So sánh thuốc và mỹ phẩm năm 2024

“Thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” có lẽ là câu nói không còn quá xa lạ với mọi người. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi thực phẩm chức năng và thuốc có gì khác nhau hay không? Nếu có thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất nhé!

Theo Thông tư số 08- TT- BYT được Bộ Y tế ban hàng ngày 23/08/2004, khái niệm thực phẩm chức năng (TPCN) được quy định như sau “TPCN là thực phẩm được sử dụng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, giúp tạo trạng thái thoải mái cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và làm giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tật.”

Thực tế trên thị trường hiện nay đã có không ít đơn vị lợi dụng thực phẩm chức năng để quảng cáo như các sản phẩm thuốc chữa bệnh với những tác dụng “thần kì” trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn luôn phải ghi nhớ TPCN không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế bất cứ sản phẩm thuốc chữa bệnh, cần phân biệt sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng để có lựa chọn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe phù hợp nhất.

1 Tổng quát về thuốc và thực phẩm chức năng

Theo quy định trong Luật Dược, "Thuốc (Medicine)" được định nghĩa là sản phẩm chứa dược chất hoặc dược liệu, được sử dụng cho con người nhằm mục đích phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị, làm giảm triệu chứng bệnh, và điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể. Thuốc bao gồm các loại như thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc-xin và sinh phẩm.

Ở Việt Nam, quyền cấp phép và lưu hành thuốc được Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) quy định dựa trên số đăng ký (SĐK) của thuốc.

/https://chiaki.vn/upload/news/content/2020/11/phan-biet-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang-1-jpg-1604481907-04112020162507.jpg)

Tổng quát về thuốc và thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là những sản phẩm được sử dụng để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, nhằm cung cấp dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện chức năng của các bộ phận trong cơ thể, và giảm nguy cơ mắc bệnh. Có ba loại thực phẩm chức năng:

  • Thực phẩm bổ sung: Đây là các sản phẩm bổ sung vi chất, vitamin, khoáng chất và các thành phần khác có lợi cho sức khỏe. Chúng giúp bổ sung những chất cần thiết mà chế độ ăn thường không đáp ứng đủ.
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Được chế biến từ các loại vitamin, khoáng chất và một số hoạt chất sinh học tự nhiên. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thường có dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng khác. Chúng hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể và duy trì sức khỏe tổng quát.
  • Thực phẩm dinh dưỡng y học (thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt): Loại thực phẩm này được sử dụng bằng đường miệng hoặc thông qua ống thông, nhằm điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Chúng thường được sử dụng trong điều trị và quản lý bệnh lý cụ thể.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng chữa bệnh và không được coi là thuốc.

Tuy thuốc và thực phẩm chức năng có mục đích chăm sóc sức khỏe, nhưng quy định và tiêu chuẩn kiểm soát của chúng khác nhau. Đối với thuốc, có sự can thiệp và kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan quản lý dược phẩm để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

2 Phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng

Tiêu chí

Thuốc

Thực phẩm chức năng

Định nghĩa

Thuốc là chế phẩm có chứa dược liệu hoặc dược chất dùng cho mục đích phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị, giảm nhẹ bệnh và điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người

TPCN là thực phẩm được sử dụng để hỗ trợ chức năng các bộ phận trong cơ thể người, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tật.

Các loại

Các sản phẩm thuốc bao gồm thuốc dược liệu, thuốc hóa dược, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm

Tùy theo công thức, thành phần và đối tượng sử dụng, thực phẩm chức năng có thể chia thành các nhóm sau:

- TPCN bổ sung vitamin và khoáng chất

- TPCN bổ sung chất xơ

- TPCN bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa

- Thực phẩm loại bỏ một số thành phần

- Thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt

- TPCN tăng/giảm cân

Tác dụng

Phòng ngừa, điều trị bệnh, được chỉ định để tái lập, điều chỉnh hoặc chỉnh sửa các chức năng sinh lý của cơ thể

Hỗ trợ phục hồi chức năng, tăng cường và duy trì các chức năng của một số bộ phận trong cơ thể,

ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tật

Hàm lượng

Chứa hoạt chất sinh học cao

Chứa nhiều chất dinh dưỡng và ít hoạt chất sinh học

Nghiên cứu

Là kết quả và sản phẩm của hy học, cần dựa trên bằng chứng nghiên cứu

Dựa trên giá trị tiềm năng từ sự suy luận

Nguồn gốc và nguyên liệu

Được tổng hợp từ tự nhiên, hợp chất

Được điều chế từ thực vật, động vật, vi sinh

Điều kiện sử dụng

Theo chỉ định của bác sĩ chuyên gia, có thể mua tại các bệnh viện hay hiệu thuốc trên thị trường

Có thể sử dụng mà không cần có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, có thể mua tại một số hiệu thuốc, cửa hàng hay các trang mua sắm online chuyên cung cấp TPCN

Sử dụng

Sử dụng theo từng đợt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, có thể tiềm ẩn gây nguy cơ tai biến, biến chứng

Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài mà vẫn an toàn, không độc hại, không tình trạng phụ thuộc

Giá trị

Thuốc đăng ký chỉ có giá trị độc quyền tối đa trong 10 năm. Khi gần hết hạn, thuốc sẽ được thử nghiệm lâm sáng để đánh giá tác dụng, hiệu quả.

TPCN khi lưu hành sẽ có giá trị vô hạn độc quyền về thời gian, không có thử nghiệm lâm sàng sau 10 năm sử dụng

Thuốc và thực phẩm chức năng là 2 sản phẩm khác nhau cả về tác dụng cũng như quy trình sản xuất. Nếu như thuốc được sử dụng để điều trị trực tiếp căn bệnh mà bạn đang gặp phải còn thực phẩm chức năng là sản phẩm hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. TCPN không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế bất cứ sản phẩm thuốc điều trị nào khác. Top 12 Thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe bán chạy nhất hiện nay

3 Cách nhận biết thuốc và thực phẩm chức năng

Cách nhận biết các loại thuốc

Để nhận biết một sản phẩm có phải là thuốc hay không, bạn cần chú ý đến số đăng ký (SĐK) in trên bao bì sản phẩm.

Cụ thể với SĐK: V…- 1500- 18, bạn có thể hiểu như sau:

  • V…: là ký hiệu giúp bạn nhận biết đây là sản phẩm thuốc. Trong đó VN là ký hiệu dành cho thuốc nhập khẩu; VS, VD, V,... là thuốc sản xuất trong nước
  • 1500: là số thứ tự do Cục quản lý dược cấp
  • 18: năm cấp số đăng ký (ở đây là năm 2018)

Ngoài ra, còn có mẫu số đăng ký: GC-XXXX-XX là số đăng ký cho thuốc gia công.

/https://chiaki.vn/upload/news/content/2020/11/cach-nhan-biet-cac-loai-thuoc-jpg-1604482274-04112020163114.jpg)

Cách nhận biết thực phẩm chức năng

Số đăng ký in trên bao bì TPCN là số công bố tiêu chuẩn (SCBTC) được xác định theo mẫu như sau: Số được cấp/năm cấp/YT-CNTC (hoặc YT- CNTC) và kèm theo dòng chữ: Thực phẩm dinh dưỡng hoặc Thực phẩm chức năng hoặc Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Trong đó: YT-CNTC là ký hiệu đại diện số đăng ký sản phẩm được cấp bởi Bộ Y tế (Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm). YT- CNTC là ký hiệu đại diện cho số đăng ký sản phẩm được cấp bởi Sở Y tế.

/https://chiaki.vn/upload/news/content/2020/11/cach-nhan-biet-thuc-pham-chuc-nang-jpg-1604482256-04112020163056.jpg)

Số đăng ký của thuốc và thực phẩm chức năng được quy định theo mẫu khác nhau. Bạn có thể căn cứ vào SĐK trên bao bì để dễ dàng phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng.

\===>>> Tham khảo thêm:

  • Top 5 Thực Phẩm Chức Năng Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ Thần Tốc
  • Điểm Danh TOP 9 Thực Phẩm Chức Năng Bổ Não Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
  • TOP 10 Thực Phẩm Chức Năng Giải Độc Gan, Làm Mát Gan Được Chuyên Gia Khuyến Khích Sử Dụng

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trong bài viết hôm nay, các bạn đã có thêm những hiểu biết về thuốc và thực phẩm chức năng, dễ dàng phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng, từ đó có thêm lựa chọn phù hợp nhất trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình.

-----

CHIAKI.VN - MUA SẮM TRỰC TUYẾN

Website: https://chiaki.vn/

Hotline: 0932.888.300

Email: [email protected]

Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.