So sánh thuốc mê và thuốc tê

Thuốc tê có tác dụng giúp bệnh nhân mất hoặc giảm cảm giác đau khi tham gia vào quá trình phẫu thuật. Tùy từng loại thuốc tê sẽ có những nồng độ tác dụng khác nhau và mặc dù thuốc gây tê được sử dụng khá phổ biến trong y khoa nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại thuốc này. Để biết thêm về khái niệm thuốc tê và cơ chế tác dụng của loại thuốc này, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc tê trong bài viết dưới đây.

1. Thuốc tê là gì và cơ chế tác dụng của thuốc gây tê?

Thuốc tê là một loại thuốc có tác dụng làm mất cảm giác ở vùng dẫn truyền thần kinh ngoại vi khiến chúng ta không cảm nhận được cảm giác gì, bao gồm cả những cơn đau ở vùng cơ thể được gây tê. Thuốc tê chỉ tác động đến một khu vực nhất định chứ không gây ảnh hưởng tới ý thức của bệnh nhân nhưng có thể ức chế cảm giác và vận động tạm thời ở vị trí được gây tê.

Dưới đây là cơ chế tác dụng của thuốc tê:

1.1. Tác dụng tại chỗ

Thuốc gây tê có khả năng làm mất đi cảm giác cục bộ ở một khu vực hay vùng cơ quan nhỏ trên cơ thể. Nhờ đó trong quá trình thực hiện thủ thuật người bệnh vẫn duy trì được trạng thái hoàn toàn tỉnh táo, thường được áp dụng trong những thủ thuật nhỏ.

1.2. Tác dụng vùng

Thủ thuật gây tê vùng sẽ giúp bệnh nhân tạm thời mất đi cảm giác của một bộ phận trên cơ thể, ví dụ như tay, chân, hàm, ngực, bụng. Tương tự như tác dụng tại chỗ, người bệnh vẫn giữ được trạng thái tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật, hoặc trước đó bác sĩ có thể tiến hành tiền mê nhẹ cho bệnh nhân với thuốc an thần để giảm bớt cảm giác lo lắng. Một số ví dụ về gây mê trong trường hợp này: gây tê tủy sống áp dụng trong phẫu thuật khớp gối hoặc khớp háng, gây tê ngoài màng cứng để mổ lấy thai hoặc giảm đau khi sinh con,...

So sánh thuốc mê và thuốc tê

Thuốc tê có tác dụng giúp bệnh nhân mất hoặc giảm cảm giác đau khi thực hiện phẫu thuật

1.3. Tác dụng toàn thân

Thuốc tê cũng có tác động ức chế hệ thần kinh trung ương với những dấu hiệu như: gây kích thích lo âu, bồn chồn, co giật, run cơ, mất định hướng. Thậm chí thuốc còn gây ức chế dẫn truyền thần kinh cơ dẫn tới liệt hô hấp, nhược cơ, giãn cơ trơn và tác động đến hệ tim mạch như giảm lực co bóp và giảm dẫn truyền cơ tim gây rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp (trừ thuốc chứa cocain).

2. Cơ chế hoạt động của thuốc gây tê

2.1. Đối với thuốc gây tê bề mặt

Đa phần những loại thuốc gây tê bề mặt đều có kết cấu dạng dầu, không tan trong nước và có khả năng thấm dễ dàng qua da và màng niêm mạc. Cảm giác gây tê của loại thuốc này sẽ không sâu nhưng tác dụng của thuốc sẽ kéo dài, thường dùng theo các dạng bào chế như: thuốc bôi thuốc xịt, thuốc mỡ, kem, gel,... Các loại thuốc gây tê bề mặt điển hình bao gồm ethyl chloride, benzocaine,...

2.2. Đối với thuốc gây tê dạng tiêm

Thuốc tê đường tiêm sẽ là loại được tiêm trực tiếp vào phần mô ở vùng cần được gây tê. Thuốc dạng tiêm sẽ có khả năng thấm và khuếch tán sâu hơn, ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh của các nhánh thần kinh phân bố tại khu vực được tiêm. Thuốc tê đường tiêm thường được ứng dụng trong những trường hợp bệnh nhân cần phải gây tê tủy sống hay gây tê ngoài màng cứng. Các loại thuốc tê đường tiêm phổ biến bao gồm: lidocaine, procain,...

So sánh thuốc mê và thuốc tê

Thuốc tê đường tiêm sẽ là loại được tiêm trực tiếp vào phần mô ở vùng cần được gây tê

3. Những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng thuốc tê

Tương tự như các loại thuốc khác, thuốc gây tê cũng có tiêu chuẩn sử dụng riêng và người bệnh cũng cần biết về một số lưu ý, khuyến cáo về sử dụng thuốc tê để lường trước những tác dụng không mong muốn của thuốc.

3.1. Tiêu chuẩn về một loại thuốc tê tốt

Để đánh giá một loại thuốc tê có chất lượng hay không thì cần dựa trên những tiêu chí sau đây:

  • Thời gian thuốc phát huy tác dụng nhanh và hiệu quả duy trì đủ dài.
  • Không gây dị ứng, kích thích, không độc hại.
  • Có thể tan trong nước.
  • Ngăn chặn hiệu quả sự dẫn truyền xung thần kinh.
  • Sau khi khử khuẩn vẫn còn hoạt tính.
  • Khi thuốc gây tê hết tác dụng thì bệnh nhân được phục hồi hoàn toàn chức năng thần kinh.

