từ Hải.
-Quan điểm về người anh hùng của tác giả: người anh hùng phải làm được
những việc lớn lao, dám nghĩ dám làm, có dáng vẻ phóng khoáng, dứt khoát, oai
nghiêm.
III/ Tổng kết
- Từ Hải là một vị anh hùng đầy phóng khoáng, dứt khoát, nhanh nhẹn và oai
nghiêm, có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm.
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
- Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hoá để nâng cao tầm vóc của Từ
Hải.
- Từ Hải là hiện thân cho giấc mơ tự do, công lí của Nguyễn Du.
Tính cách anh hùng của Từ Hải
Con người này như một thứ sức mạnh của thiên nhiên , vẫy vùng giữa trời
cao đất rộng, không có sức gì kiềm giữ được, kể cả sức mạnh của tình yêu. Đang
sống trong cảnh nồng nàn hương lửa chợt động lòng bốn phương thế là một mình
dứt áo ra đi, Kiều xin theo không được. Bởi
vì con người này không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng

là người của trời đất, của bốn phương.
Bao nhiêu oan khuất đã chồng chất lên cuộc đời Kiều, tiếng
kêu trời đã bao lần vút lên vô ích. Bọn gian ác cứ lộng hành, bao nhiêu dơ dáy
cứ bày ra trước mắt Chưa biết làm thế
nào để thoát khỏi cảnh đời tù túng thối tha. Yêu cầu của câu chuyện, yêu cầu
của người đọc chuyện cũng như của mọi người trong xã hội đương thời là phải


một cách gì đấy đẻ giải thoát.
Hình ảnh Từ Hải đã đáp ứng đúng sự khao khát ấy của người
ta. Nó có giá trị như một giấc mơ tuyệt đẹp.
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
Trước hết là một giấc mơ tung hoành cho phỉ sức, phỉ chí.
Cái khổ của Kiều và của mọi người trong khuôn khổ chật chội của xã hội đương
thời là tưởng chừng như cựa về bên nào cũng vấp, luôn luôn bị dồn ép, xô đẩy,
không sao làm chủ được mình. TỪ Hải trái laik, thong dong đi lại đó đây, như
mây baym, như gió lượn, tưởng chừng như không bị vướng vì một thứ vật cản
nào:
Giang hồ quen thói
vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh non
sông một chèo

Kiều luôn nơm nớp, không dám tin
ở mình, không dám tin ở tương lai. Từ Hải trái lại, tự tin vô cùng. Ngay trong
cảnh trần ai, Từ Hải đã ngang nhiên xem mình là anh hùng, tất cả sự nghiệp sau
này như đã nắm chắc trong tay. Mà quả nhiên Từ Hải cứ muốn là được. Thúc
Sinh
muốn đưa Kiều ra khỏi lầu xanh còn phải qua bao nhiêu chật vật. Từ Hải chỉ nói
một tiếng là xong. Từ Hải hứa với kiều cùng hưởng cảnh muôn chung nghìn tứ,
thé
là có muôn chung nghìn tứ. Từ Hải muốn 10 vạn tinh binh là có 10 vạn tinh
binh. Từ Hải hứa báo ân báo
oán là báo ân báo oán.
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
Con người này như một thứ sức mạnh của thiên nhiên , vẫy vùng giữa trời


cao đất rộng, không có sức gì kiềm giữ được, kể cả sức mạnh của tình yêu. Đang
sống trong cảnh nồng nàn hương lửa chợt động lòng bốn phương thế là một mình
dứt áo ra đi, Kiều xin theo không được. Bởi
vì con người này không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng

là người của trời đất, của bốn phương.

NHưng Từ Hải không phải chỉ thẻ
hiện giấc mơ tung hoành. Cái khao khát của những lớp người bị áp bức trong
thời
phong kiến không phải chỉ là khao khát tung hoành, khao khát tự do tuyệt đối.
Một cái khao khát cũng rất khẩn thiết, có khi lại khẩn thiết hơn nữa là khao
khát CÔNG LÝ. NGười bị oan phải được giải oan. Những người có tội phải đền
tội.
bao nhiêu dơ dáy phải được quét đi
Với Thanh Tâm Tài nhân, Từ Hải
tuy anh hùng nhưng vẫn là một nhân vật Tiểu thuyết. Với Nguyễn DU, Từ Hải
đã
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
trở nên một nhân vật anh hùng ca. Nguyễn Du đã bỏ hết những chi tiết có thể
khiển người ta nghĩ TH cũng là một người như mọi người. Thanh Tâm Tài Nhân
muốn
tô điểm cho Từ Hải đã biến cái nhà sư phá giới của Dư Hoài thành một nhà nho
đi
thi không đỗ, bỏ ra đi buôn. Với Nguyễn Du chúng ta không cần biết TH tung
tích
như thế nào:
Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi


Ta chỉ biết TH là một người ở đâu
xa ngoài kia một hôm đi tới. Từ Hải vụt đến trong đời Kiều như một vì
sao lạ chiếu sáng cả một đoạn đời, ngoài ra ta không biết gì hơn về lai
lịch của con người phi thường ấy.
Trái lại cũng có khi Nguyễn Du
thêm vào một hai chi tiết, những chi tiết nó biến một con người thường thành
phi thường. Thanh Tâm Tài Nhân nói Từ Hải ra đi mà không nói đi như thế nào.
Nguyễn Du nói rõ:
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Và “Chí khí anh hùng “ của Nguyễn Du
Qua câu thơ, hình ảnh của con người, thanh
gươm, yên ngựa tưởng như che đầy cả trời đất.
HÌnh ảnh của Từ Hải, Nguyễn
Du lấy trong lịch sử, trong văn học TQ, Nhưng Nguyễn Du đã gửi vào đấy tất cả
những khao khát thiết tha của mình và của người đương thời. NHững khao khát
áy
trong non một thế kỉ đã làm nổ ra liên tiếp những cuộc khởi nghĩa của nông dân
và cuối cùng đã đưa đến cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn vĩ đại

Phân tích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du

  • Dàn ý Phân tích trích đoạn Chí khí anh hùng
  • Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng - Mẫu 1
  • Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng - Mẫu 2
  • Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng - Mẫu 3
  • Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng - Mẫu 4
  • Phân tích bài Chí khí anh hùng - Mẫu 5
  • Phân tích bài Chí khí anh hùng - Mẫu 6
  • Phân tích bài Chí khí anh hùng - Mẫu 7
  • Phân tích bài Chí khí anh hùng - Mẫu 8
  • Phân tích bài Chí khí anh hùng - Mẫu 9
  • Phân tích bài Chí khí anh hùng - Mẫu 10
  • Phân tích bài Chí khí anh hùng - Mẫu 11

Dàn ý Phân tích trích đoạn Chí khí anh hùng

1. Mở bài:

  • Tác giả: Đại thi hào Nguyễn Du, là danh nhân văn hóa Việt Nam.
  • Tác phẩm: Trích truyện Kiều nói lên tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải.

2. Thân bài:

* Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải:

- Sống với Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn

- “Động lòng bốn phương” công việc và chí lớn của người nam nhi

-“ trượng phu” là để chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.

- “thoắt”sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải.

-> Từ Hải đã thoát khỏi tình cảm cá nhân nhanh chóng đi làm việc lớn của cuộc đời.

- “Mênh mang” càng lộ ra độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chàng giữa vũ trụ rộng lớn.

-“trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt.

-Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng rong, cho thấy ý chí quyết tâm và bản lĩnh của người anh hùng.

- Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm. Chàng coi Kiều như tâm phúc của mình nhưng không thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn.

* Lời hứa của Từ Hải với Kiều:

  • Chàng hứa Kiều khi nào “bao giờ mười vạn tinh binh”, “ tiếng chuông ngập đất bóng tinh rợp đường”, “ Làm cho rõ mặt phi thường” sự nghiệp ổn định sẽ cưới nàng cho nàng cuộc sống hạnh phúc ấm no.
  • Sự tự tin và khẳng định của Từ Hải: một năm sau sẽ mang vinh quang về, chàng rất tự tin và chắc chắn về chiến thắng của mình.

* Sự dứt khoát của Từ Hải:

  • Chim bằng là loài chim của sự dũng mãnh, ý chí tác giả ví với Từ Hải, đã đến lúc chàng tung bay đôi cánh để tìm khát vọng của bản thân.
  • “ Dứt”, “quyết” khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải.

