So sánh thang máy chữa cháy và thang máy thông thường

Quy định về PCCC cho công trình nhà cao tầng chung cư về thang máy chữa cháy và các phương tiện cứu nạn gồm những gì ?

Hệ thống HSE - ISO 45001, Tin Tức

Dựa theo Quy định về PCCC cho công trình nhà cao tầng chung cư về thang máy chữa cháy và các phương tiện cứu nạn gồm có những thông tin sau:

Thang máy chữa cháy và các phương tiện cứu nạn

1.1 Yêu cầu đối với công trình phải trang bị thang máy chữa cháy và các phương tiện cứu nạn:

– Trong mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao >28m (trừ nhà nhóm F1.3) bố trí thang máy đáp ứng yêu cầu để vận chuyển lực lượng và phương tiện chữa cháy (theo quy định tại mục 5.14 QCVN 06:2010/BXD).

– Trong các ga ra ngầm có trên hai tầng hầm, trong mỗi khoang cháy phải bố trí ít nhất một thang máy làm việc ở chế độ “chuyên chở lực lượng chữa cháy” (theo quy định tại mục 4.20 QCVN 06:2010/BXD).

– Các nhà chung cư, khách sạn và các loại nhà khác cao từ 25m trở lên và có hơn 50 người trên một tầng phải được trang bị phương tiện cứu người. Việc trang bị loại phương tiện cứu người đối với từng công trình cụ thể sẽ do Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền quyết định (theo quy định tại mục 10.1.1 TCVN 3890:2009).

– Các nhà chung cư, khách sạn và các loại nhà khác cao từ 25m trở lên phải được trang bị tối thiểu 01 bộ dụng cụ phá dỡ thông thường (gồm: xà beng, cưa tay, búa, kìm cộng lực…), ngoài ra đối với công trình khách sạn phải trang bị phương tiện bảo hộ chống khói và bố trí trong phòng tại vị trí dễ thấy, dễ lấy. Trang bị tối thiểu mỗi người một khẩu trang lọc độc, khuyến khích trang bị thêm mặt trùm lọc độc (theo quy định tại mục 10.1.9 TCVN 3890:2009).

1.2. Thang máy theo quy định pccc phục vụ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp:

* Một số lưu ý khi thiết kế thang máy phục vụ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp:

– Thang máy được bố trí trong giếng thang đảm bảo yêu cầu chống cháy và có phòng đệm ngăn cháy trước khi vào thang máy ở mỗi tầng. Cấu kiện xây dựng của thang máy như: Giếng thang máy, phòng đệm ngăn cháy, cửa đi ngăn cháy tại phòng đệm, cửa của giếng thang máy phải có giới hạn chịu lửa (theo quy định tại mục 4.23 QCVN 06:2010).

– Phòng đệm có thể chung với buồng thang thoát nạn, trong phòng đệm có họng chờ cấp nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy.

– Kích thước chiều rộng của cabin không được nhỏ hơn 1.100mm, kích thước chiều sâu không được nhỏ hơn 1.400mm và tải trọng định mức không được nhỏ hơn 630 kg. Chiều rộng nhỏ nhất của lối vào cabin phải là 800mm. Khi thang máy chữa cháy được sử dụng có tính đến việc sơ tán người khỏi đám cháy và có sử dụng băng ca hoặc giường hoặc thang máy chữa cháy có hai lối vào thì tải trọng danh định nhỏ nhất phải là 1.000 kg và kích thước chiều rộng của cabin phải là 1.100mm và chiều sâu của cabin phải không nhỏ hơn 2.100mm.

– Vật liệu bên trong của cabin phải là vật liệu không cháy, trong cabin thang máy chữa cháy phải có điện thoại chuyên dụng cho chữa cháy.

– Tại tầng 1 (trệt), thang máy chữa cháy phải có cửa ra thông thẳng ra ngoài nhà hoặc qua lối đi với độ dài không quá 30m để thông thẳng ra ngoài nhà phải có nút bấm dành riêng cho lực lượng chữa cháy thao tác sử dụng.

– Tốc độ của thang máy chữa cháy phải đảm bảo thời gian đi từ tầng phục vụ chữa cháy (thường là tầng 1 hay tầng trệt) đến tầng cao nhất không quá 60 giây.

– Hệ thống điện cấp cho thang máy và chiếu sáng phải gồm có các nguồn điện cung cấp chính và phụ (khẩn cấp, dự phòng, luân phiên) với đường cáp chống cháy.

Ngoài ra: Một số yêu cầu kỹ thuật khác phải đảm bảo theo quy định của TCVN 6396-72:2010 “Phần 72: Thang máy chữa cháy”, TCVN 6396-73:2010 “Phần 73: Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy”.

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 0340để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệTrung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường

Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)

Email:

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Bài viết liên quan

  • Hướng dẫn Luật BVMT (2020): CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (3)

  • Luật BVMT (2020): BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ (1)

  • AN TOÀN TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG – Làm việc dưới nước (P1)

  • Thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác

  • Phòng trực điều khiển chống cháy

Bình luận

Sự kiện mới

18 August, 2017

Tập huấn sản xuất sạch hơn lồng ghép ISO 9001

18 August, 2017

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN PHÂN LOẠI VÀ GHI NHÃN HÓA CHẤT TOÀN CẦU GHS

2 September, 2017

Hội thảo kiểm kê khí nhà kính trong doanh nghiệp công nghiệp

Tin môi trường mới

Bộ ứng cứu khẩn cấp sự cố tràn vãi dầu, hóa chất

Tập huấn sản xuất sạch hơn lồng ghép ISO 9001

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN PHÂN LOẠI VÀ GHI NHÃN HÓA CHẤT TOÀN CẦU GHS

Đào tạo An Toàn Lao Động

Video liên quan

Chủ đề