3.2. Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc

Thuốc tê được chỉ định khi:

  • Gây tê tại chỗ ở vùng niêm mạc trước khi thực hiện các thủ thuật như nội soi, khám nghiệm, đặt thiết bị kỹ thuật hay áp dụng những thủ thuật khác, ví dụ như gây tê hạch giao cảm, gây tê thần kinh ngoại vi, gây tê khoanh vùng, gây tê tủy sống.
  • Thuốc Lidocain: đây là thuốc tê được áp dụng trong điều trị các trường hợp cấp tính như rối loạn nhịp thất do bị nhồi máu cơ tim hoặc thực hiện những thủ thuật liên quan đến tim như: thông tim hoặc phẫu thuật tim. Thuốc tê này giúp điều trị rung tâm thất, nhịp nhanh thất và ngoại tâm thu thất trong nhồi máu cơ tim.

Chống chỉ định việc dùng thuốc tê trong những trường hợp sau:

Thuốc tê không phù hợp để dùng cho những trường hợp như: người quá mẫn với các thành phần của thuốc tê, người đang mắc hội chứng Adams- Stokes hoặc block nhĩ thất ở mọi mức độ, có block xoang nhĩ nặng, block trong thất, suy cơ tim nặng hoặc rối loạn chuyển hóa porphyrin. Do những nguy cơ về sức khỏe khi dùng thuốc tê nên trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, ví dụ như:

  • Đang bị rối loạn đông máu.
  • Ở gần khu vực cần gây tê có vết thương hở.
  • Đang sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh, nhất là những loại thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu như thuốc clopidogrel, aspirin,...

Trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật ngoại khoa nào, người bệnh sẽ có khoảng vài phút để gây tê. Nếu trong quá trình thực hiện thủ thuật mà người bệnh cảm thấy đau thì cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để dùng thêm thuốc gây tê.

So sánh thuốc mê và thuốc tê

Bác sĩ cần được cung cấp các thông tin về bệnh cảnh, tiền sử dị ứng,,... trước khi sử dụng thuốc tê cho bệnh nhân

Trong vòng khoảng 1 giờ thuốc gây tê sẽ hết tác dụng nhưng bệnh nhân thường sẽ có cảm giác hơi tê kéo dài sau một vài giờ. Sau khi cảm giác này biến mất, có trường hợp cũng bị ngứa ran hay thậm chí là bị co giật.

4. Một số tác dụng phụ của thuốc gây tê

Nhìn chung thuốc gây tê cũng tương đối an toàn và rất hiếm khi gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên nếu dùng thuốc tê quá liều cho dù là dùng ở bất kỳ dạng bào chế nào (dạng bôi bề mặt hay dạng tiêm) thì đều tiềm ẩn nguy cơ cao có thể xảy ra những tác dụng phụ như: tê liệt, ù tai, chóng mặt, co giật,... Cũng có bệnh nhân khi dùng liều cao có thể bị khó thở, co giật, nhịp tim chậm và huyết áp thấp,...

Có thể thấy rằng thuốc tê có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngoại khoa và điều trị bệnh. Phụ thuộc vào tính chất của ca phẫu thuật mà thời gian gây tê sẽ khác nhau. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc gây tê, cơ chế tác dụng và những điểm cần lưu ý về loại thuốc này.

Gây mê và gây tê khác nhau thế nào?

Gây tê thường sử dụng để giảm đau ở một chỗ hẹp hay một vùng cơ thể; còn gây mê là làm cho bệnh nhân mất tri giác toàn thân do thuốc mê tác dụng lên não bộ.

Thuốc gây mê có ảnh hưởng gì không?

Các ảnh hưởng khác:.

Giảm lưu lượng máu đến gan, thận, có thể làm giảm chức năng gan thận trên người bệnh suy gan, thận trước đó..

Đau chỗ tiêm thuốc..

Buồn nôn, nôn khi tỉnh mê.

Phản ứng dị ứng: nổi mẩn, mề đay, ngứa, phù, co thắt thanh khí quản, sốc phản vệ (nguy hiểm).

Run lạnh do bị hạ thân nhiệt..

Bao lâu thì thuốc tê hết tác dụng?

Thuốc gây tê thường hết trong vòng một giờ, nhưng người bệnh sẽ cảm thấy hơi tê kéo dài trong vài giờ. Khi cảm giác tê biến mất sẽ chuyển sang ngứa ran hoặc một số tình trạng xảy ra co giật.

Gây tê tủy sống sau bao lâu thì hết?

Thuốc tê được tiêm vào khoảng không giữa màng nhện và màng mềm của tủy sống nhằm làm tê liệt xung thần kinh, có tác dụng theo vùng nhỏ. Vậy gây mê/gây tê có tác dụng trong bao lâu? Các bác sĩ cho hay, gây tê tủy sống bắt đầu phát huy tác dụng sau 1 - 3 phút tiêm thuốc và duy trì suốt 2 - 3 giờ đồng hồ sau đó.