So sánh tiếng việt và tiếng quảng đông năm 2024

  • 1. GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- VƢƠNG DŨNG TUẤN (WANG YONG JUN ) ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG QUẢNG ĐÔNG Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS.Nguyễn Văn Chính Hà Nội - Năm 2018
  • 2. cùng luận văn của em đã hoàn thành sau một thời gian cố gắng và nỗ lực. Trong hai năm học tập tại khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và trong quá trình hoàn thành luận văn này , em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn quý báu của các thầy cô giáo. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất của mình tới các thầy cô giáo. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Văn Chính, tận tâm chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em viết luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của khoa Ngôn ngữ học –Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Do khả năng em còn hạn chế, nếu luận văn này có gì thiếu sót hy vọng được các thầy cô hướng dẫn và giúp đỡ. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, gia đình và các bạn! Xin trân trọng cảm ơn Hà Nội,ngày tháng năm 2018 Học viên Vƣơng Dũng Tuấn
  • 3. TẮT D1: Danh từ hoặc đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất. D2: Danh từ hoặc đại từ nhân xưng ở ngôi thứ hai. D3: Danh từ hoặc đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba. P: Phần biểu thị lõi sự tình (nội dung mệnh đề lô gíc). Vt: Vị từ tính chất/ trạng thái. Tct: Từ cảm thán/ tiểu từ tính thái. V: Động từ V(p): Vị từ, động từ có thể có phần phụ C: Bổ ngữ N: Danh từ
  • 4. MƠ ̉ ĐẦ U ............................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3 5. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 3 6. Bố cục của luận văn ..................................................................................... 4 PHẦ N NỘI DUNG............................................................................................ 5 CHƢƠNG 1 : CƠ SƠ ̉ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐÊ ́ N ĐỀ TÀI .................... 5 I. HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ.......................................................................... 5 1.1. Khái niệm hành động ngôn từ (Hành vi ngôn từ) ..................................... 5 1.2. Các hành động ngôn từ.............................................................................. 6 1.2.1. Hành động tạo lời................................................................................... 6 1.2.2. Hành động tại lời.................................................................................... 6 1.2.3. Hành động mượn lời............................................................................... 7 1.3. Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ....................................................... 8 1.3.1. Điều kiện ban đầu................................................................................... 9 1.3.2. Điều kiện chân thành............................................................................10 1.3.3. Điều kiện thiết yếu (điều kiện căn bản)................................................11 1.4. Phân loại các hành động ngôn từ.............................................................11 1.4.1. Phân loại hành động ngôn từ theo J.Austin .........................................11 1.4.2. Phân loại hành động ngôn từ theo J.R.Searle......................................12 1.5. Phân biệt phát ngôn ngôn hành tường minh và phát ngôn ngôn hành nguyên cấp......................................................................................................12 1.5.1. Phát ngôn ngôn hành tường minh........................................................12 1.5.2. Phát ngôn ngôn hành nguyên cấp ........................................................13
  • 5. ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp.................14 1.6.1. Nghĩa tường minh (hiển ngôn) và nghĩa hàm ẩn (hàm ngôn)..............14 1.6.2. Hành động ngôn từ trực tiếp (hiển ngôn) và hành động ngôn từ gián tiếp (hàm ngôn)......................................................................................................17 II. HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TIẾNG VIỆT.........................................18 2.1. Cầu khiến và hành động cầu khiến..........................................................18 2.2. Phân loại hành động cầu khiến................................................................21 2.3. Phương thức biểu hiện hành động cầu khiến ..........................................24 2.3.1. Phương thức biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp ........................25 2.3.2 Phương thức biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp........................26 III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ...............................................................................................................27 3.1 Khái niệm so sánh, đối chiếu trong ngôn ngữ học...................................27 3.2. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu....................................................28 3.3 Những cách tiếp cận cơ bản nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ ..................29 3.3.1. Nghiên cứu đối chiếu một chiều...........................................................29 3.3.2. Nghiên cứu đối chiếu hai chiều............................................................29 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN TƢƠ ̀ NG MINH TRƢ̣C TIÊ ́ P BIÊ ̉ U HIỆN HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TR ONG TIÊ ́ NG VIỆT(LIÊN HỆVƠ ́ I TIÊ ́ NG QUẢNG ĐÔNG )..............................................................................................30 2.1 Phương tiện tường minh...........................................................................30 2.1.1 Động từ ngôn hành...............................................................................30 2.1.2 Động từ ngôn hành cầu khiến ..............................................................33 2.1.3 Khảo sát cụ thể .....................................................................................34 2.2. Phương tiện bán tường minh ...................................................................40 2.2.1. Động từ cầu khiến đặc biệt: mong (希望) , muốn(想).........................40 2.3. Tiểu kết....................................................................................................42
  • 6. TIỆN NGUYÊN CÂ ́ P TRƢ̣C TIÊ ́ P BIÊ ̉ U HIỆN HÀNH ĐỘNG CẦ U KHIÊ ́N TRONG TIÊ ́ NG VIỆT(LIÊN HỆVƠ ́ I TIÊ ́ NG QUẢNG ĐÔNG )..............................................................................................43 3.1. Phương tiện nguyên cấp ..........................................................................43 3.1.1 Nhóm vị từ tình thái “hãy, đừng, chớ”(都/冇)......................................43 3.1.2 Nhóm tiểu từ tình thái cầu khiến cuối câu.............................................49 3.2. Phương tiện bán nguyên cấp ...................................................................60 3.2.1 Nhóm động từ tình thái cầu khiến: nên, cần, phải (應/要) ..................60 3.2.2 Động từ Để (俾)....................................................................................66 3.2.3.Động từ giúp, hộ, cho(俾) .....................................................................67 3.3. Tiểu kết...................................................................................................69 PHẦ N KÊ ́ T LUẬN.........................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................72
  • 7. ĐẦ U 1. Lí do chọn đề tài Việc nghiên cứu câu cầu khiến đã từ lâu thu hút các nhà ngôn ngữ học ở các nước phương Tây. Hành động cầu khiến nói riêng và hành động ngôn từ (speech acts) nói chung là những vấn đề thuộc về ngữ dụng học, một phân ngành của ngôn ngữ học phát triển khá mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây. Ngữ pháp truyền thống đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến câu cầu khiến nhưng chủ yếu xoay quanh vấn đề “phân loại câu theo mục đích phát ngôn”. Về vấn đề này, trong hơn ba thập niên qua, lý thuyết về hành động ngôn từ của J.L. Austin, H.P. Grice, J.R.Searle đã xác định những cách tiếp cận mới sâu sắc và toàn diện hơn. Lý thuyết này cho rằng ngôn ngữ có chức năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp, nhưng đơn vị giao tiếp cơ bản không phải là câu hay một hình thức ngôn ngữ nào đó mà là một phát ngôn nhằm thực hiện một hành động nhất định. Cầu khiến là một trong những hành động ngôn từ được người nói thực hiện để yêu cầu điều khiển người nghe hành động theo chủ ý của mình. Đây là một vấn đề thuộc về dụng pháp nên nó thể hiện đặc trưng văn hoá của từng địa phương, có mối liên hệ mật thiết với tính lịch sự trong giao tiếp. Tùy theo hoàn cảnh phát ngôn, đối tượng tiếp nhận mà người nói thực hiện những phương thức khác nhau: trực tiếp hay gián tiếp. Do vậy, chúng tôi nhận thấy hành vi cầu khiến trong tiếng Việt và tiếng Quảng Đông là một vấn đề lý thú và bổ ích. Để tiện cho việc miêu tả, phân loại, chúng tôi tiếp thu quan điểm của những người đi trước. Cụ thể là, chúng tôi dựa theo quan điểm của ngữ pháp học truyền thống về việc phân loại câu theo mục đích phát ngôn. Đó là việc xác định được mục đích giao tiếp của từng kiểu câu và những dấu hiệu hìnhthức điển hình tương ứng để khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa ngữ dụng (các hành động tại lời) của các phát ngôn. Từ đó, chúng tôi xác định phương thức thể hiện phù hợp với hành động cầu khiến trong tiếng Việt và Tiếng Quảng Đông. Hướng
  • 8. tôi là tập hợp các phát ngôn có hiệu lực tại lời cầu khiến xuất hiện chủ yếu trong phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách văn chương nghệ thuật, phong cách chính luận để khảo sát, khái quát hoá đặc trưng về hình thức cấu tạo và nội dung ý nghĩa của từng phương thức. Việc nghiên cứu về hành vi cầu khiến trong tiếng Việt có liên hệ với tiếng Quảng Đông chưa ai đề cập đến, do vậy chúng tôi chọn đề tài “Đối chiếu hành vi cầu khiến trong Tiếng Việt và Tiếng Quảng Đông” với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ cho lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp– ngữ nghĩa của lời. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn này nghiên cứu về câu cầu khiến tiếng Việt, và liên hệ với câu cầu khiến tiếng Quảng Đông, để khảo sát sự giống nhau và khác nhau của chúng ở hai ngôn ngữ. 3. Phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Câu cầu khiến là một kiểu câu được phân loại dựa vào mục đích phát ngôn (mục đích nói) chứ không thuần túy chỉ dựa vào cấu trúc như hướng phân loại câu theo cấu trúc. Tức là xuất phát từ mục đích giao tiếp để tìm ra phương tiện hình thức thể hiện các chức năng nghĩa học và dụng học của câu cầu khiến. Nhiệm vụ của luận văn này là trên cơ sở kế thừa những kết quả đã có được của những nhà nghiên cứu và công trình nghiên cứu trước, chúng tôi sẽ bước đầu miêu tả đặc điểm của câu cầu khiến trong tiếng Việt và liên hệ với tiếng Quảng Đông nhằm làm rõ đặc điểm biểu hiện hành động cầu khiến trong hai ngôn ngữ. Trong luận văn này chúng tôi tập trung khảo sát các phát ngôn cầu khiến trong Tiếng Việt và tiếng Quảng Đông gồm :  Chỉ ra các đặc điểm của các phát ngôn cầu khiến trong Tiếng Việt.  Các biểu hiện hành vi cầu khiến trong Tiếng Việt.  Những đặc điểm văn hóa xã hội tác động đến phương thức biểu hiện hành vi cầu khiến trong Tiếng Việt.
