So sánh ppp với xã hội hóa năm 2024

Trên thực tế sự phát triển của KH&CN nhiều kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao ra đời không hoàn toàn dựa vào nguồn vốn Chính phủ nhưng có đóng góp hết sức to lớn vào quá trình phát triển của kho tàng tri thức nhân loại, cũng như phát triển kinh tế từng quốc gia, hình thành nên nhiều doanh nghiệp công nghệ là các tập đoàn, công ty lớn đa quốc gia hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

Theo nhiều ý kiến đánh giá của nhiều chuyên gia Ngân hàng nguồn vốn này có tiềm năng rất lớn và hầu như chưa được khai thác đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát cao, tăng trưởng GDP thấp dẫn tới việc tìm kiếm, thu hút các nguồn đầu tư khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước cho các dự án R&D là thực sự cấp thiết, mang tính chiến lược đối với việc phát triển bền vững của hệ thống doanh nghiệp và của cả nền kinh tế đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Việc khai thác được nguồn tiềm năng này là nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà quản lý KH&CN từ trung ương đến địa phương, cũng như quyền lợi của chính các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và người làm công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ.

Một số phương thức đầu tư đang được áp dụng tại Việt Nam

Về các phương thức đầu tư hiện nay ngoài các dự án được sử dụng 100% từ ngân sách nhà nước, một số lĩnh vực xây dựng, giao thông đã áp dụng mô hình dự án xây dựng-vận hành-chuyển giao (Built Operation Transfer- BOT) thu được các kết quả tốt và đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm với mô hình này nhiều công trình giao thông, nhà máy đã được đầu tư xây dựng và nhanh chóng đi vào khai thác thu được hiệu quả kinh tế cao như: các đường cao tốc, nhà máy điện, phân đạm,... Theo phương thức BOT nhà nước có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước (Built) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (Operation) và sau cùng là chuyển giao (Transfer) sở hữu sau một thời gian vận hành và khai thác và ngoài ra còn một số phương thức đầu tư khác như BT (Built Transfer).

Hình thức đầu tư hợp tác Công-Tư gọi tắt là PPP (Public Private Partnerships-PPP) đầu tiên được ra đời ở Anh cách đây 25 năm và đã được áp dụng nhiều trong việc thực hiện các dự án hạ tầng tại các quốc gia phát triển. Đối với mô hình PPP nhà nước (khu vực Công) sẽ cho phép tư nhân (khu vực Tư) được cùng tham gia đầu tư vào thực hiện dịch vụ công và chia sẻ lợi ích. Trong mô hình này khu vực Công sẽ quy hoạch và thiết lập các tiêu chuẩn, ban hành các quy định, về cung cấp dịch vụ và khu vực Tư được khuyến khích khai thác bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng sản phẩm và hoạt động dịch vụ, kết quả hình thức hợp tác này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo các lợi ích khác cho người thụ hưởng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia để các dự án đầu tư theo hình thức PPP có được sức hấp dẫn các nhà đầu tư thì bản thân các dự án cần được xây dựng có tính khả thi, trong đó yếu tố chính xác, minh bạch luôn là vấn đề mang tính sống còn của các dự án PPP, đồng thời các dự án PPP còn phải được xây dựng với kế hoạch chiến lược, lộ trình cụ thể, chi tiết, phải làm rõ và nêu bật được những lợi ích của các bên khi tham dự vào thực hiện dự án.

Đối với khối Công, các cơ quan quản lý cũng cần xây dựng cơ chế để chia sẻ rủi ro trong quá trình thực hiện nhất là đối với lĩnh vực nghiên cứu có nhiều rủi ro.

Như vậy tính công khai, minh bạch các định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ để định hướng cho doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch phát triển và bảo đảm quyền lợi đầu tư, giảm rủi ro kinh doanh cho doanh nhân sẽ là nền tảng cơ bản cho các dự án PPP được triển khai thành công.

Những yêu cầu thực hiện mô hình đầu tư PPP đối với các dự án KH&CN

Như vậy một mô hình đầu tư mới cho các dự án R&D áp dụng hình thức PPP sẽ tạo ra một hướng mới, một cách thức mới trong việc tìm kiếm nguồn kinh phí đầu tư cho các dự án R&D để tiến hành giải mã công nghệ trong một số lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, hình thức kinh doanh mới, chuyển giao công nghệ trang thiết bị, sản xuất thử nghiệm. Tuy nhiên, để triển khai được mô hình này cần phải được nghiên cứu kĩ lưỡng do yếu tố rủi do cao của dự án PPP trong quá trình thực hiện do vậy cần quan tâm thực hiện được một số vấn đề sau:

Thứ nhất, Cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng chiến lược KH&CN, lộ trình phát triển sản phẩm của hoạt động R&D có định hướng thị trường để kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP, đây là vấn đề phải được ưu tiên trước hết. Một điểm hết sức quan trọng là việc bổ sung, cập nhật liên tục những thông tin mới nhất và đầy đủ nhất để phù hợp với tính thị trường và sản phẩm đầu ra, việc công bố thông tin cho các nhà đầu tư phải được thực hiện bình đẳng, cập nhật và minh bạch. Trong giai đoạn 2011-2015 nên lựa chọn những dự án trọng điểm tạo ra các sản phẩm quốc gia không yêu cầu lớn về mặt kỹ thuật và tài chính để làm thí điểm nhằm rút kinh nghiệm cho việc thu hút đầu tư theo hình thức PPP sau này.

Thứ hai, Cần xây dựng bổ sung các văn bản cơ sở pháp lý liên quan đến hình thức đầu tư các dự án R&D để khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư và giảm thiểu các yếu tố rủi do. Hỗ trợ tăng cường năng lực KH&CN, tài chính cho các tổ chức KH&CN, các loại hình doanh nghiệp trong nước để có đủ năng lực tham gia vào hoạt động đấu thầu các dự án theo phương thức PPP.

Thứ ba, tăng cường các hoạt động truyền thông về KH&CN để tìm ra những doanh nghiệp tiên phong tham gia vào dự án PPP, cần phải xác định rõ những yêu cầu đặt ra đối với dự án, về độ linh hoạt, tính thích ứng, tính đổi mới và chất lượng. Cần xem xét khả năng tài chính của các đối tác tư nhân, nếu các yêu cầu đặt ra quá cao dự án sẽ không khả thi về tài chính, không quá khắt khe và đòi hỏi quá cao sau khi kết thúc để thu hút sự quan tâm của khối tư nhân tham gia dự án

Chủ đề