* Nghệ thuật:

- Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại, lời thơ sâu sắc.

3. Kết bài:

Đoạn trích Chí khí anh hùng là đoạn trích hay và ý nghĩa. Ca ngợi chí làm trai, chí khí của bậc đại trượng phu, lí tưởng về người anh hùng mang lại ánh sáng tươi đẹp cho đời và tình cảm sâu sắc của Từ Hải và Kiều, những ước vọng đẹp cho tương lai.

So sánh tỏ lòng với chí khí anh hùng

Dàn ýphân tích bài thơ thuật hoài Của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ hào khí đời trần

I. Mở bài

- Sơ lược về tác giả Phạm Ngũ Lão.
- Giới thiệu bài thơ Thuật Hoài (Tỏ lòng).

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ được sáng tác vào năm 1284, trước khi diễn ra diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai.

a. Hai câu thơ đầu: Tái hiện một cách xúc tích và ấn tượng về vẻ đẹp của con người và quân đội thời Trần.

* Con người thời Trần:
- Nổi bật trên nền không gian rộng lớn “giang sơn” và thời gian dài lâu, bền vững “mấy thu”.
- “Hoành sóc”: Tầm vóc của con người nổi bật thông qua hình ảnh cầm ngang ngọn giáo, ngọn giáo ấy dường như được đo bằng cả chiều rộng của giang sơn, chiều dài của thời gian, vô cùng hiên ngang và hùng tráng.
=> Mang vẻ kỳ vĩ, lớn lao, sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, đặc biệt tư thế cầm ngang ngọn giáo gợi ra cho người đọc về phẩm chất kiên cường, bền bỉ, anh dũng luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, trong nhiệm vụ trấn giữ non sông, bảo vệ đất nước.
* Quân đội thời Trần:
- “tam quân” tức là ba quân, là đặc trưng của các tổ chức quân đội thời xưa, thể hiện sức mạnh về cái sự đồng lòng của toàn quân, toàn dân tộc trong công cuộc kháng chiến.
- “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Phép so sánh này đã gợi ra cho người đọc hai cách hiểu chính, thứ nhất là ba quân mạnh như hổ, như báo có thể nuốt trôi cả một con trâu lớn. Thứ hai là sức mạnh của ba quân như hổ báo, át cả sao Ngưu đang ngự trên trời.
=> Tổng kết lại sức mạnh của quân đội thời Trần được tóm gọn bằng cụm từ “hào khí Đông A”.
b. Hai câu thơ cuối: Vẻ đẹp tâm hồn, lý tưởng và nhân cách cao đẹp của Phạm Ngũ Lão:
* Câu 3: Quan niệm món nợ công danh:
- “Nam nhi vị liễu công danh trái” ý chỉ lý tưởng, chí lớn lập công danh, thể hiện qua quan niệm, nhận thức của tác giả về món nợ công danh của kẻ làm trai. Quan niệm “nhập thế tích cực”.
- Đặt trong hoàn cảnh đất nước đương thời, quân xâm lược đang ngấp nghé bờ cõi, thì cũng là lúc để cho những kẻ làm trai có cơ hội trả món nợ công danh, ra sức giúp nước, giúp dân lập chí lớn. Người nam nhi phải từ bỏ những lối sống tầm thường, ích kỷ, vui vầy vợ con, ruộng vườn để xông pha trận mạc sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân.
=> Món nợ công danh trong trong nhận thức của Phạm Ngũ Lão vừa mang tư tưởng tích cực của thời đại vừa mang tinh thần dân tộc sâu sắc.
* Câu cuối: Nỗi thẹn và nhân cách cao đẹp của tác giả:
- Thấy thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu - Gia Cát Lượng, một vĩ nhân trong lịch sử Trung Hoa.
- Đứng trước, con người mang tầm vóc như vậy, thì Phạm Ngũ Lão dù rằng đã lập được rất nhiều công danh nhưng vẫn cảm thấy bản thân mình quá nhỏ bé, ông ý thức được rằng món nợ công danh đã trả chẳng thấm tháp vào đâu, mà vẫn còn phải cố gắng trả nhiều hơn nữa thì mới xứng với phận nam nhi, xứng với Tổ quốc.
- Từ những biểu hiện trên ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Phạm Ngũ Lão trước hết là ở ý chí nỗ lực muốn theo gương người xưa lập công danh cho xứng tầm, thứ hai ấy là lý tưởng, chí lớn mong muốn lập được công dnah sánh ngang với nhân vật lịch sử lỗi lạc.
=> Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão là nỗi thẹn của một nhà nho có nhân cách lớn, cũng là nỗi thẹn của một người dân yêu nước.

III. Kết luận

Nêu tổng kết nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

THPT Sóc Trăng Send an email

0 23 phút

So sánh tỏ lòng với chí khí anh hùng

Tham khảo những bài văn mẫu hay nhất cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, qua đó cảm nhậnniềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng.

So sánh tỏ lòng với chí khí anh hùng

Bài viết gần đây

  • So sánh tỏ lòng với chí khí anh hùng

    Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • So sánh tỏ lòng với chí khí anh hùng

    Phân tích bài Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng) – Trương Hán Siêu

  • So sánh tỏ lòng với chí khí anh hùng

    Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

  • Cảm nhận của em về 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đề bài: Nêu cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão (Sgk Ngữ văn 10

Bạn đang xem: Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Nội dung

  • 1 Hướng dẫn làm bài cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
    • 1.1 Lập dàn ý cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng
    • 1.2 4. Sơ đồ tư duycảm nhận về bài thơ Tỏ lòng
  • 2 Top 5 bài văn hay cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
    • 2.1 Cảm nhậnTỏ lòng –Bài mẫu 1
    • 2.2 Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng– Bài mẫu 2:
    • 2.3 Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng– Bài mẫu 3:
    • 2.4 Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng – Bài mẫu 4
    • 2.5 Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng– Bài mẫu 5

I. Dàn ý Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều.
- Dẫn dắt giới thiệu trích đoạn Chí khí anh hùng.

2. Thân bài

a. 4 câu đầu:
- Hoàn cảnh ra đi của Từ Hải:
+ “Nửa năm”- khoảng thời gian ngắn mà cả Thuý Kiều và Từ Hải bên nhau kể từ khi Từ Hải cứu Kiều.
+ “Hương lửa đương nồng”: cuộc sống hạnh phúc, ấm êm, mặn nồng của Thuý Kiều và Từ Hải.
+ Động từ “thoắt”: thể hiện sự quyết đoán mau lẹ của Từ Hải...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng tại đây.

II. Bài văn mẫuCảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng

1. Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, mẫu số 1 (Chuẩn)

Nguyễn Du sinh năm 1766, mất năm 1820 là một nhà thơ, nhà văn hoá lớn của dân tộc. Ông có những đóng góp quan trọng đưa văn học Trung đại Việt Nam phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu nhất có thể kể đến đại kiệt tác Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh). Truyện Kiều là tiếng nói đồng cảm, xót thương của đại thi hào với kiếp tài hoa bạc mệnh của nàng Kiều. Không chỉ bênh vực những người phụ nữ tài hoa, bất hạnh phải chịu nhiều bất công trong xã hội xưa, qua Truyện Kiều nhà thơ còn bộc lộ ước mơ về công lí, về mẫu hình người anh hùng xuất có thể cứu nước giúp đời qua hình tượng nhân vật Từ Hải. Lí tưởng, phẩm chất và hoài bão cao đẹp của người anh hùng Từ Hải được thể hiện rõ nét qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”.

Từ Hải gặp Kiều trong chốn lầu xanh, vì cảm mến phẩm hạnh của nàng mà ra tay cứu giúp. Kiều được giải thoát, nguyện lòng theo Từ Hải để báo đáp ân tình. Hai người sống bên nhau gắn bó, êm đềm hưởng hạnh phúc lứa đôi, nhưng không được bấy lâu, chí nguyện lập công danh đã thôi thúc Từ Hải ra đi:

“Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

“Nửa năm”- khoảng thời gian ngắn mà cả Thuý Kiều và Kim Trọng được sống bên nhau trọn vẹn. “Hương lửa đương nồng”- tình cảm thắm thiết, gắn bó ấm êm của người con gái tài sắc và kẻ anh hùng trong thiên hạ. Tình cảm đang mặn nồng như thế, những tưởng cả hai sẽ chấp nhận vui hạnh phúc gia đình đến cuối đời thì bậc “trượng phu” lúc này lại nuôi chí anh hùng. Động từ “thoắt” thể hiện sự quyết đoán mau lẹ và ý chí quyết tâm của Từ Hải khi sẵn sàng gác lại hạnh phúc cá nhân để hướng tới mục đích lớn là làm nên sự nghiệp. “Động lòng bốn phương” cho thấy trái tim và lí lí của người anh hùng đang khát khao được vẫy vùng nơi biển lớn, giữa vũ trụ bao la.

“Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

Lòng nuôi chí chớn, mắt hướng về chốn biên ải xa, nơi trời bể mênh mang, nơi nuôi những chiến công hiển hách. Tâm trí Từ Hải như được cả không gian vũ trụ xâm chiếm với những khát vọng cao cả. Hình ảnh “trời bể mênh mang” vẽ nên một không gian xa xôi, rộng lớn, vô tận, kỳ vĩ. Đó là không gian mà đấng trượng phụ mang chí tang bồng khát khao vùng vẫy để làm nên chiến công lẫy lừng của đời mình. Không để hạnh phúc riêng vướng bận, tình cảm cá nhân chật hẹp được thay thế bằng khát vọng lớn lao: lập nghiệp lớn, người anh hùng ra đi trong tư thế đầy hiên ngang, ngạo nghễ hướng thẳng mục tiêu mà đi. Một mình, một ngựa, một thanh gươm, lên đường ra trận hẹn ngày lập công. Từ Hải quả thật không phải là người của những đam mê thông thường, của những tình cảm chật hẹp nữa mà là con người của sự nghiệp anh hùng với những tình cảm lớn lao. Đó là điều thật đáng trân trọng.

" Kiều rằng: phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"

Gặp gỡ rồi chia ly, Hải từ biệt Kiều ra đi lập chí lớn, lòng Kiều không khỏi xót xa bởi lẽ, với mỗi người sớm chịu nhiều nỗi đau như nàng, ắt hẳn sẽ càng rất trân quý những phút giây hạnh phúc bên Từ Hải. Là tri kỉ với Từ, Kiều đã hiểu nhưng tâm tư của phu quân mình, bởi vậy mà nàng không cản bước Từ ra đi chỉ nguyện ý xin theo để cùng nhau san sẻ những khó khăn, để được chăm sóc, được gánh vác cùng Từ. Đó là niềm mong mỏi vô cùng chính đáng của Kiều- một người vợ hết mực yêu thương, tin tưởng chồng mình. Lời kiều tha thiết, bộc bạch tâm tư một cách thẳng thắn, không chút băn khoăn, ái ngại, vừa thấu tình đạt lý càng khẳng định vẻ đẹp trong nhân cách của nàng- thuỷ chung, dũng cảm, giàu lòng yêu thương.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Dù rất hiểu tấm lòng của người tri kỉ, nhưng Từ Hải nào muốn nàng phải bôn ba nơi xứ lạ, sao có thể đành lòng để Kiều phải chịu những khổ cực được:

“Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?”

Chí lớn đang đợi chàng thực hiện, nhưng phía trước đầy những gian nan, thử thách, Từ nào có thể nỡ lòng nào để người mình thương chịu khổ cực, gian khó. Bằng lời lẽ chân tình, Từ khuyên Kiều hãy vượt lên những tình cảm thông thường của thói nữ nhi để xứng làm vợ của một đấng anh hùng trong thiên hạ.

Tiếp lời tiễn biệt với Kiều, Từ Hải trấn an nàng bằng lời hứa đầy tự tin:

“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia"

Từng lời, từng chữ thốt ra mang cả khí phách, ý chí lớn của một đấng quân tử “đầu đội trời, chân đạp đất”. Lên đường chỉ với thanh gươm, yên ngựa nhưng trong chàng luôn tin tưởng vào một chiến thắng lẫy lừng, trở về nắm trong tay “mười vạn tinh binh”, cờ thắng lợi bay phấp phới, tiếng chiêng hòa trong niềm vui chiến thắng. Ngày chiến thắng ấy, Từ sẽ trở về cùng nàng vui hưởng hạnh phúc sum vầy- "rước nàng nghi gia". Trong lời nói của Tư còn khẳng định sự quyết tâm trên con đường thực hiện lý tưởng với lời hứa hẹn chắc nịch:

“Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Lời dặn “đành lòng” chờ đợi của Từ càng cho thấy được Từ rất thấu hiểu tâm tư của người tri kỉ. Lời hẹn đinh ninh “một năm sau” của Từ có lẽ càng khiến Kiều yên tâm hơn bao giờ hết. “Một năm” - khoảng thời gian vô cùng ngắn để Từ gây dựng sự nghiệp, với một người bình thường, để gây dựng sự nghiệp có khi phải dùng cả một đời nhưng với Từ Hải thì chỉ “một năm”. Tài năng, sự tự tin và bản lĩnh của “đấng trượng phu ấy” thật đáng khâm phục.

“Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

Lời tiễn biệt vừa dứt cũng là lúc Từ Hải ra đi lập chí nguyện. Hành động “quyết lời, “dứt áo” càng khắc hoạ vẻ đẹp lên đường của người anh hùng. Chàng ra đi không vướng bận, không chút quyến luyến hay bịn rịn mà dứt khoát, nhanh chóng và quyết liệt. Hình ảnh “cánh chim bằng” trong câu thơ cuối là một hình ảnh vô cùng đẹp, cánh chim bằng đẹp đẽ bay giữa không trung, sải cánh chín vạn dặm như chính người anh hùng lên đường. Cánh chim bằng còn mang theo cả khát vọng chinh phục, chí khí phi thường và mục tiêu lớn lao của Từ Hải. Hình ảnh lên đường của Từ Hải như một bức tranh của người anh hùng ngạo nghễ giữa chốn trần gian, mang khí phách của một bậc anh hào trong thiên hạ.

"Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể."

Có thể nói, qua đoạn trích Chí khí anh hùng, ta thấy được tài năng thể hiện qua ngòi bút của tác giả trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp lý tưởng hoá để khắc hoạ hình ảnh một Từ Hải phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ đáng trân trọng.

2.Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, mẫu số 2 (Chuẩn)

Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những kiệt tác của nền văn học trung đại nói riêng và cả nền văn học Việt Nam nói chung. Không chỉ tái hiện cuộc đời và số phận của Thúy Kiều trong mười lăm năm lưu lạc mà ngòi bút Nguyễn Du còn khắc họa đầy sinh động chân dung, tính cách những nhân vật gắn liền với cuộc đời chìm nổi của nàng. Một trong số những nhân vật gắn liền với cuộc đời đời sóng gió của Kiều là Từ Hải. Từ Hải là người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” vẻ đẹp và chí khí của nhân vật này được tập trung thể hiện rất rõ trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Truyện Kiều.

Sự xuất hiện của Từ Hải như ngọn gió tươi mát vào cuộc đời vốn nhiều bế tắc của Thúy Kiều. Từ Hải hoàn toàn là người anh hùng mang vẻ đẹp lý tưởng khi mang trong mình sự mạnh mẽ, khí khái hơn người, đặc biệt là chàng có đủ khả năng để che chở, bảo bọc và tìm lại sự công bằng cho Thúy Kiều. Và sau tất cả Kiều cần nhất chính là một người đàn ông như Từ Hải, vừa làm tri âm tri kỷ vừa là bậc trượng phu đáng để dựa dẫm, yêu thương. Tuy nhiên, Từ Hải không phải mẫu đàn ông có thể cam chịu cuộc sống điền viên, bó buộc nơi cửa nhà chật chội, dù rằng ở đó có bậc hồng nhan đang chờ đợi.

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

Sau nửa năm sống êm ấm, hạnh phúc cùng Thúy Kiều, Từ Hải đã quyết chí đường đi tìm công danh. Từ “thoắt” thể hiện sự dứt khoát, mạnh mẽ trong suy nghĩ của người anh hùng, “động lòng bốn phương” càng làm bật lên tầm vóc, sức mạnh và hoài bão lập công danh của người anh hùng

“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

Hai câu thơ tiếp càng thể hiện khí khái và phẩm chất anh hùng của Từ Hải. “trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt, “lên đường thẳng rong” gợi ra tư thế hiên ngang, hành động dứt khoát không vướng bận. Hình ảnh Từ Hải ra đi đơn độc, chỉ có một thanh gươm, một con ngựa bộc lộ phẩm chất anh hùng, dù gian khó nhưng ý chí mạnh mẽ, dám thách thức cả núi sông, không hề sợ hãi trước những chông gai thách thức đang chờ phía trước.