  • 9. và đối chiếu với Tiếng Quảng Đông (Trung Quốc) tương đương nhằm chỉ ra những đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:  Phương pháp thống kê phân loại: được sử dụng để thống kê và phân loại các phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành động cầu khiến trong tiếng Viê ̣t và tiếng Quảng Đông  Phương pháp phân tích: được sử dụng để phân tích, miêu tả cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành động cầu khiến trong kịch của tác giả,làm rõ vai trò của các phương tiện này trong tiếng Viê ̣t và tiếng Quảng Đông  Phương pháp so sánh, đối chiếu: để làm rõ sự giống và khác nhau giữa các kiểu câu biểu thị trực tiếp hành động cầu khiến với các kiểu câu gián tiếp biểu thị hành động cầu khiến trong tiếng Viê ̣t và tiếng Quảng Đông  Nhằm làm sáng tỏ hành vi từ cầu khiến trong Tiếng Việt và chỉ ra nét tương đồng và sự khác biệt giữa hành vi cầu khiến trong Tiếng Việt và Tiếng Quảng Đông (Trung Quốc) . Qua đó dựa vào kết quả đã phân tích, sử dụng phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu để tiến hành đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những tương đồng và khác biệt của hai ngôn ngữ trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa và các nghĩa chuyển dịch. 5. Ý nghĩa của đề tài Về mặt lý luận,việc nghiên cứu hành động cầu khiến trong tiếng Việt và liên hệ với tiếng Quảng Đông có ý nghĩa đặc biệt đối với những vấn đề lý luận và thực tiễn của ngữ dụng học và lý thuyết giao tiếp, vấn đề tổ chức và tri nhận lời nói. Luận văn hy vọng góp phần làm rõ thêm các về khái niệm hành động cầu khiến, phân loại các hành động cầu khiến, những vấn đề mà xưa nay đã đề cập đến nhưng chưa được quan tâm đúng mức và chưa được lý giải đầy đủ.
  • 10. tiễn, việc miêu tả các phương thức thể hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt có thể đóng góp thêm cho việc miêu tả, phân tích và lý giải cụ thể, thiết thực cho vấn đề dạy, học tiếng Việt và tiếng Quảng Đông không chỉ là ở vấn đề học để giao tiếp mà còn để tìm hiểu về lý luận.Từ đó sinh viên có thể nắm chắc về lý thuyết và sự khác biệt và những đặc điểm của câu cầu khiến ở hai ngôn ngữ, giúp cho việc sự dụng tốt hai ngôn ngữ này. 6. Bố cục của luận văn Chương 1 : Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài Chương 2: Phương tiện tường minh trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Quảng Đông) Chương 3: Phương tiện nguyên cấp trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Quảng Đông)
  • 11. DUNG CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI I. HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ 1.1. Khái niệm hành động ngôn từ (Hành vi ngôn từ) Trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy được thể hiện hết sức đa dạng nhưng đều được gọi chung là các hành vi ngôn ngữ . Mối liên hệ giữa ngôn ngữ - hành vi con người là hiển nhiên, trong nghiên cứu ngữ dụng học, loại hành vi này không thể bỏ qua . Hành vi ngôn ngữ là một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Nếu như L Wittgenstein là người đặt tiền đề thì J. L. Austin lại là người đặt nền móng cho lý thuyết hành động ngôn từ. Qua công trình nghiên cứu “How to do thing with words” ông bày tỏ luận điểm “To say is to do something” (nói là làm) Ông cho rằng để biểu hiện, diễn tả một hành động ngôn từ thì cần phải nói ra điều đó và làm - đi vào thực tế, thực tiễn sử dụng ngôn ngữ. Từ luận điểm này mà người ta đã xây dựng nên lý thuyết về hành động ngôn từ. Như vậy, hành động ngôn từ là nhấn mạnh bản chất của câu nói. Khi ta nói một câu nghĩa là ta đã thực hiện một hành động nào đó. Chẳng hạn như thông báo, khuyên, chúc mừng, tuyên bố, hứa hẹn,… Đó là những hành động được thực hiện bằng ngôn từ và được gọi là hành động ngôn từ. Thuật ngữ “hành động ngôn từ” có thể khiến nhiều người hiểu nhầm. Nó bị coi là đồng nghĩa với “hành động phát ngôn ra câu nói” hơn là để biểu thị như nó đã biểu thị, một bộ phận cụ thể nào đó của sản phẩm nói năng. Trong lý thuyết của mình, J.L.Austin xem hành động ngôn từ là một thể thống nhất những hành động: - Hành động tạo lời (locutionary act) - Hành động tại lời (illocutionary act) - Hành động mượn lời (perlocutionary act)
  • 12. động ngôn từ 1.2.1. Hành động tạo lời J.L.Austin đặt tên cho hành động này là “nói một điều gì đó”. Đây là hành động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để tạo nên một câu nói.Hành động tạo lời là các chất liệu ngôn ngữ như đơn vị từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, cách phát âm được người nói lựa chọn sử dụng trong câu nói. Đó là phần nghĩa biểu thị thực tại khách quan trong câu.Là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu ... để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung. 1.2.2. Hành động tại lời Hành động tại lời là nói một điều gì đó và thực hiệnđiều đó như thế nào và thực hiện hành động ấy phải ngay khi phát ra câu nói . Hành động được thực hiện ngay trong khi nói, là hành động ngôn từ thể hiện mục đích giao tiếp nhất định của câu. Hành động tại lời cũng gọi là hành động ngôn trung của câu, nó tạo nên giá trị ngôn trung của câu.Đó là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Ví dụ về hành vi ở lời: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, hứa hẹn, khuyên bảo v.v... khi chúng ta hỏi ai về một cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta, cho dù trả lời không biết. Không trả lời, không đáp lại câu hỏi, người nghe bị xem là không lịch sự. Khác với hành vi mượn lời, hành vi ở lời có ý định (hay có đích), có quy ước và có thể chế. Dù rằng quy ước và thể chế của chúng không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác. Có thể nói, nắm được ngôn ngữ không chỉ nắm được ngữ âm, từ ngữ, câu v.v... của ngôn ngữ đó mà còn nắm được những quy tắc điểu khiển các hành vi ở lời trong ngôn ngữ đó, có nghĩa là biết các quy tắc để “hỏi”, “hứa hẹn”, “yêu cẩu”, “mời”... sao cho đúng lúc đúng chỗ, cho thích hợp với ngữ cảnh, với người được hỏi v.v... Thí dụ ở xã hội Việt Nam và Á Đông nói chung, hỏi SP2 về tuổi tác, về tình trạng
  • 13. là được phép, là tỏ sự quan tâm của ngửời hỏi với người được hỏi. Trái lại, hỏi về vấn đề đó trong xã hội phương Tây lại bị xem là không lịch sự. Ví dụ: – Không nói chuyện riêng. (Hành động tại lời là đề nghị học sinh không nói chuyện riêng trong lớp) Vì vậy hành động tại lời chính là lực ngôn trung, là đích phát ngôn. Nó bị chi phối bởi các quy tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng với những điều kiện sử dụng được thực hiện. Cốt lõi của hành động ngôn từ chính là hành động tại lời. 1.2.3. Hành động mƣợn lời Hành động mượn lời là hành động thông qua phương tiện ngôn ngữ tác động đến tâm lí, hành động người nghe để tạo ra hiệu quả ngoài ngôn ngữ như xúc động, yên tâm, phấn khởi v.v…Đó là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Ví dụ, nghe phát ngôn sai khiến: Đóng cửa lại! SP2 có thể đứng dậy, đi ra cửa và đẩy cánh cửa cho kín lại, anh ta cũng có thể bực tức, càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu. Hành động vật lí đóng cửa, sự bực tức đều thuộc hành vi mượn lời. Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn lời của phát ngôn. Có những hiệu quả mượn lời là đích của một hành vi ở lời (như đóng cửa là hiệu quả mượn lời của hành vi ở lời điều khiển), nhưng cũng có những hiệu quả không thuộc đích của hành vi ở lời (như vùng vằng, gắt gỏng, khó chịu khi nghe lệnh). Những hiệu quả mượn lời rất phân tán, không tính toán đƣợc. Chúng không có tính quy ước (trừ hành vi mượn lời đích của hành vi ở lời).Với một hành động mượn lời, người nghe có thể không nhậnra ngay mặc dù hiểu được hành động tại lời. Một hành động tại lời có thể có nhiều hành động mượn lời khác nhau. Ví dụ : * Một hành động tại lời là người nói không muốn tiếp chuyện với người nghe và đưa ra một lời yêu cầu trực tiếp:
  • 14. Anh về đi cho em ngủ. Tiếng Quảng Đông : -你返去啦俾我訓下. * Hành động mượn lời có thể là một trong những trường hợp sau: Tiếng Việt : - Mấy giờ rồi anh? Tiếng Quảng Đông : - 宜家幾點咧? Tiếng Việt : - Ngày mai em phải dậy sớm. Tiếng Quảng Đông : - 聽日我要早起。 Tiếng Việt : - Anh à ! Mẹ thường nhắc nhở em đi ngủ sớm kẻo bị ốm,… Tiếng Quảng Đông : - 啊,我媽都成日同我講要早啲訓唔陣會生病嘅。 1.3. Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ Hành động ngôn từ được thể hiện rõ nét trong hoạt động giao tiếp của con người. Mỗi hành động ngôn từ phải có những điều kiện nhất định thì hành động mới được thực hiện. Muốn cho người nghe thực hiện một hành động nào đó như yêu cầu (要求), đề nghị(俾意見), sai bảo(指使,吩咐), khuyên răn(勸 告)… mà người nói mong muốn thì người nói phải lựa chọn cách nói nào đó để người nghe không chỉ hiểu điều mình nói ở bề mặt ngôn từ mà còn tri nhận được đích ngôn trung. Bởi vậy, để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần quan tâm đến các điều kiện sử dụng của các hành động ngôn từ này. Những điều kiện chi phối ấy, L.Wittgenstein gọi là “trò chơi ngôn ngữ” vàJ.L.Austin cũng đưa ra luận điểm “nói là làm”, nói là một cách sử dụng âm thanh ngôn ngữ để bộc lộ một nội dung thông báo nào đó. Đối với hành động ngôn từ tạo lời, các điều kiện sử dụng và cấu tạo của nó là về ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp của một ngôn ngữ. Chonên nếu muốn yêu cầu (要求), đề nghị (俾意見), sai bảo (指使,吩咐), khuyên răn (勸 告)…người nào đó thì chắc chắn cả người nói lẫn người nghe phải đồng nhất
  • 15. Có như thế thì cuộc hội thoại bằng ngôn ngữ mới được diễn ra và hành động đó mới được thực hiện. Đồng thời các phía người nói lẫn người nghe không bị hạn chế về mặt sinh lý như câm (phía người nói) và điếc (phía người nghe). Các hành động tại lời cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định. Các hành động tại lời bị chi phối bởi các quy tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng vì vậy mỗi loại hành động tại lời có những điều kiện sử dụng của nó mà Austin gọi tên chúng là những điều kiện thuận lợi. Về vấn đề này Searle chia làm 3 loại chính như sau: Điều kiện ban đầu Điều kiện chân thành ( chân thực) Điều kiện thiết yếu (điều kiện căn bản) 1.3.1. Điều kiện ban đầu Điều kiện này liên quan đến quan hệ giữa hai người: người nói và người nghe, tới những ý nguyện, lợi ích và khả năng của người nghe. Ví dụ: Hành động ngôn từ ra lệnh. Về quyền lợi: người nói là người ra lệnh, người nghe là người nhận lệnh Người nói là người có lợi, người nghe là người bị thiệt (về thời gian, công sức hay tiền của…) Về vị thế giao tiếp: Người nói có vị thế giao tiếp (biểu hiện vị thế xã hội) cao hơn hoặc là người bậc trên. Người nghe có vị thế giao tiếp thấp hơn hoặc là người bậc dưới (trong trường hợp vị thế xã hội không bình đẳng) Hệ quả là tính bắt buộc cao. Ra lệnh là làm một việc gì đó cho tôi, hoặc cho cả anh và cả tôi hoặc không liên quan gì đến anh nhưng anh vẫn phải làm.
  • 16. ra lệnh cho người nghe thực hiện một hành động nào đó thì đương nhiên là hành động đó chưa được thực hiện trong quá khứ hoặcthực hiện rồi nhưng chưa đạt yêu cầu nên người nói mới ra lệnh cho người nghe thực hiện hay thực hiện lại mà thôi. Đồng thời người ra lệnh cần biết được rằng người nhận lệnh có khả năng hiểu được và thực hiện được mệnh lệnh của mình. 1.3.2. Điều kiện chân thành Điều kiện này tập trung chủ yếu nói đến trạng thái tâm lý của hành động mà người nói thực hiện. Thông báo hay ra lệnh một điều gì đó cho người khác thì phải tâm niệm rằng thông tin đó là sự thật và phải thực sự mong muốn người nhận lệnh, nhận thông tin chấp hành, đồng ý. Nếu là hỏi thì không phải là hỏi xã giao, lấy lệ. Nếu là mời mọc thì phải mong muốn người nghe nhận lời mời của mình. Ví dụ : Hành động ngôn từ mời mọc: (mời ăn uống, vui chơi, học tập, làm việc,…) Về quyền lợi: người nói là người chịu thiệt (người nói phải tốn tiền, mất thời gian chuẩn bị bữa ăn…), người nghe là người thường được hưởng lợi Vì vậy, một lời mời chân thành không chỉ hiển ngôn điều lợi người nghe sẽ nhận được mà cần phải gia tăng tính ép buộc sao cho không làm mất đi tính lịch sự của lời mời. So sánh hai phát ngôn sau, chúng ta sẽ thấy rõ điều này. (1). Tiếng Việt : - Thế nào tối mai anh cũng phải tới nhà em ăn cơm đấy nhé! Tiếng Quảng Đông : - 點樣我廳晚都會去你屋企食飯嘅。 (2). Tiếng Việt : - Tối mai anh (có) tới nhà em ăn cơm được không? Tiếng Quảng Đông : - 廳晚我去你屋企食飯得咩? Phát ngôn (1), người nói dùng câu cầu khiến trực tiếp để mời mọc. Phát ngôn (2), người nói dùng câu cầu khiến bằng hình thức hỏi để mời mọc.Như thế người nói đã đặt người nghe vào một tình huống lựa chọn
  • 17. cảnh nào đó thì có thể coi đây là mời cho có mời thôi, chứ chưa phải là một lời mời tha thiết. 1.3.3. Điều kiện thiết yếu (điều kiện căn bản) Đây là điều kiện nói về trách nhiệm, sự ràng buộc với người nói hoặc người nghe khi hành động đã được thực hiện. Đối với hành động ra lệnh thì trách nhiệm ấy thuộc về người nhận lệnh. Điều kiện thiết yếu của hành động mời mọc là người nghe sẵn lòng nhận lời mời, của hành động khuyên răn là người nghe nhận thấy được giá trị của lời khuyên và thực hiện lời khuyên ấy hay của hành động yêu cầu đề nghị là người nghe chấp nhận lời yêu cầu, đề nghị… Ngoài ra lý thuyết hành động ngôn từ của Searle còn có các điều kiện khác như: điều kiện xuất phát và tới đích, điều kiện về nội dung mệnh đề… có tác động không nhỏ vào hiệu quả giao tiếp trong hội thoại. 1.4. Phân loại các hành động ngôn từ 1.4.1. Phân loại hành động ngôn từ theo J.Austin Trên thực tế, trong một ngôn ngữ có thể có rất nhiều hành động ngôn từ và đối chiếu giữa các ngôn ngữ với nhau thì chúng có sự khác biệt nhất định. Trong công trình năm 1962, Austin đã phân loại các hành động tại lời thành 5 lớp lớn: Phán xét (Verdictive) Hành xử (Exercitive) Cam kết (Commisive) Ứng xử (Behabitive) Bày tỏ (Expositive) Tuy quan niệm của J.L.Austin đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn có những hạn chế nhất định mà theo Searle hạn chế đó là chỉ phân loại các động từ ngữ Searle là người đầu tiên vạch ra hạn chế của Austin. Ông cho rằng Austin không định ra các tiêu chí phân loại nên kết quả phân loại có sự chồng chéo.
  • 18. hành động ngôn từ theo J.R.Searle J.R.Searle phân loại các hành động ngôn từ có sự tiến bộ hơn so với J.L.Austin. Tác giả Nguyễn Đức Dân [4] tóm lược: Searle đã nêu ra mười hai phương diện (dimensions) mà các hành vi ngôn ngữ có thể khác nhau. Trong số này, ông chọn bốn tiêu chí cơ bản để phân loại các hành động tại lời. Đích ở lời (Illocutionary point) Hướng của sự khớp ghép (Direction of fit) Trạng thái tâm lý được biểu hiện. Nội dung mệnh đề. Dựa vào những tiêu chí này mà J.R.Searle chia hành động ngôn từ ra thành 5 loại : Khẳng định (Assertives) Cầu khiến (Directive) - Mệnh lệnh Hứa hẹn (Commissive) Bày tỏ (Expressive) Tuyên bố (Declaratives) Như vậy, J.L.Austin và J.R.Searle đã đưa ngôn ngữ vào sự phong phú, đa dạng nhưng không kém phần phức tạp của hoạt động ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày. Lý thuyết trên đã khẳng định giao tiếp cơ bản của ngôn từ là một phát ngôn thực hiện hành động. 1.5. Phân biệt phát ngôn ngôn hành tƣờng minh và phát ngôn ngôn hành nguyên cấp 1.5.1. Phát ngôn ngôn hành tƣờng minh Phát ngôn ngôn hành tường minh là phát ngôn có chứa những dấu hiệu chỉ ra chính hành động được thực hiện khi phát ra phát ngôn đó. Ví dụ: (1) Tiếng Việt : Con xin lỗi mẹ, con đã để mẹ phải chờ! Tiếng Quảng Đông : - 媽對唔住,要你等我。
  • 19. : Này, mời bà lên xe!... Hai... hàọ..! Xin bà hai hào. Tiếng Quảng Đông : - 請你上車,唔該車錢兩毫。 (3) Tiếng Việt : Cháu hứa sẽ chăm chỉ học tập ạ ! Tiếng Quảng Đông : - 我應承一定俾心機好好學習。 Các phát ngôn trên chứa những vị từ chỉ rõ loại hành động phát ngôn được thực hiện: xin lỗi (對唔住), mời(請), hứa(應承 ). Các vị từ này được coi là các vị từ ngôn hành với sự đảm bảo về một số điều kiện nhất định. Điều này sẽ được đề cập kỹ hơn ở chương sau. 1.5.2. Phát ngôn ngôn hành nguyên cấp Các hành động ngôn từ không chỉ được thực hiện bằng các vị từ ngôn hành mà còn được thực hiện ở những phát ngôn có chứa các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời (như: các kiểu kết cấu, những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngôn hành, ngữ điệu, quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo nên nội dung mệnh đề nêu trong phát ngôn ngôn hành). Những phát ngôn không chứa các vị từ ngôn hành mà sử dụng các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời được gọi là các phát ngôn nguyên cấp. Ví dụ: (1)Tiếng Việt : - Bà nên nói thực, thì tôi mới liệu được. Tôi xem bụng bà, hình như đẻ con rạ thì phải hơn. Tiếng Quảng Đông : - 你應直說,咁樣我先之識得。我睇你嘅肚應 該係孖胎。 Phát ngôn “Bà nên nói thực,…”(你應直說) được chủ ngôn thực hiện với mục đích khuyên thông qua từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngôn hành là “nên”(應).