Trước quyết tâm của Từ Hải, Thúy Kiều đã xin theo cùng để nâng khăn sửa áo, đồng cam cộng khổ với chàng:

“Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin đi”

Từ Hải thấu hiểu suy nghĩ và tình cảm của Thúy Kiều nhưng vẫn dứt khoát từ chối “Tâm phúc tương tri/Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”. Đó là một câu hỏi, cũng đồng thời là lời khuyên bảo giai nhân vượt qua tình cảm nữ nhi thường tình, mong nàng thấu hiểu, trở thành hậu phương vững chắc. Từ Hải cũng thể hiện tấm lòng yêu thương, ân cần đối với Thúy Kiều khi bộc lộ những mong ước, tráng chí của bản thân để làm yên lòng nàng:

“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

So sánh tỏ lòng với chí khí anh hùng

Bài vănCảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Từ Hải ra đi với hai bàn tay trắng nhưng lại mang theo quyết tâm khải hoàn trở về cùng một đội quân tinh nhuệ, chiêng trống, rộn rã khắp nẻo đường. Những từ “mười vạn tinh binh”, “dậy đất”, “rợp đường” đều thể hiện sự hùng tráng, khí thế mạnh mẽ, huy hoàng khi lập chiến công hiển hách trở về quê hương. “làm cho rõ mặt phi thường” càng thể hiện được sự thông tuệ, tự ý thức được khả năng của Từ Hải và ý chí muốn phát huy, bộc lộ tài năng cũng như không cô phụ sự kỳ vọng của hồng nhan.

Câu nói “Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia” chính là lời hứa hẹn, an ủi có sức nặng khiến Thúy Kiều được yên lòng, vững dạ ở nhà chờ đợi chàng trở về cùng xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Thêm vào đó, Từ Hải cũng thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng yêu thương lo lắng cho người phụ nữ của mình:

“Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu”

Trong những ngày đầu còn khó khăn, Thúy Kiều theo Từ Hải chắc chắn phải chịu cảnh nay đây mai đó mà phận nữ nhi yếu đuối sẽ phải chịu nhiều vất vả, hơn nữa có thể trở thành gánh nặng cho Từ Hải, cản trở nghiệp lớn. Sợ giai nhân phiền lòng, Từ Hải cũng đã để lại cho nàng một lời hứa hẹn:

“Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì”

Mốc thời gian một năm sau đã thể hiện quyết tâm phải thành công, mau chóng gây dựng được sự nghiệp, cơ đồ vẻ vang, để không phụ lòng Kiều cũng chẳng phụ lại chí nam nhi trong trời bể. Tầm vóc, sự kiên định, mạnh mẽ ấy của Từ Hải thực xứng đáng bậc anh hùng, cũng là mẫu hình nam nhi lý tưởng, hội tụ đủ những phẩm chất tốt đẹp, xứng với tình yêu của Thúy Kiều.

Sau những lời an ủi, động viên, từ biệt với người vợ kết tóc, Từ Hải nhanh chóng lên đường “Quyết lời dứt áo ra đi”, không chút do dự, lần nữa. Câu thơ “Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi” như là lời dự đoán trước về cơ đồ hiển hách mà Từ Hải sắp đạt được trong tương lai, thứ công danh vẻ vang ấy sẽ làm rung chuyển trời đất, mà người anh hùng lại trở thành vương của cả một cõi đất trời. Không chỉ thế, Nguyễn Du dùng hình ảnh cánh chim bằng đạp gió mây bay vượt lên trên biển cả, còn thể hiện tầm vóc to lớn, tráng chí vươn tầm vũ trụ của Từ Hải, đề cao vẻ đẹp phẩm chất phi thường của chàng trong công cuộc ra đi tìm công danh sự nghiệp với núi sông, làm hoàn mỹ thêm hình tượng người anh hùng xuất chúng trong xã hội cũ. Thể hiện ước mơ về một bậc vĩ nhân có thể đứng lên dẹp loạn, nắm trong tay cán cân công lý, trừ gian diệt ác, bảo vệ những con người yếu đuối, lầm than.

Chí khí anh hùng là một đoạn trích hay và đặc sắc trong Truyện Kiều khi Nguyễn Du tập trung vào khai thác một nhân vật gắn liền với cuộc đời Kiều bằng những nét vẽ lý tưởng, hoàn hảo cả về ngoại hình lẫn phẩm chất. Đặc biệt nổi bật là phẩm chất đáng quý của người anh hùng, khi ở Từ Hải ta thấy được những khát khao làm nên nghiệp lớn vẻ vang với trời đất, mong muốn khẳng định bản thân trong xã hội, cách suy nghĩ thấu đáo, lối cư xử dứt khoát, mạnh mẽ, phân biệt rạch ròi giữa tình cảm và lý trí.

3.Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, mẫu số 3 (Chuẩn)

Từ Hải – người anh hùng “đội trời đạp đất”, là tri kỉ “tâm phúc tương tri” đã cứu vớt và mang đến cho Kiều những tháng ngày êm đềm, hạnh phúc sau bao biến cố dữ dội. Từ Hải xuất hiện trong truyện Kiều không chỉ với vai trò là tri kỉ của nàng Kiều mà còn là nhân vật thể hiện được mong ước của tác giả Nguyễn Du về một người anh hùng lí tưởng trong thời loạn. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã khắc họa rõ nét, sống động nhất về Từ Hải, một con người anh hùng xuất chúng có khát vọng, hoài bão cao đẹp, một đấng trượng phu có bản lĩnh, quyết tâm và sự tự tin.

Rơi vào tay Bạc Bà, lần thứ hai, Kiều lại rơi vào chốn lầu xanh. Nàng sống trong tâm trạng chán chường, đầy tuyệt vọng. Thế rồi, Từ Hải xuất hiện như một vị cứu tinh cứu vớt cuộc đời của nàng. Hai người trở thành tri âm tri kỉ và Từ Hải đã đưa Kiều khỏi chốn thanh lâu nhơ nhớp ấy và trở thành vợ chồng.

Nhưng tình yêu với Thuý Kiều cũng không thể kìm chân người anh hùng lâu hơn thế. Nửa năm sau, Từ Hải đã từ biệt Kiều để ra đi thực hiện chí lớn của mình:

“Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

Sau nửa năm hạnh phúc, yên ấm bên Thúy Kiều, Từ Hải đã quyết định lên đường thực hiện lí tưởng lớn của cuộc đời mình. Đấng “trượng phu” chí lớn, tài năng như chàng sao có thể ngồi yên một chỗ mà hưởng cuộc sống an nhàn được nên chàng đã “thoắt động lòng bốn phương”. Một từ “thoắt” thôi cũng đủ bộc lộ thái độ dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết và bất ngờ khi chàng quyết định ra đi lập nghiệp. Cùng với đó, cụm từ “động lòng bốn phương” càng cho ta thấy được lý tưởng cao đẹp của chàng. Đó là khát vọng được vùng vẫy trong thiên hạ, được thỏa chí lớn bốn phương, ý chí ấy mạnh mẽ không gì cản nổi.

Ở Từ Hải hội tụ đủ những phẩm chất, những yếu tố cao đẹp của một người anh hùng thời loạn, không chỉ có lí tưởng cao đẹp mà người anh hùng ấy còn có bản lĩnh, quyết tâm và những hành động mạnh mẽ, dứt khoát. “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” một mình với một gươm, một ngựa, chàng lên đường “thẳng rong”, nhanh gọn, dứt khoát, không một chút vấn vương. Tư thế đó oai phong, lẫm liệt, hào hùng, sánh ngang với vũ trụ và trời đất.

Bốn câu thơ là cuộc chia tay của Từ Hải và Thuý Kiều. Nhưng ở trong đó, người ta còn thấy được chí khí của người anh hùng Từ Hải với tư thế ra đi hiên ngang, lòng quyết tâm mãnh liệt, ra đi không chút vấn vương.

Còn với Kiều, nàng mới chỉ có “nửa năm” sống yên vui và hạnh phúc. Nàng không muốn mất đi cuộc sống an yên như vậy và cùng là bởi vì, Kiều muốn cùng chồng gánh vác mọi việc. Vậy nên khi Từ Hải ra đi, nàng đã xin theo cùng chàng.

“Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Nàng đã viện tới lý do “xuất giá tòng phu”, chàng đi đâu thì nàng cũng xin theo cùng. Lý do Kiều đưa ra rất hợp tình hợp lý, rất thoả đáng. Thế nhưng, Từ Hải đã khéo léo từ chối nàng, chàng đánh thức sự lý trí trong nàng:

“Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

Từ Hải cho rằng hai người đã trở thành “tương tri”, tức là có thể hiểu rõ đối phương, chắc hẳn, Kiều cũng phải hiểu được khát vọng của mình. Vậy nên, chàng khuyên Kiều hãy “thoát khỏi nữ nhi thường tình”, đừng để tình cảm lấn át lý trí, cản trở con đường thực hiện lý tưởng của chàng. Đồng thời, chàng cũng khuyên nàng hãy nghĩ thông suốt để xứng đáng trở thành tri kỉ của người anh hùng.

Những câu tiếp theo, Từ Hải bộc lộ chí lớn của mình thông qua lời hẹn trở về, rằng:

“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Như vậy có thể thấy rằng, lần này Từ Hải ra đi, chàng quyết tâm làm nên công danh sự nghiệp, làm nên nghiệp lớn thì mới trở về. Những hình ảnh “mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường” là những hình ảnh thể hiện ước mơ, khát vọng lớn lao của chàng. Ước mơ của chàng là lập nên nghiệp lớn lừng lẫy thiên hạ, hiển hách. Khát vọng ấy, ước mơ ấy mang tầm vóc vũ trụ bao la và rộng lớn. Chàng muốn cho thiên hạ thất được tầm vóc của chàng, khẳng định tài năng xuất chúng của mình trong thiên hạ:

“Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Và chính lúc ấy, khi công đã thành, danh đã toại, chàng sẽ rước Kiều về nhà, cho nàng một danh phận lớn và cùng chung sống hạnh phúc với nàng suốt đời.

Từ Hải ra đi lần này, chàng không chỉ đi để thực hiện khát vọng ấp ủ trong lòng mà còn vì Kiều, hướng về Kiều, muốn cho nàng có được một cuộc sống an yên, hạnh phúc hơn người.

Không chỉ là một người có chí lớn bốn phương, Từ Hải còn là người biết nhìn ra trông rộng, chàng nói với Kiều rằng:

“Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?”

Từ Hải ý thức được tài năng của mình, chàng tự tin vào tài năng đó, chàng tin rằng nhất định mình sẽ làm nên sự nghiệp, thế nhưng, hiện tại, chàng không có gì trong tay, lại thêm vướng bận nữ nhi làm chàng phân tâm, liệu chàng có làm nên sự nghiệp? Hơn thế, Kiều là phận nữ nhi, liễu yếu đào tơ, theo chàng chinh chiến, lang thang thì sao chịu nổi, vậy nên chàng muốn nàng ở nhà, trở thành hậu phương vững chắc cho chàng.

Đáp lại sự chờ đợi của Kiều, Từ Hải nhất định sẽ chẳng phụ lòng giai nhân. Chàng hứa với Kiều chắc nịch rằng:

“Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì?”

Đây là lời hứa, lời khẳng định chắc chắn của Từ Hải rằng một năm sau, chàng sẽ quay về. Đó là lời ước hẹn của hai người cũng là lời khẳng định đầy tự tin của chàng vào tài năng của mình.

Đoạn đối thoại giữa Kiều và Từ Hải càng làm nổi bật ý chí, khát vọng và quyết tâm ra đi của người anh hùng Tù Hải. Khát vọng và quyết tâm ấy lớn đến nỗi không gì có thể cản nổi!

Cuối cùng, sau bao lời bộc bạch, khuyên nhủ, Từ Hải từ biệt Kiều rồi dứt áo ra đi:

“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Thái độ của chàng ra đi đầy dứt khoát, không hề do dự. Chàng ra đi như cánh chim “bằng” tung cánh vút bay vào mây gió. Câu thơ cuối cùng với hình ảnh “cánh chim bằng” là hình ảnh ẩn dụ cho người anh hùng với bản lĩnh phi phàm, khát khao lập lên nghiệp lớn. Lấy hình ảnh chim “bằng” so sánh với Từ Hải nhằm diễn tả dự oai dũng, phi thường, tráng trí mạnh mẽ, mang tầm vóc vũ trụ của người anh hùng. Cánh chim vút bay cùng mây gió cũng là khi người anh hùng ra đi tạo nên sự nghiệp hiển hách, vang danh khắp thiên hạ.

Bằng bút pháp ước lệ cổ điển, Nguyễn Du đã mang tới hình tượng người anh hùng chí lớn, mạnh mẽ, dứt khoát, đầy lý tưởng. Từ Hải là người anh hùng toàn vẹn, thấu tình đạt lý, đúng như ước mơ trong trí tưởng tượng của Nguyễn Du về người anh hùng dũng cảm dám đứng lên chống lại cường quyền, mang lại bình yên, công lý, công bằng cho xã hội.

4.Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, mẫu số 4 (Chuẩn)

Truyện Kiều của Nguyễn Du được đánh giá là tác phẩm xuất sắc bậc nhất của văn học trung đại Việt Nam, được xếp vào hàng kinh điển mẫu mực của thể loại truyện thơ Nôm. Với nội dung tố cáo, phản ánh hiện thực xã hội bất công và thương cảm cho những số kiếp con người bất hạnh, đau thương đặc biệt là người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc Nguyễn Du đã triệt để bộc lộ được tư tưởng nhân đạo yêu thương, trân trọng con người một cách toàn diện, vừa xót thương, vừa thông cảm thấu hiểu, đồng thời cũng là trân trọng ngợi ca, những phương diện mà trước đây văn học trung đại Việt Nam còn chưa để ý, hoặc mới chỉ manh nha qua một vài tác phẩm, tác giả mà còn chưa được hoàn thiện. Trong tổng thể tư tưởng nhân đạo ấy của Nguyễn Du, thì sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của con người được ông thể hiện rất rõ qua nhân vật chính là Thúy Kiều, khi xây dựng hình tượng nhân vật lý tưởng với vẻ đẹp toàn diện cả nhân cách lẫn phẩm chất. Bên cạnh lý tưởng về hồng nhan, thì Nguyễn Du cũng có ước mơ về hình tượng người anh hùng lý tưởng thông qua việc khắc họa chân dung nhân vật Từ Hải - người đàn ông có vị trí quan trọng trong cuộc đời Kiều. Vẻ đẹp ấy được tác giả bộc lộ rất rõ thông qua đoạn trích Chí khí anh hùng.

Đoạn trích nằm từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều, thuộc phần Gia biến và lưu lạc. Về phần Thúy Kiều sau mối tơ duyên với Thúc Sinh bị Hoạn Thư cắt đứt bằng thủ đoạn tinh vi, nàng bỏ trốn để thoát khỏi cảnh tủi nhục và đau thương. Nàng nương nhờ sư Giác Duyên và được gửi đến sống ở nhà Bạc Bà, rồi bị ép gả cho cháu bà ta là Bạc Hạnh, những tưởng dẫu không mặn mà gì với kẻ này nhưng cũng coi như được yên thân, thì ngờ đâu sau ít lâu chung sống Bạc Hạnh đã nhẫn tâm bán nàng vào kỹ viện lần nữa. Cuộc đời Kiều sau khi bước qua hết đau thương này đến bi kịch khác, trái tim của nàng đã dần nguội lạnh, cuộc sống rơi vào cảnh tăm tối và bế tắc vô cùng. Đúng lúc này Từ Hải, người vốn mến mộ danh tiếng Kiều đã lâu xuất hiện cứu Kiều ra khỏi chốn lầu xanh nhơ nhuốc, cho nàng một cuộc sống điền viên vợ chồng đúng nghĩa. Đang lúc tình chàng ý thiếp nồng nàn, thì Từ Hải lại muốn ra đi làm nghiệp lớn vậy nên mới có cảnh đối đáp chia tay trong Chí khí anh hùng.