  • 20. phát ngôn ngôn hành nguyên cấp không chứa những dấu hiệu hình thức để nhận biết cho nên muốn hiểu được chúng thì tiếp ngôn phải căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể. 1.6. Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp 1.6.1. Nghĩa tƣờng minh (hiển ngôn) và nghĩa hàm ẩn (hàm ngôn) 1.6.1.1. Nghĩa tƣờng minh (hiển ngôn) Nghĩa tường minh là ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ như âm, từ, kết cấu phát ngôn…ý nghĩa này hiển hiện trên ngôn từ còn gọi là hiển ngôn. Bất kì một phát ngôn nào cũng có nghĩa tường minh. Ví dụ : (1) Tiếng Việt ; Tối nào cũng vậy, cứ đến lúc con bé lớn ông Hai thu thủ que đóm cháy lập lòe trong chiếc nón rách tất tả đi từ nhà bếp lên, và bà Hai ngồi ngây thuỗn cái mặt trước đĩa đèn dầu lạc, lầm bầm tính toán những tiền cua, tiền bún, tiền chuối, tiền kẹo,… thì ông Hai vùng dậy, sang bên bác Thứ nói chuyện. - Tiếng Quảng Đông : 一如既往二叔嘅女每晚都點住柴火從廚房到屋 裡邊然之後睇到佢媽向度數錢,佢老逗起身就去秋伯屋企傾計。 Ví dụ trên, chúng ta có thể nhận diện ngay tầng nghĩa được thể hiện rất rõ ràng chỉ cần căn cứ vào câu chữ Để xác định được nghĩa tường minh của phát ngôn phải dựa vào nghĩa của mẫu câu và nghĩa của từ ngữ trong phát ngôn. Đối với vấn đề xác định nghĩa của mẫu câu thì theo hai cách phân loại: Phân loại theo đích ngôn trung (mục đích nói) phân chia thành câu tường thuật, nghi vấn, cầu khiến hay cảm thán; Phân loại theo cấu trúc cú pháp với hai loại câu đơn, câu phức (câu ghép) Ví dụ : (1) Tiếng Việt : Có làm thì mới có ăn. (tục ngữ)
  • 21. : 手郁口郁,手停口停。 Về mặt mẫu câu đây là câu trần thuật khẳng định với mẫu “(Nếu) có A thì có B”. Bên cạnh việc dựa vào mẫu câu để xác định nghĩa tường minh thì cũng cần đặt từ ngữ vào mẫu câu để xác định ý nghĩa ấy. Như ở ví dụ trên cụm từ “thì mới” có nghĩa chỉ kết quả từ một điều kiện cho trước. Cụ thể: điều kiện bắt buộc là “có làm”, kết quả tất nhiên là “có ăn”. 1.6.1.2. Nghĩa hàm ẩn (hàm ngôn) Nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa không lộ ra trên mẫu câu, từ ngữ. Muốn lĩnh hội được ý nghĩa đó, người tiếp nhận phải trải qua một quá trình suy ý từ nghĩa tường minh, căn cứ vào tình huống phát ngôn, cách thức sử dụng mẫu câu, từ ngữ và quy tắc hợp logic. Đây chính là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học và ngữ dụng học. Người đầu tiên nghiên cứu và đưa ra những cơ sở lý luận về nghĩa hàm ẩn là H.P.Grice. Ông đối lập giữa ý nghĩa tự nhiên và ý nghĩa không tự nhiên . Grice xác định về ý nghĩa không tự nhiên như sau: người nói A muốn truyền báo ý nghĩa không tự nhiên bằng phát ngôn U khi và chỉ khi: +) A có ý định thông qua phát ngôn U gây ra hiệu quả ở người nghe B. A muốn (có ý định) rằng điều kiện gây hiệu quả ở người nghe B cóhiệu lực, đơn giản chỉ là nhờ chỗ B nhận ra được ý định mà A gửi gắm. Như vậy, ý nghĩa hàm ẩn (không tự nhiên) theo quan niệm của Grice là phải nằm trong ý định của người nói và cái ý định đó phải được người nghe nhận biết. Ví dụ: (Bà và cháu gái nói chuyện với nhau) Tiếng Việt : - Đã 29 tuổi đầu rồi mà còn chưa thèm lấy chồng à? - Cháu vẫn còn trẻ mà bà. Tiếng Quảng Đông : - 都二十九歲噶啦仲未想結婚啊?
  • 22. Nghĩa tường minh: Người bà hỏi cô cháu gái đã 29 tuổirồi mà còn chưa lấy chồng.  Nghĩa hàm ẩn: + Tiền giả định pp‟1: Trong nhà có một cô cháu gái. pp‟2: Cô gái đã nhiều tuổi so với tuổi lấy chồng bình thường. pp‟3: Do tính cách hoặc suy nghĩ mà cô ấy chưa (không) muốn lấy chồng. pp‟4: Theo lẽ thường (của nơi người con gái đang sống) thì con gái không nên lấy chồng muộn.  Hàm ngôn: Tuy hình thức là câu hỏi nhưng đây là lời nhắc nhở của bà vì vậy nó có đích ngôn trung cầu khiến là: Hãy lấy chồng đi kẻo nhiều tuổi rồi. (都應該結婚啦,再唔結婚就老噶啦。) Như vậy, mặc dù dưới hình thức một câu hỏi nhưng hàm ý lại là lời nhắc nhở. Rõ ràng ý nghĩa hàm ẩn này nằm trong ý định của người nói (bà) và cái ý định đó được người nghe (cháu) nhận biết. Hiểu được mục đích phát ngôn trong câu nói của bà nên cô cháu gái mới trả lời “Cháu vẫn còn trẻ mà bà.” (我仲後 生啦) Câu trả lời ấy giải thích lý do người bà hỏi “Tại sao đã 29 tuổi rồi mà còn chưa lấy chồng.”(點解都二十九歲噶啦仲未想結婚咧。) Trong giao tiếp rất nhiều trường hợp người nói không muốn thể hiện hiển ngôn ý định của mình thay vào đó là lối nói hàm ẩn. Bằng lối nói này người nói buộc người nghe phải suy nghĩ để nắm bắt ý nghĩa thực trong lời nói của mình nhằm tăng sức hấp dẫn, sức thuyết phục cho lời nói. Người nói dùng lối nói hàm ẩn do nhiều nguyên nhân, có thể do khiêm tốn, không muốn làm mất
  • 23. người nghe, muốn mỉa mai, châm biếm hay không muốn trực tiếp chịu trách nhiệm về điều mình nói ra… 1.6.2. Hành động ngôn từ trực tiếp (hiển ngôn) và hành động ngôn từ gián tiếp (hàm ngôn) Từ cách hiểu về hiển ngôn và hàm ngôn trên, chúng ta có thể phân biệt được hành động ngôn từ gián tiếp và hành động ngôn từ trực tiếp. Hành động ngôn từ trực tiếp là hành động mà đích ngôn trung được biểu hiện trực tiếp bằng dấu hiệu hình thức ngôn từ đặc trưng cho nó, còn gọi là phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung. Hành động ngôn từ gián tiếp là hành động mà đích ngôn trung được biểu hiện gián tiếp thông qua phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung của hành động khác. Ví dụ: (1) Tiếng Việt : - Bạn cho mình mượn quyển sách một chút được không? Tiếng Quảng Đông : 你借下本書俾我得咩? (2) Tiếng Việt ;- (Hôm qua), bạn có cho mình mượn bút không? Tiếng Quảng Đông : 琴日你有借筆俾我咩? Phát ngôn (2), chủ ngôn chỉ chờ đợi tiếp ngôn xác nhận một trong hai khả năng “có” hoặc “không” là đủ, tức phát ngôn này nhằm mục đích ngôn trung chính là muốn người nghe trả lời cho lời hỏi nên đó đươc coi là hành động ngôn trung trực tiếp. Còn phát ngôn (1) chủ ngôn hỏi tiếp ngôn về khả năng “cho mượn bút” và chủ ngôn ít nhiều đã biết hoặc kì vọng vào khả năng thực hiện hành độngđó của tiếp ngôn nên nó có hàm ý là chủ ngôn mong muốn tiếp ngôn sẽ thực hiện hành động mà mình “gợi ý”. Hàm ý này được nhận biết bằng dấu hiệu ngôn ngữ tạo ra định hướng ngữ nghĩa trong lời là kết cấu: “P + được không?” thuộc kiểu hàm ngôn quy ước. Ở đây ý nghĩa cầu khiến là hàm ý của lời, được
  • 24. tiếp thông qua hành động hỏi nên ý nghĩa cầu khiến này là ý nghĩa hàm ngôn. Tác giả cuốn Ngữ nghĩa ngữ pháp của lời cầu khiến tiếng Việt [14; 47] đã định nghĩa hành động trực tiếp và hành động gián tiếp như sau: Hành động trực tiếp/ hiển ngôn là hành động tạo ra địch ngôn trung hiển ngôn được biểu hiện trực tiếp bởi các dấu hiệu hình thức ngôn từ đặc trưng cho nó tức là bằng phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung trực tiếp. Hành động trực tiếp tạo ra lời trực tiếp/ chính danh. Hành động gián tiếp/ hàm ngôn là hành động mà đích ngôn trung không được biểu hiện trực tiếp bằng các dấu hiệu hình thức ngôn từ đặc trưng cho nó mà được biểu hiện gián tiếp thông qua dấu hiệu hình thức của hành động khác (hành động dẫn nhập) tạo ra hàm ý của lời được người nghe nhận diện bằng thao tác suy ý trên cơ sở ngữ nghĩa và ngữ cảnh (bao gồm bối cảnh giao tiếp và thể chế, ước chế xã hội đã được mã hóa). Hành động gián tiếp tạo ra lời gián tiếp/ hàm ngôn. II. HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TIẾNG VIỆT 2.1. Cầu khiến và hành động cầu khiến Trong ngôn ngữ học từ xưa đến nay, vấn đề cầu khiến được bàn luận khá nhiều. Ở Châu Âu, với đặc trưng là ngôn ngữ biến hình thì trong ngôn ngữ học truyền thống, vấn đề nghĩa cầu khiến hay mệnh lệnh thường thường gắn với phạm trù ngữ pháp thức. Các nhà nghiên cứu ngữ pháp Châu Âu lấy phạm trù biểu thị quan hệ giữa hành động với thực tế khách quan và vớingười nói để giải thích thức. Những thức thường gặp trong ngôn ngữ là: thức trần thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều kiện. Trong đó, thức mệnh lệnh biểu thị nguyện vọng, yêu cầu của người nói đối với việc thực hiện hành động. Ở Việt Nam, vấn đề cầu khiến tuy đã được các nhà nghiên cứu quan tâm và bàn nhiều, song vẫn chưa đi đến thống nhất. Nhóm các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm ngữ pháp truyền thống phân loại câu dựa trên hai tiêu chí: theo cấu trúc cú pháp và theo mục đích phát
  • 25. câu theo mục đích phát ngôn gồm có: câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn. Nguyễn Kim Thản trong Động từ trong tiếng Việt (1977) [30] nhận diện động từ mang ý nghĩa ngữ pháp mệnh lệnh biểu thị ý chí, ý thức lời yêu cầu đề nghị hay mệnh lệnh của người nói/ viết đối với người nghe/ đọc đòi hỏi người này phải thực hiện quá trình do động từ biểu thị. Quan niệm trên của tác giả đã thể hiện rõ cách phân loại và khái niệm về câu của ngữ pháp truyền thống là câu cầu khiến là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị. Lê Văn Lý trong Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (1968) [24] khảo sát nhận diện 13 loại câu, trong đó có câu khuyến lịnh. Theo tác giả câu khuyến lịnh là câu dùng để bộc lộ ý muốn của mình. Hoàng Trọng Phiến trong Ngữ pháp tiếng Việt (1980) [27] phân chia thành: câu cầu khiến, câu hỏi và câu than gọi. Vấn đề về hình thức câu cầu khiến được tác giả cho rằng câu cầu khiến không có những dấu hiệu ngữ pháp đặc biệt gì ngoài một số phương tiện hư từ và ngữ điệu. Câu cầu khiến nói nên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động. Theo quan điểm ngữ dụng học, dựa vào lý thuyết hành động ngôn từ của J.L.Austin, H.P.Grice và J.R.Searle thì các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm này khác với nhóm nghiên cứu theo ngữ pháp truyền thống là không phân loại câu theo mục đích phát ngôn mà chỉ khảo sát những hành động tại lời (hành động ngôn trung) trong cách phát ngôn. Điển hình như Cao Xuân Hạo (1991) tiến hành phân loại câu theo hành động ngôn trung và nhấn mạnh quan điểm căn cứ vào hình thức của câu để phân loại câu còn mục đích của phát ngôn được xem xét sau khi các kiểu câu đã được xác định. Hồ Lê trong cuốn Cú pháp tiếng Việt phân câu cầu khiến ra thành: Câu mệnh lệnh: Về ngữ nghĩa, nó buộc người khác phải thực hiện điều nó nói ra. Về mặt cú pháp, câu thường do động từ hoặc từ tổ động từ đảm nhiệm, còn chủ ngữ thường bị tỉnh lược. Câu rất ít sử dụng trợ từ, mà nếu có dùng thì
  • 26. hợp là ‟đi” đặt ở cuối câu. Ngữ điệu thường được xướng cao và mạnh. Câu yêu cầu: về ngữ nghĩa nó đòi hỏi làm hoặc không làm một điều gì đó. Về mặt cú pháp, câu thường có kết cấu đề – thuyết và thường dùng những động từ tâm lý như: cần, phải, cần phải. Câu dặn dò: về ngữ nghĩa nó nhắc nhở người khác về một điều gì đó. Về cú pháp, câu thường có kết cấu đề – thuyết và thường dùng động từ “nhớ’’, phụ từ “và” trợ từ “nhé’’, “nghe’’, “nghen’’. Cũng theo tác giả Cao Xuân Hạo, trong cuốn Sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991) cho rằng khi nói ra một câu ta thực hiện một hành động nhận định, nghĩa là xác lập một mệnh đề, nhưng đồng thời cũng thực hiện một mục tiêu giao tế nào đấy. Đó là một hành động ngôn trung, phân loại câu theo lực ngôn trung có hai loại lớn là câu trần thuật và câu nghi vấn. Tác giả cho rằng câu cầu khiến là một tiểu loại của câu trần thuật khác các tiểu loại khác về tình thái. Nguyễn Thiện Giáp, trong cuốn Dụng học Việt ngữ (2000) cho rằng cầu khiến là hành động mà người nói sử dụng để khiến người nghe làm cái gì đó. Hành động này thể hiện ở những câu mà nhờ chúng mà người nói khiến cho người nghe làm một việc gì. Thuộc nhóm này có các hành động như: đề nghị, yêu cầu, cho phép, ra lệnh, mời mọc, rủ rê, thỉnh cầu, khuyên, cấm đoán, hỏi, chỉ thị.v.v…(hỏi cũng là một hành động cầu khiến). Vũ Thị Thanh Hương trong Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt cũng đưa ra những quan niệm về hành động cầu khiến như sau: Cầu khiến là loại hành vi ngôn từ được người nói ra nhằm điều khiển người nghe hành động theo như ý của mình. Tuỳ theo lực ngôn trung và hành động xuyên ngôn của chúng, các hành vi cầu khiến có thể có những tác động tích cực (làm lợi) hay tiêu cực (làm thiệt) khác nhau cho người nói và người nghe (chẳng hạn, về quyền được chủ động hay bị động, khả năng được lựa chọn hay bị áp đặt, các nguồn lợi thu được về vật chất, tinh thần, thời gian hay sự hao tổn…).