Có thể nhận xét rằng Từ Hải và Thúy Kiều đích thị là trai anh hùng gái thuyền quyên, đôi bên ngay từ lần gặp đầu tiên đã có những rung động sâu sắc, thấu hiểu lẫn nhau. Cũng có thể nói, trong số những người đàn ông bước qua đời Kiều thì Từ Hải chính là người đã cho Kiều được những ngày tháng hạnh phúc vẹn toàn nhất, không giống như mối tình đầu sớm tan vỡ với chàng Kim hay mối tình lắm oan trái với chàng Thúc. Ở Từ Hải ta thấy toát lên khí khái mạnh mẽ, sẵn sàng bảo bọc che chở được cho Thúy Kiều khỏi tai ương, khổ hạnh, thế nên chỉ khi ở bên cạnh Từ Hải Kiều mới thực sự được yên lòng, hưởng dụng cuộc sống. Tuy nhiên cùng với cái “côn quyền hơn sức”, “thao lược gồm tài” của mình thì Từ Hải ắt không thể chịu cuộc sống bó gối hưởng thụ ôn hương nhuyễn ngọc giống Thúc Sinh, hay việc trông đợi công danh như Kim Trọng được. Sự tài năng, mạnh mẽ và khí khái anh hùng đã thôi thúc Từ Hải tạm chia xa với Kiều để đi làm nghiệp lớn, trả món nợ công danh cho xứng với bậc trượng phu. Thế nên có thể rằng đối với lời nỉ non “nửa năm hương lửa đương nồng” của Kiều khi cho rằng khoảng thời gian hạnh phúc sao ngắn ngủi, thì đối với Từ Hải 6 tháng an yên bên mỹ nhân mà công danh vẫn dậm chân tại chỗ là quá dài. Vậy nên chàng đã nhanh chóng “thoắt đã động lòng bốn phương”. Một từ “thoát” đã đủ bộc lộ được quyết tâm, sự dứt khoát của Từ hải với việc ra đi lập nghiệp, bên cạnh đó mấy chữ “động lòng bốn phương” lại diễn tả cái tráng chí cao đẹp mang tầm vóc vũ trụ của nhân vật. Thêm hai chữ “trượng phu” lại càng bộc lộ niềm yêu, niềm trân trọng của Nguyễn Du đối với Từ Hải, bộc lộ ước mơ, lý tưởng của tác giả về một người anh hùng toàn diện hội tụ đầy đủ những phẩm chất cao đẹp, tráng chí bốn phương, có hoài bão lớn, thực hiện được công bằng luân lý của xã hội,... Bên cạnh đó tầm vóc và suy nghĩ rộng lớn của Từ Hải còn bộc lộ thông qua cái cách mà chàng hướng ánh mắt ra xa “trông vời trời bể mênh mang”, thể hiện khát vọng mãnh liệt vươn ra thế giới, đồng thời hành động cực kỳ dứt khoát, mau lẹ “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”, lại càng thể hiện quyết tâm làm nghiệp lớn của con người phi thường.

Đối với những lời xin đi theo nâng khăn sửa túi của Thúy Kiều, mỹ nhân bầu bạn, Từ Hải lại không cho đó là chuyện nên làm, mà nhẹ nhàng khuyên giả, đánh thức sự thấu tình đạt lý trong Kiều khi hỏi nàng rằng “Tâm phúc tương tri/Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”. Trước là trách Kiều vốn đã là vợ chồng bấy lâu, thấu hiểu lẫn nhau nhưng vẫn chưa thật thấu hiểu lòng mình, vẫn không thoát khỏi tâm trạng thường tình nhi nữ, để tình cảm lấn át lý trí, cản trở công danh. Nhưng đồng thời cũng là lời động viên an ủi Kiều hãy nghĩ thông suốt, để sao cho vợ chồng đồng lòng, nàng làm hậu phương, cho chàng thành chí lớn. Sau đó tiếp tục giải thích, bộc lộ tráng chí của bản thân qua những câu thơ:

“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Như vậy có thể thấy rằng lần dứt áo ra đi này của Từ Hải là quyết tâm phải làm nên công danh vĩ đại, những từ “mười vạn tinh binh”, “dậy đất”, “rợp đường”, đều thể hiện ước mơ về những chiến công hiển hách, lẫy lừng, gợi tả khí thế hùng tráng, huy hoàng của người anh hùng. Bên cạnh đó “làm cho rõ mặt phi thường” lại thể hiện sự tự ý thức về khả năng, tầm vóc phẩm chất xuất chúng của Từ Hải. Đồng thời câu “Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia” là lời hứa của Từ Hải dành cho Thúy Kiều, để làm yên lòng nàng, mong nàng cứ an phận một lòng chờ mình lập công danh sự nghiệp. Hơn thế nữa ta cũng thấy Từ Hải là một người biết trông xa nghĩ rộng, khi chàng nói với Kiều:

“Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu”

Bản thân Từ Hải ý thức được tầm vóc và tài năng của bản thân, đồng thời cũng nhận định một cách khách quan rằng hiện tại chàng đang không có gì trong tay, việc vướng bận nữ nhi thường tình chỉ càng khiến chàng phân tâm. Thêm vào đó Thúy Kiều phạn liễu yếu đào tơ việc theo sóc, bôn ba không phải là chủ ý hay, nàng làm sao chịu được cảnh “bốn bể không nhà”, lang thang đây đó, chinh chiến nhiều nơi, đến lúc ấy không chỉ nàng khổ, mà bản thân Từ Hải cũng không thể yên lòng làm nghiệp lớn. Vậy nên lựa chọn tốt nhất là để Kiều yên vị ở nhà chờ chàng, làm hậu phương vững chắc, để Từ Hải càng có thêm ý chí quyết tâm phấn đấu, không phụ lòng thiên hạ, cũng chẳng phụ lòng giai nhân. Điều đó bộc lộ qua lời hứa hẹn “Đành lòng chờ đó ít lâu/Chầy chăng là một năm sau vội gì”, bộc lộ lòng quyết tâm, ý chí mạnh mẽ nhanh chóng làm nên công danh sự nghiệp, chứ quyết không lằng nhằng dây dưa.

Sau khi bộc bạch, khuyên nhủ, Từ Hải từ biệt Thúy Kiều và dứt áo ra đi, câu thơ “Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi” là dụng ý thấu đáo của tác giả về công danh lẫy lừng của tác giả về sau. Việc lấy con chim bằng - loài chim cưỡi gió đạp sóng muôn nghìn dặm để diễn tả vẻ oai hùng, phi thường của người anh hùng Từ Hải, thể hiện sự trân trọng, ca ngợi tráng chí mạnh mẽ, kỳ vĩ sánh ngang tầm vóc vũ trụ của nhân vật. Đây là lúc chim bằng quạt cánh bay lên cùng mây gió, cũng là lúc người anh hùng ra đi tạo lập công danh hiển hách, vang danh thiên hạ, không phụ lòng núi sông.

Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du so với Từ Hải trong Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân hay trong truyện Vương Thúy Kiều của Dư Hoài là một cải tiến nghệ thuật mới mẻ và đầy ý vị. Nguyễn Du đã khéo léo hình tượng hóa nhân vật Từ Hải trở thành một người anh hùng với những vẻ đẹp lý tưởng, toàn diện, có giấc mộng kiến lập sự nghiệp vĩ đại, sự dứt khoát trong cách cư xử, sự thấu tình đạt lý rất phù hợp và xứng đôi với người con gái tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều. Từ đó mối tình Kiều - Hải càng trở nên đẹp đẽ, tô đậm tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du trong tác phẩm, ít nhất thì Vương Thúy Kiều bất hạnh nhưng cũng có lúc được hạnh phúc, được nhận những thứ xứng đáng với mình, cuộc đời nàng cũng có những lúc tươi đẹp thăng hoa, dẫu rằng để được như thế cái giá nàng phải trả trước và sau là quá đắt đỏ.

5.Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, mẫu số 5 (Chuẩn):

Nguyễn Du là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm rất nổi tiếng, trong đó phải kể đến tác phẩm nổi bật nhất là “Truyện Kiều”. Tác phẩm là lời phê phán xã hội phong kiến đương thời của Nguyễn Du đồng thời cũng là nơi gửi gắm mơ ước về một xã hội công bằng với người anh hùng xứng đáng là bậc trượng phu. Khát vọng ấy của Nguyễn Du được thể hiện qua nhân vật Từ Hải, đặc biệt là qua trích đoạn “Chí khí anh hùng”.