  • 27. phân loại hành động ngôn từ, hành động cầu khiến được xác định theo hai cách hiểu rộng và hẹp khác nhau. Ở nghĩa hẹp, cầu khiến được hiểu là các hành động mà người nói thực hiện nhằm buộc người nghe làm một điều gì theo ý muốn của mình để đem lợi ích cho người nghe, người nói thường gây thiệt hại cho người nghe. Ở nghĩa rộng, cầu khiến là loại hành động mà thông qua đó người nói muốn tạo ra bất kì một sự thay đổi nào trong hành động của người nghe bấtkể hành động đó có lợi hay có hại cho người nói hay người nghe Có thể nói, trong quan niệm của các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm của ngữ dụng học đã nhấn mạnh vào hành động tại lời của phát ngôn và cho rằng hành động cầu khiến là loại hành động có mức đe doạ thể diện cao. Chính vì vậy khi phát ngôn người nói cần lựa chọn những phương thức phù hợp sao cho đạt được hiệu quả trong giao tiếp. 2.2. Phân loại hành động cầu khiến Cầu khiến là thuật ngữ được sử dụng để chỉ chung tất cả các hành động có chung mục đích là: chủ ngôn muốn tiếp ngôn thực hiện/ không thực hiện điều gì đó trong tương lai. Hành động cầu khiến có những điều kiện thực hiện và những biểu hiện rất đặc trưng cho các hành động ngôn từ. Các nhà nghiên cứu thường có quan điểu khác nhau về việc phân loại hành động cầu khiến và các tiêu chuẩn phân chia. Có người dựa vào điều kiện thiết yếu, điều kiện chủ yếu và điều kiện nội tại, có người nhìn từ góc độ mục đích phát ngôn và độ bắt buộc.v.v. Khái quát lại, quan điểm phân chia của các nhà nghiên cứu chủ yếu có hai quan điểm chính là căn cứ vào ý nghĩa cầu khiến và căn cứ vào hình thức cầu khiến để phân loại. Căn cứ vào ý nghĩa cầu khiến để phân loại hành động cầu khiến thường xem xét đến các yếu tố sau: (1) Vai giao tiếp của chủ ngôn và tiếp ngôn Vai giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc phân chia tính chất các hành động cầu khiến. Các vai giao tiếp muốn sử dụng được hành động ngôn từ sẽ
  • 28. giao tiếp thì phải tính đến các nhân tố có liên quan đến khoảng cách xã hội và mức độ gắn bó giữa người giao tiếp. Từ đó người ta phân biệt hai quan hệ giao tiếp: quan hệ vị thế và quan hệ thân hữu. Trong quan hệ giao tiếp thì quan hệ vị thế (hay vị thế xã hội) là quan hệ điển hình. Nó liên quan đến tuổi tác, giới tính, cương vị xã hội của những người tham gia giao tiếp. Còn quan hệ thân hữu (hay vị thế giao tiếp) là nhân tố bên trong đối với quá trình giao tiếp. Nếu như trong quan hệ xã hội, các từ ngữ thể hiện vai giao tiếp được xác định rõ ràng thì trong mối quan hệ thân hữu, sự rõ rànglại có phần bị hạn chế hơn và đôi khi tùy vào “ý thích” của mỗi người khi tham gia giao tiếp. (2) Quyền lợi hay lợi ích của ngƣời tiếp nhận thực hiện hành động đƣợc nêu ra trong phát ngôn. Nếu như vai giao tiếp là yếu tố quan trọng thì yếu tố quyền lợi được coi là yếu tố quyết định đối với việc lựa chọn ngôn từ khi thực hiện hành động cầu khiến. Khi lựa chọn ngôn từ, quyền lợi này được hiểu là người nói bắt buộc, mong muốn hay chờ đợi phản hồi gì ở tiếp ngôn. Như vậy, chủ ngôn phải có những kiến thức về ngôn ngữ và quy tắc giao tiếp nhất định thì mới có thể thực hiện một hành động cầu khiến cụ thể. Mục đích cuối cùng của hành động đó chính là hướng tiếp ngôn đến một hành động theo ý muốn, nguyện vọng của người nói trong tương lai. Nhưng sự phức tạp trong tính chất của mỗi hành động cầu khiến chính là sự tương tác về quyền lợi giữa chủ ngôn và tiếp ngôn. (3) Cƣờng độ, mức độ cầu khiến của chủ ngôn. Mức độ cầu khiến của chủ ngôn đối với tiếp ngôn có thể ở các mức cao, thấp hoặc trung bình. Cường độ, mức độ cầu khiến có liên quan chặt chẽ với thái độ thể hiện của chủ ngôn và của tiếp ngôn. Theo Đào Thanh Lan, cầu khiến là một khái niệm chỉ hành động ngôn trung khái quát có ý nghĩa cầu (cầu, nhờ, mời, chúc, xin…), hoặc ý nghĩa khiến (yêu cầu, ra lệnh, cấm, cho phép) hoặc vừa khiến vừa cầu (khuyên, đề nghị). Chúng giống nhau ở đích ngôn trung và khác nhau ở mức độ hiệu lực ngôn trung. Cầu
  • 29. sự tự nguyện ở tiếp ngôn, còn khiến lại áp đặt, cưỡng ép tiếp ngôn hành động. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng không phải mỗi vị từ ngôn hành và chỉ dẫn hiệu lực tại lời đều mang một ý nghĩa hành động cầu khiến riêng. Mà rất có thể hai hay nhiều vị từ ngôn hành cùng biểu hiện một hành động, đôi khi chúng ta nhầm lẫn là chúng biểu hiện những hành động khác nhau. Ví dụ: Hành động mệnh lệnh có thể được thể hiện nhờ các vị từ: ra lệnh, hạ lệnh, truyền, lệnh… Thậm chí, có một loạt các vị từ đồng nghĩa nhưng vị từ này thì có thể làm vị từ hành động còn vị từ kia thì không. Đó là trường hợp của những vị từ đơn và những vị từ ghép đẳng nghĩa hoặc vị từ láy. Ví dụ: - Khuyên - Khuyên bảo - Cược - Cá - Cá cược ( 勸 - 勸告) ( 估 - 賭 - 打賭 ) - Cấm - Cấm đoán - Mắng - Trách mắng ( 禁 - 禁止) (鬧 - 鬧 ) - Chê - Chê trách - Phạt - Quở phạt (嫌 - 嫌棄) ( 罰 - 處罰 ) - Trách - Trách móc ( 怪 - 責怪 ) Chúng ta xem xét ví dụ sau: (1) Tiếng Việt : - Chị khuyên em nên đến bệnh viện. Tiếng Quảng Đông : 佢勸我應該去睇醫生。 (2)Tiếng Việt : - Chị khuyên bảo em nên đến bệnh viện. Tiếng Quảng Đông : 佢勸告我應該去睇醫生。
  • 30. ở phát ngôn (1) xuất hiện với tư cách là vị từ hành động cầu khiến thì ở phát ngôn (2) được thay thế bằng vị từ ghép hoặc láy tương ứng thì rõ ràng là không thể chấp nhận được. Căn cứ vào hình thức cầu khiến để phân loại hành động cầu khiến, chúng ta có: hành động cầu khiến trực tiếp và hành động cầu khiến gián tiếp. Hành động cầu khiến trực tiếp là hành động cầu khiến có thể được thể hiện một cách trực tiếp bằng cách sử dụng phát ngôn cầu khiến có mục đích trực tiếp. Các phát ngôn thể hiện hành động cầu khiến trực tiếp thường sử dụngcác phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến, đó là các tiểu từ cầu khiến, vị từ tình thái.v.v. Ví dụ: (1) Tiếng Việt : - Anh ơi, anh hãy làm cho mẹ anhbớt đau khổ anh nhé. Tiếng Quảng Đông : 你應該要減少你媽嘅壓力啦. Phát ngôn trên thể hiện hành động cầu khiến trực tiếp, có sử dụng các phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến là vị từ tình thái hãy (要)ở giữa phát ngôn, tiểu từ tình thái nhé (啦/啊) ở cuối phát ngôn. Hành động cầu khiến gián tiếp là hành động cầu khiến được thể hiện một cách gián tiếp thông qua một hành động ngôn trung khác như hỏi, trần thuật, cảm thán mà có mục đích là cầu khiến. Ví dụ: (1) Tiếng Việt : - Chiều nay cả nhà đi chơi Hồ Tây có được không? Tiếng Quảng Đông :今日下晝我哋全屋一起去西湖玩好咩? Ví dụ trên, hành động cầu khiến được thể hiện thông qua phát ngôn có hình thức hỏi, tiếp ngôn phải trải qua thao tác suy ý mới có thể nhận diệnđược hành động cầu khiến. 2.3. Phƣơng thức biểu hiện hành động cầu khiến Ở phần trên chúng tôi đã nói về định nghĩa và phân loại hành động cầu khiến, căn cứ vào ý nghĩa cầu khiến có thể phân chia hành động cầu khiến từ
  • 31. đến mức độ cầu thành nhiều mức độ khác nhau; căn cứ vào hình thức cầu khiến thì có thể phân chia thành hành động cầu khiến trực tiếp và hành động cầu khiến gián tiếp. Trong luận văn này chủ yếu ban về hành động cầu khiến được phân chia theo hình thức biểu hiện. 2.3.1. Phƣơng thức biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp Hành động cầu khiến là một kiểu hành động ngôn trung được thực hiện bằng lời nói nhằm cầu khiến người tiếp nhận (tiếp ngôn) thực hiện hành động mà người đề xuất (chủ ngôn) mong muốn chứa các phương tiện đánh dấu lực ngôn trung cầu khiến trực tiếp như: - Động từ ngôn hành cầu khiến mời, xin, van, lạy, nhờ, cầu, chúc, đề nghị, yêu cầu, ra lệnh, cho phép, khuyên, cấm… - Các vị từ tình thái cầu khiến: hãy, đừng, chớ; - Động từ tình thái cầu khiến: nên, cần, phải; - Tiểu từ cầu khiến: đi, với, xem, đã, thôi, nào ,nhé; - Kết cấu V+giúp/hộ/cho. Trong đó : K1 chủ yếu là mô hình biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp bằng phương tiện từ vựng, cũng gọi là phương tiện tường minh, vì nó chủ yếu nhờ các động từ ngôn hành cầu khiến làm phương tiện trực tiếp chỉ dẫn lực ngôn trung. Ý nghĩa cầu khiến trong mô hình K1 là ý nghĩa hiển ngôn, không cần người tiếp nhận tìm hiểu nó qua một quá trình suy ý, nó được thể hiện qua phương tiện tường minh. Mô hình K2 chủ yếu là mô hình biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp bằng phương tiện ngữ pháp, vì nó chủ yếu nhờ các từ tình thái cầu khiếnnhưvị từ tình thái cầu khiến, động từ tình thái cầu khiến và tiểu từ tình thái cầu khiến để làm phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến. Ý nghĩa cầu khiến ở trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến K2 là ý nghĩa cầu khiến nói chung, trong từng ngữ cảnh cụ thể mà nó được hiểu tương ứng với một ý nghĩa cụ thể.
  • 32. hiện lực ngôn trung cầu khiến này là phương tiện cầu khiến nguyên cấp. Phương tiện cầu khiến nguyên cấp đối lập với phương tiện cầu khiến tường minh (tức là phương tiện từ vựng). Hai phương tiện này giống như hai cực, là hai phương tiện hoàn toàn đối lập với nhau, giữa đới trung gian của hai cực này là phương tiện cầu khiến bán tường minh và phương tiện cầu khiến bán nguyên cấp. Hai phương tiện trung gian này chỉ khác nhau ở chỗ phương tiện cầu khiến bán tường minh thiên về phương tiện cầu khiến tường minh nhiều hơn; ngược lại, phương tiện cầu khiến bán nguyên cấp thì thiên về phương tiện cầu khiến nguyên cấp nhiều hơn. Ở phần dưới sẽ phân tích cụ thể hai phương tiện chính: phương tiện cầu khiến tường minh và phương tiện cầu khiến nguyên cấp; hai phương tiện trung gian: phương tiện cầu khiến bán tường minh và phương tiện cầu khiến bán nguyên cấp. 2.3.2 Phƣơng thức biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp Hành động cầu khiến có thể được bay tỏ một cách gián tiếp thông qua một hành động ngôn trung khác như hỏi, trần thuật để biểu hiện lực ngôn trung cầu khiến và đi đến đích cầu khiến. Hành động cầu khiến gián tiếp có thể thể hiện thông qua hình thức hỏi, trần thuật hoặc cảm thán, nhưng theo kết quả của công trình nghiên cứu của Đào Thanh Lan thì nó được thực hiện thông qua câu hỏi phổ biến hơn câu trần thuật và câu cảm thán. Câu hỏi vốn là hình thức thể hiện hành động ngôn trung hỏi mà mục đích là hỏi điều chưa rõ và yêu cầu tiếp ngôn trả lời điều chưa rõ ấy. Nội dung của vấn đề cần hỏi rất rộng nên không phải tất cả mọi câu hỏi đều được sử dụng cho mục đích cầu khiến. Hành động cầu khiến được thể hiện gián tiếp qua hình thức hỏi thì chủ ngữ của hành động mệnh đề thường ở ngôi hai hoặc ngôi gộp đối với hành động cầu khiến hoặc ở ngôi một đối với kiểu câu có hành động xin phép được làm. Về mặt ngữ nghĩa thì hành động cầu khiến được thể hiện gián tiếp qua hình thức hỏi có định hướng nghĩa đã xác định và nhiệm vụ
  • 33. khi trả lời có hay không đồng nghĩa với việc chấp thuận hay từ chối thực hiện hành động. Ví dụ: (1) Tiếng Việt :- Hay mai anh đi sang nhà bác đi? Tiếng Quảng Đông : 定係廳日你去啊伯屋咧? (2) Tiếng Việt : - Ngày mai em có đi mua sách hộ chị được không? Tiếng Quảng Đông : 廳日你可以去幫我買書咩? (3) Tiếng Việt : - Mẹ ơi, con muốn xem tivi, có được không? Tiếng Quảng Đông : 媽,我想睇電視得咩?  Hành động cầu khiến được thể hiện gián tiếp qua hình thức trần thuật như: (1) Tiếng Việt :- Anh mua hoa, em mua hoa quả, nửa tiếng sau anh em mình sẽ gặp lại ởđây. (hai anh em định đi bệnh viện thăm người bạn đang ốm). Tiếng Quảng Đông : 你買花,我買生果,半個鐘之後我哋喺度見啦。  Hành động cầu khiến được thể hiện gián tiếp qua hình thức cảm thán như: (1)Tiếng Việt :- Ôi, áo này đẹp quá! (hai vợ chồng đi dạo phố, người vợ muốn người chồng mua cho chiếc áo). Tiếng Quảng Đông :睇睇,件衫靚得製。 Tóm lại, Hành động cầu khiến được thể hiện một cách gián tiếp có nhiều hình thức khác nhau, tùy theo yêu cầu lựa chọn sử dụng của người đề xuất, vì cách bay tỏ gián tiếp không áp đặt cho người tiếp nhận, tăng quyền chủ động cho tiếp ngôn, do đó có tính lịch sự cao hơn cách cầu khiến trực tiếp. III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ. 3.1 Khái niệm so sánh, đối chiếu trong ngôn ngữ học Trong tiếng Việt, từ “đối chiếu” và “so sánh” có thể dùng thay thế nhau.
  • 34. Tiếng Việt”, so sánh là xem xét, đối chiếu nhằm tìm ra những điểm giống, tương tự và khác biệt nhau. Đối chiếu thì là so sánh hai sự vật liên quan chặt chẽ với nhau. Thật ra, trong ngôn ngữ học, hai khái niệm " so sánh " và " đối chiếu " cũng có những sự phân biệt nhất định. So sánh trước hết là thao tác tư duy giúp con người nhận thức hiện thực khách quan. Hoạt động so sánh là hoạt động đối chiếu “ một cái này với một cái khác nhằm tìm ra mối quan hệ và liên hệ giữa chúng”. Trong ngôn ngữ học, so sánh, thường được dùng với ý nghĩa chung để chỉ phương pháp hay cách tiếp cận nghiên cứu, lấy đối tượng là hai hoặc nhiều ngôn ngữ. Sự tiếp cận đối tượng theo cách này được gọi là ngôn ngữ học so sánh ( Comparative Linguistics). Căn cứ vào đối tượng, mục đích và cách thức tiến hành. Người ta chia ngôn ngữ học so sánh thành các phân ngành nhỏ như: Ngôn ngữ học so sánh lịch sử (Comparative Historical Linguistics), loại hình học ( Typological Linguistics), ngôn ngữ học đối chiếu ( Contrastive Linguistics), ngôn ngữ học tiếp xúc ( Contact Linguistics), ngữ vực học (Arial Linguistics)v.v... Hầu hết các phân ngành trong ngôn ngữ học so sánh như ngôn ngữ học so sánh - lịch sử, ngôn ngữ học so sánh loại hình, ngôn ngữ học tiếp xúc đều giống nhau ở chỗ: tập trung vào việc xác định những điểm giống nhau giữa các ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, thuật ngữ đối chiếu là dịch từ thuật ngữ Contrastive. Đối chiếu ngôn ngữ là việc so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ để xác định những điểm giống và điểm khác giữa các ngôn ngữ; trong đó, thông thường điểm khác nhau được lưu ý nhiều hơn. Chính ở điểm này, ngôn ngữ học đối chiếu khác với các phân ngành khác của ngôn ngữ học so sánh, lựa chọn ngôn ngữ để đối chiếu hoàn toàn tùy thuộc vào những yêu cầu lý luận, và thực hiện việc nghiên cứu. Trong ngôn ngữ học đối chiếu, cách thức so sánh, về căn bản,đứng trên quan điểm đồng đại. 3.2. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu
  • 35. phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu, việc xác định những nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học đối chiếu cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy có nhiều khám phá khác nhau, cũng có ý kiến của các học giả được thống nhất. Có thể tóm tắt những nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học đối chiếu thành 3điểm cơ sở như sau: Thứ nhất, Phát hiện điểm giống và điểm khác trong việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của các ngôn ngữ khác nhau. Trong đó, sự khác nhau được lưu ý nhiều hơn. Thứ hai, Xác định những đặc điểm ( hoặc là đặc trưng) của các ngôn ngữ đượcđối chiếu hiện có nhưng chưa được chú ý nếu chỉ nghiên cứu đơn ngữ. Thứ ba, Ngôn ngữ học đối chiếu liên quan trưc tiếp đến ngôn ngữ học ứng dụng. Ngôn ngữ học đối chiếu tạo cơ sở ngôn ngữ học cho lý thuyết phiên dịch, dịch một ngôn ngữ thành ngôn ngữ khác, để so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ ấy khác ở chỗ nào, khác nhau thế nào. Ngôn ngữ học đối chiếu còn cung cấp các tư liệu cho nghiên cứu loại hình học ngôn ngữ, dạy tiếng nước ngoài. 3.3 Những cách tiếp cận cơ bản nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ 3.3.1. Nghiên cứu đối chiếu một chiều Nghiên cứu đối chiếu một chiều xem xét ý nghĩa của một phương tiện nào đó trong ngôn ngữ này và xác định những phương tiện biểu hiện ý nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ khác. Bắt đầu từ việc miêu tả các hình thức trong ngôn ngữ thứ nhất rồi đối chiếu với những cái tương đương trong ngôn ngữ thứ hai. Cũng có thể ngược lại, bắt đầu từ việc miêu tả các hình thức trong ngôn ngữ thứ hai rồi đối chiếu với những cái tương đương trong ngôn ngữ thứ nhất. 3.3.2. Nghiên cứu đối chiếu hai chiều Nghiên cứu đối chiếu hai (hay nhiều) chiều xem xét các hiện tượng được so sánh của hai hay nhiều ngôn ngữ trong mối quan hệ qua lại trên một cơ sở đối chiếu, dựa vào một TC (Tertium comparationis). Cách đối chiếu này được tiến hành theo thủ tục như sau: Chọn TC, sau đó xác định các phương tiện ngôn ngữ biểu thị, thuộc về phạm trù này trong các ngôn ngữ đối chiếu.