Sau những biến cố thăng trầm đầu tiên của cuộc đời, Kiều những tưởng được giải thoát khi nàng bắt gặp Thúc Sinh. Thế nhưng với tính cách nhu nhược yếu đuối, Thúc Sinh đã không thể mang cho nàng một cuộc sống bình yên. Chính lúc này, nàng lại một lần nữa rơi vào tay của những kẻ buôn người Bạc Bà, Bạc Hạnh và trở lại kiếp kĩ nữ lầu xanh. Và cuộc đời Kiều đã kịp rẽ hướng khi nàng bắt gặp Từ Hải. Tài năng, nhân cách cùng nhan sắc của nàng đã khiến chàng Từ vô cùng khâm phục. Vậy nên chàng đã giải thoát nàng khỏi chốn ô nhục và từ đó cùng nàng sánh duyên bên nhau:

“Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”

Chẳng bằng lòng với cuộc sống hiện tại, Từ Hải đã quyết chí ra đi để dựng lên nghiệp lớn sau nửa năm mặn nồng cùng nàng Kiều tài sắc. Đoạn trích chỉ với mười tám câu thơ nhưng đã cho ta thấy được ý chí, lý tưởng lớn lao mà Từ Hải muốn gây dựng, đồng thời cũng cảm nhận được mơ ước lớn lao của Nguyễn Du về một người anh hùng chân chính.

Mở đầu đoạn trích, người ta như thấy được cuộc tình vô cùng lãng mạn của đôi trai tài gái sắc. Thế nhưng, sau hình ảnh đầy lãng mạn ấy lại là mở đầu của một cuộc chia lý vì chí lớn:

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

“Nửa năm” chẳng phải là khoảng thời gian dài, nhưng nửa năm đó, Kiều và Từ Hải đã vô cùng gắn bó, vô cùng “mặn nồng”. Từ “hương lửa” được Nguyễn Du sử dụng ở đây như một hình ảnh ước lệ của tình yêu. “Hương lửa đương nồng” tức là tình cảm của đôi trai tài gái sắc đang rất mặn nồng, tưởng chừng như chẳng thể xa cách. Thế nhưng ngay trong tình yêu, chàng trai Từ Hải cũng luôn nung nấu ý định ra đi vì lý tưởng của mình. Ở đây, Nguyễn Du đã gọi Từ Hải là “trượng phu” – một người đàn ông có tài năng, đức độ, có chí lớn. Vậy nên, chẳng ngạc nhiên khi người “trượng phu” ấy đã “động lòng” chuẩn bị ra đi cho lý tưởng của mình. Chàng muốn được vùng vẫy, muốn được thỏa chí trong “trời bể mênh mang”, muốn được thỏa sức mà tung hoành mà dựng lên nghiệp lớn. Hình ảnh “trời bể mênh mang” như muốn khẳng định khát khao của chàng. Chính vì vậy, khi quyết chí ra đi, chàng vô cùng dứt khoát “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”. Quyết định nhanh chóng, trong dứt khoát của chàng “thoắt đa” đã được hiện thực hóa bằng hành động quyết liêt. Một mình cùng một thanh gươm, một con ngựa tốt, chàng quyết chí ra đi tìm kiếm lý tưởng cho mình một cách vô cùng kiên định. Tư thế của chàng vô cùng oai phong, lẫm liệt, hành động dứt khoát, xứng danh với danh từ “trượng phu” mà Nguyễn Du đã đặt cho chàng. Không những thế, ông còn đặt chàng Từ vào một tư thế sánh ngang với trời bể mênh mang, với trời đất để khẳng định tầm vóc của chàng. Nguyễn Du vẽ lên một người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ với lý tưởng to lớn, sẵn sàng ra đi vì lý tưởng đó.

So sánh tỏ lòng với chí khí anh hùng

Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng có dàn ý chi tiết

Bốn câu thơ đầu tuy ngắn ngủi nhưng đã cho ta thấy cảnh chia ly dứt khoát trong mặn nồng của Kiều và Từ Hải, đồng thời cũng chỉ ra tư thế hiên ngang, oai phòng, ý chí quật cường, hào hừng của người anh hùng mang tầm vóc vụ trụ này. Bằng những hình ảnh ước lệ, Nguyễn Du như muốn khẳng định ước mơ về người anh hùng thực hiện công lý của mình.

Sau những lời chia tay quyết liệt để ra đi của chàng Từ, Kiều đã tâm sự lòng mình cùng chàng:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi!
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Bằng không bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?”

Kiều chỉ một lòng một dạ được đi theo chàng, bởi nàng không muốn sống trong cảnh cô đơn, lạc lõng như trước. Chữ “tòng” mà nàng nói cũng là một trong những lễ nghi luân lý “phận gái tam tòng” của Nho giáo. Nó vô cùng hợp tình hợp lý. Thế nhưng, đáp lại lời Kiều, Từ đã nói rằng:

“Từ rằng: tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

Đối với chàng, Kiều không chỉ là người bạn đời, người chàng thương, yêu mến, mà là người bạn tâm giao, tri kỉ của chàng. Những lý tưởng của chàng chắc chắn nàng là người hiểu rõ nhất. Chính vì vậy, Từ Hải mới mong muốn nàng “thoát khỏi nữ nhi thường tình”, thoát khỏi những suy nghĩ thông thường của người phụ nữ mà hiểu và ủng hộ cho chàng. Vậy mà sao nàng vẫn chưa chịu hiểu cho chàng? Chàng có ý trách nàng. Chàng ra đi nhưng sẽ trở về cùng vinh quang chiến thắng để đường hoàng “rước nàng nghi gia”

“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Chàng ra đi thực hiện lý tưởng, nghiệp lớn, dựng binh nghiệp, trở về với tiếng chiêng, bóng cờ rợp trời. Lý tưởng đó của chàng một phần vì chàng mà một phần cũng vì nàng. Với cơ nghiệp ấy, cùng vinh quang ấy, chàng sẽ rước nàng làm vợ chính thức của mình. Để thực hiện điều lớn lao ấy sẽ phải trải qua biết bao khó khăn, “bốn bể không nhà”, người con gái mong manh như Kiều sao có thể chịu đựng được những thử thách nhường ấy? “Bón bể không nhà” cũng thể hiện ý chí tung hoành ngang dọc của Từ Hải. Lời chàng nói ra vừa là lời an ủi vừa là lời hứa hẹn với nàng một năm sau sẽ trở lại.

Những lời tâm sự của Từ Hải với Kiều không chỉ đơn thuần là lời vợ chồng hay tình nhân nói với nhau mà đó là lời tâm sự của những người “tâm phúc tương thông”, của người trượng phu với tri kỉ của mình. Những lời đó đã khẳng định rằng Từ Hải quả là một người anh hùng với khí chất hơn người, chí hướng lớn lao. Đó quả thật là người anh hùng đầy khát vọng, ý chí kiên cường đúng như những gì Nguyễn Du mong mỏi.

Kết thúc đoạn trích là hình ảnh quyết chí ra đi vì nghiệp lớn của Từ Hải:

“Quyết lời dứt áo ra đi
Cánh bằng tiện gió cắt lìa dặm khơi”

Chàng vừa dứt lời, liền ra đi, vô cùng kiên quyết và dứt khoát, không chần chừ, không để tình cảm lung lạc ý chí của mình. Tính cách này chúng ta đã từng chứng kiến khi chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, vô cùng dứt khoát và quyết liệt. Chàng ra đi được ước lệ ví von như cánh chim bằng, đặt trong không gian to lớn “dăm khỏi”, ta thấy hình ảnh chàng Từ như tượng trưng cho người anh hùng với lý tưởng cao đẹp, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ.

Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã khắc họa thật rõ nết hình ảnh người anh hùng Từ Hải “đội trời đạp đất ở đời”. Bằng bút pháp ước lệ tài hao của mình, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được ý chí lớn lao của người anh hùng Từ Hải. Ý chí, lý tưởng ấy thật mãnh kiệt, kiên trung và to lớn, khẳng định vị thế của một người anh hùng mang tầm vóc của vũ trụ.

Đoạn trích đã vẽ lên hình ảnh người trượng phu quyết chí ra đi vì chí lớn, vì lý tưởng của mình với lời hứa hẹn trở về vinh quang. Nó thật đúng với ước mong của Nguyễn Du về một người anh hùng sẽ dám đứng lên chống lại cường quyền, mang lại hạnh phúc và đòi lại công bằng trong xã hội.

6. Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu số 6:

Từ xưa, chí nam nhi "đầu đội trời, chân đạp đất" đã được đề cao, trong văn học cũng rất nhiều tác giả viết về chí khí đó. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã xây dựng hình tượng người anh hùng Từ Hải với khí phách kiên cường, hiên ngang luôn làm nên việc lớn. Đoạn trích " Chí khí anh hùng" đã thể hiện vẻ đẹp chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải quyết tâm dứt áo ra đi.