  • 36. đối chiếu theo cách này thường có nhan đề dạng “những phương tiện hoặc cách thức để biểu hiện phạm trù X trong ngôn ngữ A và ngôn ngữ B.” Trong đối chiếu hai chiều, khi sử dụng TC cần chú ý các phương tiện ngôn ngữ thường đa nghĩa. Cho nên, trong giới hạn của một TC chỉ có thể để cập đến một hoặc một số ý nghĩa nào đó. Cách tiếp cận này gọi là đối chiếu hai chiều không phải vì việc đối chiếu các ngôn ngữ theo cả hai chiều từ ngôn ngữ A đến ngôn ngữ B và sau đó, ngược lại, từ ngôn ngữ B đến ngôn ngữ A, mà là nghiên cứu các hình thức thể hiện TC trong hai ngôn ngữ, sau đó phân tích những hình thức thể hiện này có những điểm nào giống nhau và khác nhau, không có ngôn ngữ nào là ngôn ngữ xuất phát và ngôn ngữ nào là ngôn ngữ đích. CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN TƢỜNG MINH TRỰC TIẾP BIỂU HIỆN HÀNHĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG VIỆT (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG QUẢNG ĐÔNG) 2.1 Phƣơng tiện tƣờng minh 2.1.1 Động từ ngôn hành Trong tác phẩm ngôn ngữ học nổi tiếng “How to do things with words” (Nói là hành động), tác giả người Anh J. L. Austin đã nêu ra thuật ngữ “hành động ngôn từ”, tức là hành động được thực hiện qua con đường nói năng (ở chương
  • 37. với quan niệm đó ông đã nêu ra thuật ngữ “động từ ngôn hành”, nó được hiểu là những động từ chỉ hành động được thực hiện bằng ngôn từ.  Thứ nhất, động từ ngôn hành phải là động từ biểu thị hành động và được thực hiện bằng cách nói năng, khi chủ ngôn phát ngôn kết thúc cũng là lúc hành động đó được thực hiện xong. Do vậy, những động từ không biểu thị hành động động từ trạng thái và động từ được thực hiện bằng hành động như vật lý nào đó thì không phải là động từ ngôn hành. Ví dụ : Động từ “đánh”(打), “ăn”(食), “mặc”(著) thì không phải là động từ ngôn hành vì chúng tuy là động từ biểu thị hành động nhưng không thể thực hiện bằng cách nói năng, chúng được thực hiện bằng hành động vật lý“đánh”(打), “ăn”(食), “mặc”(著) .  Thứ hai, Đề ngữ của phát ngôn chứa động từ ngôn hành chủ ngôn nên phải ở ngôi thứ nhất/ngôi gộp: tôi, chúng tôi. Cũng có trường hợp đề ngữ không có mặt. Ví dụ: (1) Tiếng Việt: - Tôi khuyên anh nên làm việc cẩn thận. (câu cầu khiến) Tiếng Quảng Đông :我請你做嘢專心啲啊。 (2) Tiếng Việt : - Anh ấy khuyên anh nên làm việc cẩn thận. (câu trần thuật) Tiếng Quảng Đông :佢話我做嘢專心啲。 Hai ví dụ trên khác nhau ở chủ ngôn phần đề ngữ. Chủ ngôn của phát ngôn thứ nhất là “tôi”(我, do vậy, lúc câu này được nói ra thì cũng là lúc ngườiđề xuất (tức là “tôi”) đã thực hiện hành động “khuyên”(請), thỏa mãn điều kiện câu cầu khiến; chủ ngôn của phát ngôn thứ hai là “anh ấy”(佢), do vậy câu này chỉ có ý là thông báo cho tiếp ngôn việc anh ấy khuyên anh nên làm việc cẩn thận
  • 38. “khuyên” ((話) đó đã được thực hiện trước khi phát ngôn này được nói ra, câu này chỉ là câu trần thuật.  Thứ ba, Bổ ngữ của động từ ngôn hành là đối ngôn nên nó phải ở ngôi thứ hai như anh, các anh… Ví dụ: (1) Tiếng Việt :- Tôi khuyên anh nên làm việc cẩn thận. Tiếng Quảng Đông : 我話佢要專心做嘢。 (2)Tiếng Việt : -Tôi khuyên anh ấy nên làm việc cẩn thận. Tiếng Quảng Đông : 我話佢應該要專心做嘢。 Sự khác nhau ở hai ví dụ trên là ở chủ ngôn phần thuyết, phát ngôn thứ nhất là “anh”, là ngôi hai, do vậy, phát ngôn này là lực ngôn trung thực tiếp tác động đến tiếp ngôn; phát ngôn thứ hai thì là tác động đến “anh ấy”, người thứ ba ngoài hội thoại, phát ngôn ấy chỉ là thông báo cho tiếp ngôn việc chủ ngôn khuyên anh ấy nên làm việc cẩn thận.  Thứ tƣ , Động từ ngôn hành phải được thực hiện ở thời điểm hiện tại. Ví dụ : Phát ngôn: “Tôi vừa khuyên anh nên làm việc cẩn thận”(我啱啱話佢要專心做嘢), thì đây là phát ngôn trần thuật, vì phát ngôn có chứa từ tình thái chỉ thời gian “vừa”(啱) nêu rõ hành động “khuyên” (話) đã xảy ra ở trước thời điểm phát ngôn được nói ra. Dóđó, có thể nhận thấy rằng phát ngôn chứa động từ ngôn hành không được chứa các từ tình thái chỉ thời gian đi kèm. Động từ ngôn hành phải nằm trong mệnh đề chính của phát ngôn. Động từ ngôn hành không đứng sau các từ phủ định và các từ có hàm ý phủ định như không, chưa, chẳng, suýt… cũng không đứng sau các từ biểu thị dự định. Tải bản FULL (79 trang): //bit.ly/32O3rk9 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 39. Việt : - Tôi chẳng khuyên anh nên làm việc cẩn thận. Tiếng Quảng Đông : 我都懶得話佢做嘢專心啲。 (2) Tiếng Việt:- Tôi định khuyên anh nên làm việc cẩn thận. Tiếng Quảng Đông : 我想話佢做嘢認真啲。 Ví dụ (1) có chứa từ “chẳng” (懶得,唔想) cho nên hành động khuyên chưa bao giờ được thực hiện; ví dụ thứ hai chứa từ “định” có nghĩa là chủ ngôn chỉ có ý muốn thực hiện hành động “khuyên”(話), chứ không nhất thiết sẽ thực hiện hành động. Một động từ khi thỏa mãn 6 điểm nói trên mới có thể là một động từ ngôn hành. Động từ ngôn hành có thể được phân chia theo lực ngôn trung mà nó chứa, sẽ có 3 loại động từ ngôn hành và 3 loại phát ngôn chứa chúng tương ứng: Loại 1: Phát ngôn trần thuật chứa động từ ngôn hành trần thuật, gồm có khẳng định, thông báo… Loại 2: Phát ngôn nghi vấn chứa động từ ngôn hành nghi vấn, tức là động từ ngôn hành hỏi. Loại 3: Phát ngôn cầu khiến chứa động từ ngôn hành cầu khiến, gồm córa lệnh, cấm, yêu cầu, xin phép… 2.1.2 Động từ ngôn hành cầu khiến Động từ ngôn hành cầu khiến thuộc phạm vi động từ ngôn hành, do vậy, ngoài việc chúng phải thỏa mãn 6 điểm điều kiện nhận diện động từ ngôn hành nói trên, với ý nghĩa là cầu khiến, chúng còn phải thỏa mãn 2 điểm sau đây: Thứ nhất, về mặt ý nghĩa, động từ ngôn hành cầu khiến phải có nét nghĩa cầu khiến như ra lệnh, yêu cầu, cho phép… Tải bản FULL (79 trang): //bit.ly/32O3rk9 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 40. mặt hình thức, động từ ngôn hành cầu khiến được sử dụng trong mô hình cầu trúc: (D1) – Vnhck – D2 – V. Trong đó, chủ ngôn là đại từ ngôi một - D1, tiếp ngôn là đại từ ngôi hai - D2, mô hình này phải là thời hiện tại. 2.1.3 Khảo sát cụ thể Dựa trên các lý thuyết trên, chúng tôi có thể tìm ra được danh sách cácđộng từ ngôn hành cầu khiến trong tiếng Việt và liên hệ ý nghĩa trong tiếng Quảng Đông như bảng dưới đây : 1 Ra lệnh (發話) 2 Cấm (禁止/唔好) 3 Cho/cho phép (俾/可以) 4 Yêu cầu (要求) 5 Đề nghị (提醒) 6 Khuyên (勸) 7 Nhờ (請) 8 Mời (請) 9 Chúc (祝) 10 Cầu(求) 11 Xin/xin phép ( 請 / 示) 12 Van (請求) 13 Lạy (拜見) Danh sách này từ động từ 1 đến động từ 13, mức độ khiến giảm dần và mức độ cầu tăng lên. Trong đó có hai nhóm “cho”(俾) và “cho phép”(可以), “xin” (借) và “xin phép”(請示 ) đồng nghĩa với nhau cho nên cho vào cùng nhóm. Danh sách động từ ngôn hành cầu khiến tiếng Việt và tiếng Quảng Đông về cơ bản là giống nhau, trong luận văn này các nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở tiếng Việt có liên hệ với tiếng Quảng Đông, do vậy trong danh sách trên lấy tiếng Việt làm chủ, và ở phần dưới cũng khảo sát chi tiết từng động từ ngôn hành cầu khiến tiếng Việt có liên hệ với tiếng Quảng Đông. Chúng tôi sẽ phân tích theo hai phương diện: hiệu lực cầu khiến và tính lịch sự. Trong các ví dụ minh họa cho từng động từ ngôn hành cầu khiến tiếng Việt có câu tiếng 6792592

Chủ đề