Đọc "Truyện Kiều", ta biết được Kiều hai lần bị vào lầu xanh, số phận đã đưa đẩy Kiều hết lần này đến lần khác khiến nàng rơi vào tuyệt vọng. Nhưng lần thứ hai Kiều bị đẩy vào lầu xanh thì may mắn thay Từ Hải bỗng xuất hiện và đưa nàng ra ngoài thoát khỏi cảnh ô nhục này. Từ Hải đã giúp nàng " Báo ân báo oán" với những kẻ trước đây đã hãm hại nàng cũng như với người đã giúp nàng. Hai người đã có cuộc sống hạnh phúc cùng nhau. Nhưng với người đàn ông có bản lĩnh lớn, chàng không bằng lòng với cuộc sống êm đềm vậy, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích " Chí khí anh hùng" được trích từ câu 2213 đến câu 2230 trong tác phẩm.

Trước tiên, bốn câu thơ đầu nêu lên bối cảnh và lí do dẫn đến cuộc chia ly giữa Kiều và Từ Hải:

" Nửa năm đương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong"

Câu thơ đầu tiên cho ta thấy được Kiều và Từ Hải mới sống với nhau nửa năm với cuộc sống vô cùng êm đềm, tình yêu giữa hai người nồng nàn, say đắm. Nửa năm là khoảng thời gian ngắn hai người sống bên nhau, đây có lẽ là thời gian Kiều được sống bình yên và hạnh phúc nhất trong suốt mười lăm năm lưu lạc. Bởi trước đó, dù Kiều cũng từng sống với Thúc Sinh nhưng nàng chỉ làm vợ lẽ. Sự yêu thương của Thúc Sinh không mang lại cho nàng sự an toàn trọn vẹn bởi Kiều vẫn bị Hoạn Thư - vợ cả hành hạ. Nhưng sau nửa năm đó Từ Hải lại có ý định muốn ra đi thực hiện lí tưởng. "Trượng phu" là chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng, tác giả cũng muốn tỏ lòng khâm phục và ca ngợi Từ Hải. "động lòng bốn phương" chính là chí hướng mà Từ Hải đang muốn tung hoành thiên hạ. Đó cũng chính là chí lớn của người đàn ông sống trong thời trung đại, mong muốn phương trời tự do, vùng vẫy khắp nơi, quyết lập sự nghiệp phi thường. Từ Hải đã vô cùng dứt khoát và cuộc sống vợ chồng không thể giữ chân được chàng. Tư thế của chàng khi ra đi chính là "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" chàng một mình, một gươm, một ngựa đi liền một mạch, dứt khoát. Chàng mang tư thế của con người tự tin, làm chủ phương trời tự do. Tác giả đã đặt nhân vật trong sự tương phản với không gian rộng lớn "trời bể mênh mang" với hình ảnh "thanh gươm yên ngựa" chỉ một mình. Hình ảnh con người hiện lên không hề nhỏ bé mà sánh ngang cùng vũ trụ rộng lớn. Bốn câu thơ đầu đã miêu tả cuộc sống hạnh phúc của Kiều và Từ cùng với đó là chí lập công danh của người anh hùng.

So sánh tỏ lòng với chí khí anh hùng

Những bàiCảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng hay nhất

Mười hai câu thơ tiếp theo chính là cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải để qua đó ta cũng thấy tính cách của anh hùng khi ra đi vì sự nghiệp lớn. Câu nói của Kiều:

" Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng,"
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"

đã thể hiện tâm trạng cũng như tâm lí của Kiều không chỉ yêu mà còn hiểu, khâm phục kính trọng Từ. Cụm từ "Phận gái chữ tòng" ở đây chính là quan niệm phong kiến thời xưa: "Phu xướng phụ tùy, xuất giá tòng phu", Kiều đã nguyện gắn bó cuộc đời của nàng với Từ Hải. Thúy Kiều ý thức được bồn phận của người vợ mà cũng thể hiện tình yêu với chồng. Nàng muốn níu giữ tình yêu đó mà quyết một lòng đi theo chồng. Trước mong muốn đó của Kiều, Từ đã nói rằng:

"Từ rằng: "Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình"

Từ đã nói rằng, bây giờ hai người đã hiểu lòng nhau, coi nàng là người tri âm, tri kỉ của mình. Từ Hải khuyên Kiều nên vượt lên thói tầm thường nhi nữ và chàng đưa ra lời hứa của mình: Bao giờ mười vạn tinh binh, tiếng chiêng, bóng tinh rợp đường để đón nàng thì mới thỏa mãn. Từ đã đưa ra một viễn cảnh vô cùng tốt đẹp và hạnh phúc giữa hai người. Chàng muốn làm nên sự nghiệp lớn xuất chúng và hứa sẽ trở về để đón nàng "rước nàng nghi gia". Mong nàng hãy chờ đợi một năm bởi chàng không biết là sẽ đi đâu mà nàng đi theo sẽ càng vướng bận. Chàng không muốn Kiều vất vả vì mình.

Hai câu thơ cuối thể hiện sự dứt áo ra đi của Từ Hải:

" Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi."

Từ Hải mang theo thái độ và cử chỉ vô cùng dứt khoát, mạnh mẽ không chần chừ, do dự. Viễn cảnh không gian ra đi của Từ qua hình ảnh "gió mây" và "dặm khơi" để gợi không gian rộng lớn, kì vĩ, tự do. Hình ảnh "chim bằng" tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, phi thường sánh ngang cũng tầm vóc vũ trụ. Câu thơ đã thể hiện ước mơ về người anh hùng của Nguyễn Du với bản lĩnh, khí phách phi thường.

Qua đoạn trích "Chí khí anh hùng", Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Từ Hải với khát vọng và chí lớn của bậc nam nhi. Đọc những câu thơ trong đoạn trích, người đọc hiểu và khâm phục chí làm trai của nam nhi thời trung đại.

-----------------HẾT-------------------

Chí khí anh hùng là đoạn trích đặc sắc trong đại kiệt tác Truyện Kiều, khám phá giá trị và những đặc sắc của đoạn trích, bên cạnh bàiCảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Chí khí anh hùng, Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, Phân tích khát vọng và lí tưởng anh hùng của Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng, Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng.

  • Dàn ý Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng
  • Nghị luận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

Bài cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du giúp các em hiểu hơn về hình tượng người anh hùng Từ Hải với những phẩm chất đáng quý: có lí tưởng, khát vọng cao đẹp, mạnh mẽ dứt khoát trong hành động ra đi.

Cảm nghĩ của em về nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều Dàn ý cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng Dàn ý nhận xét về cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng Nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Phân tích khát vọng và lí tưởng anh hùng của Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng

I. Dàn ý Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về đoạn trích Chí khí anh hùng

2. Thân bài

* Khát vọng lên đường của Từ Hải:
- Lên đường lập nghiệp ngay lúc cuộc sống lứa đôi với Thúy KIều mặn nồng, hạnh phúc nhất.
--> Khát vọng, ý chí của người anh hùng có hoài bão, lí tưởng
- Khao khao tung hoành, lập nên sự nghiệp lớn “động lòng bốn phương”

* Tư thế lên đường:
- “Thoắt” hành động nhanh chóng, dứt khoát
- “Thanh gươm yên ngựa”--> Tư thế hiên ngang, dũng mãnh của người anh hùng
- “Lên đường thẳng rong” --> Đi liền một mạch, không lưu luyến, bịn rịn
--> Tư thế oai phong, mạnh mẽ.

* Lí tưởng cao đẹp của người anh hùng:
- Gây dựng sự nghiệp lớn
- Quyết tâm ra đi thực hiện lí tưởng

* Lời hứa với Thúy Kiều:
- Khuyên Kiều vượt qua tình cảm thông thường
- Lời hứa mang “mười vạn tinh binh” để rước Kiều “nghi gia” khi trở về
=> Từ Hải là người anh hùng có lí tưởng, khát vọng cao đẹp cũng là người trượng phu tình nghĩa, có tình cảm sâu lặng với người tri kỉ.

3. Kết bài

Cảm nhận chung:
- Đoạn trích ca ngợi chí làm trai của bậc trượng phu
- Từ Hải là hình ảnh người anh hùng lí tưởng.

>> Các em có thể xem thêm mẫu Dàn ý Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng tại đây.